intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm Chuyển hóa VC và NL (101-120)

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

100
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trắc nghiệm Chuyển hóa VC và NL (101-120). Tài liệu dành cho các bạn tham khảo, nhất là các bạn học sinh yêu thích và đang học chuyên ngành sinh học, muốn tìm hiểu thêm nhiều tài liệu bổ ích giúp củng cố kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm Chuyển hóa VC và NL (101-120)

  1. Trắc nghiệm Chuyển hóa VC và NL (101-120) Câu 101: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: a/ Tổng hợp ADN. b/ Tổng hợp lipit. c/ Tổng hợp cacbôhđrat. d/ Tổng hợp prôtêin. Câu 102: Nồng độ CO2 trong không khí là bao nhiêu để thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp?
  2. a/ 0,01%. b/ 0,02%. c/ 0,04% d/ 0,03%. Câu 103: Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào? a/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. b/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. c/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. d/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  3. Câu 104: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là: a/ Mạng lưới nội chất. b/ Không bào. c. Lục lạp. d/ Ty thể. Câu 105: Năng suất kinh tế là: a/ Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. b/ 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. c/ 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. d/ Một phần của năng suất sinh học
  4. được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. Câu 106: Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở: a/ Thực vật và một số vi khuẩn. b/ Thực vật, tảo và một số vi khuẩn. c/ Tảo và một số vi khuẩn. d/ Thực vật, tảo. Câu 107: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là: a/ Ở rễ b/ Ở thân. c/ Ở lá. d/ Ở quả. Câu 108: Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là: a/ Ở rễ b/ Ở thân. c/ Ở lá. d/ Tất cả các cơ quan của cơ thể.
  5. Câu 109: Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong: a/ Ty thể. b/ Tế bào chất. c/ Lục lạp. d/ Nhân. Câu 110: Năng suất sinh học là: a/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. b/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. c/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. d/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. Câu 111: Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành từ chất nào?
  6. a/ Nước. b/ Cacbônic. c/ Các chất khoáng d/ Nitơ. Câu 112: Hô hấp là quá trình: a/ Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. b/ Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. c/ Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. d/ Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
  7. Câu 113: Chu trình crep diễn ra ở trong: a/ Ty thể. b/ Tế bào chất. c/ Lục lạp. d/ Nhân. Câu 114: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? a/ Chu trình crep → Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp. b/ Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep. c/ Đường phân → Chu trình crep → Chuổi chuyền êlectron hô hấp. d/ Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân. Câu 115: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ: a/ Sự khử CO2. b/ Sự phân li nước.
  8. c/ Phân giải đường d/ Quang hô hấp. Câu 116: Điểm bù CO2 là thời điểm: a/ Nồng đội CO2 tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. b/ Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp. c/ Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. d/ Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. Câu 117: Nhiệt độ thấp nhất của cây bắt đầu hô hấ biến thiên trong khoảng: a/ -5oC → 5oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
  9. b/ 0oC → 10oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. c/ 5oC → 15oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. d/ 10oC → 20oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. Câu 118: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là: a/ Rượi êtylic + CO2 + Năng lượng. b/ Axit lactic + CO2 + Năng lượng. c/ Rượi êtylic + Năng lượng. d/ Rượi êtylic + CO2. Câu 119: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là: a/ Chuổi chuyển êlectron. b/ Chu trình crep. c/ Đường phân. d/ Tổng hợp Axetyl – CoA.
  10. Câu 120: Phân giải kị khí (lên men)từ axit piruvic tạo ra: a/ Chỉ rượu êtylic. b/ Rượu êtylic hoặc axit lactic. c/ Chỉ axit lactic. d/ Đồng thời rượu êtylic axit lactic.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2