YOMEDIA
ADSENSE
TRẮC NGHIỆM Ô NHIỄM NƯỚC
1.538
lượt xem 186
download
lượt xem 186
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'trắc nghiệm ô nhiễm nước', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRẮC NGHIỆM Ô NHIỄM NƯỚC
- Ô NHIỄM NƯỚC 1 Những tính chất của nguồn thải “điểm” là: (tìm một ý kiến sai) A. Xác định được vị trí của nguồn thải; B. Xác định được lưu lượng của nguồn thải; C. Xác định được bản chất của nguồn thải; D. Xác định được chất lượng của nguồn thải; @ E. Xác định được kích thước của nguồn thải. 2 Những biểu hiện của nguồn nước mặt bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt: (tìm một ý kiến sai) A. Gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lững; B. Gia tăng hàm lượng chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học; C. Gia tăng chủng loại vi sinh vật; D. Gia tăng hàm lượng chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học; @ E. Gia tăng hàm lượng độ đục, màu. 31
- 3 Nguồn gốc “tự nhiên” gây ra ô nhiễm nước là: (tìm một ý kiến sai) A. Do mưa cuốn theo chất thải bẩn vào nguồn nước; B. Do tuyết tan cuốn theo chất thải bẩn vào nguồn nước; C. Do gió bão mang theo nhiều chất bẩn vào nguồn nước; D. Do lũ lụt; E. Do giao thông vận tải. @ 4 Chất hữu cơ được sử dụng để đánh giá ô nhiễm của nước là vì yếu tố nào sau đây: A. Chất hữu cơ thường có mặt trong nước thải; B. Chất hữu cơ là sản phẩm phân giải của sinh vật; @ C. Nước là nơi tiếp nhận nhiều chất thải hữu cơ; D. Chất hữu cơ thường chứa mầm bệnh và chất độc; E. Dễ dàng phát hiện chất hữu cơ trong nước. 5 Sử dụng nước bị ô nhiễm với hiện tượng “tảo nở hoa” liên quan đến một số bệnh đường ruột. A. Đúng@ B. Sai 32
- 6 Tỷ số BOD/COD luôn luôn lơn hơn 1 A. Đúng B. Sai @ 7 Điền vào ô trống cụm từ đúng nghĩa: Tác hại của dầu mỡ là............ thuỷ sinh vật: (gây độc hại) 8 Nguyên nhân dẫn đến quá trình tự làm sạch tự nhiên ở các sông dễ dàng hơn các hồ là do yếu tố nào sau đây quết định: A. Tốc độ dòng chảy ở sông lớn hơn ở hồ; @ B. Nguồn nước sông dễ dàng bị ô nhiễm hơn nước hồ; C. Nguồn nước hồ ít bị ô nhiễm chất hữu cơ hơn nguồn nước sông; D. Nguồn nước hồ ít bị ô nhiễm vi sinh vật hơn nguồn nước sông; E. Nguồn nước sông là nơi tiếp nhận chất thải ít hơn nước hồ. 9 Nguồn nước mặt bị ô nhiễm NO3- cao là do nguyên nhân nào sau đây: A. Do quá trình oxi hoá chất hữu cơ; B. Do vi khuẩn hiếu khí oxi hoá nitrit; C. Do cấu tạo địa chất của vùng; D. Do nhiễm bẩn chất thải chứa phân bón vô cơ; @ E. Do quá trình phân giải amoniac. 33
- 10 Tác nhân gây ô nhiễm phổ biến nhất đối với sông, hồ là: A. Chất hữu cơ; @ B. Các chất vô cơ; C. Các chất tẩy rửa tổng hợp; D. Các chất rắn lơ lững; E. Các kim loại nặng. 11 Hiện tượng gây phú dưỡng nguồn nước là do chất nào sau đây tạo nên: A. Sunfat; A. Nitrat; C. Photphat; @ D. Các chất vô cơ; E. Các chất thải rắn. 34
- 12 Khi sử dụng nước có hàm lượng methyl thuỷ ngân cao sẽ ảnh hưởng lên cơ quan nào của cơ thể người: A. Hệ thần kinh trung ương; @ B. Hệ tiêu hoá; C. Hệ tim mạch; D. Cơ quan tạo máu; E. Hệ hô hấp. 13 Tiêu chuẩn của chì trong nước uống là: A. < 0,1mgPb/lít; @ B. 0,1mgPb/lít; C. < 0,01mgPb/lít; D. < 0,05mgPb/lít; E. 0,05mgPb/lít. 14 Các nhóm chất hữu cơ bền như PCB, DDT, Dioxine chủ yếu tác động mãn tính lên sức khoẻ người. A. Đúng@ B. Sai 35
- 15 Từ giá trị của COD có thể tính ra giá trị của BOD và ngược lại: A. Đúng B. Sai @ 16 Do ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt số lượng fecal coliforms sẽ tăng từ 100 lên 1000 cá thể trong nguồn nước mặt. A. Đúng B. Sai @ 17 Điền vào cụm từ đúng nghĩa: Trong ba nhóm hoá chất bảo vệ thực vật (clor hữu cơ, lân hữu cơ và cacbamat) nhóm nào có thời gian phân huỷ lâu dài trong môi trường tự nhiên:..............................(clor hữu cơ) 18 Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ gây tác động cấp tính cho sức khoẻ người: A. Đúng B. Sai @ 19 Tất cả các vi sinh vật gây bệnh, có mặt trong nước uống và sinh hoạt, đều có nguồn gốc từ phân người hoặc động vật máu nóng. A. Đúng B. Sai @ 36
- 20 Ô nhiễm nước là: A. Nước bị nhiễm bẩn; B. Sự có mặt của các chất mới về lý -hóa và vi sinh vật làm thay đổi chất lượng nước; C. Thay đổi thành phần và tính chất của nước; D. Nước không còn sạch như ban đầu; E. Thành phần của nước bị thay đổi, hoặc bị hủy hoại làm cho không thể thể sử dụng nước cho mọi hoạt động của con người và sinh vật.@ 21 Nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm nước: A. Do môi trường bị suy thoái, cân bằng sinh thái bị phá vỡ; B. Các quốc gia chưa có chính sách, luật lệ để bảo vệ nguồn nước; C. Trình độ dân trí thấp, sử dụng nước lãng phí, thải bỏ các chất thải bẩn bừa bải;@ D. Do dân số tăng, sản xuất và công nghiệp phát triển làm gia tăng lượng chất thải vào môi trường; E. Do nước đầu nguồn bị nhiễm các chất thải nông-lâm nghiệp. 37
- 22 Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là: A. Chứa chất hữu cơ dễ phân huỷ; B. Chứa chất dinh dưỡng (photpho và nitơ); C. Chứa nhiều vi sinh vật và chất hữu cơ dễ phân huỷ;@ D. Chứa nhiều chất hữu cơ khó phân huỷ; E. Chứa nhiều chất rắn lơ lững. 23 Quá trình tự làm sạch của các dòng sông phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A. Lý học; B. Hoá học; C. Hoá lý D. Sinh học; E. Lý-hoá-sinh học.@ 38
- 24 Quá trình tự làm sạch xẩy ra dễ dàng đối với những nguồn nước nào sau đây: A. Hồ; B. Ao; C. Sông;@ D. Giếng; E. Bàu. 25 Sản phẩm phân huỷ chất ô nhiễm của nguồn nước nước bị ô nhiễm nhẹ bao gồm những chất: A. Nitrite, nitrate, sunfat, phosphat, CO2;@ B. Nitrite, nitrate; C. Nitrat, photphat, sunphat, CH4; D. Nitrite, nitrate, sunphat, phosphat, CH4; E. Nitrite, nitrate, CO2. 39
- 26 Sản phẩm phân huỷ chất ô nhiễm của nguồn nước nước bị ô nhiễm nặng bao gồm những chất: A. Indol , Scartol, H2S, NH3, CH4;@ B. Nitrate, indol, CH4, CO2; C. Nitrat, photphat, sun phat, CH4; D. Nitrate, H2S, NH3, CH4; E. Indol , Scartol, H2S, NH3, CO2. 27 Nồng độ oxi tự do có trong nước được tạo ra nhờ vào những quá trình nào: A. Sự hòa tan từ oxi khí quyển + do quang hợp của tảo;@ B. Sự hô hấp của các loài thuỷ sinh; C. Quang hợp của thực vật thuỷ sinh; D. Sự hòa tan từ oxi khí quyển; E. Sự hòa tan từ oxi khí quyển + sự hô hấp của các loài thuỷ sinh. 40
- 28 Sự khác biệt về ý nghĩa vệ sinh giữa BOD và COD được căn cứ vào yếu tố nào sau đây: A. BOD thể hiện lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, COD thể hiện toàn bộ các chất hữu cơ có thể bị oxi hoá nhờ tác nhân hoá học; @ B. COD thể hiện chất hữu cơ khó phân huỷ, BOD thể hiện lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ; C. COD nhờ vào tác nhân hoá học, BOD nhờ vào tác nhân sinh học; D. COD khó thực hiện, BOD dễ thực hiện; E. COD dễ thực hiện, BOD khó thực hiện. 29 Nguồn gốc đầu tiên của các hạt rắn lơ lững trong nước là: A. Do hiện tượng xói mòn đất;@ B. Do nhiễm bẩn chất hữu cơ thực vật; C. Do nhiễm chất sắt (Fe2O3); D. Do nhiễm chất mùn; E. Do nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật. 41
- 30 Những tác hại đến sức khoẻ của các hạt rắn gây ra trong nước là: (tìm một ý kiến sai) A. Chuyển tải các vi sinh vật gây bệnh vào nguồn nước ; B. Chuyển tải các chất độc; C. Giảm cường độ ánh sáng khuyếch tán trong nước;@ D. Ngăn cản hoá chất khử trùng tiếp cận vi sinh vật; E. Chuyển tải các chất dinh dưỡng, kim loại nặng vết vào nước. 31 Những tác hại đến sức khoẻ khi nhiệt độ nước gia tăng (nhiệt độ biên tăng 300C) là: (tìm một ý kiến sai) A. Các kim loại nặng tích luỹ trong thuỷ sinh vật tăng lên gấp đôi; B. Đẩy mạnh quá trình tích tụ sinh học các kim loại độc trong chuổi thức ăn; C. Số lượng fecal coliorm sẽ tăng từ 100 lên 1000 cá thể trong trầm tích đáy; D. Thay đổi pH, phóng thải các chất độc vào nước; E. Giảm lượng oxi hoà tan trong nước.@ 42
- 32 Nguồn gốc của độc tố cyanur trong nước là: A. Do nhiễm bẩn hoá chất bảo vệ thực vật; B. Do nhiễm bẩn chất hữu cơ thực vật; C. Do nhiễm bẩn chất hoạt động bề mặt ; D. Do chất mùn phân huỷ giải phóng cyanur vào nước; E. Do các tế bào tảo lam phân huỷ giải phóng cyanur vào nước.@ 33 Những tác hại đến sức khoẻ của ô nhiễm dầu mỡ trong nước là: (tìm một ý kiến sai) A. Do dầu mỡ chứa hợp chất lưu huỳnh, nitơ; B. Do dầu mỡ chứa hợp chất polychlorinated diphenyl para dioxine (PCDD);@ C. Do dầu mỡ chứa hợp chất polyaromaitc hydrocacbon (PAH); D. Do dầu mỡ chứa hợp chất polyclorobiphenyl (PCB); E. Do dầu mỡ chứa kim loại nặng (vanadi). 43
- 34 Nguồn gốc của cadmi trong các nguồn nước là: (tìm một ý kiến sai) A. Do nhiễm chất thải của công nghiệp mạ điện; B. Do lắng tụ từ không khí;@ C. Do nhiễm bẩn chất thải của công nghiệp khai thác mỏ ; D. Do nhiễm bẩn chất thải của công nghiệp sản xuất sơn màu và chất dẻo tổng hợp; E. Do nhiễm chất thải của công nghiệp đúc kim loại. 35 Trong nước, thuỷ ngân thường tồn tại ở dạng nào sau đây: A. Dạng hữu cơ; B. Dạng kim loại; C. Dạng muối;@ D. Dạng hổn hợp; E. Dạng tạp chất. 44
- 36 Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm thuỷ ngân (dạng hữu cơ) sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào sau đây: A. Hệ thần kinh trung ương gây rối loạn hệ thần kinh vận động;@ B. Hệ tạo máu; C. Hệ bài tiết; D. Hệ hô hấp; E. Hệ tim mạch. 37 Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm crôm, sẽ gây độc hại đến gan và thận, khi crôm tồn tại ở dạng nào sau đây: A. Dạng hữu cơ B. Crôm(III); B. Crôm(VI);@ D. Dạng vô cơ; E. Dạng hoà tan. 45
- 38 Hai kim loại độc nào sau đây thường được xem là những chất ô nhiễm phổ biến nhất trong các dòng nước mưa đô thị: A. Đồng và chì;@ B. Crôm và kẽm; C. Thuỷ ngân và Asen; D. Mangan và nikel; E. Nikel và cadmi. 39 Các chất phóng xạ hiện diện trong nước chủ yếu có từ nguồn gốc nào sau đây: A. Thủ vũ khí hạt nhân; B. Lắng tụ từ bụi phóng xạ; B. Chất thải phóng xạ từ các trung tâm nghiên cứu có nguồn phóng xạ; D. Các trung tâm y tế có sử dụng máy X quang; E. Nguồn gốc tự nhiên.@ 46
- 40 Tên của độc tố tạo ra khi loài tảo lam phân huỷ trong nước là: A. Neurotoxin; B. Cyanotoxin;@ C. Hepatoxin; D. Tetrodotoxin; E. Ochratoxin. 41 Biện pháp hữu hiệu nhất để loại trừ kén của các loài ký sinh trùng trong nước là: A. Khử trùng nước uống; B. Lọc nước qua cột trao đổi ion; C. Lọc nước qua cát;@ D. Sử dụng bức xạ mặt trời; E. Dùng tia cực tím. 47
- 42 Biện pháp chính để ngăn chận các bệnh truyền qua nước (tìm một ý kiến sai) A. Cung cấp nước đầy đủ B. Vận động nhân dân sử dụng các nguồn nước sạch C. Cán bộ y tế địa phương phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt tại địa phương D. Khử trùng nước tại hộ gia đình E. Sử dụng nước mưa.@ 43 Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn, thì loại virus nào sau đây truyền bệnh qua đường niêm mạc: A. Virus gây viêm dạ dày; B. Virus gây sốt bại liệt; C. Adeno virus gây viêm kết mạc mắt;@ D. Virus gây viêm gan A; E. Virus gây viêm gan B. 48
- 44 Nguồn gốc của chất THM (trihalomethan) trong nước là: A. Do nguồn nước bị nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật; B. Hình thành do sự kết hợp giữa chất hữu cơ với hóa chất khử trùng, tẩy uế (nhóm halogen);@ C. Do nguồn nước bị nhiễm nước thải thải công nghiệp; D. Do nguồn nước bị nhiễm nước thải sinh hoạt; E. Do nguồn nước nhiễm chất độc dioxine. 45 Để bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cần phải thực hiện biện pháp nào sau đây (tìm một ý kiến sai): A. Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ gìn giữ môi trường nước; B. Làm hàng rào bảo vệ nguồn nước; C. Cần phải xử lý các chất thải trước khi đổ ra bên ngoài; D. Theo dỏi chất lượng nước đầu nguồn để phát hiện kịp thời ngăn chận các nguyên nhân gây ô nhiễm; E. Vận động người dân sử dụng nước hạn chế.@ 49
- 46 BOD là chỉ số dùng để đánh giá tác nhân gây ô nhiễm nước có nguồn gốc từ yếu tố nào sau đây: A. Các chất rắn lơ lững; B. Các chất màu; C. Kim loại nặng; D. Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học;@ E. Các chất hữu cơ bền. 47 Phương pháp thiếu khí được ứng dụng để xử lý loại chất thải nào sau đây: A. Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt; B. Hàm lượng photphos trong nước thải; C. Hàm lượng nitơ trong nước thải;@ D. Hàm lượng kim loại nặng trong nước thải; E. Các chất vô cơ trong nước thải. 50
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn