Trắc nghiệm sản khoa (Phần 2)
lượt xem 157
download
Sau sanh trong phút đầu trẻ có biểu hiện: nhịp tim 90 lần/phút, khóc yếu, chân tay tím kèm vận động chi yếu & nhăn mặt khi kích thích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trắc nghiệm sản khoa (Phần 2)
- Trắc nghiệm sản khoa (Phần 2) TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG TH1. Sau sanh trong phút đầu trẻ có biểu hiện: nhịp tim 90 lần/phút, khóc yếu, chân tay tím kèm vận động chi yếu & nhăn mặt khi kích thích. 1. Đánh giá điểm số Apgar 1 phút. -> nhịp tim 90 l/p = 1, khóc yếu = 1, chân tay tím = 1, vận động chi yếu = 1, nhăn mặt khi kích thích = 1 -> TC: 5. 2. Xử trí nào là tích cực cho bé sau khi đã khai thông đường hô hấp với điểm số Apgar trên? -> thở oxy qua mặt nạ. TH2. BN 29 tuổi, tiền thai 0010, ly dị chồng 3 năm, tiền sử kinh nguyệt không đều. Đến khám vì ra huyết âm đạo kéo dài 8 ngày kèm đau bụng dưới. Qua khai thác bệnh sử & khám lâm sàng ghi nhận: - Kinh cuối cách nay 45 ngày - Mạch 90 l/p, HA 110/70 mmHg, T 37oC - Tim phổi bình thường - Bụng mềm, hạ vị có 1 khối d = 6cm ấn đau nhẹ
- - thăm âm đạo: âm hộ âm đạo bình thường, CTC hở ngoài, thân TC ngả trước nhỏ, cạnh (P) TC có 1 khối d = 6cm, di động giới hạn, ấn đau. Phần phụ (T) bình thường, túi cùng sau nề chạm đau nhẹ - Định tính HCG (+), Hct 31%. Cạnh (P) tử cung có khối echo hỗn hợp 6 x 8cm, túi cùng sau ít dịch. 1. Chẩn đoán lâm sàng? -> Thai ngoài tử cung vỡ. 2. Điều trị thích hợp? -> phẫu thuật mở bụng lớn, giải quyết khối cạnh tử cung, thử GPB. TH3. Bà X 26 tuổi đến trạm y tế khám vì mất kinh 2 tháng, ra huyết âm đạo, đau bụng nhiều. Khám lâm sàng ghi nhận: - sinh hiệu ổn - tử cung to bằng thai 10 tuần - CTC hở 1 ngón, sờ đụng khối thai ở eo tử cung - âm đạo ra huyết cục. 1. Hãy cho biết chẩn đoán? -> đang sẩy thai. 2. Cách xử trí? -> nạo gắp thai.
- TH4. 1 sản phụ 27 tuổi, tuổi thai 38 tuần (KC), TT 1001, vào bệnh viện huyện vì ra nước âm đạo. Khám & ghi nhận: - M 90 l/p, HA 120/70 mmHg, T 38oC - BCTC 32cm, tim thai 150 l/p đều - cơn co tử cung thưa - CTC 5cm, xóa 50%. Ngôi chẩm, vị trí O, kiểu thế chẩm chậu trái ngang - ối vỡ hoàn toàn giớ thứ 10, trắng trong. 1. Chẩn đoán thích hợp? -> con lần 2 thai 38 tuần (KC) - ngôi chỏm - ối vỡ hoàn toàn giờ thứ 10 - chuyển dạ sanh. 2. Xử trí sau khi dùng kháng sinh? -> mổ lấy thai. TH5. Điền vào chỗ trống cho phù hợp: Kể 3 mục đích của điều trị Sốc mất máu? (1) Khôi phục.................... (2) Tìm................gây.......và............. nguyên nhân (3) Tạo............... TH6.
- BN 32 tuổi, PARA 1001, lý do khám bệnh là đau bụng. - Bệnh sử: cách nhập viện khoảng 5 tháng BN phát hiện khối u buồng trứng bên (T) tình cờ qua siêu âm & được chỉ định theo dõi thêm. Cách nhập viện khoảng 1 ngày BN cảm thấy đau bụng đến khám được chẩn đoán là khối u buồng trứng & nhập viện. - Tiền căn: BN đã sanh thường 1 lần cách đây 2 năm, con nặng 3.200g, sau sanh bình thường. BN đã mổ thai ngoài tử cung bên (P) cách đây 4 năm, pp mổ là cắt tai vòi (P). - Khám: + tỉnh, tiếp xúc tốt. Niêm hồng + M 80, HA 160/90 + tim, phổi bình thường + bụng mềm ko sờ chạm khối u. Vết mổ ngang trên xg vệ dài khoảng 8cm, sẹo lành tốt + thăm âm đạo: cạnh (T) tử cung có khối u kích thước 4x3cm, di động dễ. - Siêu âm: cạnh (T) tử cung có 1 focal echo trống kích thước 5x3cm, trong có cấu trúc echo sáng. Kết luận: khối u buồng trứng (T) dạng teratoma (u quái). 1. Thái độ xử trí của anh (chị) là gì? (chọn pp thích hợp nhất) -> bóc u buồng trứng (T). 2. BN muốn ngừa thai bằng cách uống thuốc vỉ hoặc đặt dụng cụ tử cung, anh (chị) sẽ làm gì? -> đồng ý, vì pp nào cũng phù hợp.
- TH7. Chị Y 39 tuổi. Tiền thai 5005. Sau sanh rớt 7 ngày lên cơn sốt kèm mệt mỏi. Khám: - tổng trạng xanh xao thiếu máu, T 39oC - âm hộ, tầng sinh môn bình thường - cổ tử cung hở, đút lọt 1 ngón tay - thân tử cung to khoảng thai 14 tuần, mềm, di động, đau - 2 phần phụ ko u, mềm - sản dịch màu socola rất hôi. 1. Điều đầu tiên bạn nên làm là gì? -> kiểm tra tử cung. 2. Để chẩn đoán xác định, bước kế tiếp cần làm là gì? -> cấy sản dịch & làm kháng sinh đồ. 3. Kết quả cho thấy bà ta bị viêm nội mạc tử cung do sót nhau. Hướng xử trí tiếp là gì? -> chỉ nạo sau khi cho kháng sinh.
- TH8. Cô T 21 tuổi, tiền thai 0010, hiện đang theo dõi hậu thai trứng tuần thứ 9 thì xuất hiện 1 khối u cạnh lỗ tiểu d # 1,5cm, bờ nhẵn, căng bóng, ko đau. 1. Chọn 1 quyết định cần phải làm để chẩn đoán xác định? -> siêu âm bụng. 2. Sau khi có kết quả câu hỏi 1, BN được chẩn đoán là biến chứng của thai trứng. Chẩn đoán? -> Thai trứng xâm lấn, di căn âm đạo. 3. BN tái khám hậu thai trứng, nội dung nào ko cần thực hiện? -> công thức máu. TH9. Sản phụ 39 tuổi, PARA 3133. Đến khám thai tại trạm y tế lúc 15 giờ ngày 1/4/2005. Tiền căn: - kinh chót 21/1/2005, chu kỳ kinh 28 ngày đều - sản phụ sanh đủ tháng 3 lần, sau sanh ko có gì bất thường, lần sanh đủ tháng sau cùng cách lần mang thai này 8 năm
- - sản phụ sanh non 1 lần (thai được 32 tuần), cách đây 2 năm. Lý do: tiền sản giật nặng, bé chết vì suy hô hấp. - sản phụ bị sẩy thai 3 lần, lần cuối cùng cách lần mang thai này khoảng 3 năm. 1. Sản phụ muốn tiêm ngừa uốn ván như những lần mang thai trước, anh (chị) hãy chọn thái độ xử trí phù hợp nhất? -> hẹn 2 tháng sau sẽ tiêm 1 mũi duy nhất cho sản phụ. 2. Vào ngày 15/8/2005, sản phụ đến khám thai. Thủ thuật Leopold phát hiện là ngôi mông. Những điều nào ko nên làm? -> cho sản phụ nhập viện & ngoại xoay thai -> XQ bụng để xác định ngôi mông đủ hay ngôi mông thiếu. 3. Sản phụ muốn sanh tại trạm y tế cho gần nhà, anh (chị) sẽ làm gì? -> ko đồng ý, dù thai có tự xoay thành ngôi đầu hay không. TH10. Sản phụ 35 tuổi, PARA 3003, nhập viện với chẩn đoán "thai đủ tháng chuyển dạ sanh". Sau 15 giờ chuyển dạ, sản phụ được sanh giúp bằng forceps & cắt tầng sinh môn (do mẹ rặn ko hiệu quả) ra 1 bé trai cân nặng 3.600g Apgar 1' = 6, 5' = 8. Sau khi sổ nhau máu chảy rất nhiều. Khám:
- - da xanh, niêm nhạt. M 110, HA 80/50 - tử cung mềm, co hồi kém - âm đạo đang chảy máu đỏ tươi lượng nhiều. 1. Chẩn đoán của anh (chị) là gì? -> BHSS do đờ tử cung. 2. Để khôi phục lại khối lượng tuần hoàn bị mất, chế phẩm tốt nhất có thể dùng là gì? -> máu cùng nhóm. 3. Nhóm máu của BN là máu A, nhưng ngân hàng máu ko còn máu A. Nhóm máu sẽ được thay thế là gì? -> nhóm máu O. 4. Để làm tăng co bóp của tử cung, có thể dùng gì? -> Lactate Ringer 500ml + Oxytocin 5UI 4 ống: truyền tĩnh mạch nhanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm sản khoa (Phần 1)
11 p | 818 | 204
-
Trắc nghiệm sản khoa (Phần 6)
7 p | 425 | 164
-
Trắc nghiệm sản khoa (Phần 3)
17 p | 360 | 139
-
Trắc nghiệm sản khoa (Phần 4)
7 p | 262 | 129
-
Trắc nghiệm Da Liễu – Phần 3
11 p | 174 | 12
-
Louis Pasteur – Phần 2
11 p | 108 | 8
-
CÂU HỎI PHẦN CHẤT CHỈ ĐIỂM UNG THƯ
3 p | 124 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn