intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trách nhiệm nhà trường trong việc gắn kết doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội; Chủ động trong việc hợp tác với doanh nghiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi; Lợi ích của các bên trong việc gắn kết nhà trường - doanh nghiệp; Khó khăn trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trách nhiệm nhà trường trong việc gắn kết doanh nghiệp

  1. TRÁCH NHIỆM NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC GẮN KẾT DOANH NGHIỆP Lê Đình Kha* Ngô Thị Thanh Bình* Trương Quang Trung* TÓM TẮT: Việc “Gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp” thời gian gần đây đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tìm trên google cụm từ này, với chỉ 0.42 giây cho tới 9.110.000 kết quả đủ để thấy các đơn vị quan tâm như thế nào đối với mối quan hệ này. Đặc biệt là các đơn vị giáo dục nghề nghiệp - nơi đào tạo nguồn nhân lực lao động trực tiếp đòi hỏi không chỉ có kiến thức chuyên môn mà cả kỹ năng tay nghề. Tại ngôi trường hơn 110 năm hình thành và phát triển - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, cụm từ này đã trở thành tiềm thức đối với mỗi cán bộ giảng viên nơi đây. Đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của mỗi cán bộ/giảng viên trong trường. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức; rèn kỹ năng, thái độ; nhà trường còn đề cao việc định hướng nghề nghiệp thông qua việc gắn kết với doanh nghiệp. Nhờ vậy mà sinh viên tốt nghiệp được doanh nghiệp đánh giá cao. Bài tham luận chỉ ra những hoạt động Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã thực hiện để sự gắn kết với doanh nghiệp ngày càng bền vững. Từ khóa: Cao Thắng, ABET, chất lượng đào tạo, gắn kết doanh nghiệp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng đào tạo là ưu tiên hàng đầu, thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với một cơ sở giáo dục. Trong suốt thời gian hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã không ngừng đổi mới, kịp thời nắm bắt nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục để sinh viên tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả năng tư duy giải quyết vấn đề, tính chủ động trong công việc, kỹ năng và các kỹ năng cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Để khẳng định chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, nhà trường nhận thức được rõ trách nhiệm của mình là phải cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc cải tiến chương trình đào tạo đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, tăng cường cơ sở vật chất… Bên cạnh đó, nhà trường chủ động hơn trong các hoạt động đào tạo gắn kết doanh nghiệp. Mục tiêu chung là “hợp tác đôi bên cùng có lợi” theo 3 cấp độ: 1. Tiếp cận; 2. Hợp tác; 3. Duy trì; trong đó, duy trì để phát triển bền vững được nhà trường đặc biệt quan tâm. * Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 396
  2. II. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC GẮN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP 1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trách nhiệm đầu tiên phải kể đến đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Để làm được điều này, việc đầu tiên trường tập trung vào công tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ/giảng viên. Tận dụng các dự án hợp tác quốc tế, đội ngũ cán bộ giảng viên được đào tạo về phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch và lãnh đạo cấp trường, kỹ năng lãnh đạo cấp khoa, công tác đảm bảo chất lượng đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần, kiểm định chất lượng đào tạo. Số lượng tham gia các đợt tập huấn giảng viên có hạn nhưng nhà trường không coi đó là rào cản. Các giảng viên được tham gia tập huấn thường xuyên tổ chức các đợt “train - the - trainer” nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong đội ngũ giảng viên. Bên cạnh hoạt động giảng dạy, các khoa/bộ môn còn tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tổ chức trò chơi, các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ tiếng Anh, giúp sinh viên tự tin hơn trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ mà bên cạnh kiến thức, đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng mềm cần thiết khác. Không đào tạo theo “những gì mình có”, nhà trường chủ động lập các ban cố vấn công nghiệp cho các ngành/nghề đào tạo – gồm các đại diện đến từ các doanh nghiệp. Ban cố vấn công nghiệp là những người sẽ góp ý về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất… Trên cơ sở đó, nhà trường cập nhật để phù hợp với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, sinh viên tốt nghiệp được doanh nghiệp đánh giá cao. Cải tiến liên tục là kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động trong nhà trường. Sau mỗi một hoạt động giảng dạy, các giảng viên thực hiện họp rút kinh nghiệm và đưa ra các hành động cải tiến, nhờ đó hoạt động được tốt hơn cho các khóa sau. Với những nỗ lực này, trường đã thực hiện kiểm định thành công cho hai chương trình đào tạo theo chuẩn ABET. Đây là động lực để trường khẳng định thương hiệu và tiếp tục thực hiện kiểm định cho các ngành/nghề khác trong trường. 2. Chủ động trong việc hợp tác với doanh nghiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi Không chỉ tập trung trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, thái độ và tính sáng tạo, trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng còn tập trung vào việc giáo dục 397
  3. định hướng việc làm cho sinh viên. Để làm tốt điều này, nhà trường đã chủ động hơn trong việc kết nối với doanh nghiệp, nhiều hoạt động hợp tác đã được tập thể cán bộ giảng viên trong trường đồng lòng thực hiện. Việc đầu tiên phải kể đến đó là lắng nghe các yêu cầu về nhân sự của doanh nghiệp. Nhà trường tiến hành xây dựng website www.vieclam.caothang.edu.vn giúp doanh nghiệp có thêm kênh để đăng tải thông tin tuyển dụng, đồng thời sinh viên cũng có thể truy cập trang web để tìm kiếm việc làm phù hợp. Ngày hội việc làm được tổ chức thường niên với số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia không ngừng tăng (năm 2018 số lượng doanh nghiệp tham gia gấp đôi năm 2014), hơn 500 vị trí việc làm được tuyển dụng ngay tại ngày hội, hàng ngàn vị trí việc làm được đăng ký tuyển dụng qua website. Đây chính là cầu nối hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm phù hợp; các sinh viên khóa đang theo học tìm hiểu về yêu cầu của các công ty để trang bị cho mình kỹ năng cần thiết sau khi tốt nghiệp; doanh nghiệp tìm kiếm được ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng; nhà trường - thông qua đó cũng nắm bắt được yêu cầu tuyển dụng từ phía doanh nghiệp để định hướng, tư vấn cho sinh viên trong việc chọn công việc phù hợp. Việc tham quan, học tập công nghệ mới tại doanh nghiệp; tổ chức cho sinh viên đi tham quan/thực tập tại doanh nghiệp; tham gia hỗ trợ, tư vấn việc làm cho sinh viên là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân cán bộ/giảng viên. Sau mỗi đợt thực tập của sinh viên, nhà trường còn tiến hành khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về năng lực làm việc, thái độ của sinh viên trong quá trình thực tập. Đồng thời, những ý kiến góp ý của doanh nghiệp về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo… cũng được nhà trường ghi nhận để xem xét trong chu trình cải tiến liên tục. Giữ vững mối quan hệ với cựu sinh viên, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa cựu sinh viên và sinh viên, từ đó sinh viên có thêm kênh để trao đổi, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Chính cựu sinh viên cũng là những người đóng góp tích cực vào hoạt động đổi mới của nhà trường. Hoạt động quan trọng nhất trong chuỗi công việc gắn kết với doanh nghiệp là việc thành lập các Ban cố vấn công nghiệp (IAB) cho tất cả các ngành/nghề đào tạo. Ban cố vấn công nghiệp là các đại diện đến từ các doanh nghiệp có sử dụng nhân lực được đào tạo tại trường. Mỗi năm họp một lần, các thành viên của Ban cố vấn tham gia/đóng góp ý kiến về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất… Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Ban cố vấn công nghiệp, nhà trường đã thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy… với mục tiêu sinh viên tốt nghiệp có năng lực, thái độ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Không chỉ giúp nhà trường định hướng các yêu cầu đối với nguồn nhân lực 398
  4. hiện tại, chính Ban cố vấn công nghiệp cũng định hướng phát triển nhà trường trong tương lai thông qua việc chia sẻ xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp. Những ý kiến đóng góp từ đại diện các doanh nghiệp được nhà trường thực hiện bằng những hành động thay đổi thực sự khiến doanh nghiệp càng thêm tin tưởng. Nhờ đó, nhiều suất học bổng có ý nghĩa dành cho sinh viên đã được các doanh nghiệp trao tặng; không chỉ dừng lại ở đó, việc tài trợ và đồng hành của doanh nghiệp trong các các cuộc thi học thuật trong trường như: Minicar Racing, Robotics, Olympic tin học, FunnyLED, Robot đại chiến… cũng được các doanh nghiệp ủng hộ. Các hình thức tài trợ này giúp sinh viên tìm hiểu rõ về doanh nghiệp trước khi định hướng việc làm trong tương lai. Doanh nghiệp giới thiệu công nghệ kỹ thuật mới đến giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hỗ trợ tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn kỹ năng mềm, kỹ năng viết CV, kỹ năng phỏng vấn xin việc cho sinh viên… Hoạt động an toàn, 5S, tác phong nề nếp của sinh viên trong nhà trường cũng được chú trọng. Nhờ vậy mà sinh viên tốt nghiệp được đánh giá rất cao về thái độ khi làm việc tại doanh nghiệp. Chương trình liên kết đào tạo với Công ty TNHH thang máy Schindler Việt Nam là một ví dụ điển hình. Theo đó, công ty Schindler tài trợ hoàn toàn học phí cho sinh viên trong chương trình liên kết. Đến nay, đã có ba khóa sinh viên tốt nghiệp tại trường theo hình thức đào tạo này. Chương trình đào tạo theo hình thức này giúp học sinh - sinh viên có được kinh nghiệm thực tế ngay trong quá trình đào tạo. Nhờ vậy, sau khi tốt nghiệp các em hoàn toàn có đủ năng lực để làm việc cho Jardine Schindler Việt nam và các đối tác khác của công ty. “Chúng tôi chọn Trường Cao Thắng bởi vì đây là một trong những Trường Cao đẳng Kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam. Trường không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức, khả năng phân tích mà còn có những kỹ năng mềm cần thiết trong môi trường làm việc. Đây là cách mà trường chăm sóc sinh viên của họ, còn chúng tôi thì đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Con người là yếu tố cốt lõi trong sự thành công của chúng tôi” - Ông Raul Carbajal - Tổng giám đốc Công ty TNHH thang máy Schindler Việt Nam nói về lý do chọn Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng làm đối tác cho chương trình liên kết đào tạo. Từ sự gắn kết với doanh nghiệp, công tác huấn luyện nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên cũng được doanh nghiệp tin tưởng giao trọng trách hỗ trợ. Trong năm qua, nguồn thu từ hoạt động này tăng lên đáng kể. Với những hoạt động gắn kết với doanh nghiệp như vậy mà Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã gặt hái nhiều thành công. Một trong những thành tích nổi bật là ngày 29/8/2018, Tổ chức ABET đã công bố kết quả đánh giá của 399
  5. Ủy ban Kiểm định Kỹ thuật Công nghệ (Engineering Technology Accreditation Commission - ETAC) cho hai chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng trong giai đoạn 2017-2018. Theo đó, hai chương trình đào tạo của trường, gồm Công nghệ kỹ thuật điện - Điện tử và Công nghệ kỹ thuật cơ khí đã được Tổ chức này công nhận đạt chuẩn chất lượng đào tạo của ABET và kết quả này có giá trị trong thời gian tối đa là 6 năm. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng trở thành trường cao đẳng đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức quốc tế ABET công nhận đạt chuẩn chất lượng đào tạo. III. LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC GẮN KẾT NHÀ TRƯỜNG - DOANH NGHIỆP 1. Lợi ích của các bên trong việc gắn kết nhà trường - doanh nghiệp Đối với nhà trường: Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, luôn luôn đề cao ý kiến của tất cả các bên có liên quan, bao gồm: nhà tuyển dụng, sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên…; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là địa chỉ tin cậy được nhiều học sinh và phụ huynh biết đến; luôn luôn cải tiến, cập nhật chương trình đào tạo, thay đổi phương pháp dạy và học để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội; chất lượng của chương trình đào tạo được công nhận trên phạm vi toàn cầu; thu hút nguồn tài trợ từ các công ty, các đơn vị trong và ngoài nước. Giảng viên được tạo điều kiện làm việc và học tập công nghệ mới tại các doanh nghiệp khi đưa sinh viên đi tham quan, thực tập; có cơ hội học tập và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy; sáng tạo và thử nghiệm các phương pháp mới, áp dụng phù hợp với đào tạo nghề, từ đó đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá. Lợi ích đối với đơn vị sử dụng lao động: Doanh nghiệp tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao; rút ngắn thời gian đào tạo lại; được tham gia vào một số hoạt động trong quá trình đào tạo; tham gia vào công tác đánh giá thực tập tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp; ý kiến đóng góp của doanh nghiệp về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cơ sở vật chất… được nhà trường ghi nhận một cách tích cực và đưa ra các hành động cụ thể để cải tiến. Đối với sinh viên: Sinh viên được đào tạo trong một môi trường với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, đạt được sự công nhận của một tổ chức quốc tế uy tín; được đào tạo một cách toàn diện về: kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của xã hội; được tham gia nhiều hoạt động học thuật, các cuộc thi nhằm chuyển đổi kiến thức/kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế; gia tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là tại các công ty đa quốc gia; bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, do vậy sinh viên có thể học tập và làm việc tại bất kỳ đâu trên thế giới. 400
  6. 2. Khó khăn trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp Đội ngũ cán bộ giảng viên có kiến thức chuyên môn cao, có năng lực thực tế cũng là nguồn cán bộ mà doanh nghiệp tìm kiếm. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự của một số doanh nghiệp đôi khi rất gấp khiến cho trường gặp khó khăn trong công tác hỗ trợ tuyển dụng. Một số doanh nghiệp “hợp tác” với nhà trường để nhận sinh viên thực tập như lao động phổ thông (số này trường loại ngay từ đầu). Một số chỉ tuyển dụng mà không có một trách nhiệm hỗ trợ nào (ngay cả việc nhận sinh viên thực tập). Đối với Ban cố vấn công nghiệp: đại diện đến từ doanh nghiệp rất bận trong công tác nên đôi khi việc tham gia họp cũng gặp khó khăn. Ngoài ra, việc thay đổi vị trí việc làm khiến thành viên này không thể tiếp tục tham gia Ban cố vấn, doanh nghiệp sẽ cử người khác thay thế, ảnh hướng đến tính liên tục của công tác cố vấn. Bên cạnh đó, một số thành viên Ban cố vấn đóng góp ý kiến mang tính cá nhân, phục vụ cho nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp họ mà không có cái nhìn tổng quát đối với một ngành/nghề đào tạo. IV. KẾT LUẬN Việc xây dựng và củng cố mối quan hệ bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp là nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hai bên. Trách nhiệm của nhà trường là luôn lắng nghe ý kiến của các bên liên quan để không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất và là cầu nối giữa doanh nghiệp với sinh viên trong việc hỗ trợ tuyển dụng cho doanh nghiệp… nhằm đào tạo sinh viên tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp. Song song với đó, doanh nghiệp cũng cần phải có trách nhiệm trong việc giúp nhà trường xác định yêu cầu tuyển dụng hiện tại và tương lai, xây dựng chuẩn đầu ra; góp ý chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất; tiếp nhận sinh viên tham quan, thực tập, tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường. Đồng thời, trong khả năng có thể của mình, xây dựng các chương trình hỗ trợ như: trao tặng trang thiết bị thực hành, trao tặng học bổng cho sinh viên, tài trợ các cuộc thi học thuật… Để làm được điều này, việc gắn kết nhà trường và doanh nghiệp là hết sức cần thiết để hai bên cùng phối hợp đưa ra những giải pháp đồng bộ và tối ưu nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ./. 401
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Enterprise and Industry. (2009). Entrepreneurship in Vocational Education and Training, European Commission. 2. Monazza Aslam, Shenila Rawal and Sahar Saeed. (2016). Public-Private Partnerships in Education in Developing Countries, Ark Education Partnerships Group. 3. Nguyễn Trọng Sơn. (2016). Cơ sở khoa học về quản lí đào tạo nghề theo hướng chuẩn đầu ra đáp úng nhu cầu nhân lực. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 5. 4. Quốc hội. (2014). Luật Giáo dục nghề nghiệp. 5. Vũ Xuân Hùng. (2018). Đổi mới QLNN về GDNN theo định hướng TTLĐ và HNQT, Đề tài KH cấp Bộ. 6. https://heeap.org/partners/cao-thang-technical-college/ 7. http://caothang.edu.vn/ 8. http://vieclam.caothang.edu.vn/ 9. https://abet.org/accreditation/ 402
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2