Trai làng chài
lượt xem 4
download
Mỗi lần nhắc đến Sùi, mọi người làng chài Truông Dài từ nhỏ đến lớn ai cũng rành 1001 chuyện bá láp về hắn. Gọi đúng, đủ tên họ của hắn là: Nguyễn Văn Sông. Ông bà, cha mẹ hắn ở làng chài Truông Dài từ cái thuở ngư dân còn lợp nhà bằng lá dừa, uống nước mưa chứa trong lu, chác. Nhà hắn thoi loi ở mom sông, nơi hạ lưu con sông Chày chảy ra biển Đông bị sóng quật ngược, xẻ toạc một nhánh xọc thẳng vào cuối xóm giận dữ cào xoáy lung tung thành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trai làng chài
- Trai làng chài Truyện ngắn của Trần Quốc Cưỡng Mỗi lần nhắc đến Sùi, mọi người làng chài Truông Dài từ nhỏ đến lớn ai cũng rành 1001 chuyện bá láp về hắn. Gọi đúng, đủ tên họ của hắn là: Nguyễn Văn Sông. Ông bà, cha mẹ hắn ở làng chài Truông Dài từ cái thuở ngư dân còn lợp nhà bằng lá dừa, uống nước mưa chứa trong lu, chác. Nhà hắn thoi loi ở mom sông, nơi hạ lưu con sông Chày chảy ra biển Đông bị sóng quật ngược, xẻ toạc một nhánh xọc thẳng vào cuối xóm giận dữ cào xoáy lung tung thành con sông mang hai thứ nước lờ lợ. Hắn tên Sông vì nhà hắn ở gần sông thế thôi. Hắn lớn lên bằng những bát cháo xép ngọt béo nêm hành tiêu thơm rỏ dãi do mẹ hắn lặn lội, cặm cụi bắt xép ở bến sông đem về nấu và những sáng thuyền cập bến hắn làm nghề “đi lưới mười” (lưới bốc). Trời cho mỗi người hai bàn tay mười ngón là trao cho một cái nghề bản năng kiếm sống. Năm mới bảy, tám tuổi hắn đã là thằng nhóc lì như đất cục. Ai mắng mỏ, hắn dạng chân, chống nạnh, trố mắt ếch lên nhìn, cóc thèm đáp trả. Tối ngày hắn cởi trần trùng trục lặn ngụp dưới sông bắt xép, tắm táp, phơi mình trên cát trắng, nắng vàng, có hơi nước mặn mòi từ biển xanh thăm thẳm phả vào da dẻ đen bóng như cột thoa mỡ. Một lần, ba hắn bai bải gọi hắn về ăn cơm, gọi mãi không thấy đâu, ông tức máu xồng xộc chạy ra sông túm lấy hắn ném ũm ra giữa dòng. Hàng xóm trông thấy cảnh ấy hết hồn, hối mấy thanh niên giỏi nghề bơi lội ra vớt hắn. Họ sửng sốt nhìn thằng bé bơi ào ào vào bờ như vận động viên bơi lội thứ thiệt, cả xóm reo hò inh ỏi. Ba má hắn rầy la mãi không làm hắn từ bỏ thú vui tắm sông, tắm biển đành phó mặc cho sự may rủi. Hắn lớn lên trở thành con rái cá của làng chài Truông Dài. Bốn mùa tóc hắn vàng cháy, da đen nhẻm, thân thể rắn như cây gỗ lim, mỗi lần hắn nói chuyện hai bên mép sùi ra hai
- cục bọt thấy ghê nên dân làng chài quên béng cái tên cúng cơm Nguyễn Văn Sông, thay vào đó cái tên gây ấn tượng mạnh: “sùi!”. Thằng Sùi. Cu Sùi. Nhóc Sùi. Sùi vào đời bằng cái biệt danh chẳng hay húng gì. Kệ mẹ nó! Hắn chả cần tên đẹp. Miễn có tên gọi để phân biệt được thằng này với thằng kia, phân biệt được giống đực với giống cái đừng nhầm lẫn là xong tuốt. Mấy nhóc con nhà giàu, nhà mở đại lý thu mua hải sản và cho vay nặn lãi lúc nào cũng nhìn Sùi bằng nửa con mắt. Chúng nó tắm riêng một chỗ, đang cười nói râm ran thấy Sùi bơi lại gần liền im bặt, quay mặt đi nơi khác. Sùi biết phận mình hẩm hiu, đột nhiên lặn một hơi biệt tăm. Lũ trẻ dáo dác nhìn quanh, la lên oai oái rằng thằng Sùi chết chìm. Chẳng nói chẳng rằng, Sùi từ dưới sông đội nước nhô lên tung tóe như thủy thần cười sằng sặc. Bọn nhỏ nhìn nhau chưng hửng. Sùi như con cá vược của sông, cá kình của biển chết thế nào được. Chỉ có bọn công tử bột con nhà giàu ăn sung mặc sướng suýt chết đuối ở bến sông. Hôm ấy Sùi đang mải mê nằm ngửa trên mặt nước, dang hai tay hai chân, mắt nhắm nghiền như người đang ngủ sau một hồi lặn lội chán chê, cậu bỗng nghe tiếng kêu văng vẳng. Nhao người một cái trở lại tư thế nằm sấp, Sùi nhìn thấy một cái đầu tóc nhồi, hụp dập dềnh như cái chày giã gạo vung lên, giã xuống. Số lần vung lên thưa dần, thưa dần rồi mất hút. Trên bờ sông có mấy thằng nhóc trạc tuổi Sùi đang gào lên khản giọng, tuyệt nhiên không có đứa nào dám liều mình ra cứu bạn. Sùi sải đôi tay như đôi cánh đại bàng bơi bần bật về phía có thằng nhóc đang đuối sức. Cậu lặn một hơi dài xuống tận đáy sông đội thằng nhóc trồi lên khỏi mặt nước gắng sức bơi vào bờ. Sau lần cứu người ấy, bọn trẻ không còn xa lánh Sùi. Chúng hè nhau công kênh Sùi đi khắp làng. Mỗi lần tắm sông, tắm biển có Sùi như có thần hộ mệnh, chúng bơi lội thỏa thuê, thi thoảng tặng Sùi lóng mía, củ khoai lấy lòng nhờ Sùi tập bơi sải, bơi ếch, bơi đứng. Mùa biển động. Cái lạnh cắt da thịt, sóng biển ào vô sông bọt tung mù mịt, Sùi vẫn ngày ngày trầm mình dưới sông mò bắt xép về nấu cháo. Những con xép nhỏ nhoi mang dáng hình con vẹm găm mình lớp lớp trên cát thoai thoải dưới lòng sông, mỗi khi sờ tay đến nghe nham nhám, đê mê.
- Mùa biển lặng. Sùi đi lưới mười. Chờ những con thuyền cá bạc đầy khoang trở về bến sông, Sùi cùng lũ trẻ hàng xóm bơi ra, đu lên mạn thuyền bốc trộm cá đem bán đổ bán tháo lấy tiền nuôi con heo đất chôn giấu dưới nền nhà toàn cát biển. Tháng ngày trôi đi như cái chớp mắt, Sùi nhổ giò cao phỗng như pho tượng đồng đen trũi, lồng ngực vạm vỡ, cơ bắp cuồn cuộn, sức sống hừng hực như ngọn lửa bùng lên giữa cơn gió thốc. Cậu nghe thân thể có sự chuyển mình đầy phấn khích, các mao mạch rần rật chảy một thứ năng lượng như sóng ngầm cồn cào, thao thiết, bất tận. Sùi muốn bay nhảy, cào cấu, la hét cho giải tỏa bớt cái cảm giác tràn đầy trong thân thể cậu. Xóm ven sông cạnh nhà Sùi có một thiếu phụ trên ba mươi, chồng vĩnh viễn nằm lại trong lòng đại dương sau chuyến đi biển giông tố định mệnh thường sang nhà Sùi mượn bật lửa. Chị ta có gương mặt đẹp hoàn hảo với đôi mắt sóng sánh tình. Nói là mượn bật lửa, mắt Xuân (tên người thiếu phụ) cứ chòng chọc dán trên thân thể của Sùi căng đầy nhựa sống, mặc duy nhất chiếc quần đùi nằm vắt ngang trên giường tre chốc chốc run lên bần bật. Sùi háo hức nhìn vòng mông căng cứng của người láng giềng sau làn vải lụa mỏng dính để rồi ngầm xấu hổ quay đi, hai dái tai cậu nóng bừng cảm giác khó tả. Người thiếu phụ hết mượn bật lửa lại mượn gạo, xin củi, hỏi thăm Sùi điều nọ, chuyện kia. Có hôm cô còn chọc que củi vào rốn Sùi khiến cậu nhột quá bật dậy chụp trúng bàn tay Xuân. Cô ta để yên bàn tay trong tay Sùi, chồm hẳn người vào cậu. Sùi ngây ngất bởi mùi da thịt thơm rất lạ! Một hôm ba Sùi đi ăn cỗ, mẹ Sùi chạy chợ. Người thiếu phụ lại đến mượn bật lửa giọng bỡn cợt: - Chừng nào Sùi lấy vợ? Đàn ông con trai chi thấy gái nhát cáy! Sùi nằm cười khục khặc: - Tôi chả thèm tán gái chứ thiếu chi giống ấy. Xuân lấy que củi chọc vào rốn Sùi: - Nói dóc! Thấy gái nín như thóc, mặt tái mét còn lâu mới có người thương.
- Sùi ôm bụng cười ngặt nghẽo: - Nhột quá! Đừng quậy nữa, tôi chịu không nổi! Bỏ cái cây mau lên! Xuân không buông tha. Cô ta thôi chọc que củi vào rốn Sùi, chuyển hướng xuống chiếc quần đùi: - Bỏ cái cây rồi đây này! Bỏ cái cây rồi đây này! Miệng Xuân tru lên man dại, bàn tay cầm cái que củi lại khều khều nhè nhẹ vào vùng nhạy cảm của Sùi. Cậu chợt thấy mình bồng bềnh trôi vào miền lạ lẫm. Toàn thân Sùi như được châm bởi ngòi nổ dây cháy chậm, cậu bật dậy chồm về phía người thiếu phụ. Cô ta thở hổn hển: - Đừng vội Sùi!...Giường!... Con rái biển như kẻ khát nước lâu ngày gặp con suối đại ngàn. Phía dưới họ là tấm nệm cát phập phồng đồng lõa. Làng chài Truông Dài ngư dân hành nghề trên biển không lo cá mực bị đình đốn. Thuyền nghề nào cũng có bạn hàng rẩu nước theo sát, sẵn sàng ứng tiền trước cho các thuyền nghề để ưu tiên mua cho bằng được cá tươi, mực ống. Sùi sức vóc hơn người lại không muốn đêm đêm thức trắng với con cá, con mực ở tận trùng khơi. Cậu chọn nghề rẩu nước cùng với đội quân nhoáng nhoàng chong thuyền lao ra khơi mỗi khi hay tin có cá. Với chiếc thuyền nhỏ là gia tài của cha mẹ cho để lập thân, lập nghiệp, Sùi chỉ có chút vốn lận lưng chắt chiu từ những năm còn đi bạn cho các chủ thuyền nghề. Biết vậy các cô, các bà xem Sùi như của quý. Họ nài nỉ Sùi chở họ đi mua cá trả công từng chuyến. Vốn ít không thể mua được nhiều cá, Sùi đành chấp nhận như kẻ làm thuê. Ngày đầu Sùi chở cô Thỏa ở xóm trên là gái chồng bỏ, chồng chê chạy băng băng ra Hòn Nơ mua cá. Nhìn những con sóng bạc đầu và nhớ những lần chung đụng với người thiếu phụ hàng xóm, Sùi nổi cơn xuân tình: - Thỏa có biết vì sao tôi nhận lời chở Thỏa không nhỉ? Cô nàng cười hiền:
- - Em có dốt đến đâu cũng hiểu anh nhận lời chở em vì anh và em cùng có nguồn lợi. Anh mua được cá, xin được cá và còn được em trả tiền công. Sùi đổi giọng cười dê: - Thỏa nói đúng, nhưng chưa đầy đủ. Anh chở em còn vì từ lâu anh để ý thương em...”. Người thiếu phụ hoảng hồn: - Anh đừng nói vậy em không bằng lòng! Anh em mình cùng làng cùng xóm với nhau. Sùi hiện nguyên hình là dê chúa: - Thuyền đang ở giữa biển em biết rồi đấy. Em có kêu la cũng không ai nghe thấy. Em vùng quẫy lỡ thuyền chìm thì hai đứa mình cùng chết vậy! Thỏa không thể chống cự lại gã con trai khỏe như trâu trong cơn khát tình, khi về nhà càng không thể hé răng cho ai biết chuyện giữa biển khơi. Hôm sau các bà, các chị thấy Thỏa không đi mua cá với Sùi nữa, tìm hiểu lý do, Thỏa mỉm cười lảng tránh. Bỗng dưng có nhân mối ngon ăn như Sùi ai dại chi bỏ lỡ cơ hội tốt. Liền sau đó có người xin hợp đồng miệng với Sùi đi rẩu nước. Khi thuyền ra giữa biển cả, Sùi lại giở trò. Người thứ hai cũng ngậm bồ hòn làm ngọt, giấu nhẹm sự việc. Liên tiếp người thứ ba, thứ tư, thứ năm... rơi vào tay Sùi. Hắn lừa tình hết người này sang người khác quên bẵng chuyện cưới vợ dẫu cô Bưởi xóm dưới thích hắn ra mặt. Một hôm Bưởi đánh bạo đến nhà Sùi mang theo những gì ôm ấp trong tim. Bưởi biết rõ giờ này ba Sùi đi biển, má Sùi đi bán mắm, chỉ một mình Sùi ở nhà. Cánh cửa bằng cót ép khép hờ. Bưởi len lén nhìn qua khe cửa, cô giật mình đánh thót. Sùi nằm trên giường thòng đầu xuống, còn chị Xuân góa chồng đang ngồi bệt trên nền cát tình tứ nhổ tóc ngứa cho Sùi. Bưởi thở dài buồn bã quay đi. Cây kim giấu trong bọc lâu ngày rồi cũng có lúc lòi ra. Chuyện Sùi dan díu với cô Xuân nhà hàng xóm, chuyện Sùi cưỡng bức các chị góa chồng trên biển lan truyền nhanh như gió thổi. Sáng sáng, chiều chiều trên bãi biển các bà, các chị tụm năm, tụm ba bàn tán chuyện cô Bưởi ghen tuông với cô Xuân, chuyện Sùi hũ hóa với chị em rẩu nước. Họ còn phịa ra chuyện Sùi dụ khị chị mua đồng nát vào nhà bán nhôm nhựa, hắn ném cái
- xoong méo vào tận gầm giường, bảo chị mua đồng nát chui vào lấy để giở trò mèo. Chuyện Sùi ngồi trên tàu hỏa gần bên một cô gái đẹp khi tàu vào miệng hầm tối đen Sùi giở trò sàm sỡ với cô gái, khiến cô la lên. Sùi nói lớn: - Em cứ giữ chặt cái tay của đứa nào sờ mó em để tàu ra khỏi miệng hầm anh sẽ xử nó giúp em! Khi tàu chạy ra vùng sáng, cô gái thấy người sàm sỡ với cô chính là người ngồi sát bên. Sùi la lên: - Anh đã bảo em giữ chặt tay của thằng càn quấy sao em lại giữ tay anh? Ôi thôi! Khi con người ta lỡ mắc sai lầm, bàn dân thiên hạ tha hồ đồn thổi, mượn gió bẻ măng. Sùi không sống được ở làng chài vào những ngày u ám nhất. Cậu rời bỏ xóm làng, âm thầm khăn gói lên đường vào một đêm tối trời tránh mặt mọi người. Chuyện của Sùi sau một thời gian rồi cũng tạm lắng xuống. Bỗng dưng một ngày biển đang trúng vụ cá Nam, Sùi dắt về một cô gái trẻ măng. Trẻ và đẹp gấp nhiều lần cô Bưởi. Cô bé đẹp người, tốt nết lại mang cái tên cũng rất đẹp: Hoa. Sùi lấy vợ không mất một đồng cưới cheo gây sốc cho đám thanh niên làng Truông Dài. Từ khi có Hoa, Sùi không còn nhận lời chở cá thuê cho bất cứ ai. Sùi còn đèo bồng, mèo mả chi nữa khi anh đã có một cô vợ xinh đẹp, đảm đang, hiền lành vào loại nhất nhì làng chài. Cô Xuân, cô Bưởi biết thân không địch lại vợ Sùi, lặng lẽ biến đi một lượt. Người ta thường bắt gặp Sùi nghêu ngao hát trên bãi biển, hoặc gếch đầu lên đùi vợ để vợ nhổ tóc sâu, mắt lim dim hàng giờ. Hễ nghe tiếng hô: Có cá! Có cá! là Sùi bật dậy dong thuyền ra biển trước tiên. Thằng Đăng xóm dưới là bạn nối khố của Sùi từng lớn lên nhờ những bữa cháo xép để đời và những con cá chù, cá ồ bốc trộm được từ ghe thuyền cập bến. Hai đứa thường dong thuyền song song trên biển tìm các thuyền nghề trúng cá vừa mua, vừa xin không sợ lỗ tiền dầu. Tiếng máy thủy động của hai con thuyền nổ lạch bạch , tiếng gió ù ù không át được tiếng nói cười như vỡ chợ của Đăng: - Mày cưng vợ dữ a! Không để nàng cùng đi rẩu nước cho vui.
- Sùi cười khan: - Tao ngán đàn bà, con gái ngồi trên thuyền của tao lắm rồi. Biết đâu họ sẽ mang đến cho tao bao điều tai tiếng. Đăng chỉ tay lên trời, gào lên: - Mày thề không chấp chứa đàn bà, con gái trên thuyền đi! Sùi cười sùi bọt mép: - Tao thề có trời cao, biển sâu: Kể cả vợ tao, tao cũng không cho lên thuyền ra biển! Thằng Đuỗi (con trai của Đăng) ngồi đằng trước mui thuyền nghe ba nó với chú Sùi nói chuỵện hăng quá bật cười sùng sục. Sùi liếc xéo: - Nhóc con nghe chuyện người lớn đừng làm theo nghe. Tao ước gì có được một đứa con trai như thằng Đuỗi. Cu cậu nghe bạn của ba nói vậy liền ngó lảng một bên, nhìn con sóng rẽ soẹt ra hai bên mạn thuyền trắng xóa. Đăng thì cười ồ lên: - Mày khéo ước chuyện tầm thường. Nay mai con Hoa sẽ đẻ cho mày một bầy ngỗng đực, vịt trời tha hồ nuôi. Sùi thoáng buồn, dõi mắt nhìn về phía chân trời; Nơi có những vồng mây trắng đụn lên như dãy núi tuyết, không đáp lời bạn. Đăng réo lên: - Tăng tốc lên mày! Chạy rù rù vậy biết chừng nào tới Hòn Nơ! Thằng Đuỗi chợt đứng dậy, huơ tay, reo lên: - Cá chuồn ba ơi! Phía bên nay Sùi cũng ngơ ngác nhìn theo hướng chỉ tay của thằng bé. Một bầy cá chuồn nhảy búng lên khỏi mặt nước rồi lao xuống như những chiếc máy bay tí hon nhào lộn trông vui mắt. Thằng Đăng bắt đầu tăng tốc. Chiếc máy thủy động 15CV của nó gầm lên xịt khói thành vòi đen sì. Con thuyền lướt xoàn xoạt trên sóng lăn tăn. Sùi bụng bảo dạ: “ờ, mày muốn chơi ngon thì chạy thi với tao cho biết lễ độ”. Sùi khom lưng thò tay kéo
- ga. Tiếng máy rú rìn rĩn, một luồng khói đen bung vào không trung loang nhanh theo cơn gió nồm phóng túng. Chiếc thuyền lồng lên như con ngựa chứng bị chủ đánh đòn oan ức. Chốc lát thuyền của Sùi đuổi kịp thuyền Đăng và dần dần vượt lên như mũi tên bắn. Hai gã rẩu nước ngẫu hứng vừa rượt đuổi nhau, vừa reo hò như thời còn thơ bé tắm táp trên sông. Khi Sùi và cha con Đăng đến Hòn Nơ đã thấy có mấy chiếc thuyền chuyên mua cá mực tất bật chuyển hàng từ những chiếc ca nô sừng sững xuống thúng trét, cân cá ngay trên thuyền rẩu nước. Gã đầu nậu thu mua hải sản ở xóm trên hồi nhỏ có lần tắm sông suýt chết đuối được Sùi cứu vớt vừa thấy Sùi đã gào lên: -Ê! Sùi ơi! Mua cá thuyền này còn tươi lắm! Tao nói đàn em chuyển giúp cho một tay. Cô Bưởi cười ré lên nhào nhão: -Vợ đẹp đâu không theo phụ giúp hở anh Sùi? Nàng mang bầu rồi phải không? Sùi chưa kịp lên tiếng, thằng Vợt nhà ở gần lăng Ông đã cười nghiêng ngả: - Ối trời đất ơi! Vợ thằng Sùi mang bầu mà con Bưởi quan tâm. Sao ngày xưa mày không mang bầu cho nó! Có tiếng ai rểnh rảng xen vào: - Tình cũ không rủ cũng tới lo gì mậy! Mỗi người chêm vào một câu ồn như cháy nhà. Sùi thi thoảng nhìn sang Bưởi cười cười. Cô bé không còn dám bạo miệng, hai tay bê cá, cân xúc tay táy chữa quê. Những rổ cá chù, cá bông tươi roi rói được chuyển đến tận khoang thuyền của dân rẩu nước. Các đầu nậu lo ghi ghi, chép chép. Đám người làm công ăn tiền mệt bở hơi tai vẫn không dám nghỉ tay. Sùi và Đăng mỗi người mua hơn hai tạ cá, xin thêm hơn chục con, nổ máy chong thuyền chạy về bến. Dân biển hầu như ai cũng có lòng thơm thảo. Họ la hét, trấn giữ cá trên thuyền, không cho dân lưới bốc trộm cá không đồng nghĩa với việc quá ư khắc nghiệt vì miếng ăn. Thông thường mỗi thợ bạn trúng mẻ cá hay chia sẻ cho các chủ lưới khác vài con cá đem
- về nấu ăn lấy thảo. Thằng con của Đăng theo cha mua cá bằng thuyền nước cái chính là hành nghề lưới mười. Đôi bàn tay bé nhỏ của nó bốc cá vào loại siêu đẳng. Nó trèo lên mạn thuyền chộp vài con cá phóng ùm xuống nước nhanh như sóc. Hôm nào dân rẩu nước bán cá ế ẩm, rớt giá nhờ có phần phụ thu lưới bốc không sợ lỗ công. Những con thuyền rẩu nước rời các ca nô sơn đủ sắc màu neo bập bềnh ở Hòn Nơ lướt như bay lên, rớt xuống trên mặt nước chong về đất liền để bán ngay cho dân rẩu bờ, xe thồ cá, đầu nậu buôn hải sản đường xa bằng xe đông lạnh... Mặt biển sóng bạc lấp nhấp từng cụm như những vồng khoai nhỏ. Sóng đánh óc ách vào những mạn thuyền. Tiếng máy thủy động lạch khạch như dàn hợp xướng rộn ràng. Dân rẩu nước ai cũng nôn nóng vào bến thật nhanh. Người nào bán cá mực trước sẽ thu tiền lãi cao hơn người bán sau. Tốc độ là tất cả. Các bến bãi của làng chài Truông Dài lố nhố người ồn ã tiếng nói cười, cãi vã. Thuyền của Sùi cập bến sông đầu tiên. Hoa đón chồng bằng nụ cười viên mãn. Cách ứng xử mềm mỏng, tế nhị với khách hàng của Hoa thường làm khách hàng vừa lòng, cảm mến. Cá mực của Sùi bán được giá lại hết veo chóng vánh. Hoa là thần tài của Sùi, là tâm điểm bao ánh mắt thèm thuồng của đám ngư dân cơ bắp. Những cái nhìn như lột của họ khiến Hoa ngượng ngùng, còn Sùi thì phớt lờ, thậm chí còn tự hào mình có vợ đẹp, vợ hiền. Sùi đâu có lạ gì dân làng chài bạo ăn, bạo nói, bạo chuyện bản năng. Có những thằng nhóc mới mười lăm, mười sáu tuổi đã hau háu nhìn trộm con gái tắm sông, tắm giếng. Năm ấy giữa tháng tư nắng chang chang bỗng dưng trời dất nổi cơn cuồng nộ. Sóng biển dựng lên như những dãy núi cao vồng nối tiếp nhau đổ sầm sập ầm ào vỗ đập tơi bời bờ bãi, làm nước dâng tràn sông trắng lóa. Sùi từ trên dốc cát lúi nhúi băng xuống bờ sông xem con thuyền neo có hề hấn gì không. Anh chợt sững người khi thấy sóng đánh một nhóm trẻ con bật xuống sông trôi nhấp nhô giữa dòng. Sùi hớt hãi để nguyên quần áo phóng ùm xuống nước, bơi vun vút về phía thằng bé có mái tóc vàng hoe đang loi ngoi, chới với trong sự vô vọng. Sùi dìu thằng bé thứ nhất, thứ hai, thứ ba vào bờ. Còn lại đứa cuối cùng đầu tóc dồi lên, dập xuống mất dạng. Con rái cá của làng biển Truông Dài thấm mệt vẫn gắng sức bơi đến chỗ thằng bé vừa chìm nghỉm. Anh nín thở, lặn xuống,
- mắt mở trừng trừng nhìn dáo dác, hai tay, hai chân lờ quờ dưới lòng sông không thấy thằng bé đâu, liền ngoi lên thở dốc. Mái tóc quăn đỏ quạch ấy nhất định là của thằng Cún-Con chú Hai nhà hàng xóm. Sùi nghĩ đến đấy lòng dâng lên sự thương cảm, gắng gượng lặn xuống một hơi dài. Lần này anh vớ được thằng Cún. Trong cơn hoảng loạn, bị sặc nước, theo phản xạ tự nhiên, thằng Cún đu vào cổ Sùi. Anh lấy sức trồi lên, song chỉ có thằng Cún nhô được cái đầu lên khỏi mặt nước trong chốc lát. Người cứu nó càng vùng quẫy càng đuối sức. Cách bờ sông chưa đến ba mét, là cái khoảng cách định mệnh. Sùi buông tay rã rời cùng thằng Cún từ từ chìm xuống...Khi mấy đứa trẻ chạy vào xóm gọi người đến bờ sông thì đã muộn. Ông Quẫn là người khâm liệm Sùi. Lúc mặc quần áo tang cho anh, ông ớ lên một tiếng, miệng há hốc: - Trời ơi! Tội nghiệp chưa! Người phụ giúp việc khâm liệm với ông Quẫn cũng kịp nhìn thấy chuyện lạ, mặt mày ngơ ngác. Chuyện Sùi “cái ấy cụt ngủn” bấy lâu bị hàm oan lan truyền dần dần ra khắp xóm. Sự lan truyền trong thầm thì, yên ắng, không giống như tin Sùi lấy vợ đẹp ngày nào. Sùi mồ yên mả đẹp. Mọi người làng chài Truông Dài ai cũng tiếc thương anh. Tiếc là khi mọi người hiểu ra sự thật Sùi đã là người thiên cổ. Người ta bắt đầu nhìn Hoa-Vợ Sùi như một hành tinh lạ. Một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, đoan trang cớ sao lấy một người chồng mang nhiều điều tai tiếng thị phi? Nhất là không có khả năng thực hiện chức năng đàn ông? Chưa người nào ở làng chài dám hỏi cái điều sâu kín, tế nhị đối với một thiếu phụ vừa trải qua nỗi đau mất chồng. Cho đến một hôm Bưởi đến thăm Hoa, xin đốt nén nhang tưởng nhớ người mà cô đã nặng lòng tơ tưởng. Hoa giữ Bưởi lại bùi ngùi: - Chắc chị trách anh Sùi nhiều lắm phải không? Bưởi bối rối ra mặt: - Đâu có! Tôi có thể nào trách anh Sùi; Một người đã xả thân để cứu mấy cháu bé được sống...Anh ấy thật xứng đáng để dân làng chài này tự hào, kính trọng!
- Hoa mân mê bàn tay Bưởi, cười hiền: - Là em nói chuyện tình cảm giữa chị với anh Sùi trước kia! Không đợi chờ câu trả lời khó khăn từ người bạn gái của chồng, Hoa ứa nước mắt: - Nhiều lần anh Sùi nói với em, anh rất thương chị. Anh biết mình không thể có con, không đem lại hạnh phúc cho chị nên tìm cách xa lánh, chấp nhận sự hiểu lầm. Chị có biết không? Anh ấy luôn cảm thấy mình cô độc, mặc cảm với tất cả mọi người. Anh lớn lên không được học hành, không giàu có, không anh em như những đứa trẻ khác. Anh đau nhất là sự ghẻ lạnh của lũ trẻ hàng xóm và sự hiểu lầm đáng sợ của mọi người ở làng chài. Mang tiếng là một người háo sắc, thủ đoạn, anh muốn bỏ làng ra đi cho vơi bớt nỗi buồn đeo đẳng anh suốt thời trai trẻ... Người thiếu phụ gạt nước mắt nhìn lên bàn thờ chồng. Bưởi đánh bạo hỏi: - Làm cách nào anh ấy gặp được chị rồi xây dựng gia đình? Chị biết anh ấy không có khả năng có con sao còn chấp nhận làm vợ? Giọng Hoa buồn nao lòng: - Em biết nhiều người ở làng chài này cũng thắc mắc như chị. Ngày anh Sùi từ bỏ làng chài Truông Dài đến làng biển quê em làm nghề đi bạn lưới cước sống nhờ nhà một người bà con của em. Một hôm anh hành nghề trên biển trở về bến gặp lúc sóng lớn, anh cho cá vô bao bơi thẳng vào bờ ngồi nghỉ. Ba em cũng đi lưới cước được rất nhiều cá. Ông neo ghe ngoài bực sóng, bơi chiếc thúng trét chở cá vào bờ. Khi chiếc thúng tròng trành, xoáy tít vì sóng dữ, ba em không giữ vững mái dầm, bị sóng đánh úp chiếc thúng chúi nhoài xuống cát nhốt cứng ba em vào đó. Mọi người đứng trên bờ ào xuống cứu ba em, song không tài nào giở nổi chiếc thúng to đùng bị sức hút của không khí, của cát biển, chưa kể sóng bủa ầm ầm không dứt. Ngay khi ấy anh Sùi nhào vào sóng dữ lặn xuống tận đáy đường cày giở bật chiếc thúng đưa ba em lên bờ, thoát khỏi bàn tay tử thần. Từ đó em đem lòng thương mến anh Sùi. Ba em cũng đồng tình để em đi lại với ân nhân của mình.
- Người thiếu phụ trẻ dừng lời nửa vời, châm nước mời khách rồi tự rót cho mình, nhấp một ngụm lấy giọng chậm rãi kể: - Chị biết không? Lần đầu tiên trong đời em trao thân cho anh Sùi, em hụt hẫng kinh khủng! Thấy anh ấy hùng hục, em cứ ngỡ... Nào ngờ bẽ bàng, chua xót. Em ngồi bó gối nín lặng, còn ảnh thì bật khóc như một đứa trẻ. Em thấy bất nhẫn quá tìm lời an ủi. Càng an ủi anh ấy càng khóc dữ: - Em biết không? Anh bất hạnh từ khi còn thơ bé...Anh bị mọi người xa lánh vì anh nghèo khó, thất học...Lớn lên anh bị người đời khinh bỉ vì cho rằng anh lừa gạt...Anh không thể nào trở về quê... Anh Sùi không thực hiện được chức năng tình dục với người khác giới, anh ấy vô cùng bức bối, đau khổ. Anh kể: Một lần anh đưa một người đàn bà góa chồng đi rẩu nước. Thuyền ra giữa dòng, anh nổi cơn cuồng loạn với người đàn bà ấy, kết cục bị chị ta chửi thẳng vào mặt: - Anh là một thằng tồi! Đàn ông mà không làm nổi chuyện ấy thì chết quách đi cho xong! Có lẽ vì anh con trai không ra con trai nên khiến người ta sợ hãi hơn là ghê tởm. Sự sợ hãi đã làm cho những người phụ nữ một lần đi rẩu nước chung với anh ngán đến già. Bưởi ngồi nghe câu chuyện càng lúc càng thấy lạ. Cô không còn ấm ức chuyện ngày trước Sùi đối xử bạc bẽo với cô. Ngược lại cảm thương cho một người bất hạnh: - Chị chưa kể vì sao chị chấp nhận lấy anh Sùi làm chồng? Hoa lại dõi mắt nhìn lên bàn thờ như ngầm xin phép Sùi cho cô được bộc bạch hết những gì trong sâu thẳm, bế tắc của anh: - Em chấp nhận lấy anh Sùi làm chồng trong vòng một năm để trả ơn anh đã cứu mạng ba em và cũng vì em có cảm tình đặc biệt với anh ấy. Bưởi đột ngột ngắt lời: - Sao chị đồng ý làm vợ anh Sùi chỉ một năm? Nước mắt đã bắt đầu ráo hoảnh trên má Hoa, nỗi buồn thì vẫn còn thăm thẳm:
- - Chị biết rồi cơ đấy! Anh Sùi luôn mặc cảm về thân phận đen bạc của mình. Anh van xin em hãy làm vợ anh ấy một năm để anh đưa em về quê cho mọi người không còn khinh thường anh nữa. Sau một năm em và anh Sùi sẽ đóng kịch giận hờn, mâu thuẫn để em có cớ về quê tự do lấy chồng. Một ước nguyện đáng thương như vậy bảo làm sao em không mềm lòng cho được hở chị? Em lấy anh Sùi gần tròn một năm em vẫn còn là con gái. Thật tội nghiệp cho anh! Và cũng tội nghiệp cho em nữa phải không chị? Nghe đến đây, Bưởi chạnh lòng, muốn thốt lên: - Còn có một người cũng đáng thương như chị em mình, đó là chị Xuân! Chị biết anh Sùi bất hạnh, nhưng vẫn lui tới an ủi anh, vậy mà đã có lần em hiểu lầm, căm ghét chị! Sao đời anh khổ thế anh Sùi ơi!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Liêu trai chí dị - Phần 45
6 p | 78 | 14
-
Sự lơ đễnh của Chúa Xuân
3 p | 106 | 12
-
Bài học từ thầy dạy võ
3 p | 161 | 8
-
Mũi Né qua ống kính người Nga
11 p | 79 | 7
-
Tin Nhắn Thứ 1000: Làm Vợ Anh Nhé
6 p | 82 | 6
-
Những ngày thật khác
9 p | 47 | 5
-
Vui hè ở Phú Quốc
2 p | 59 | 5
-
Người tù chăn dê núi Cẩm
9 p | 55 | 4
-
Thủy cung Trí Nguyên
4 p | 96 | 4
-
Nỗi lòng Biết Tỏ Cùng Ai
3 p | 49 | 4
-
Cuộc chiến
11 p | 57 | 4
-
Chai sữa tắm hết date
9 p | 71 | 3
-
Mũi Né qua ống kính người Nga
9 p | 74 | 3
-
Những Mùa Phượng Xa
2 p | 68 | 3
-
Học trò già
7 p | 64 | 2
-
GIA TÀI NGƯỜI BÁN SÁCH
8 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn