intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẦM CẢM (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

178
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên tắc điều trị: Có 10 nguyên tắc sau: 1) Phải phát hiện được sớm, chính xác các trạng thái khác nhau của trầm cảm (kể cả trầm cảm nhẹ, trầm cảm che đậy). 2) Phải xác định được mức độ trầm cảm hiện có ở người bệnh (nhẹ, trung bình hay nặng). 3) Phải xác định rõ nguyên nhân trầm cảm: trầm cảm nội sinh, trầm cảm do căn nguyên tâm lý hay trầm cảm thực tổn (bệnh của não, nghiện chất). - Trầm cảm nội sinh: Chủ yếu điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, kết hợp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẦM CẢM (Kỳ 3)

  1. TRẦM CẢM (Kỳ 3) V. ĐIỀU TRỊ 1- Nguyên tắc điều trị: Có 10 nguyên tắc sau: 1) Phải phát hiện được sớm, chính xác các trạng thái khác nhau của trầm cảm (kể cả trầm cảm nhẹ, trầm cảm che đậy). 2) Phải xác định được mức độ trầm cảm hiện có ở người bệnh (nhẹ, trung bình hay nặng).
  2. 3) Phải xác định rõ nguyên nhân trầm cảm: trầm cảm nội sinh, trầm cảm do căn nguyên tâm lý hay trầm cảm thực tổn (bệnh của não, nghiện chất). - Trầm cảm nội sinh: Chủ yếu điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, kết hợp thuốc giải lo âu, các thuốc hỗ trợ (như vitamin, thuốc bổ...) và liệu pháp tâm lý phối hợp. Cần chú ý theo dõi đề phòng khả năng tự sát ở bệnh nhân trầm cảm, đặc biệt trong 2 tuần đầu khi mà thuốc chống trầm cảm chưa kịp phát huy tác dụng. - Trầm cảm do căn nguyên tâm lý: Chủ yếu điều trị bằng liệu pháp tâm lý (có rất nhiều phương pháp, trong đó mới nhất là liệu pháp nhận thức hành vi (The Cognitive Behavioural Therapy - CBT) trong đó giáo dục cho người bệnh hiểu rõ về trầm cảm, ý thức được những nguyên nhân cũng như cơ chế gây ra trầm cảm từ đó làm thay đổi hành vi của người bệnh để giúp họ dần dần thoát ra khỏi trạng thái trầm cảm. Liệu pháp này không chỉ áp dụng trong điều trị trầm cảm mà còn được dùng đối với nhiều rối loạn tâm thần khác như Tâm thần phân liệt, cai nghiện ma tuý, các rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên...). Ngoài ra cũng cần động viên, an ủi người bệnh, nâng đỡ về mặt tâm thần cho họ, kết hợp thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, và các thuốc hỗ trợ khác, nhất là bổ sung vitamin và chất khoáng, vì chính vitamin và những vi chất này có vai trò nâng đỡ cơ thể chống chịu với stress rất tốt.
  3. - Trầm cảm do bệnh thực tổn ở não: Chủ yếu là điều trị triệt để nguyên nhân (như điều trị viêm não, mổ cắt u não, hút máu tụ trong sọ não...) kết hợp thuốc chống trầm cảm, giải lo âu và các thuốc hỗ trợ khác. - Trầm cảm do sử dụng chất gây nghiện, các chất tác động tâm thần khác: Chủ yếulà phải điều trị cai nghiện, sau đó kết hợp thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, thuốc hỗ trợ. (Đặc biệt trong điều trị loạn thần do rượu, sau giai đoạn cai nghiện là phải kết hợp điều trị chống trầm cảm, liệu pháp vitamin...). 4) Phải nhận rõ trầm cảm có kèm theo những rối loạn loạn thần khác hay không (hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực...). 5) Chỉ định sớm các thuốc chống trầm cảm (Antidepressant) biết chọn lựa đúng nhóm thuốc, loại thuốc, liều lượng thích hợp với từng trạng thái bệnh, từng người bệnh. 6) Phải biết chỉ định kết hợp thích hợp các thuốc an thần kinh khi cần thiết tuỳ từng thể loại trầm cảm đặc biệt là khi có các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác...). 7) Sốc điện (ECT) có thể được áp dụng trong các trường hợp trầm cảm nặng có ý tưởng hành vi tự sát và những trường hợp kháng thuốc.
  4. 8) Tránh sử dụng thuốc chống trầm cảm loại MAOIs vì nhiều biến chứng. Không nên sử dụng kết hợp loại này với các thuốc chống trầm cảm khác vì thường gây biến chứng nguy hiểm khi phối hợp thuốc này không đúng. 9) Đi đôi với sử dụng thuốc chống trầm cảm, trong thực hành tâm thần học, người ta còn sử dụng liệu pháp hành vi, liệu pháp nhận thức (như đã trình bày ở trên)... 10) Điều trị trầm cảm khi đạt được kết quả, phải được duy trì ít nhất 6 tháng có theo dõi để duy trì sự ổn định, chống tái phát. 2. Các thuốc chống trầm cảm: A. TÁC DỤNG CỦA THUỐC CTC: 1. Tác dụng làm tăng khí sắc do đó có tác dụng chống trầm cảm - Antidepressants. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng hoạt hoá tâm thần vận động (psychomotor activity). 2. Thuốc chống trầm cảm không gây được khoái cảm và kích thích, thuốc chỉ có tác dụng trên người bệnh trầm cảm mà không có tác dụng hoặc rất ít tác dụng trên người bình thường. 3. Một số thuốc chống trầm cảm còn có tác dụng giảm lo âu, hoảng sợ và chống ám ảnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2