intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẦM CẢM (Kỳ 5)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

121
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liều lượng sử dụng: - Fluoxetine 10 mg, 20 mg liều bắt đầu là 20 mg/ngày sau đó tăng dần liều đến liều tối đa 80 mg/ngày. - Paroxetine 10 mg, 20 mg liều bắt đầu là 20 mg/ngày tăng dần lên 10 mg trong 1 tuần, liều tối đa 50 mg/ngày. - Sertraline 10 mg, 20 mg liều bắt đầu 20 mg/ngày tăng dần đến liều đạt được tối đa 200 mg/ngày trong thời gian 3 tuần. * THUỐC CTC ỨC CHẾ CHỌN LỰA NORADRENALIN VÀ SEROTONIN (Serotonin - Noradrenaline Reuptake Inhibitor - SNRIs) · Thuốc CTC SNRIs được phát hiện năm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẦM CẢM (Kỳ 5)

  1. TRẦM CẢM (Kỳ 5) 7. Liều lượng sử dụng: - Fluoxetine 10 mg, 20 mg liều bắt đầu là 20 mg/ngày sau đó tăng dần liều đến liều tối đa 80 mg/ngày. - Paroxetine 10 mg, 20 mg liều bắt đầu là 20 mg/ngày tăng dần lên 10 mg trong 1 tuần, liều tối đa 50 mg/ngày. - Sertraline 10 mg, 20 mg liều bắt đầu 20 mg/ngày tăng dần đến liều đạt được tối đa 200 mg/ngày trong thời gian 3 tuần. * THUỐC CTC ỨC CHẾ CHỌN LỰA NORADRENALIN VÀ SEROTONIN (Serotonin - Noradrenaline Reuptake Inhibitor - SNRIs) · Thuốc CTC SNRIs được phát hiện năm 1996. · Biệt dược: Venlafaxine (Effexor).
  2. · Có tác dụng ức chế tái hấp thu cả hai loại 5HT và NA tăng dẫn truyền thông tin sau synapse làm tăng khí sắc. · Không ảnh hưởng tới bất kỳ hệ thống dẫn truyền thần kinh nào khác do đó dẫn đến ít tác dụng phụ. · Chỉ định đối với các trạng thái trầm cảm kháng thuốc, trầm cảm kết hợp với lo âu. · Liều lượng: 30 - 50 mg/ngày. · Tác dụng phụ tuỳ từng người có thể buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, gây tăng huyết áp, vã mồ hôi, run khi dùng liều cao. · Không kết hợp với thuốc MAOIs. 1. Mirtazapine - Biệt dược Mirtazapine là: Remeron - Là chất đối kháng thụ thể alpha 2 adnenoceptor. Do ngăn chặn tự thụ thể (autoreceptor) alpha 2 hai hệ noradrenergic và serotonine ở đầu tận cùng trên synapse, nên nó làm tăng phóng tích NA và 5HT và tăng hoạt tính của noradrenaline và serotonine. Khả năng đối kháng thêm 5HT2 và 5HT3 làm giảm tác dụng phụ serotonergic (buồn nôn, nôn) và cải thiện chức năng tình dục và giấc ngủ.
  3. - Tuy nhiên vẫn có tác dụng phụ tăng cân, tăng cảm giác ngon miệng, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ. - Chỉ định: trầm cảm các loại. - Chống chỉ định: + Mirtazapine tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của rượu nên uống thuốc phải kiêng trà, rượu. + Không kết hợp với CTC nhóm MAOIs + Cẩn thận kê toa remeron với diazepam vì tăng tác dụng an thần. 2. Tianeptine · Biệt dược Tianeptine: Stablon 12,5 mg (1993) · Là thuốc chống trầm cảm mới có cơ chế tác dụng đặc biệt. - Tăng tái hấp thu serotonine tại neuron trên synapse. - Giống các thuốc chống trầm cảm hiệu quả, ức chế phóng thích noradrenaline, làmtăng dopamine ngoài tế bào vỏ não vùng trước trán. - Tác dụng trên sự hấp thu serotonine, nó làm giảm sự kích thích HPA do sang chấn.
  4. · Tác dụng: - Hiệu quả chống trầm cảm và chống lo âu, được chỉ định trong rối loạn trầm cảm lo âu hỗn hợp. - Được chỉ định trong trầm cảm sau cai rượu. · Thuốc có khả năng dung nạp tốt, hiệu quả nhanh, ít tác dụng phụ, ngăn ngừa tái phát. · Tác dụng phụ: - Nhức đầu - Bồn chồn bất an - Ít ngủ 3. Nefazodone · Là thuốc có cơ chế tác dụng ức chế tái hấp thu 5HT tương đối yếu. Là chất đối kháng thụ thể 5HT2 mạnh. · Làm tăng dẫn truyền serotonine thông qua thụ thể 5HT1A hậu synapse. · Tác dụng tăng khí sắc, chống trầm cảm, cải thiện giấc ngủ tốt. · Ít tác dụng phụ như rối loạn tình dục (tác dụng phụ của TCAs, SSRIs).
  5. · Tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, nhức đầu. C. HỘI CHỨNG SEROTONIN KHI SỬ DỤNG THUỐC CTC: - Thường do CTC 3 vòng kết hợp MAOIs hoặc CTC 3 vòng kết hợp SSRIs. - Biểu hiện triệu chứng: · Lú lẫn · Kích động, bồn chồn (agitation, restlessness) · Kích thích hưng phấn (hypomanic) · Giật cơ (myoclonus) · Vã mồ hôi · Run rẩy · Sốt cao. - Cần chẩn đoán phân biệt với hội chứng ATK ác tính. D. KHÔNG ĐÁP ỨNG VỚI THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM
  6. Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm không đạt được kết quả, cần xem xét nguyên nhân sau: 1. Chẩn đoán trầm cảm có đúng hay không? 2. Có bỏ sót các triệu chứng loạn thần đi kèm theo hay không? 3. Chọn nhóm thuốc, loại thuốc, liều lượng có phù hợp hay không? 4. Thời gian điều trị đã đạt chưa? 5. Bệnh nhân có tuân thủ điều trị của bác sĩ hay không? 6. Các bệnh lý cơ thể, tâm thần kèm theo? 7. Có lạm dụng rượu hoặc ma tuý hay không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2