Trầm cảm – Phần 1
lượt xem 12
download
Bệnh trầm cảm là gì? - Rối loạn trầm cảm được nêu ra từ khi con người biết viết lịch sử. - Trong kinh thánh, cho là vua David, vua Job đã mắc phải căn bệnh này. - Hippocrates thì cho trầm cảm là tình trạng u sầu với bản chất là “mật đen”. - Ở TK 19, trầm cảm được xem là một sự yếu đuối về cá tính do di truyền. - Đầu TK 20, Freud kết nối bệnh sinh của trầm cảm với phạm tội và xung đột. - Thập niên 50-60, trầm cảm được chia...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trầm cảm – Phần 1
- Trầm cảm – Phần 1 I.Tổng quan 1.Bệnh trầm cảm là gì? - Rối loạn trầm cảm được nêu ra từ khi con người biết viết lịch sử. - Trong kinh thánh, cho là vua David, vua Job đã mắc phải căn bệnh này. - Hippocrates thì cho trầm cảm là tình trạng u sầu với bản chất là “mật đen”. - Ở TK 19, trầm cảm được xem là một sự yếu đuối về cá tính do di truyền. - Đầu TK 20, Freud kết nối bệnh sinh của trầm cảm với phạm tội và xung đột. - Thập niên 50-60, trầm cảm được chia làm 2 loại, nội sinh và ngoại sinh. - Thập niên 70-80, chuyển chú ý sang những ảnh hưởng của nó lên người bệnh.
- 2. Quan niệm hiện nay - hầu hết các nhà chuyên khoa đồng ý rằng : - Rối loạn trầm cảm là một hội chứng - phản ánh tâm trạng buồn bã hoặc một nổi khổ quá mức bình thường. - Những rối loạn trầm cảm không chỉ đặc trưng bởi các suy nghĩ, tâm trạng và hành vi tiêu cực, mà còn bởi những thay đổi đặc hiệu trong các hoạt động chức năng (ví dụ như ăn, ngủ, và hoạt động tình dục). - Những thay đổi về chức năng thường được gọi là các dấu hiệu thần kinh thực thể. - Một số người bị trầm cảm, đặc biệt là rối loạn cảm xúc lưỡng cực, dường như có tính di truyền. 3. Là một vấn đề lớn về sức khoẻ trong cộng đồng: - Năm 1990, phí điều trị ở Mỹ là 43 tỉ đôla! - Thống kê ở Pháp tỷ lệ trầm cảm chiếm 15% dân số, và tỷ lệ chết do tự sát vì trầm cảm lên đến 30-35% tổng số tự sát các loại.
- - Các nghiên cứu thấy trầm cảm có ảnh hưởng ngang với bệnh động mạch vành, làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành, HIV, hen và các bệnh lý nội khoa khác; hơn nữa, trầm cảm làm tăng độ mắc bệnh, và tỉ lệ tử vong của các bệnh trên. 4. Là bệnh khó xác định - Trầm cảm chỉ được chẩn đoán xác định trên lâm sàng. - Hơn thế nữa, bệnh thường nằm trong nhiều dạng lẫn lộn khác nhau khiến cho rất hay bỏ sót chẩn đoán. - Vì vậy điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi bạn thấy các triệu chứng trầm cảm của bản thân, bạn bè hay người thân trong gia đình. 5. Là bệnh khó điều trị - Người bệnh không thể khỏi bệnh hoàn toàn. Hi vọng rằng tình trạng này sẽ được cải thiện trong tương lai. - Trầm cảm thường không thể chữa trị, cho dù có rất nhiều tài liệu nghiên cứu và các chỉ dẫn lâm sàng tập trung vào vấn đề điều trị. - Để có thể thoát khỏi một rối loạn tâm lý, cần phải điều trị bằng thuốc, hoặc bằng shock điện, hoặc liệu pháp tâm lý, cho dù nó có yếu tố thúc đẩy hay do vô căn. - Nếu không điều trị, bệnh sẽ nặng hơn và nếu điều trị không đủ thì bệnh sẽ tái phát.
- - Có rất nhiều loại thuốc an toàn và hiệu quả đặc biệt là SSRIs có thể giúp ích rất nhiều trong điều trị trầm cảm. II. Nguyên nhân Có hai nguyên nhân chính gây ra trầm cảm + Nội sinh - Có thể do di truyền - một vài loại trầm cảm có tính chất gia đình cho thấy một yếu tố sinh học thúc đẩy tới tình trạng trầm cảm; Điều này đặc biệt đúng đối với dạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. - Đã phát hiện ra những người bị bệnh có một vài khác biệt về thành phần gen đối với những người bình thường, nhưng ngược lại - không phải tất cả những người mang thành phần gen bất thường trên đều bị bệnh. + Ngoại sinh - xảy ra sau sốc tâm lý, thất tình, thi trượt, mất việc, làm ăn thua lỗ, mất mát lớn về vật chất và tinh thần…. - rõ ràng có những yếu tố hỗ trợ như các tác kích của môi trường liên quan đến sự khởi phát của bệnh. III. Triệu chứng - Rất đa dạng và phong phú như: 1. Mất ngủ: - Là triệu chứng hay gặp nhất. - Có thể mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ),
- - Mất ngủ giữa giấc (đang ngủ tỉnh dậy, sau đó rất khó ngủ lại) - Mất ngủ cuối giấc (thức giấc sớm, không ngủ lại được). - Nếu nặng sẽ gây ra mất ngủ toàn bộ. 2. Mệt mỏi: - Bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là về buổi sáng. - Buổi chiều cảm giác mệt mỏi có giảm đi nhưng vẫn còn rất rõ rệt. - Chính mệt mỏi là nguyên nhân gây giảm sút khả năng học tập ở bệnh nhân. 3. Chán ăn: - Ăn mất ngon, vì vậy bệnh nhân ăn ít, từ đó dẫn đến gầy sút, bệnh nhân không muốn ăn, không có cảm giác thèm ăn. - Thông thường bệnh nhân có thể sút một vài kg mỗi tháng, - Có những bệnh nhân khi đến khám bác sĩ tâm thần thì đã sút hơn 10 kg. 4. Mất mọi quan tâm, thích thú trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí: - Các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. - Chẳng hạn trước đây bệnh nhân thích bóng đá thì giờ chẳng quan tâm đến bóng đá nữa. 5. Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu: - Nét mặt bệnh nhân luôn rầu rĩ.
- - Bệnh nhân luôn có cảm giác buồn bã với tất cả mọi việc mà không có cách nào làm bệnh nhân vui lên được. - Bệnh nhân luôn cáu gắt với mọi người vì những lý do không đâu. 6. Ý nghĩ chán nản, buông xuôi: - Bệnh nhân chán mọi thứ, cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông xuôi mọi việc. - Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của bệnh nhân. - Nhiều gia đình than phiền rằng bệnh nhân chán nản, muốn bỏ học không lý do, mặc dù trước đó bệnh nhân là một sinh viên rất chăm chỉ, học giỏi. 7. Khó tập trung vào một việc gì đó: - Như đọc sách, nghe giảng, xem ti-vi... - Bệnh nhân không thể tập trung chú ý vào một việc cụ thể, do đó không thể ghi nhớ được, có bệnh nhân nói rằng đang đọc một đoạn sách mà không sao tập trung chú ý được. Do đó không thể nhớ được mình vừa đọc cái gì. - Vì vậy kết quả học tập giảm sút rõ rệt, có những bệnh nhân thi trượt tất cả các môn mặc dù học kỳ trước còn là học sinh giỏi. 8. Cảm giác bứt rứt, buồn nôn, lo lắng vô cớ: - Bệnh nhân khó có thể ngồi yên một chỗ được một lúc. - Họ luôn trong tâm trạng lo lắng vô cớ với những lý do không đâu.
- 9. Thường có các rối loạn: - Như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi..., vì vậy bệnh nhân thường được đưa đi khám ở bác sĩ thần kinh (đau đầu), tim mạch (đánh trống ngực), tiêu hóa (đau bụng)... nhưng tất cả các khám xét trên đều không chỉ ra một bệnh cụ thể nào. - Cũng chính vì đi khám và điều trị nhiều nơi không phải chuyên khoa tâm thần nên bệnh nhân thường đến khám bác sĩ tâm thần ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã trở thành mạn tính, vì vậy việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn. 10. Có ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát: - Chính do các triệu chứng kể trên, bệnh nhân bi quan, chán nản, muốn chết đi cho nhẹ gánh. - Do vậy nhiều bệnh nhân có kế hoạch tự tử rõ ràng. - Họ thường tìm cách mua thuốc gây độc. - Không được coi thường triệu chứng này vì bệnh nhân có thể chết do tự tử. 11. Cơn trầm cảm và hưng cảm. Không phải tất cả mọi người bị trầm cảm hay có cơn hưng cảm đều có tất cả các triệu chứng. Một số có thể có rất ít trong khi số khác lại bộc lộ rất nhiều triệu chứng. Mức độ của các triệu chứng cũng thay đổi khác nhau ở người bệnh. a. Trầm cảm:
- - Thường xuyên buồn rầu, lo lắng và hay rơi vào trạng thái vô định, tuyệt vọng, bi quan. - Có cảm giác bị bỏ rơi, vô dụng hay có tội. - Thờ ơ, vô cảm với các sở thích trước đó, bao gồm cả hoạt động tình dục. - Mất ngủ, thức dậy rất sớm hoặc ngủ quá nhiều. - Chán ăn có thể kèm sụt cân hay cuồng ăn kèm tăng cân. - Mệt mỏi, chậm chạp. - Có các ý nghĩ tìm đến cái chết, tự tử. - Bứt rứt, hiếu động. - Khó tập trung, mau quên và quyết định chậm chạp. - Hay than phiền về các triệu chứng như nhức đầu, rối loạn tiêu hoá hoặc đau mạn tính cho dù đã điều trị. b. Cơn hưng cảm - Tự nhiên hưng phấn. - Tự nhiên kích động. - Mất ngủ trầm trọng. - Trầm trọng hóa vấn đề. - Nói nhanh và nhiều.
- - Suy nghĩ rời rạc, đứt quãng. - Tăng đòi hỏi về hoạt động tình dục. - Hoạt động liên tục. - Thiếu kiềm chế. - Cư xử bất thường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trầm cảm và tự tử ở nam giới (phần 1)
7 p | 942 | 20
-
Trầm cảm và tự tử ở Nam giới (phần 2)
7 p | 921 | 20
-
CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (Kỳ 2)
5 p | 126 | 17
-
TRẦM CẢM (Kỳ 4)
6 p | 139 | 13
-
HỘI CHỨNG TRẦM CẢM (DEPRESSION) Phần 1
13 p | 146 | 11
-
AMITRIPTYLIN (Kỳ 1)
5 p | 111 | 8
-
Trầm cảm – Phần 3
12 p | 87 | 8
-
Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 1
12 p | 78 | 7
-
Trầm cảm – Phần 2I
5 p | 74 | 6
-
9 triệu chứng tố cáo bệnh trầm cảm
5 p | 98 | 6
-
Fluoxetine
6 p | 111 | 5
-
8 dấu hiệu của bệnh trầm cảm
5 p | 137 | 5
-
Imipramine
5 p | 121 | 4
-
TRẦM CẢM (PHẦN 1)
13 p | 71 | 4
-
Bệnh Cảm Tính Lưỡng Cực
6 p | 142 | 3
-
Thuốc an thần – Phần 1
14 p | 91 | 3
-
7 ngày giúp bé ngủ ngon (phần 1)
4 p | 57 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn