intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trạng thái phân quyền cát cứ của nhà nước phong kiến Tây Âu

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

465
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hình thành và củng cố : TK 2 đến trước năm 843 - Phát triển : sau năm 843 đến TK15 - Khủng hoảng, suy vong : TK 15 đến TK 17 Quan hệ PK được thể hiện : - Quan hệ bóc lột bằng địa tô được thể hiện rõ nhất, đặc trưng của chế độ phong kiến - Mối quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản : địa chủ (lãnh chua PK) và nông dân (nông dân). Đây là mối quan hệ bất bình đẳng về mọi mặt. Nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào địa chủ PK,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trạng thái phân quyền cát cứ của nhà nước phong kiến Tây Âu

  1. Trạng thái phân quyền cát cứ của nhà nước phong kiến Tây Âu Thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến : - Hình thành và củng cố : TK 2 đến trước năm 843 - Phát triển : sau năm 843 đến TK15 - Khủng hoảng, suy vong : TK 15 đến TK 17 Quan hệ PK được thể hiện : - Quan hệ bóc lột bằng địa tô đ ược thể hiện rõ nhất, đặc trưng của chế độ phong kiến - Mối quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản : địa chủ (lãnh chua PK) và nông dân (nông dân). Đây là mối quan hệ bất bình đẳng về mọi mặt. Nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào địa chủ PK, không có ruộng đất.
  2. - Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất : tập trung vào tay giai cấp PK là nhiều nhất và gần như tuyệt đối. - 843 : chế độ phân quyền cát cứ xuất hiện, ngày càng phát triển. Biểu hiện của chế độ phân quyền cát cứ : - Nguyên nhân : + Nguyên nhân sâu xa : đế quốc Frăng được dựng lên do kết quả của những cuộc chiến tranh xâm lược và được duy trì bằng bạo lực, không có cơ sở kinh tế, chỉ là một liên hiệp tạm thời, không vững chắc. Trong phạm vi cả Tây Âu và phạm vi từng nước đều có khuynh hướng phát triển riêng, muốn tách ra khỏi sự ràng buộc của chính quyền TƯ. + Nguyên nhân cơ bản, có tính quyết định là về kinh tế. Trong đó, trước hết phải nói đến chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất. Đó là sở hữu tư nhân rất lớn của PK. Được hình thành bằng hai nguồn : thứ nhất là chế độ phân phong ruộng đất và chế độ thừa kế ruộng đất, thứ hai là số ruộng đất ít ỏi của những nông dân tự do, nằm rải rác trong những khu đất dai của lãnh chúa. Chế độ phân phong và thừa kế dẫn tới hậu quả quyền sở hữu tối cao về ruộng đất không thuộc về nhà vua và dẫn tới trạng thái phân quyền cát cứ.
  3. + Về giao thông, do chiến tranh liên miên lại không được sửa chữa nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn và không an toàn. Vì vậy, liên hệ từng vùng không thường xuyên chặt chẽ. + Ngoài ra, từng nước còn có những nguyên nhân khác. VD : ở Pháp, có những thời kỳ mà ruộng đất của nhà vua ít hơn rất nhiều so với ruộng đất của các lãnh chúa PK, thế lực của nhà vua rất hạn chế. Những làn chúa lớn thường áp đảo nhà vua và tranh giành quyền lợi với nhau. Nói đến trạng thái phân quyền cát cứ là nói đến lãnh địa và lãnh chúa PK. Đất đai được phân phong lần lượt trở thành tư hữu và tạo nên lãnh địa. Nà vua ở TƯ thực tế cũng chỉ là một lãnh chúa mà thôi. Có hai loại lãnh địa là lãnh địa PK và lãnh địa của giáo hội thiên chúa. - Phân quyền cát cứ là trạng thái cơ bản nổi bật nhất trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu. Nó bao trùm, chi phối mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị phong kiến. + Kinh tế : Nền kinh tế của lónh địa là nền kinh tế tự cung tự cấp. Lãnh địa có nhiều trang viên, các trang viên lại được chia thành hai phần, một phần do lãnh chúa trực tiếp quản lý, một phần đ ược chia thành nhiều khoanh nhỏ để nông dân thuê lĩnh canh.
  4. + Xã hội : Quan hệ cơ bản trong xã hội là quan hệ giữa lãnh chúa với nông dân. Nông dân coa ba loại : nông dân tự do, lệ dân và nông nô. Lệ dân và nông dân tự do trước sau gì cũng bị biến thành nông nô, cả đời phụ thuộc chặt chẽ vào lãnh chúa, làm lao dịch không công, nộp địa tô cho địa chủ...So với nô lệ trong xã hội cổ đại thì thân phận của nông nô có khá hơn, họ có nhà cửa, công cụ sản xuất, kinh tế gia đình riêng. + Chính trị : Những tước vị và chức vụ mà nhà vua trao cho lãnh chúa nay trở thành cha truyền con nối, biến luôn khu vực HC đứng đầu thành lãnh địa riêng, biến thần thuộc, thần dân nhà vua thành thần thuộc, thần dân của lãnh chúa, có toà án xét xử riêng. Lãnh chúa có quyền đúc tiền, thu thuế..bộ phận quân đội của lãnh chúa hoàn toàn tách khỏi sự điều động của nhà vua. Giữa các lãnh chúa thường xảy ra chiến tranh nhằm mở rộng lãnh địa, quyền lực, tài sản. Như vậy, trên thực tế, các lãnh địa đã biến thành những quốc gia nhỏ. Các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có quân đội, toà án, luật lệ riêng. Chính trong trạng thái phân quyền cát cứ, quan hệ PK được thể hiện rõ nét nhất, đây cũng là thời ký phát triển của chế độ PK Tây Âu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2