intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tránh nói gì khi đi phỏng vấn?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

131
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Sếp cũ của tôi là gã ngốc, tôi không thể nào ưa hắn được!” Với câu nói này, bạn có thể chắc chắn rằng mình không có cơ hội bước vào vòng phỏng vấn tiếp theo. Nói xấu sếp cũ được xem là điều tối kỵ hàng đầu khi phỏng vấn. Nếu được hỏi “Vì sao anh/chị rời bỏ công việc hiện tại?”, chỉ nên nói rằng bạn đang tìm kiếm một môi trường mới, có nhiều cơ hội và thử thách hơn. Ứng viên sẽ bị “soi” kỹ từng cử chỉ, lời nói khi tham dự phỏng vấn xin việc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tránh nói gì khi đi phỏng vấn?

  1. Tránh nói gì khi đi phỏng vấn? “Sếp cũ của tôi là gã ngốc, tôi không thể nào ưa hắn được!” Với câu nói này, bạn có thể chắc chắn rằng mình không có cơ hội bước vào vòng phỏng vấn tiếp theo. Nói xấu sếp cũ được xem là điều tối kỵ hàng đầu khi phỏng vấn. Nếu được hỏi “Vì sao anh/chị rời bỏ công việc hiện tại?”, chỉ nên nói rằng bạn đang tìm kiếm một môi trường mới, có nhiều cơ hội và thử thách hơn. Ứng viên sẽ bị “soi” kỹ từng cử chỉ, lời nói khi tham dự phỏng vấn xin việc “Lương ư? Bao nhiêu cũng được ạ! ” Dễ dãi về lương bổng sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn thiếu kinh nghiệm và không xứng đáng được hưởng mức lương cao. Phỏng vấn là dịp để bạn chứng tỏ năng lực bản thân và thương lượng mức lương mong muốn. Bạn nên nghiên cứu kỹ mặt bằng lương của vị trí ứng tuyển để đề nghị mức lương phù hợp nhất. “Tôi rất mong được hưởng chế độ lương bổng hậu hĩnh từ công ty” Bạn cho rằng kết thúc buổi phỏng vấn với một câu nói như thế sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng và nêu bật bầu nhiệt huyết được làm việc với công ty tuyển dụng. Nhưng người phỏng vấn lại nghĩ rằng bạn chỉ muốn chăm lo cho lợi ích bản thân chứ không thật sự yêu thích công việc ứng tuyển. Bạn chỉ nên nói rằng bạn thật sự mong
  2. chờ cơ hội được làm việc trong một môi trường năng động và sáng tạo. “Năm vừa rồi, tôi được thưởng đến 12 tháng lương cơ đấy!” Người phỏng vấn đánh giá cao những ứng viên có thành tích ấn tượng. Tuy nhiên, họ luôn biết cách kiểm tra tính xác thực trong lời nói của mỗi ứng viên. Bạn sẽ trả lời ra sao nếu người phỏng vấn nhận xét: “Ồ, anh được thưởng đến 12 tháng à? Bạn tôi làm tổng giám đốc cũng chỉ được thưởng 6 tháng thôi!”. Vì vậy, bạn đừng nói gì vượt quá sự thật, kẻo nhà tuyển dụng “bắt thóp” thì thật “thẹn thò” phải không? “Mục tiêu ngắn hạn của tôi là phải thanh toán hết nợ nần để sang năm cưới vợ” Đó có thể đúng là mục tiêu của bạn, nhưng nhà tuyển dụng không mong đợi bạn “chia sẻ đời tư” như thế. Bạn cần đề cập đến những dự định sự nghiệp có thể mang đến những lợi ích thiết thực cho công ty ứng tuyển. Nếu nhất thời bạn không nghĩ ra được mục tiêu nghề nghiệp, hãy trình bày dự định của bạn được gắn bó lâu dài với công ty Hãy trả lời 4 câu hỏi trên bằng chính những trải nghiệm thật của bạn và nên thêm những câu chuyện ngắn mô tả thời điểm đặc biệt trong quá khứ của bạn như: Bạn đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng nhất của mình thế nào, lãnh đạo nhóm ra sao, giải quyết công việc mà hạn chót cận kề hoặc vực dậy một dự án đã thất bại như thế nào...
  3. Hãy luôn nghiên cứu về công ty bạn ứng tuyển trước khi dự phỏng vấn. Nên biết rõ NTD là ai, những thử thách đang đối mặt và tình hình hiện tại của họ... Với câu hỏi “Tại sao bạn ở đây?” là dịp bạn “phô bày” những kiến thức và thông tin bạn đã nghiên cứu về công ty. Hãy cho họ biết bạn đã nghiên cứu kỹ về họ như thế nào, nêu ra vài lý do tại sao bạn rất muốn làm việc cho họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2