TRÀO LƯU CHỦ TÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII<br />
ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG<br />
Hoàng Thị Tuyết Mai, Vũ Thị Ngọc<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam. Nhìn từ<br />
góc độ nhân học văn hóa có thể nói đây là thời kỳ văn học lấy con ngƣời tự nhiên, phàm trần làm<br />
đối tƣợng thể hiện. Đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa dạng, phong phú, có màu sắc cá<br />
nhân, thầm kín, riêng tƣ thay vì các lý tƣởng thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên<br />
hạ của con ngƣời xã hội, con ngƣời cộng đồng. Trào lưu chủ tình là cách gọi mang hàm nghĩa đề<br />
cao cảm xúc, tình cảm một cách có ý thức, có cơ sở triết học. Trào lưu chủ tình trong văn học<br />
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một khái niệm sử dụng theo nghĩa ƣớc lệ, nhằm định danh một<br />
xu hƣớng văn học chiếm vị trí nổi bật nhất, làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn học giai<br />
đoạn này: trào lƣu văn học đề cao tình (emotions, feelings, cantiment). Trào lưu chủ tình gợi ra<br />
một hƣớng nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế<br />
kỉ XIX. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tìm hiểu thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng dƣới ánh sáng<br />
của Trào lƣu chủ tình.<br />
Từ khóa: văn học, trào lưu chủ tình, thất chủ tình, nhân học văn hóa, thơ Nôm Hồ Xuân Hương<br />
<br />
Giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là<br />
thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt<br />
nam. Nếu nhìn từ góc độ nhân học văn hóa có<br />
thể nói đây là thời kỳ văn học lấy con ngƣời<br />
tự nhiên, phàm trần làm đối tƣợng thể hiện.<br />
Đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa<br />
dạng, phong phú, có màu sắc cá nhân, thầm<br />
kín, riêng tƣ thay vì các lý tƣởng thành ý,<br />
chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên<br />
hạ của con ngƣời xã hội, con ngƣời cộng<br />
đồng. Văn học giai đoạn này đƣợc PGS.TS<br />
Trần Nho Thìn gọi là Trào lưu chủ tình – tức<br />
là cách gọi mang hàm nghĩa đề cao cảm xúc,<br />
tình cảm một cách có ý thức, có cơ sở triết<br />
học. Trào lƣu chủ tình gợi ra một hƣớng<br />
nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung<br />
đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.<br />
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tìm hiểu<br />
thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng dƣới ánh sáng của<br />
Trào lƣu chủ tình.<br />
HỒ XUÂN HƢƠNG VỚI TRÀO LƢU<br />
CHỦ TÌNH<br />
Hồ Xuân Hƣơng là một hiện tƣợng độc đáo<br />
trong văn học Việt Nam. Thơ Nôm của Hồ<br />
Xuân Hƣơng là mảng văn học thú vị và hấp<br />
dẫn. Lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu dành giấy<br />
<br />
<br />
Tel: 0986222413<br />
<br />
bút cho mảng thơ độc đáo của thiên tài kĩ nữ<br />
này. Các tác giả: Đông Châu Nguyễn Hữu<br />
Tiến, Nguyễn Văn Hạnh, Văn Tân, Xuân<br />
Diệu, Nguyễn Đức Bính, Chế Lan Viên, Vũ<br />
Đức Phúc, Trần Thanh Mại, N.I. Niculin, Lê<br />
Trí Viễn… đã giải mã những tín hiệu nghệ<br />
thuật ở những khía cạnh khác nhau và đạt<br />
đƣợc những thành công nhất định. Tuy vậy,<br />
tiếp cận thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng từ góc<br />
độ nhân học văn hóa là một hƣớng đi hoàn<br />
toàn mới. Gần đây, tác giả luận văn thạc sĩ<br />
Trần Thị Hƣơng có đi theo hƣớng nghiên cứu<br />
này nhƣng chƣa hình dung Hồ Xuân Hƣơng<br />
trong mạch chung của trào lƣu chủ tình. Vì<br />
vậy tìm hiểu thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng<br />
dƣới ánh sáng của Trào lưu chủ tình chúng tôi<br />
hi vọng phát hiện ra những nét mới trong sáng<br />
tác của Bà.<br />
Trào lưu chủ tình trong văn học thế kỷ<br />
XVIII đầu thế kỷ XIX là một khái niệm sử<br />
dụng theo nghĩa ƣớc lệ, nhằm định danh một<br />
xu hƣớng văn học chiếm vị trí nổi bật nhất,<br />
làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn<br />
học giai đoạn này: Trào lƣu văn học đề cao<br />
tình (emotions, feelings, cantiment), tức thiên<br />
về xúc cảm thay vì lý trí tỉnh táo của nhà Nho<br />
truyền thống [1, tr 548].<br />
MÔ TẢ TRÀO LƢU CHỦ TÌNH<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 44<br />
<br />
Hoàng Thị Tuyết Mai và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Ở Việt Nam, Trào lƣu chủ tình đƣợc biểu hiện<br />
bởi ba khía cạnh tiêu biểu. Thứ nhất, Trên<br />
phương diện quan niệm về con người (nhân<br />
vật) có thể thấy mẫu nhân vật sống chủ tình,<br />
“việt danh giáo nhiệm tự nhiên” [1, tr 536]<br />
rất rõ nét. Thế kỉ XVIII – XIX con ngƣời<br />
đƣợc phản ánh với những khát vọng đời<br />
thƣờng nhất. Tiêu biểu là những ngƣời phụ<br />
nữ không che giấu xúc cảm, cam chịu theo<br />
giáo lý nữa mà đã nói lên tiếng lòng với<br />
những nỗi khát khao cháy bỏng về tình yêu,<br />
hạnh phúc lứa đôi. Đó là ngƣời chinh phụ,<br />
ngƣời cung nữ, là cái tôi táo bạo Hồ Xuân<br />
Hƣơng hoặc Nguyễn Công Trứ theo đuổi lối<br />
sống phong lƣu, trọng tình cảm và có những<br />
nét “nhiệm đản”: ngất ngƣởng, công khai ca<br />
ngợi thú tài tình... Thứ hai, Về phương diện<br />
thể loại, sự xuất hiện những thể loại dân tộc<br />
với thơ Nôm Đƣờng luật phá cách, ngâm<br />
khúc, hát nói đã chuyển tải những tƣ tƣởng<br />
mới mẻ tạo cho thời đại một diện mạo mới.<br />
Thứ ba, Về phương diện quan niệm văn học,<br />
văn học giai đoạn này không phải để nói chí, để<br />
tải đạo nhƣ gần tám thế kỉ nay mà để bộc lộ<br />
khát vọng của con ngƣời trần thế nhất. Tức là<br />
quan niệm văn học thực sự là văn học, nó<br />
không còn là phƣơng tiện của chính trị, đạo đức<br />
hay ý chí nào khác. Điều đó cũng có nghĩa là<br />
đến lúc này văn học của ta mới thực sự có giá<br />
trị tự thân, là nó, với nghĩa đầy đủ nhất.<br />
BIỂU HIỆN CỦA TRÀO LƯU CHỦ TÌNH<br />
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ<br />
XVIII ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA THƠ NÔM<br />
HỒ XUÂN HƢƠNG<br />
Trào lƣu chủ tình trong văn học thế kỷ XVIII<br />
đầu thế kỷ XIX biểu hiện ở mỗi tác giả, mỗi<br />
tác phẩm có màu sắc và mức độ đậm nhạt<br />
khác nhau. Qua nghiên cứu thơ Nôm Hồ<br />
Xuân Hƣơng, theo chúng tôi, Trào lƣu chủ<br />
tình đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau<br />
Tài năng được ý thức như một thứ đặc<br />
quyền không chỉ của đàn ông<br />
Hồ Xuân Hƣơng trƣởng thành trong giai đoạn<br />
lịch sử đen tối khủng hoảng, chịu sự ảnh<br />
hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng nhất nam viết tử<br />
thập nữ viết vô. Đàn bà ít đƣợc đi học và<br />
không đƣợc ứng thí nhƣ đàn ông, may mắn là<br />
học ít chữ, lấy chồng sinh con và lo việc nội<br />
trợ. Sống trong xã hội tam cương, ngũ<br />
<br />
73(11): 44 - 49<br />
<br />
thường, tam tòng tứ đức, bao lễ giáo hạn chế,<br />
phủ nhận quyền ý thức về giá trị của mình,<br />
nhƣng Hồ Xuân Hƣơng luôn có ý thức khẳng<br />
định chính mình. Bà khinh thƣờng bọn phàm<br />
phu tục tử, bà đặt mình ngang hàng thậm chí<br />
cao hơn nam giới. Hồ Xuân Hƣơng ý thức rất<br />
rõ giá trị tài năng của mình và không ngần<br />
ngại khinh thị bọn nhà nho dốt nát một cách<br />
phũ phàng :<br />
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ,<br />
Lại đây cho chị dạy làm thơ<br />
( Mắng học trò dốt)<br />
Bình phẩm viên thái thú họ Sầm, kẻ mang<br />
quân từ Trung Quốc sang, tƣởng có thể “nuốt<br />
chửng” nƣớc Việt Nam nhỏ bé rút cuộc chỉ<br />
mua lấy một cái chết nhục nhã, Xuân Hƣơng<br />
đã mỉa mai và kiêu ngạo viết :<br />
Ví đây đổi phận làm trai được<br />
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu ?<br />
(Đề đền Sầm Nghi Đống)<br />
“Đây” là đại từ nhân xƣng, chỉ dùng trong<br />
đối ngoại suồng sã, thân mật giữa những<br />
ngƣời cùng vai phải lứa, ngang hàng. Đối<br />
thoại với quan Thái thú thần linh mà nữ sĩ<br />
xƣng “đây”, thế là xấc xƣợc, rất coi thƣờng.<br />
Ngang tàng quá! Rồi nữ sĩ lại đem mình - một<br />
ngƣời đàn bà - so sánh với vị tƣớng Thiên<br />
triều về cái sự anh hùng mới độc đáo làm sao.<br />
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu? – câu thơ<br />
châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn<br />
nhát của tên tƣớng giặc phƣơng Bắc. Một câu<br />
hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt<br />
đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hƣớc nhân<br />
lên nhiều lần. Đánh giá nhân cách - sự anh<br />
hùng - của Sầm Nghi Đống, nữ sĩ muốn nói<br />
lên “tầm vóc” của nữ sĩ phƣơng Nam. Bà đã<br />
ý thức và tự hào về tài năng, phẩm hạnh của<br />
mình, của giới mình. Bà đã chế giễu nhân<br />
cách tầm thƣờng, cách xử sự tầm thƣờng của<br />
những kẻ mày râu, những trang nam nhi, bậc<br />
quân tử bất tài, vô hạnh trong xã hội.<br />
Cái tôi cá nhân vốn không có đất sống trong<br />
xã hội vốn hình dung con ngƣời bằng các<br />
quan hệ ngôi thứ. Cái tôi ấy với ngƣời phụ nữ<br />
trong xã hội phong kiến nam quyền càng<br />
không mảy may có đất dung thân. Mặc lòng,<br />
trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng cái tôi<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 45<br />
<br />
Hoàng Thị Tuyết Mai và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
vẫn ngang ngƣợc tồn tại. Bài Mời trầu vừa<br />
nhƣ một cử chỉ thách thức, táo bạo vừa nhƣ<br />
một minh chứng cho sự tồn tại hiển nhiên của<br />
cái tôi trong tƣ duy táo bạo của ngƣời phụ nữ<br />
vốn chẳng tầm thƣờng. Với bài thơ này, nữ sĩ<br />
Hồ Xuân Hƣơng đã ghi dấu ấn cá nhân của<br />
mình nhƣ một hiện tƣợng mới mẻ trong lịch<br />
sử văn học. Khẳng định tài năng và ý thức về<br />
giá trị của mình nhƣ một “nguyên cớ” làm cơ<br />
sở coi thƣờng những đấng, bậc mày râu kém<br />
tài kém đức núp bên trong cái vỏ đạo đức.<br />
Dƣờng nhƣ không chỉ là ý thức mà đã trở<br />
thành tiềm thức, Hồ Xuân Hƣơng có một lòng<br />
tin mãnh liệt vào tài trí và khả năng sáng tạo<br />
của ngƣời phụ nữ . Hồ Xuân Hƣơng gạt đi cái<br />
hằng số mặc cảm phụ nữ thua kém đàn ông<br />
ăn sâu thành tầng bậc bao đời, bà đặt ngƣời<br />
phụ nữ ngang tầm với non sông nhƣ một phát<br />
hiện mới mẻ. Hơn bất cứ ai cùng thời, Hồ<br />
Xuân Hƣơng ý thức cao về vai trò của nữ<br />
giới và nói tiếng nói tố cáo một cách mạnh<br />
mẽ, quyết liệt. Khi ca ngợi những phẩm chất<br />
thiên bẩm về giới của mình bà tự hào khẳng<br />
định vẻ đẹp, tấm lòng son, tình yêu chung<br />
thủy (Bánh trôi nước, Mời trầu...). Hồ Xuân<br />
Hƣơng đã gạt những giọt nƣớc mắt yếu đuối<br />
của mình, của “chị em” phụ nữ: Nín đi kẻo<br />
thẹn với non sông để hiên ngang nhìn thẳng<br />
vào cuộc đời, ngang nhiên đòi tồn tại bình<br />
đẳng với những đấng bậc nam nhi của xã hội<br />
phong kiến... Hồ Xuân Hƣơng đã thật sự ý<br />
thức giá trị tài năng của mình, của giới mình<br />
và muốn khẳng định nó nhƣ một thứ đặc<br />
quyền không chỉ đàn ông mới có. Nhƣ thế,<br />
nhân vật chính trong thơ Nôm của bà chủ yếu<br />
là phụ nữ (trong đó có bản thân tác giả) với<br />
diện mạo và tầm vóc mới, trong đó tài năng là<br />
cơ sở cho những bứt phá về tƣ tƣởng, tạo tiền<br />
đề cho sự nổi loạn tinh quái về ngôn từ. Con<br />
ngƣời vũ trụ đứng giữa núi sông, trời đất vốn<br />
là độc quyền của nhà Nho- ngƣời đàn ông nay<br />
đã thấy xuất hiện trong tƣ thế ngƣời phụ nữ.<br />
Cảm hứng trần thế bản năng trong thơ<br />
Nôm Hồ Xuân Hương<br />
Trong văn học trung đại Việt Nam tình yêu,<br />
bản năng tính dục là mảng đề tài cấm kị. Tuy<br />
nhiên, nhƣ một qui luật bình thƣờng, có cấm<br />
kị thì có sự đối phó với cấm kị. Thơ đề vịnh<br />
của Hồ Xuân Hƣơng nhƣ một dạng cái khó ló<br />
<br />
73(11): 44 - 49<br />
<br />
cái khôn, là mảng thi pháp đối phó với cấm kị<br />
ra đời. Trong hoàn cảnh đặc thù của xã hội<br />
phong kiến, ngƣời ta né tránh việc đề cập đến<br />
đời sống bản năng. Hồ Xuân Hƣơng đã thông<br />
qua đề vịnh một đối tƣợng khác để thể hiện<br />
chất chủ tình trong sáng tác của mình. Đọc<br />
thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng, ta thấy sự vi phạm<br />
cấm kị trong khung thời gian thƣờng nhật, sự<br />
vi phạm bằng chữ bằng thơ. Mỗi bài thơ của<br />
Hồ Xuân Hƣơng là một hội hè ngôn ngữ, náo<br />
nức, mê say và tinh quái lạ thƣờng. Cái<br />
thiêng, cái dâm, cái hiển nhiên cùng tồn tại<br />
trong một hình ảnh thơ. Đọc thơ Nôm của bà,<br />
ngƣời đọc luôn di chuyển từ cực này sang cực<br />
kia trong cái không gian đạo đức – thẩm mĩ<br />
riêng biệt nhờ thế mà đƣợc hƣởng một thích<br />
khoái thẩm mĩ tối đa. Niềm thích khoái của kẻ<br />
ăn trái cấm mà có chiếc vỏ bọc an toàn,<br />
không lo bị trừng phạt<br />
Từ góc nhìn chủ tình, ngƣời ta thấy Hồ Xuân<br />
Hƣơng đề cao cái tự nhiên trong con ngƣời,<br />
tranh đấu cho quyền tồn tại hợp pháp cái tự<br />
nhiên ấy, mà trƣớc hết là tính dục:<br />
Đá kia còn biết xuân già dặn<br />
Chả trách người ta lúc trẻ trung<br />
(Đá ông chồng bà chồng)<br />
Tình ái vốn không phải vùng quan tâm của<br />
Nho giáo. Nhƣng thực tế đa thê đa thiếp lại<br />
đƣợc chấp nhận nhƣ một thứ đặc quyền, đặc<br />
lợi của đàn ông. Nhƣ thế, cấm kị dục tình chủ<br />
yếu áp dụng cho phụ nữ và đối tƣợng bị phán<br />
xét là vi phạm hay không vi phạm điều cấm kị<br />
này chỉ là phụ nữ. Hồ Xuân Hƣơng đã khinh<br />
bạc mà tài tình chỉ ra cái nguồn cơn chớ trêu<br />
ấy bằng sự linh hoạt của ngôn ngữ. Phụ nữ bị<br />
chối từ quyền làm chủ bản thể, quyền ý thức<br />
trách nhiệm về hành động của mình. Đề cập<br />
đến một vấn đề cấm kị trong văn chƣơng là<br />
tính dục – vấn đề vốn rất khó diễn đạt một<br />
cách thẩm mĩ kể cả với các nhà văn nam giới<br />
nhƣng Xuân Hƣơng lại tỏ ra rất “có nghề” khi<br />
diễn đạt bằng những hình ảnh gần gũi của đời<br />
sống: đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ, ốc nhồi, quả<br />
mít, cái quạt, cảnh dệt vải, tát nƣớc, đánh đu,<br />
đánh cờ.....Công bằng mà nói, viết về bản<br />
năng tính dục rất khó vì ranh giới mong manh<br />
giữa phi đạo đức nhân bản với khát khao hạnh<br />
phúc, khát khao tự do. Hồ Xuân Hƣơng biểu<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 46<br />
<br />
Hoàng Thị Tuyết Mai và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lộ cái khó ấy bằng thơ đề vịnh và đã kết hợp<br />
đƣợc cái thực với cái ảo, cái cụ thể với cái trìu<br />
tƣợng, cái công khai với cái ẩn kín, cái “mình<br />
thấy” với cái “mình cảm” theo bút pháp nghệ<br />
thuật “đồng hiện” khiến hình tƣợng thơ xuất<br />
hiện với hai nghĩa thanh tục khó có thể bóc tách.<br />
Thơ Nôm Xuân Hƣơng là sự khúc xạ của<br />
cuộc đời ngƣời phụ nữ nói chung trên cuộc<br />
đời riêng của bản thân bà. Thơ Xuân Hƣơng<br />
bao giờ cũng có tính cách nóng bỏng, quyết<br />
liệt sôi nổi, vì chính nhà thơ không chỉ quan<br />
sát cuộc sống mà là sống giữa lòng cuộc sống,<br />
không phải chỉ có đồng cảm mà là cảm nhận<br />
một cách sâu sắc, nếm trải tất cả... Điểm về<br />
của mọi rung động chủ tình trong Hồ Xuân<br />
Hƣơng là tiếng lòng với khát khao cháy bỏng<br />
về hạnh phúc lứa đôi – một cách mãnh liệt và<br />
táo bạo, vị tha và nhân hậu, lạc quan và tin<br />
yêu để gạt bỏ hết những trăn trở, âu lo, để ấp<br />
ôm hạnh phúc, để gìn giữ, chở che và nâng<br />
niu không ngừng. Những phức hợp tâm tình<br />
ấy neo đậu và ám ảnh trong tâm hồn ngƣời<br />
đọc không nguôi về một Hồ Xuân Hƣơng chủ<br />
tình góp phần tạo nên diện mạo của văn học<br />
Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.<br />
Trong áp lực văn hoá của cả Nho giáo và Phật<br />
giáo cộng lại, tình bị áp chế, bị dồn nén để<br />
cho chí, đạo, tu tâm, quả dục, diệt dục thắng<br />
thế. Trên thực tế, tình là một thành tố hữu cơ<br />
không thể thiếu đƣợc trong kết cấu tâm lý của<br />
con ngƣời. Phân tâm học đã chỉ rõ, cái bản<br />
năng không thể bị tiêu diệt mà chỉ bị ý thức<br />
dồn nén, đẩy xuống tầng tiềm thức và đƣợc<br />
phát lộ ra qua ngả vô thức. Sự vận động của<br />
đời sống thực tiễn đã tạo nền tảng cho bƣớc<br />
chuyển biến từ quan niệm con ngƣời thánh<br />
nhân, quân tử, từ lý tƣởng Phật trở lại với<br />
quan niệm về con ngƣời trần thế, tự nhiên.<br />
Con ngƣời của thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX<br />
là những con ngƣời “trị nội” (sống cho<br />
mình), khác với con ngƣời của văn học những<br />
thế kỷ trƣớc chủ yếu là con ngƣời “trị ngoại”<br />
(sống cho ngƣời khác). Hồ Xuân Hƣơng đã<br />
dùng văn chƣơng ca ngợi, khẳng định quyền<br />
sống bản năng con ngƣời nên dù ý thức hay<br />
vô thức Xuân Hƣơng đã truyền bá tƣ tƣởng<br />
mới mẻ cho thời đại.<br />
Sự cách tân thể loại thơ Nôm Đường luật<br />
<br />
73(11): 44 - 49<br />
<br />
Thơ Nôm Đƣờng luật là một thể loại lớn của<br />
văn học trung đại Việt Nam, lớn về số lƣợng<br />
và lớn về thành tựu nghệ thuật. Thơ Nôm<br />
Đƣờng luật có vị trí quan trọng trong hành<br />
trình văn học dân tộc. Sự ra đời của thơ Nôm<br />
Đƣờng luật đã tạo bƣớc ngoặt lớn của văn học<br />
Việt Nam: chính thức xuất hiện dòng văn học<br />
viết bằng tiếng Việt, tồn tại, phát triển song<br />
hành cùng văn học chữ Hán. Trên cơ sở tiếp<br />
thu thơ Đƣờng luật Trung Quốc để sáng tạo<br />
một thể loại văn học mới, thơ Nôm Đƣờng<br />
luật tuy có nguồn gốc ngoại lai nhƣng đã trở<br />
thành thể loại văn học dân tộc, có địa vị<br />
ngang hàng với những thể loại văn học thuần<br />
túy dân tộc nhƣ truyện thơ (viết theo thể lục<br />
bát), ngâm khúc (viết theo thể song thất lục<br />
bát), hát nói.<br />
Thế kỷ XV có thể gọi là thế kỷ của thơ Nôm<br />
Đƣờng luật, bởi sự xuất hiện của hai tập thơ<br />
lớn là Quốc âm thi tập nửa đầu thế kỷ và<br />
Hồng Đức quốc âm thi tập nửa cuối thế kỷ.<br />
Ngƣời có công đầu tiên là Nguyễn Trãi, với<br />
Quốc âm thi tập lịch sử văn học Việt Nam đã<br />
có thêm một thể thơ mới – thơ Nôm Đƣờng<br />
luật. Nguyễn Trãi là ngƣời thể hiện mạnh mẽ<br />
xu hướng phá cách trong sáng tác Đƣờng luật<br />
Nôm, và sau đó là Nguyễn Bỉnh Khiêm với<br />
phong cách triết gia kế thừa. Đến thế kỷ XVII<br />
thơ Nôm Đƣờng luật phát triển với nhịp điệu<br />
bình thƣờng, không có thành tựu đặc sắc, phải<br />
bƣớc sang thế kỷ XVIII – XIX thơ Nôm<br />
Đƣờng luật khởi sắc trở lại. Và ngƣời có đóng<br />
góp to lớn trong sự khởi sắc đó chính là hiện<br />
tƣợng Hồ Xuân Hƣơng.<br />
Với Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng luật<br />
tiếp tục xu hƣớng dân tộc hóa đồng thời<br />
chuyển nhanh trên con đƣờng dân chủ hóa<br />
nội dung và hình thức thể loại. Trong văn học<br />
trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hƣơng gần nhƣ<br />
là trƣờng hợp duy nhất không viết dƣới bất cứ<br />
ánh sáng của học thuyết tôn giáo chính trị nào<br />
từ trên rọi xuống. Thơ Hồ Xuân Hƣơng là sự<br />
vƣợt thoát hoàn toàn khỏi giáo điều phong<br />
kiến, là sự đoạn tuyệt khá triệt để với tinh<br />
thần “đẳng cấp” của Nho giáo. Với thơ Hồ<br />
Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng luật không còn<br />
ở địa vị “đẳng cấp trên” trong hệ thống chủ<br />
đề, đề tài của văn học trung đại, nó đã thực<br />
hiện một cuộc cách tân đầy ý nghĩa: cuộc<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 47<br />
<br />
Hoàng Thị Tuyết Mai và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
sống đời thƣờng nguyên sơ, chất phác, dân dã<br />
là đối tƣợng thẩm mỹ. Cái bản năng, tự nhiên,<br />
trần tục vốn xa lạ với phong cách trang trọng,<br />
cao quý của Đƣờng luật bỗng trở nên thích<br />
dụng với phong cách trữ tình trào phúng của<br />
thơ Hồ Xuân Hƣơng.<br />
Nếu Nguyễn Trãi là ngƣời đầu tiên thể hiện<br />
mạnh mẽ tinh thần phá cách thì thơ Hồ Xuân<br />
Hƣơng là biểu hiện đầu tiên ý muốn trở về với<br />
hình thức vốn có của Đường luật. Sau thơ Hồ<br />
Xuân Hƣơng câu lục ngôn không còn vai trò<br />
của “cái mã” để nhận diện thơ Nôm Đƣờng<br />
luật. Ở Hồ Xuân Hƣơng xu hƣớng dân tộc<br />
hóa không thành vấn đề lớn, chiếm vị trí số<br />
một. Đóng góp lớn nhất của Hồ Xuân Hƣơng<br />
đối với sự phát triển của Đƣờng luật không<br />
phải ở xu hƣớng dân tộc hóa mà là dân chủ<br />
hóa. Thơ Hồ Xuân Hƣơng là tiếng nói dân<br />
chủ nhất thì đồng thời cũng là những vần thơ<br />
Việt Nam nhất trong dòng thơ Nôm Đường<br />
luật. Hồ Xuân Hƣơng bộc lộ thái độ tự nhiên<br />
tràn đầy tình cảm trong sáng, thơ Hồ Xuân<br />
Hƣơng rất bình dân, duyên dáng giàu khả<br />
năng gợi cảm, gợi tình, chứa chan tình tự và<br />
cảm khoái, không dùng Hán tự điển tích.<br />
Ngôn ngữ dân tộc dƣới ngòi bút của Hồ Xuân<br />
Hƣơng vừa súc tích, chính xác lại vừa uyển<br />
chuyển phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo<br />
hình, dồi dào về âm thanh nhịp điệu. Thơ<br />
Nôm Hồ Xuân Hƣơng cũng mang tinh thần<br />
phá cách nhằm xây dựng một lối thơ Việt<br />
Nam. Nếu Nguyễn Trãi phá cách cấu trúc<br />
hình thức Đƣờng luật, thì đến thơ Hồ Xuân<br />
Hƣơng thơ Nôm Đƣờng luật đã tiến tới một<br />
sự ổn định về cấu trúc hình thức, Hồ Xuân<br />
Hƣơng phá cách thơ Nôm Đƣờng luật là phá<br />
mối quan hệ chỉnh thể giữa nội dung và hình<br />
thức vốn có của thể loại. Hồ Xuân Hƣơng đã<br />
đƣa một nội dung không nghiêm chỉnh vào<br />
một hình thức nghiêm chỉnh để tạo lên sức<br />
công phá mạnh mẽ, để khẳng định chức năng<br />
trào phúng to lớn của thơ Nôm Đƣờng luật.<br />
Hồ Xuân Hƣơng đã cách tân thơ Nôm để<br />
chuyển tải cảm xúc riêng tƣ, nhất là tình yêu<br />
một cách táo bạo khi đề cập đến vấn đề cấm<br />
kỵ trong xã hội đó là tính dục Với những<br />
ngôn từ rất đơn giản nhƣng lại rất sống động<br />
và gợi hình. Hồ Xuân Hƣơng đã đem lửa thắp<br />
sáng cho nền văn học chữ Nôm. Cái tục của<br />
Hồ Xuân Hƣơng không phải là cái dung tục<br />
<br />
73(11): 44 - 49<br />
<br />
hạ cấp mà là cái tục rất thanh, rất mỹ học. Tất<br />
cả cái tục đó đều đƣợc bà hƣớng đến một mục<br />
tiêu rõ rệt là tôn vinh vai trò và vị trí ngƣời<br />
phụ nữ, chống lại địa vị độc tôn của nam giới<br />
đã đƣợc xã hội đƣơng thời thừa nhận một<br />
cách bất công, vô lí.<br />
Với thơ Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng<br />
luật đã đạt tới đến đỉnh cao, và xuất hiện<br />
phong cách tác giả. Đây là bƣớc phát triển<br />
vƣợt bậc vì trƣớc đó chủ yếu là phong cách<br />
thời đại và phong cách thể loại của thơ Nôm<br />
Đƣờng luật. Hơn 50 bài thơ Nôm [13, tr 22]<br />
đã khẳng định một phong cách Hồ Xuân<br />
Hƣơng rất riêng và độc đáo. Đó là thế giới thơ<br />
Nôm thắm tƣơi trong trẻo thuần túy đến tuyệt<br />
vời, thiên nhiên căng tràn sức sống; là triết lý<br />
tự nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác<br />
bản năng, của say mê, và yêu thƣơng táo<br />
bạo…Phong cách ấy bình dân hóa hơn quý<br />
tộc hóa, phong cách trữ tình trào phúng hơn là<br />
trữ tình trang nghiêm cao quý.<br />
KẾT<br />
Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế<br />
kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một đề tài không<br />
nhỏ, những vấn đề mà chúng tôi đặt ra và giải<br />
quyết mới chỉ là bƣớc đầu. Nhiều công việc<br />
tiếp theo liên quan vẫn đang để ngỏ. Ví dụ<br />
phân tích kỹ hơn trào lƣu chủ tình qua các tác<br />
giả tiêu biểu trong giai đoạn văn học này nhƣ<br />
Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,<br />
Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn..... hoặc<br />
so sánh trào lƣu chủ tình với những trào lƣu<br />
cùng giai đoạn. Với thơ Nôm Hồ Xuân<br />
Hƣơng, chất chủ tình nhƣ ngọn lửa đƣợc nhen<br />
lên từ lò than đang độ ấm nồng nhất, rực đỏ<br />
nhất. Năng lƣợng của nó đủ sức nóng thu hút<br />
những ai quan tâm đến hành trình phát triển<br />
của tƣ tƣởng nhân quyền nói chung và nữ<br />
quyền nói riêng trên thế giới và Việt Nam.<br />
Đóng góp của thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng vì<br />
thế mang tầm nhân loại.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung<br />
đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nhà<br />
xuất bản Giáo dục.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 48<br />
<br />