intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ bị phát ban không cần kiêng tắm

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

69
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Ấy ấy, cất chậu nước đi. Nốt đậu nó mà lặn vào trong thì nguy lắm đấy" - bà ngoại bé Bin hốt hoảng nói khi thấy mẹ bé chuẩn bị lau rửa cho con. Bé Bin (2 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) bị thủy đậu. Các nốt đậu đang mọc dần lên.Chị Loan, mẹ bé, lấy chậu nước ấm ra định lau rửa cho Bin cho sạch sẽ. Nhưng bà ngoại bé đã ngăn lại, lý do là trẻ cần phải tuyệt đối kiêng nước kiêng gió, nếu không các nốt đậu sẽ lặn trong người, không mọc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ bị phát ban không cần kiêng tắm

  1. Trẻ bị phát ban không cần kiêng tắm
  2. "Ấy ấy, cất chậu nước đi. Nốt đậu nó mà lặn vào trong thì nguy lắm đấy" - bà ngoại bé Bin hốt hoảng nói khi thấy mẹ bé chuẩn bị lau rửa cho con. Bé Bin (2 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) bị thủy đậu. Các nốt đậu đang mọc dần lên.Chị Loan, mẹ bé, lấy chậu nước ấm ra định lau rửa cho Bin cho sạch sẽ. Nhưng bà ngoại bé đã ngăn lại, lý do là trẻ cần phải tuyệt đối kiêng nước kiêng gió, nếu không các nốt đậu sẽ lặn trong người, không mọc ra hết được, làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây nguy hiểm. Suốt cả tuần không tắm, Bin ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc nhiều. Đặc biệt, do cháu cố gãi trong khi da không sạch nên sau đó da bị nhiễm khuẩn. Đưa con đến bác sĩ, chị Loan giật mình sợ hãi khi biết rằng tình trạng viêm da của con chị nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Không chỉ chị Loan mà nhiều gia đình khác cũng kiêng tắm cho con cháu khi trẻ bị các bệnh lý có phát ban, như sởi, rubella, sốt phát ban, sốt xuất huyết, thủy đậu... Theo quan niệm dân gian, họ cho rằng những trường hợp này cần kiêng nước kiêng gió, nhằm tạo điều kiện cho nốt ban mọc
  3. hết, không ủ khí độc trong người. Nhiều người thậm chí không lau người cho trẻ, với lập luận rằng "chết vì bệnh chứ không ai chết vì bẩn". Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong y khoa không hề có chống chỉ định tắm cho bất cứ loại bệnh nào. Ngay cả những bệnh nhân nặng nằm liệt giường, hay phải thở máy thì nhân viên y tế cũng vẫn phải vệ sinh thân thể cho họ. Với các bệnh phát ban, việc kiêng tắm cũng không cần thiết. Quan điểm nước sẽ làm bệnh nặng hơn là không có cơ sở khoa học. Lúc này, da đang không khỏe mạnh nên càng cần được làm sạch để tránh viêm nhiễm. Nhất là ở trẻ em, làn da rất mỏng manh, sức đề kháng kém, trẻ lại không kiềm chế được việc gãi khi ngứa. Do đó nếu để da bẩn, trẻ sẽ mệt mỏi thêm, dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm, rất nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ đang ốm mà mẹ cứ đưa ra tắm như bình thường. Lúc này cơ thể trẻ đang yếu, vì vậy cần tắm một cách thận trọng. Dùng nước hơi ấm, rửa từng phần một, đầu tiên là mặt, cổ, sau đó đến tay,
  4. ngực - bụng, lưng, hai chân... Làm sạch xong phần nào, thấm khô và quấn khăn cho trẻ phần đó, rồi mới tiếp tục. Nên làm nhanh, nhẹ nhàng. Nếu trẻ mệt quá thì chỉ nên "tắm khô", tức để nằm trên giường và dùng khăn thấm nước ấm, vắt đi rồi lau nhanh từng phần như trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2