intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ dễ bị mập phì ở lứa tuổi nào?

Chia sẻ: Lau Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở trẻ, tuổi đi kèm tích mỡ nhanh là tuổi dễ bị mập phì nhất (dưới một tuổi và sau dậy thì). Nếu chúng không tự thon thả lại sau những giai đoạn này, thì chúng sẽ bị mập phì dai dẳng. Mập phì trong hai thời kỳ: trong 2 năm đầu và giữa 4-11 tuổi là nghiêm trọng nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ dễ bị mập phì ở lứa tuổi nào?

  1. Trẻ dễ bị mập phì ở lứa tuổi nào?
  2. Ở trẻ, tuổi đi kèm tích mỡ nhanh là tuổi dễ bị mập phì nhất (dưới một tuổi và sau dậy thì). Nếu chúng không tự thon thả lại sau những giai đoạn này, thì chúng sẽ bị mập phì dai dẳng. Mập phì trong hai thời kỳ: trong 2 năm đầu và giữa 4-11 tuổi là nghiêm trọng nhất. Nguyên tắc chung trong điều trị mập phì ở trẻ  Cần tìm hiểu sở thích về thực phẩm của trẻ để thực hiện chế độ ăn cho phù hợp, tránh tình trạng bắt trẻ ăn toàn những thứ chúng không thích hay ngược lại.  Thực phẩm cho trẻ mập phì vẫn đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng theo nhu cầu để không làm hạn chế sự tăng trưởng của trẻ. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn chay.  Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
  3.  Không để trẻ quá đói hoặc bỏ bữa của trẻ, vì như vậy, trẻ sẽ ăn bù vào bữa sau, rất dễ gây tích lũy mỡ.  Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau cải, trái cây tươi, thức ăn giàu chất xơ như khoai, bắp, mì sợi thay cho các đồ quay, rán, chiên xào.  Tránh các loai nước ngọt có ga, nên uống nước ép trái cây, sương sa không đường, không nên uống các loại nước ngọt có pha hương vị trái cây.  Không khen thưởng trẻ bằng các loại thức ăn ngọt và béo. Tuyệt đối tránh tạo nên tâm lý lệch lạc ở trẻ "Ngoan thì mẹ cho ăn bánh, sô-cô-la...".  Tránh cho trẻ nhai chewing gum vì nó làm cho chúng lúc nào cũng muốn nhai.  Không tích trữ những đồ ăn giàu năng lượng trong nhà, chỉ để các loại trái cây có nhiều nước và ít ngọt như mận, bưởi, táo, dưa leo...  Tăng cường cho trẻ vận động. Ngoại trừ việc cho trẻ đi tập thể thao, khuyến khích trẻ tự thu dọn đồ, leo lên leo xuống cầu thang, xách nước tưới cây... để tiêu
  4. hao nhiều năng lượng hơn. Hạn chế cho chúng xem tivi, video, chơi điện tử quá lâu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2