intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ ngủ chung hay ngủ riêng?

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giấc ngủ rất quan trọng, cho trẻ ngủ chung với ba, mẹ hay ngủ riêng là tốt nhất? Đây là câu hỏi thường được các bậc phụ huynh đặt ra với bác sĩ nhi khoa. Trước tiên ta tìm hiểu ở từng giai đoạn khác nhau của trẻ. Dưới 6 tuần tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng với trẻ. Từ bụng mẹ, trẻ ra đời và tập sống độc lập không phụ thuộc vào mẹ, làm quen với môi trường tự nhiên. Các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa cũng trong giai đoạn mới vận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ ngủ chung hay ngủ riêng?

  1. Trẻ ngủ chung hay ngủ riêng? Giấc ngủ rất quan trọng, cho trẻ ngủ chung với ba, mẹ hay ngủ riêng là tốt nhất? Đây là câu hỏi thường được các bậc phụ huynh đặt ra với bác sĩ nhi khoa. Trước tiên ta tìm hiểu ở từng giai đoạn khác nhau của trẻ. Dưới 6 tuần tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng với trẻ. Từ bụng mẹ, trẻ ra đời và tập sống độc lập không phụ thuộc vào mẹ, làm quen với môi trường tự nhiên. Các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa cũng trong giai đoạn mới vận hành, vì thế trẻ cần được chăm sóc và theo dõi để kịp thời phát hiện những bất thường sớm trong giai đoạn này. Từ 6 tuần đến 6 tháng: Trẻ ngủ khoảng 13 - 15 giờ mỗi ngày, chia thành 3 - 4 giấc riêng biệt, trẻ có thể ngủ 2, 3 giấc vào ban ngày và 1 giấc ban đêm. Đây cũng là giai đoạn nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ. Vài mẹo vặt dưới đây, có thể giúp các bậc phụ huynh áp dụng: - Tắm hoặc lau mát cho trẻ trước khi đi ngủ. - Giảm ánh sáng phòng ngủ: để đèn ngủ, kéo màn cửa tạo ánh sáng dịu.
  2. - Vài cử chỉ nhẹ nhàng có thể giúp trẻ ngủ dễ hơn như vỗ nhẹ, xoa lưng trẻ. - Có thể mở nhạc êm dịu hoặc hát nhẹ nhàng. Từ 6 tháng đến 12 tháng: Trẻ độ tuổi này cần ngủ khoảng 12 giờ mỗi ngày, thường ngủ 2 giấc vào ban ngày, khoảng 1 giờ mỗi giấc và giấc ngủ đêm cũng dài hơn. Trẻ trên 6 tháng đã biết cố tình không ngủ ngay cả khi mệt, trẻ đã biết chơi và làm quen với môi trường xung quanh nên việc cho trẻ ngủ có thể gặp khó khăn. Trẻ ngủ đêm thường thức giấc hơn, thậm chí có thể khóc ré, quấy. Nếu trẻ chỉ “thút thít” thì ba, mẹ không cần dỗ vì trẻ sẽ ngủ lại ngay, nhưng nếu khóc nhiều thì nên đến bên trẻ để dỗ. Trên 12 tháng: Đến độ tuổi này nhiều trẻ ngủ hay thức giấc hoặc có những rắc rối về giấc ngủ là chuyện bình thường. Nếu đã được tập cho thói quen đi ngủ từ 6 tháng, có thể trẻ tự ngủ khi được đặt vào nôi hoặc giường. Nên cho trẻ ngủ chung hay ngủ riêng? Trẻ dưới 6 tuần tuổi, nên ngủ gần mẹ. Vì trẻ cần được giữ ấm, theo dõi nhịp thở, phản xạ bú, cách theo dõi tốt nhất là đặt trẻ nằm kề bên mẹ.
  3. Trên 6 tuần tuổi, trẻ càng lớn càng thích cựa quậy, có khi thức dậy và “bi bô” lúc 2 - 3 giờ sáng, hoặc khi đang ngủ nghe tiếng động, tiếng nói chuyện cũng có thể làm trẻ thức giấc. Lúc này, ngủ chung sẽ tạo cho trẻ thói quen và nếu sau 6 tháng mà vẫn ngủ chung, suốt những năm chập chững đi và sau đó nữa trẻ sẽ ngủ với ba, mẹ luôn. Muộn nhất, lúc trẻ 6 tháng tuổi, nên cho trẻ ngủ riêng, tạo không gian riêng, có thể là nôi (trẻ nhỏ) hoặc giường (trẻ lớn). Có thể bày một số đồ chơi trên chỗ ngủ (tránh sắc nhọn hoặc có góc cạnh, nên cho trẻ những đồ chơi mềm mại và luôn giữ sạch sẽ). Tuy nhiên, cũng không nên để quá nhiều đồ chơi mềm, nhất là thú nhồi bông khắp chỗ ngủ vì chúng có thể làm cho trẻ nóng bức hay ngạt thở. Khi trẻ đã vào giường hay nôi, áp dụng các mẹo vặt đã được nói ở phần trên và không nên ngồi bên cạnh, hãy tạo những âm thanh quen thuộc làm cho trẻ yên tâm rằng mọi việc vẫn bình thường. Trong trường hợp trẻ có sự phản đối, ba mẹ hãy bỏ ngoài tai lời phản đối, thay vào đó có thể đọc một câu chuyện trước khi ngủ, đây là thói quen tốt giúp trẻ dễ ngủ hơn, hoặc để ý âu yếm thật nhiều lúc trẻ sắp đi ngủ.
  4. Làm sao biết trẻ bú no hay chưa? Thứ năm, 30/11/2006, 00:15 GMT+7 Mọi phụ nữ đều có đủ sữa cho con, nếu thiếu là vì không biết cách cho bú và bảo vệ sữa mẹ. Vì vậy, mọi phụ nữ nên cho con bú và thực hiện ngay sau sinh (có sữa khi mang thai). Nên cho bú theo nhu cầu của trẻ, lúc đầu cử bú có thể thất thường, nhưng dần dần trẻ sẽ ổn định thời gian. Trung bình 3 giờ bú 1 lần ở trẻ đủ tháng, 2 giờ bú 1 lần ở trẻ thiếu tháng. Ban đêm bú 2 lần (trẻ đủ tháng). Thời gian bú khoảng 10 - 20 phút không tính thời gian nghỉ, tùy trẻ (bú bao nhiêu lâu trẻ muốn). Chú ý cho trẻ ợ sau bú. Nằm đầu vai cao 300, đầu nghiêng một bên. Theo dõi trẻ sau bú đề phòng ói trớ và hít sặc. Rửa tay, lau sạch đầu vú trước khi cho trẻ bú, có thể massage nhẹ vú để thông sữa tốt hơn. Nên cho bú cạn vú, thành phần sữa đầy đủ hơn và để tránh căng vú. Lần sau bú vú bên kia, để đều vú. Nếu trẻ mới bú được một ít mà đã ngủ là trẻ chưa đủ sữa. Lúc đó nên thay tã, rửa mặt để trẻ thức và bú tiếp. Cũng có thể trẻ mỏi cơ, cho nghỉ một chút (vẫn ngậm vú), rồi khều má cho trẻ bú tiếp.
  5. Bú mẹ đôi khi khó biết cụ thể trẻ bú no hay chưa. Tuy nhiên đa số trẻ bú no sẽ biểu hiện: - Nét mặt thỏa mãn, vui, tự nhả vú ra (thời gian trên10 phút). - Trẻ lim dim ngủ ở cuối cử bú, và ngủ ngon sau 2 - 3 giờ đến cử bú sau. - Tiêu tiểu được, tiểu ít nhất 6 lần/ ngày. - Không khóc khi rút vú ra. - Trẻ lên cân tốt, ăn ngủ, tiêu tiểu, chơi bình thường. Nếu thiếu sữa trẻ không lên cân nhiều, mặc dù sức khỏe bình thường. Tuy nhiên một số trẻ bị bệnh lý hoặc thiếu tháng, có thể bú yếu, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Khi cho con bú, mẹ cần ăn tăng khẩu phần và đầy đủ chất: thịt, cá, rau, củ trái cây, sữa... Ở một số trẻ đủ tháng, trẻ trai, bú mạnh bú nhanh, nhiều sữa hơn trẻ khác, có thế ói trớ, cần theo dõi sau bú, phát hiện xử trí kịp thời nếu trẻ có ói trớ, hít sặc. Khi cần thì phải hỏi ý kiến bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1