intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trĩ mũi

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vậy viêm mũi teo là gì? Viêm mũi teo là một hội chứng gây ra bởi các bệnh viêm mũi nặng như: viêm mũi mủ, viêm mũi lậu cầu, viêm mũi giang mai, viêm mũi lao... không điều trị thích hợp và triệt để dẫn tới teo niêm mạc mũi. Bệnh trĩ mũi thường được phát hiện ở phụ nữ vào tuổi dậy thì,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trĩ mũi

  1. Trĩ mũi Trĩ mũi là một bệnh điển hình và hay gặp nhất của hội chứng viêm mũi teo. Vậy viêm mũi teo là gì? Viêm mũi teo là một hội chứng gây ra bởi các bệnh viêm mũi nặng như: viêm mũi mủ, viêm mũi lậu cầu, viêm mũi giang mai, viêm mũi lao... không điều trị thích hợp và triệt để dẫn tới teo niêm mạc mũi. Bệnh trĩ mũi thường được phát hiện ở phụ nữ vào tuổi dậy thì, tiến triển kéo dài suốt cuộc đời. Nguyên nhân của trĩ mũi vẫn chưa được xác định rõ ràng, người ta cho rằng bệnh khởi nguồn có thể do sự rối loạn dinh dưỡng ở niêm mạc mũi, hậu quả từ sự rối loạn hệ thống nội tiết trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh trĩ mũi thường thấy ở phụ nữ trẻ, có hiện tượng viêm mũi kéo dài, xì ra mủ vàng xanh thành cục mùi vừa tanh vừa thối. Kèm theo mủ là rất nhiều vảy đọng trong hốc mũi, các vảy này dễ gỡ bỏ, mùi rất thối làm cho những người xung quanh rất khó chịu. Trong khi đó bệnh nhân mất đi chức năng ngửi nên không biết được mũi mình rất thối. Bệnh nhân ngạt tắc mũi thường xuyên mặc dù mũi rất thông thoáng. Một số bệnh nhân thấy nhức đầu, ù tai, khô họng...
  2. Khám mũi thấy hốc mũi rộng thênh thang, niêm mạc mũi mỏng, rất nhợt nhạt, dính vào xương. Các cuốn mũi khô và teo lại, có thể nhìn thấy tận vòm mũi họng-bình thường không thể quan sát được khi khám bằng đèn thông thường. Bệnh diễn biến nhiều năm với những đợt bộc phát trong thời kỳ sinh đẻ và lui dần ở tuổi mãn kinh. Thường phải kết hợp với việc sinh thiết niêm mạc mũi để đưa đến chẩn đoán xác định. Điều trị - Lấy hết vảy thối-điều làm cho bệnh nhân khó chịu nhất, gây cảm giác tự ty trong giao tiếp. - Cho bệnh nhân hít hỗn hợp gồm các chất: vaselin 60g, acid boric 20g, tinh dầu hoa hồng 10 giọt. Sau đó rửa mũi bằng nước ấm có pha dung dịch của monosunfua natri, glyxerin, nước cất. Uống vitamin A, vitamin E kéo dài. Có thể phẫu thuật bằng cách độn que nhựa acrylic dưới niêm mạc mũi. Phòng bệnh Điều trị tốt các bệnh viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ở trẻ em, uống vitamin A. Bệnh trĩ mũi có thể lây nên không được dùng chung khăn với những người mắc bệnh này.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2