Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
TRỊ SỐ DẪN TRUYỀN THẦN KINH THAM CHIẾU THÔNG DỤNG:<br />
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN 100 NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH<br />
TẠI PHÒNG ĐIỆN CƠ KÝ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ<br />
MINH<br />
Lý Thị Kim Lài, Phạm Nguyễn Bảo Quốc∗, Lê Minh∗∗<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Cơ sở: Khảo sát dẫn truyền của các dây thần kinh ngoại biên là một thăm dò cận lâm sàng then chốt trong<br />
quy tình chẩn đoán các bệnh thần kinh-cơ. Qui ước chung của ngành chẩn đoán điện sinh lý thần kinh quốc tế là<br />
mỗi đơn vị thăm dò điện cơ ký cần thiết lập được bảng trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh vận động và<br />
cảm giác của riêng đơn vị mình để phục vụ cho hoạt động chẩn đoán diện thần kinh thường ngày.<br />
Mục tiêu: Thiết lập các trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh vận động và dẫn truyền thần kinh cảm<br />
giác ở người Việt Nam trưởng thành và lành mạnh.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt đối tượng.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác của người trưởng thành<br />
lành mạnh bằng máy điện cơ Medtronic A/S Tonshakken 16-18 DK- 2740 Skovlunde –Denmark. Kỹ thuật khảo<br />
sát được thực hiện theo các chuẩn đã hướng dẫn của Preston và Shapiro. Cơ sở tiến hành khảo sát là phòng điện<br />
cơ ký của Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm R.<br />
Kết quả: Đã khảo sát được dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác của 100 người trưởng thành lành<br />
mạnh với các đặc điểm dân số gồm có nam giới (47%), nữ giời (53%), tuổi trong khoảng 18-54 tuổi với tuổi<br />
trung bình là 23,44, cân nặng trung bình 53,3 kg, và chiều cao trung bình bằng 1,62 m. Đã xác lập được các trị<br />
số tham chiếu về dẫn truyền của dây thần kinh ngoại biên gồm có: Dây thần kinh giữa: DML: < 3,8 ms, biên độ<br />
CMAP: > 5,5 mV, MCV: > 50,6 m/s; sóng F: 24,9 µV, SCV: > 57,8<br />
m/s. Dây thần kinh trụ: DML: < 2,4 ms, biên độ CMAP: > 7,6 mV, MCV: > 52,1 m/s, sóng F: < 22,5 ms; DSL: <<br />
2,7 ms, biên độ SNAP: > 17,1 µV, SCV: > 48,6 m/s. Dây thần kinh quay: DSL: < 2,6 ms, biên độ SNAP: > 14<br />
µV, SCV: > 61,9 m/s. Dây thần kinh chày sau: DML: < 4,5 ms, biên độ CMAP: > 6,6 mV, MCV: > 41,5 m/s,<br />
sóng F: < 40,2 ms. Dây thần kinh mác sâu: DML: < 3,6 ms, biên độ CMAP: > 4,4 mV, MCV: > 42 m/s, sóng F: <<br />
40,6 ms. Dây thần kinh mác nông: DSL < 3,4 ms, biên độ SNAP: > 14 µV, SCV: > 53,6 m/s. Dây thần kinh hiển<br />
mác: DSL: < 3,5 ms, biên độ SNAP: > 16µV, SCV: > 42 m/s.<br />
Kết luận: Khảo sát này đã áp dụng nghiêm ngặt các quy định kinh điển về kỹ thuật đo dẫn truyền thần<br />
kinh do đó kết quả về các trị số dẫn truyền tham chiếu này có giá trị ứng dụng cho phòng điện cơ ký của<br />
Bệnh Viện Đại Học Y Dược. Kết quả về các tốc độ dẫn truyền của đề tài này có tương hợp với các trị số có<br />
trong y văn tham khảo, riêng các tiềm thời thì ngắn hơn và biên độ của CMAP và SNAP có cao hơn. Sự<br />
khác biệt này có thể được giải thích là do sự khác biệt chủng tộc, hoặc do tuổi của quần thể nghiên cứu ở đây<br />
có trẻ hơn, hoặc do cỡ mẫu của đề tài có lớn hơn. Việc tiếp tục thực hiện thêm khảo sát này về sau để bổ sung<br />
thêm dân số thuộc lứa tuổi trung niên và đứng tuổi hơn sẽ giúp hoàn chỉnh hơn độ tin cậy của các trị số<br />
tham chiếu về dẫn truyền thần kinh.<br />
Từ khóa: Bệnh thần kinh-cơ, điện cơ ký, dẫn truyền thần kinh vận động, dẫn truyền thần kinh cảm giác, trị<br />
số tham chiếu.<br />
* Phân Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
**Bộ Môn Thần Kinh, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS Lý thị Kim Lài<br />
ĐT: 0975498545<br />
Email: lythikimlai@yahoo.com<br />
<br />
652<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMMON NERVE CONDUCTION REFERENCE VALUES: RESULTS OF A STUDY ON 100<br />
NORMAL SUBJECTS AT THE ELECTROMYOGRAPHY UNIT<br />
OF HCMC UNIVERSITY MEDICAL CENTER<br />
Ly Thi Kim Lai, Pham Nguyen Bao Quoc and Le Minh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 652 - 661<br />
Background: Conduction study is a key and routine investigation in the diagnostic approach of<br />
neuromuscular disorder, and because of this each EMG unit should establish its own reference values of nerve<br />
conduction.<br />
Objective: To establish the reference values of nerve conduction on normal vietnamese adults.<br />
Study design: Descriptive case-series study<br />
Methods: We studied motor nerve conduction and sensory nerve conduction of the currently used nerves in<br />
the electro-diagnostic approach. The EMG apparatus was Medtronic A/S Tonshakken 16-18 DK- 2740<br />
Skovlunde –Denmark, and the technical stimulation and recording methods were those of Preston and Shapiro.<br />
We performed statistical analysis with software R.<br />
Results: Nerve conduction studies were done on 100 healthy adults with the following demographical<br />
characteristics: female (53%), male (47%), mean age 23.44 year, mean body weight 53.3 Kg, and mean body<br />
height 1.62 m.The resulting reference values on nerve conduction studies of our EMG unit are the following:<br />
Median nerve: DML: < 3.8 ms, CMAP amplitude: > 5.5 mV, MCV: > 50.6 m/s; F wave: 24.9 µV, SCV: > 57.8 m/s. Ulnar nerve: DML: < 2.4 ms, CMAP amplitude: > 7.6<br />
mV, MCV: > 52.1 m/s, F wave: < 22.5 ms; DSL: < 2.7 ms, SNAP amplitude: > 17.1 µV, SCV: > 48.6 m/s.<br />
Radial nerve: DSL: < 2.6 ms, SNAP amplitude: > 14 µV, SCV: > 61.9 m/s. Posterior tibial nerve: DML: <<br />
4.5 ms, CMAP amplitude: > 6.6 mV, MCV: > 41.5 m/s, F wave: < 40.2 ms. Deep peroneal nerve: DML: < 3.6<br />
ms, CMAP amplitude: > 4.4 mV, MCV: > 42 m/s, F wave: < 40.6 ms. Superficial peroneal nerve: DSL < 3.4<br />
ms, SNAP amplitude: > 14 µV, SCV: > 53.6 m/s. Sural nerve: DSL: < 3.5 ms, SNAP amplitude: > 16 µV,<br />
SCV: > 42 m/s.<br />
Conclusion: The nerve conduction velocities of our results were similar to those of the referred literatures,<br />
but the latencies and the CMAP and SNAP amplitudes were higher. These differences could be explained by the<br />
characteristics of our studied population including the asian race particularity, the younger age of the population<br />
of this study, and the bigger size of the sample. These results on nerve conduction reference values or constants<br />
could be used at our EMG unit but further study on a more aged population would be necessary for increasing<br />
the confidence of these reference values.<br />
Key words: Neuromuscular disorder, electromyography, motor and sensory nerve conduction, reference<br />
values.<br />
là bệnh thần kinh cơ (neuromuscular<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
disorders). Như vậy ENMG hay EMG gồm có<br />
Điện<br />
thần<br />
kinh-cơ<br />
ký<br />
(electrohai phần khác nhau luôn luôn được khảo sát<br />
neuromyography, viết tắt là ENMG) hay gọi một<br />
trong mọi lần thăm khám bằng máy điện cơ<br />
cách ngắn gọn hơn là điện cơ ký<br />
ký: hai phần này gồm có phần khảo sát dẫn<br />
(electromyography, viết tắt là EMG) là một trong<br />
truyền của dây thần kinh (conduction study) và<br />
những thăm dò cận lâm sàng then chốt giúp<br />
phần khảo sát điện cơ khi đâm kim hay điện<br />
chẩn đoán các bệnh của hệ thần kinh ngoại<br />
cơ kim (needle EMG)(1,3,6).<br />
biên và các bệnh của hệ cơ vốn được gọi chung<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
653<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Để tiến hành khảo sát điện cơ ký có chất<br />
lượng và đúng các quy định quốc tế đã thống<br />
nhất, mỗi phòng điện cơ ký cần thiết lập các trị<br />
số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh vận động<br />
và cảm giác bình thường của riêng phòng chẩn<br />
đoán điện cơ ký đó(3). Hiện này các phòng điện<br />
cơ ký ở thành phố vẫn thường sử dụng các trị số<br />
tham chiếu về dẫn truyền thần kinh của các tác<br />
giả ngoài nước. Mặc dù việc áp dụng trị số tham<br />
chiếu của nước ngoài vẫn có thể đáp ứng được<br />
trong chừng mực nhu cầu của chẩn đoán bệnh<br />
thần kinh cơ trên lâm sàng, việc xác định được<br />
các trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh ở<br />
các dây thần kinh thông dụng vẫn là một mục<br />
đích rất cần thiết cho bất kỳ phòng điện cơ ký<br />
nào của Việt Nam nói chung, và cũng là yêu cầu<br />
khẩn trương đối với phòng điện cơ ký của bệnh<br />
viện Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.<br />
<br />
TỔNG QUAN<br />
Khảo sát điện cơ ký (EMG) được sử dụng để<br />
giúp chẩn đoán các rối loạn của hệ thống thần<br />
kinh ngoại biên. Khảo sát dẫn truyền thần kinh<br />
(nerve conduction study hay conduction study)<br />
bao gồm khảo sát tiềm thời vận động ngoại vi<br />
(distal motor latency, DML), tiềm thời cảm giác<br />
ngoại vi (distal sensory latency, DSL); tốc độ dẫn<br />
truyền của dây thần kinh (nerve conduction<br />
velocity NCV) bao gồm tốc độ dẫn truyền vận<br />
động (motor conduction velocity, MCV) và tốc<br />
độ dẫn truyền cảm giác (sensory conduction<br />
velocity, SCV); tiềm thời sóng F (F- wave latency).<br />
Phương pháp khảo sát dẫn truyền của dây thần<br />
kinh thường chỉ dùng trên một số dây thần kinh<br />
dễ dàng thực hiện được và đại diện cho một chi<br />
của cơ thể. Khảo sát dẫn truyền vận động và<br />
cảm giác của các dây thần kinh ngoại biên chính<br />
là biện pháp giúp đánh giá về tình trạng của các<br />
bao myelin(1,6). Để khảo sát sự dẫn truyền của<br />
một dây thần kinh người ta cần tạo ra một kích<br />
thích điện với một cặp điện cực bề mặt, gồm một<br />
cực dương (anode) và một cực âm (cathode). Khi<br />
ta cho phóng điện (tạo một xung kích thích),<br />
điện cực âm sẽ tạo ra ở dưới nó một điện thế âm<br />
và gây khử cực dây thần kinh ở dưới nó. Nếu<br />
<br />
654<br />
<br />
xung khử cực này có độ lớn vượt quá ngưỡng<br />
điện áp xuyên màng dành cho hoạt hóa natri thì<br />
sẽ phát sinh một điện thế hoạt động có khả năng<br />
tự lan tỏa. Để ghi được điện thế hoạt động này<br />
ta cần một cặp điện cực ghi, thường sử dụng<br />
giống như điện cực kích thích. Cặp điện cực ghi<br />
bao gồm: điện cực hoạt động (active electrode)<br />
và điện cực đối chiếu (reference electrode).<br />
Trong suốt quá trình khảo sát dẫn truyền của<br />
các dây thần kinh ngoại biên có nhiều yếu tố tác<br />
động, gây ảnh hưởng đến kết quả thu thập<br />
được. Các yếu tố này bao gồm những yếu tố<br />
sinh học và kỹ thuật(1,7).<br />
<br />
Các yếu tố sinh học<br />
Tuổi<br />
Sự dẫn truyền thần kinh phụ thuộc vào quá<br />
trình myelin hóa hoàn chỉnh của những sợi thần<br />
kinh ngoại biên. Bởi vì quá trình myelin hóa xảy<br />
ra trong suốt những năm đầu đời của cuộc sống,<br />
do đó tuổi là một trong những yếu tố cần phải<br />
được đề cập đến. Một vài nghiên cứu đã cho<br />
thấy tốc độ dẫn truyền thần kinh của thai nhi<br />
phản ảnh giai đoạn phát triển của bào thai, điều<br />
đó đó gợi ý rằng sự phát triển của hệ thần kinh<br />
xảy ra từ trong giai đoạn bào thai. Trong thời kỳ<br />
sơ sinh, tốc độ dẫn truyền thần kinh xấp xỉ phân<br />
nữa của người trưởng thành. Ở người trưởng<br />
thành, tốc độ dẫn truyền thần kinh có sự thay<br />
đổi không đáng kể từ thập niên này sang thập<br />
niên khác. Tuy nhiên sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
ở lứa tuổi trên 60 tuổi. Ở những người lớn tuổi<br />
tốc độ dẫn truyền sẽ chậm hơn, đáp ứng về biên<br />
độ cũng thấp hơn và đặc biệt có ý nghĩa trong<br />
dẫn truyền cảm giác.<br />
Nhiệt độ<br />
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nhiệt độ<br />
có tác động lên tốc độ dẫn truyền thần kinh ở<br />
người. Theo Barbara E. Shapiro, tốc độ dẫn<br />
truyền vận động và cảm giác giảm từ 1,5 đến<br />
2,5 m/s khi giảm 1ºC và thời gian tiềm kéo dài<br />
khoảng 0,2 ms/ độ. Theo Kimura, vận tốc dẫn<br />
truyền dao động từ 0.7 đến 2.4 m/s cho mỗi<br />
một độ. Ảnh hưởng này sẽ giảm khi nhiệt độ<br />
càng cao, sự tác động của nhiệt độ lên tốc độ<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
dẫn truyền thần kinh sẽ giảm đáng kể khi<br />
nhiệt độ da sấp xỉ 30ºC. Hình dạng của những<br />
song đáp ứng cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.<br />
Thời gian tiềm, thời khoảng và biên độ sẽ tăng<br />
khi nhiệt độ hạ xuống thấp. Một nghiên cứu<br />
của Ludin và Beyeler đã cho thấy có thể khắc<br />
phục được sự gia tăng biên độ do ảnh hưởng<br />
của nhiệt độ bằng cách duy trì nhiệt độ chung<br />
quanh trong khoảng 22- 26ºC. Bởi lẽ này, nhiệt<br />
độ của phòng đo điện cơ ký cần luôn luôn<br />
được kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp với<br />
yêu cầu của kỹ thuật EMG.<br />
<br />
Giới tính<br />
Sự khác biệt về dẫn truyền thần kinh giữa<br />
nam giới với nữ giới cũng đả được ghi nhận<br />
trong vài khảo sát về dẫn truyền cảm giác của<br />
các dây thần kinh giữa, trụ, quay và mác nông.<br />
Bolton và Carter cũng đã ghi nhận được sự ảnh<br />
hưởng của chu vi ngón tay lên trên biên độ của<br />
các song đáp ứng.<br />
Tay thuận<br />
Vài nghiên cứu có cho thấy tốc độ dẫn<br />
truyền của các dây thần kinh bên tay thuận có<br />
nhanh hơn so với tốc độ dẫn truyền của các dây<br />
bên tay không thuận. Các khảo sát khác thì lại<br />
không ghi nhận được hiện tượng này.<br />
<br />
Các yếu tố kỹ thuật<br />
Điện cực<br />
Điện cực dán bề mặt hay điện cực kim đều<br />
có giá trị trong việc kích thích và ghi đáp ứng.<br />
Tuy nhiên ở đây cần nên quan tâm đến kích<br />
thước, hình dạng và đặc biệt là khoảng cách<br />
giữa hai điện cực hoạt động (active electrode) và<br />
điện cực đối chiếu (reference electrode). Biên độ,<br />
đặc biệt bị ảnh hưởng bởi vị trí đặt điện cực ghi.<br />
Điện cực kim để ghi thường được sử dụng trong<br />
những trường hợp kiểm tra dẫn truyền cảm<br />
giác. Mặc dù có nhiều khó khăn, điện cực kim<br />
nên được sử dụng trong những trường hợp đáp<br />
ứng ghi được quá nhỏ.<br />
Kích thích<br />
Thông thường kích thích trên mức tối đa,<br />
tuy nhiên trong những khảo sát về dẫn truyền<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cảm giác do đáp ứng cảm giác nhỏ hơn đáp ứng<br />
vận động nên nó có thể bị nhầm lẫn hoặc che lấp<br />
bởi đáp ứng vận động khi kích thích trên mức<br />
tối đa. Đôi khi sử dụng điện áp thấp, kích thích<br />
trong thời khoảng ngắn sẽ khắc phục được khó<br />
khăn này. Kích thích trên mức tối đa cũng có thể<br />
gặp khó khăn ở những nơi mà dây thần kinh kề<br />
bên gây khử cực. Hơn nữa, kích thích với điện<br />
áp thấp hơn có thể sử dụng cho kích thích bề<br />
mặt và cho kết quả khả quan hơn.<br />
<br />
Điện cực đất<br />
Để giảm bớt các tín hiệu nhiễu thông thường<br />
nên đặt thêm một điện cực đất vào giữa cặp<br />
điện cực kích thích và điện cực ghi. Điện cực này<br />
được nối sâu vào lòng đất, thường là một dải<br />
quấn quanh một chi, đôi khi cũng có thể là một<br />
điện cực hình đĩa.<br />
Số đo khoảng cách<br />
Trị số về khoảng cách giữa điện cực kích<br />
thích và điện cực ghi hoạt động nên được<br />
chuẩn hóa. Khoảng cách này có thể được giữ<br />
hằng định hoặc là các mốc giải phẩu giống<br />
nhau nên được sử dụng để xác định vị trí điện<br />
cực. Số đo này luôn được thực hiện trong một<br />
tư thế chuẩn vì sự thay đổi độ uốn qua các<br />
khớp có thể tác động đến số đo khoảng cách.<br />
Do đó nên sử dụng dụng cụ đo khoảng cách là<br />
một dải hoặc dây có thể vòng quanh trên bề<br />
mặt da để tránh sai lệch.<br />
Cài đặt máy<br />
Sự cài đặt bộ phận khuếch đại và hệ thống<br />
lọc có thể ảnh hưởng đến kết quả khảo sát,<br />
thời gian tiềm sẽ giảm khi tăng khuếch đại và<br />
cài đặt hệ thống lọc có thể ảnh hưởng đến biên<br />
độ, do đó cài đặt bộ phận khuếch đại và hệ<br />
thống lọc nên được giữ hằng định trong suốt<br />
quá trình kiểm tra.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này có mục tiêu chung là khảo<br />
sát các trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh<br />
trên các dây thần kinh thông dụng trong chẩn<br />
đoán điện cơ ký ở người Việt Nam trưởng thành<br />
khỏe mạnh.<br />
<br />
655<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Các mục tiêu chuyên biệt gồm có:<br />
- Khảo sát trị số tham chiếu về dẫn truyền<br />
thần kinh vận động;<br />
- Khảo sát trị số tham chiếu về dẫn truyền<br />
thần kinh cảm giác.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số được chọn mẫu<br />
Người Việt Nam trưởng thành từ 18 tuổi trở<br />
lên và được chọn trong các sinh viên y khoa, và<br />
công nhân viên của bệnh viện Đại Học Y Dược.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
- 100 người.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
Những người tham gia trong nghiên cứu để<br />
được đo trị số tham chiếu về dẫn truyền thần<br />
kinh cần thỏa các tiêu chuẩn lựa chọn sau đây:<br />
- Hoàn toàn tình nguyện và khỏe mạnh<br />
- Không có bất thường về cấu trúc và thể<br />
hình ở tứ chi.<br />
- Không đang bị mắc hoặc có tiền sử về một<br />
trong các bệnh sau đây: bệnh phong, bệnh đái<br />
tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh thận nhất là<br />
đã có suy thận, bệnh viêm gan B hay C, có tiền<br />
sử gia đình về bệnh thần kinh cơ di truyền, tiền<br />
sử về bệnh đa dây thần kinh mắc phải, tiền sử<br />
về bệnh một dây thần kinh, nhất là hội chứng<br />
ống cổ tay.<br />
<br />
- Có bất kỳ một thông số nào biểu hiện quá<br />
bất thường trong quá trình khảo sát.<br />
<br />
Trang thiết bị dùng trong nghiên cứu<br />
Các thông số chẩn đoán điện dẫn truyền<br />
thần kinh được khảo sát trên máy Medtronic<br />
(Medtronic A/S Tonshakken 16-18 DK- 2740<br />
Skovlunde Denmark) tại phòng điện cơ Bệnh<br />
Viện Đại Học Y Dược TPHCM trong các điều<br />
kiện sau đây:<br />
- Nhiệt độ phòng đảm bảo trong khoảng 2226 độ.<br />
- Dùng dòng điện một chiều, thời khoảng<br />
của mỗi kích thích là vào khoảng 0,2 ms.<br />
Cường độ kích thích để ghi đáp ứng vận<br />
động của cơ là cường độ trên mức tối đa (từ<br />
mức 0mA chúng tôi tăng dần cường độ của<br />
dòng điện kích thích lên, đồng thời quan sát<br />
biên độ (amplitude) của phức hợp điện thế<br />
hoạt động của cơ (complex muscle action<br />
potential: CMAP). Biên độ này cũng tăng cao<br />
dần theo cường độ kích thích tới khi dù có<br />
tăng tiếp cường độ kích thích thì biên độ co cơ<br />
cũng không tăng lên nữa, lúc đó biên độ đáp<br />
ứng đã đạt tới mức tối đa, chúng tôi tăng<br />
cường độ kích thích lên thêm khoảng 20-30%<br />
nữa. Kích thích với cường độ đó được gọi là<br />
kích thích trên tối đa (supramaximal stimulus)<br />
sẽ đảm bảo là tất cả các sợi nằm trong dây thần<br />
kinh đều bị kích thích).<br />
<br />
- Không có bất kỳ triệu chứng bất thường<br />
nào về cơ lực và phản xạ gân cơ cho đến thời<br />
điểm khảo sát dẫn truyền.<br />
<br />
Khi kích thích để ghi cảm giác chỉ kích thích<br />
với cường độ thấp trong khoảng vài mA cho tới<br />
15 mA. Cường độ càng cao thì điện thế đáp ứng<br />
càng có biên độ lớn, nhưng nếu cao quá gây co<br />
giật cơ mạnh thì hay cho nhiễu xen lẫn vo với<br />
điện thế cảm giác. Vì thế chúng tôi dùng kỹ<br />
thuật trung bình hóa- averaging vốn có sẵn trên<br />
máy để ghi 10-20 đáp ứng rồi tính trung bình<br />
cộng lại thì các sóng nhiễu sẽ bị triệt tiêu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
- Không có bất kỳ triệu chứng nào về cảm<br />
giác (chủ quan và khách quan) cho đến thời<br />
điểm được khảo sát dẫn truyền thần kinh.<br />
<br />
- Không hội đủ các tiêu chuẩn để lựa chọn<br />
đã nêu ở trên.<br />
- Không khảo sát được đầy đủ các thông số<br />
cần thiết.<br />
<br />
656<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành khảo sát mô tả, hàng<br />
loạt trường hợp trên nhóm người Việt Nam tình<br />
nguyện khỏe mạnh.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />