intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

trí tuệ đám đông: phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

51
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm 7 chương: xã hội tồn tại, giao thông, khoa học, ủy ban, ban hội thẩm và nhóm đội, công ty, thị trường, chế độ dân chủ. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 2 tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: trí tuệ đám đông: phần 2

Chương 6. XÃ HỘI TỒN TẠI<br /> Thuế, tiền boa, truyền hình và lòng tin<br /> I<br /> Mùa hè năm 2002, một tội ác nghiêm trọng đã xảy ra với cả đất nước Italia. Hay ít<br /> nhất, cũng có tới hàng chục triệu người hâm mộ bóng đá Italia đã khẳng định như vậy sau<br /> khi đội tuyển quốc gia Italia bị hạ gục trước một độ bóng mới nổi là Hàn Quốc trong<br /> World 2002. Đội Italia được sự ủng hộ cuồng nhiệt đã sớm ghi bàn vào lưới đội Hàn Quốc<br /> và giữ vững tỷ số 1-0 trong phần lớn trận đấu trước khi bị san bằng tỷ số vào những phút<br /> cuối và sau đó một bàn thắng nữa của đội Hàn Quốc trong những phút đá bù giờ đã loại<br /> Italia ra khỏi giải. Kết quả của đội Italia thật quá kém trong điều kiện tốt nhất. Nhưng đội<br /> bóng này đã phải chịu bất công trước một số quyết định kém cỏi của trọng tài, trong đó có<br /> quyết định không công nhận một bàn thắng. Nếu những quyết định đó khác đi, có thể<br /> Italia đã giành chiến thắng.<br /> Tất nhiên, những người hâm mộ bóng đã Italia đã phê phán trọng tài người Ecuador,<br /> ông Byron Moreno, vì sự thất bại. Nhưng đáng chú ý là, họ không phê phán Moreno vì<br /> thiếu năng lực (mà đúng là ông đã thiếu năng lực). Thay vào đó, họ lên án ông là tội<br /> phạm. Theo suy nghĩ của những người hâm mộ, đội bóng của họ là nạn nhân của điều gì<br /> đó còn độc ác hơn, chứ không chỉ là sự phân xử kém cỏi. Vậy nên, đội Italia đã trở thành<br /> con mồi của một âm mưu toàn cầu có thể kẻ chủ mưu là FIFA, cơ quan quản lý bóng đá<br /> thế giới nhằm mục đích không cho Italia đến gần những món tráng miệng béo bở của họ.<br /> Moreno là người được chỉ định để thực hiện âm mưu đó. Và ông đã thực hiện nhiệm vụ<br /> một cách hoàn hảo.<br /> Chẳng hạn, tờ nhật báo Corriere della Serra của Milan đã phản đối một hệ thống trong<br /> đó “các trọng tài… được sử dụng như những kẻ đâm thuê chém mướn”. Tờ La Gazzeta<br /> dello Sport bình luận: “Italia chẳng là gì ở những nơi mà người ta quyết định các kết quả<br /> và dàn xếp với nhau những vụ làm ăn hàng triệu đô la”. Một bộ trưởng trong chính phủ<br /> tuyên bố: “Dường như họ chỉ ngồi vào bàn và quyết định quẳng chúng tôi ra ngoài”. Và<br /> Francesco Totti, một trong những ngôi sao của đội Italia, đã thể hiện tâm trạng khó hiểu<br /> khi nói: “Đây là một sự loại bỏ theo yêu cầu. Yêu cầu của ai? Tôi không biết - có những<br /> việc nằm ngoài khả năng của tôi, nhưng tôi có cảm giác là họ muốn loại chúng tôi ra”.<br /> Những tuần sau trận đấu, không có bằng chứng nào cho thấy có âm mưu chống lại đội<br /> ltalia hay kiện tụng gì trọng tài Moreno (mặc dù báo chí Italia đã cố gắng hết sức). Thế<br /> nhưng những người hâm mộ vẫn tin chắc rằng các thế lực đen tối đã câu kết lại để triệt<br /> phá tham vọng của Italia.<br /> Theo một quan sát viên ngoài cuộc, những lời buộc tội tham nhũng dường như là ngớ<br /> ngẩn. Những trọng tài trung thực nhiều khi vẫn đưa ra những quyết định tồi tệ. Vậy thì có<br /> lý do gì để tin rằng Moreno là trường hợp ngoại lệ? Nhưng đối với bất kỳ ai am hiểu bóng<br /> đá Italia, thì những lời buộc tội như thế là hoàn toàn có thể đoán được. Đó là do trong<br /> bóng đá Italia, tham nhũng được coi là tình trạng đương nhiên của các vụ việc. Mùa bóng<br /> hằng năm của Italia đều mang tì vết vì tuần nào cũng có những lời cáo buộc về các âm<br /> mưu và thủ đoạn. Các đội bóng thường khẳng định rằng cá nhân các trọng tài đã bị mua<br /> chuộc và yêu cầu không được để một số trọng tài có thể điều khiển trận đấu của họ. Các<br /> <br /> vụ bê bối liên quan đến trọng tài là tin được đưa trên trang nhất. Và tối thứ Hai hàng tuần,<br /> chương trình truyền hình mang tiêu đề “Phiên toà của Biscardi” đều dành hai tiếng rưỡi để<br /> phân tích những sai lầm của trọng tài và chỉ trích những quan chức thiên vị.<br /> Tác động của tất cả những việc này đối với các trận đấu bóng đá của Italia thực tế rất<br /> nguy hại. Mặc dù các cầu thủ đều nằm trong số những cầu thủ giỏi nhất thế giới, nhưng<br /> các trận đấu thường tạm dừng, việc phanh phui trò gian lận nhiều lần bị trì hoãn bởi những<br /> hành động vờ vịt, những cầu thủ hay than vãn lại quan tâm tới việc tác động đến trọng tài<br /> hơn bất kỳ việc nào khác. Thất bại không bao giờ được chấp nhận với tính chất là kết quả<br /> của cuộc thi đấu công bằng. Và thậm chí chiến thắng còn bị bôi nhọ bởi ý nghĩ cho rằng<br /> có lẽ có những âm mưu phía sau chịu trách nhiệm về việc đó.<br /> Vậy bóng đá Italia phải làm gì với việc ra quyết định tập thể và giải quyết vấn đề? Ồ,<br /> mặc dù các đội trong trận đấu bóng đá đang cố gắng đánh bại lẫn nhau, và do đó có các lợi<br /> ích trái ngược nhau (nếu một đội thắng, có nghĩa là đội kia thua), thì các đội còn có lợi ích<br /> chung, cụ thể là đảm bảo để trận đấu trở nên thú vị và hấp dẫn đối với người hâm mộ. Các<br /> trận đấu càng hấp dẫn, càng nhiều người đến xem, doanh số bán vé và lượng người xem<br /> truyền hình càng lớn hơn, và lợi nhuận của các đội bóng cùng mức lương của các cầu thủ<br /> càng cao hơn. Khi hai đội bóng thi đấu, họ không chỉ cạnh tranh lẫn nhau. Họ còn làm<br /> việc cùng nhau - cùng với các quan chức - để tạo ra một trận đấu thú vị, ít nhất là trên lý<br /> thuyết. Và điều này chính là những gì các đội bóng Italia không thể làm được. Vì không<br /> bên nào có thể chắc chắn rằng những nỗ lực của họ sẽ được đền đáp chính đáng, nên các<br /> cầu thủ dành quá nhiều thời gian để bảo vệ những lợi ích riêng của mình. Công sức, thời<br /> gian và sự tập trung, những thứ tốt hơn hết nên dành để nâng cao chất lượng cuộc chơi,<br /> thay vào đó, lại được dùng để chỉ trích, giám sát và tìm cách lôi kéo trọng tài. Việc lôi kéo<br /> này lại càng mạnh. Dù đa số các cầu thủ muốn chơi trung thực nhưng họ nhận thấy họ chỉ<br /> có thể bị lợi dụng. Tháng Mười năm 2003, Gennaro Gattuso, một cầu thủ chạy biên cho<br /> đội vô địch châu Âu AC Milan đã nói: “Hệ thống này ngăn bạn nói ra sự thật và không<br /> được sống đúng với mình”. Hầu như không ai thích hệ thống theo cách đó, nhưng không<br /> ai có thể thay đổi nó.<br /> Có lẽ như ngài cảnh sát trưởng trong bộ phim Cold Hand Luke đã phát biểu, vấn đề của<br /> chúng ta ở đây là thiếu khả năng hợp tác. Tới lúc này, chúng ta thấy các nhóm có thể làm<br /> rất tốt việc ra quyết định và chúng ta cũng thấy họ tìm được những giải pháp tốt cho các<br /> vấn đề phối hợp phức tạp. Ở đây, chúng ta sẽ xem các nhóm hành động như thế nào khi<br /> đối diện trước những vấn đề đòi hỏi sự hợp tác. Những vấn đề này thường trông giống như<br /> các vấn đề phối hợp. Bởi vì trong cả hai trường hợp, một giải pháp tốt đòi hỏi người ta<br /> phải tính đến những gì người khác đang làm. Nhưng nếu cơ chế này đúng thì các vấn đề<br /> phối hợp có thể giải quyết được cho dù mỗi cá nhân chỉ tập trung theo đuổi lợi ích riêng<br /> của mình - thực ra, trong trường hợp giá cả, đó là điều mà sự phối hợp dường như đã đòi<br /> hỏi. Để giải quyết các vấn đề phối hợp - gồm những việc như giữ cho vỉa hè sạch tuyết,<br /> đóng thuế, hạn chế sự ô nhiễm - thì các thành viên của một tổ chức hay một xã hội cần<br /> phải làm nhiều hơn nữa. Họ cần chấp nhận một định nghĩa rộng hơn về lợi ích riêng so với<br /> định nghĩa thiển cận nhằm nâng cao tối đa lợi nhuận theo những nhu cầu trước mắt. Và họ<br /> cần phải có khả năng tin tưởng những người xung quanh họ. Bởi vì nếu thiếu niềm tin, thì<br /> việc theo đuổi lợi ích riêng thiển cận lại là chiến lược duy nhất có ý nghĩa. Như vậy, trọng<br /> tâm của chương này là hai vấn đề chính: Lòng tin bắt nguồn từ đâu? Và nó tạo ra sự khác<br /> biệt gì cho cách các nhóm làm việc?<br /> <br /> II<br /> Tháng Chín năm 2003, Dick Grasso lúc đó đang làm Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng<br /> khoán New York, là Chủ tịch hội đồng quản trị đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị sa thải chỉ đơn<br /> giản vì làm ra quá nhiều tiền. Grasso điều hành Sở Giao dịch từ năm 1995 và theo những<br /> thông tin thu thập được thì ông ta đã làm việc rất tốt. Có lẽ ông hơi tự đề cao mình một<br /> chút, nhưng không phải là người thiếu năng lực hay tham nhũng. Nhưng khi có tin sở giao<br /> dịch đang có kế hoạch trả cho Grasso tổng số tiền thanh toán tính gộp là 139.5 triệu đô la bao gồm tiền trợ cấp hưu trí, tiền trả chậm và các khoản tiền thưởng - công chúng lập tức<br /> phản ứng kịch liệt và trong những tuần sau đó những lời kêu gọi Grasso từ chức nhiều tới<br /> đinh tai nhức óc. Khi Hội đồng Quản trị của Sở Giao dịch (tất nhiên, chính là những người<br /> đã đồng ý trả cho ông khoản tiền 139,5 triệu đô la đầu tiên) đã yêu cầu Grasso từ chức, rõ<br /> ràng vì sự giận dữ của công chúng khiến họ không thể giữ ông lại.<br /> Thế nhưng tại sao công chúng lại giận dữ đến vậy? Suy cho cùng, họ không phải thanh<br /> toán khoản tiền hàng triệu đô la cho Grasso. Sở Giao dịch sẽ chi tiền của chính họ. Và<br /> việc kêu ca về mức lương của Grasso cũng không làm bất cứ ai khác giàu lên. Rốt cuộc,<br /> ông vẫn được nhận tiền, bởi Sở Giao dịch không thu lại khoản tiền đã hứa với ông và trao<br /> cho quỹ từ thiện hay đưa vào đầu tư một cách khôn ngoan hơn. Thực ra, theo quan điểm<br /> của một nhà kinh tế học thì phản ứng của công chúng có vẻ hết sức phi lý. Theo truyền<br /> thống, các nhà kinh tế cho rằng, cũng phải thôi, con người cơ bản đều có tính tư lợi. Điều<br /> này ám chỉ một số việc (có lẽ là rõ ràng). Thứ nhất, đứng trước những lựa chọn khác nhau<br /> (về sản phẩm, dịch vụ hay đơn giản là các tiến trình hành động), một người sẽ chọn cái có<br /> lợi nhất cho bản thân. Thứ hai, những lựa chọn của người đó sẽ không phụ thuộc vào việc<br /> của bất kỳ ai khác đang làm. Nhưng chẳng có ai (có thể trừ các nhà báo chuyên mục kinh<br /> doanh) từng thể hiện sự bực tức trước sự việc của Dick Grasso thu được lợi ích gì cụ thể<br /> từ hành động của họ. Vì vậy, thật phi lý khi đầu tư thời gian và công sức than phiền về<br /> ông. Thế nhưng, đó lại đúng là việc người ta đã làm. Vậy vấn đề một lần nữa là: Tại sao?<br /> Lý giải cho hành vi của một người có thể có một số điều liên quan tới một thí nghiệm<br /> được gọi là “cuộc chơi được - mất”. Đây có lẽ là thí nghiệm nổi tiếng nhất trong kinh tế<br /> học hành vi. Luật chơi đơn giản. Người làm thí nghiệm xếp cặp hai người với nhau (Họ có<br /> thể giao tiếp với nhau, nhưng mặt khác lại giấu tên nhau). Họ được nhận 10 đô la để chia<br /> cho nhau, theo luật như thế này: Một người (người đề xuất) tự mình quyết định việc chia<br /> như thế nào (50/50, 70/30 hay bất cứ tỷ lệ nào). Sau đó, anh ta đưa ra lời đề nghị nhậnhay-không-nhận cho người kia (người đáp lại). Người đáp lại có thể chấp nhận lời đề nghị,<br /> khi đó cả hai người chơi đút túi phần tiền tương ứng của họ; hoặc từ chối lời đề nghị,<br /> trong trường hợp này cả hai người chơi đều phải ra về trắng tay.<br /> Lúc này, nếu cả hai người chơi đều có lý trí thì người đề xuất sẽ giữ 9 đô la cho mình<br /> và đưa 1 đô la cho người đáp lại, và người đáp lại sẽ nhận lấy. Suy cho cùng, dù lời đề<br /> nghị như thế nào, thì người đáp lại cũng nên chấp nhận, bởi vì nếu chấp nhận anh ta sẽ<br /> được một khoản tiền, còn nếu từ chối anh ta sẽ chẳng được đồng nào. Người đề nghị có lý<br /> trí nhận thấy điều này ngay nên sẽ đưa ra lời đề nghị rất thấp.<br /> Tuy nhiên, trong thực tế, điều này hầu như không bao giờ xảy ra. Thay vào đó, những<br /> lời đề nghị quá thấp - bất cứ cái gì dưới 2 đô la - thường bị từ chối. Hãy nghĩ một thút xem<br /> điều này nghĩa là gì. Người ta thà không có gì còn hơn là để “đối tác” thắng được quá<br /> nhiều tiền. Họ thậm chí từ bỏ khoản tiền cho không để trừng phạt cái mà có lẽ họ coi là<br /> <br /> hành vi tham lam hay ích kỷ. Và điều thú vị là những người đề nghị đoán trước được việc<br /> này - có lẽ vì họ biết họ sẽ hành động tương tự nếu ở vị trí là người đáp lại. Do vậy, những<br /> người đề nghị trước hết sẽ không đưa ra nhiều lời đề nghị rẻ mạt. Lời đề nghị phổ biến<br /> nhất trong cuộc chơi được- mất thực tế là 5 đô la và lời đề nghị keo kiệt thường là khoảng<br /> 4 đô la.<br /> Bây giờ, đây là cách hình dung về hình ảnh hành vi con người của “người có lý trí”.<br /> Những người chơi trong cuộc chơi được-mất không chọn cái có lợi nhất về mặt vật chất<br /> cho mình và sự lựa chọn của họ rõ ràng hoàn toàn phụ thuộc vào việc người kia làm. Mọi<br /> người tham gia cuộc chơi được-mất theo cách này ở khắp mọi nơi trong thế giới phát<br /> triển: các nghiên cứu xuyên quốc gia về những người chơi ở Nhật, Nga, Mỹ và Pháp tất cả<br /> đều chứng minh hiện tượng giống nhau. Và việc tăng lượng tiền chơi dường như không<br /> quan trọng lắm. Rõ ràng, nếu người đề nghị có được cơ hội để chia 1 triệu đô la thì người<br /> đáp lại có thể không khước từ khoản tiền 100.000 đô la chỉ để chứng minh một ý kiến.<br /> Tuy nhiên, cuộc chơi này đã diễn ra ở những nước như Indonesia, nơi số tiền có thể có<br /> được từ cuộc chơi tương đương với tiền công của ba ngày làm việc, nhưng những người<br /> đáp lại vẫn từ chối các lời đề nghị quá thấp.<br /> Không chỉ có con người hành động theo cách này. Trong một nghiên cứu tình cờ được<br /> công bố vào ngày Dick Grasso từ chức, hai nhà nghiên cứu bộ môn động vật linh trưởng<br /> là Sarah Brosnan và Frans B. M de Waal cho thấy những con cái trong loài khỉ mũ cũng<br /> nổi giận trước những phần chia bất công bằng. Những con khỉ này được huấn luyện theo<br /> cách chúng phải đưa cho Brosnan một viên đá granit để đối lấy thức ăn. Tiền công, có thể<br /> nói như vậy, là một lát dưa chuột. Bầy khỉ làm việc theo cặp và khi cả hai con đều đã<br /> thưởng dưa chuột, thì chúng đổi đá lấy thức ăn trong 95% lần. Hoạt động kinh tế thị<br /> trường dân dã này bị đổ vỡ khi các nhà khoa học thay đổi quy luật, thưởng trái nho thơm<br /> ngon cho một con, còn con kia vẫn chỉ được dưa chuột. Trước sự bất công này, những con<br /> khỉ bị bạc đãi thường từ chối ăn dưa chuột của chúng và có 40% lần đã ngừng việc trao<br /> đổi hoàn toàn. Mọi việc chỉ trở lên tồi tệ hơn khi một con được nhận nho mà không hề làm<br /> gì cả. Trong trường hợp này, con khỉ kia thường ném viên đá đi, và việc trao đổi chỉ diễn<br /> ra có 20% tổng số lần trao đổi. Nói cách khác, những con khỉ mũ sẵn sàng từ bỏ thức ăn rẻ<br /> mạt - xét cho cùng, một viên đá đổi lấy một lát dưa chuột có vẻ là một vụ thỏa thuận khá<br /> tốt - chỉ đơn giản để bày tỏ sự bất bình trước phần thưởng hậu hĩnh bỗng dưng có được<br /> của bạn mình. Có lẽ nếu chúng có cơ hội ngăn không cho bạn của mình nhận được phần<br /> thưởng đó - như những người chơi trong cuộc chơi được-mất - thì chúng sẽ làm một cách<br /> vui sướng.<br /> Điểm đơn giản đó là: dù phần thưởng có “công bằng” theo một nghĩa nào đó, thì dường<br /> như vẫn có vấn đề đối với cả con người và loài khỉ mũ. Điều đó có vẻ giống như một việc<br /> rõ ràng cần phải nghĩ tới, nhưng lại không phải. Nếu con khỉ đã nghĩ viên đá đổi lấy lát<br /> dưa là một vụ trao đổi hợp lý và đã vui lòng làm việc này trước khi nhìn thấy khỉ bạn được<br /> quả nho thì nó cũng nên vui vẻ thực hiện việc trao đổi sau đó chứ. Dù sao công việc của<br /> nó cũng không vất vả hơn chút nào, dưa chuột cũng không hề kém ngon hơn (Hoặc, nếu<br /> có, đó là bởi nó bị ám ảnh bởi những gì khỉ bạn sẽ được nhận.). Chính vì vậy, nó nên giữ<br /> nguyên những cảm nghĩ về vụ làm ăn. Tương tự, những người đáp lại trong cuộc chơi<br /> được-mất được đề nghị chọn khoản tiền với “công việc” chỉ trong vài phút, chủ yếu là trả<br /> lời “có” hoặc “không”. Từ chối khoản tiền cho không trong hầu hết mọi trường hợp, là vô<br /> nghĩa. Nhưng người ta sẵn sàng làm như vậy để bảo đảm phân chia mọi thứ đều công<br /> <br /> bằng.<br /> Điều này có phải là mọi người cho rằng, trong một thế giới lý tưởng, tất cả mọi người<br /> sẽ có số tiền như nhau hay không? Không. Nó có nghĩa là trong một thế giới lý tưởng mọi<br /> người nên dừng lại ở số tiền họ đáng được hưởng. Trong phiên bản gốc của cuộc chơi<br /> được-mất, chỉ có vận may quyết định ai sẽ được là người đề xuất và ai sẽ là người đáp lại.<br /> Chính vì vậy, mọi người đều cảm thấy việc phân chia nên công bằng. Nhưng hành vi của<br /> một người trong cuộc chơi thay đổi đột ngột khi luật chơi thay đổi. Chẳng hạn, trong một<br /> biến thể thú vị nhất của cuộc chơi được-mất, thay vì phân công vai trò người đề xuất một<br /> cách ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu làm ra vẻ như những người đề xuất đã kiếm được vị<br /> trí của họ bằng cách thực hiện tốt hơn trong một cuộc kiểm tra. Trong các thí nghiệm đó,<br /> những lời đề nghị đưa ra với tỷ lệ rất thấp (khoảng 20%)/ tuy nhiên không một lời đề nghị<br /> nào bị từ chối. Mọi người hình như nghĩ rằng người đề xuất đã xứng đáng với vị trí của họ<br /> nên đáng được hưởng khoản tiền nhiều hơn.<br /> Vậy thì, theo nghĩa đơn giản nhất, mọi người (và các chú khỉ mũ) đều muốn có mối<br /> quan hệ hợp lý giữa thành tích và phần thưởng. Đây chính là cái còn thiếu trong trường<br /> hợp của Grasso. Ông được nhận quá nhiều cho việc làm được quá ít. Chắc chắn Grasso rất<br /> giỏi trong công việc của mình. Nhưng ông không phải là người không thể thay thế: chẳng<br /> ai nghĩ sở giao dịch có thể sụp đổ nếu không có ông. Hơn nữa, công việc của ông không<br /> phải là một công việc 140 triệu đô la. Xét về độ phức tạp và tinh vi thì nó không thể sánh<br /> với, chẳng hạn, việc điều hành một ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, Grasso lại được trả thù<br /> lao chẳng kém gì so với nhiều chủ tịch hội đồng quản trị ở Phố Wall, chính những người<br /> này còn bị trả lương thấp.<br /> Lòng thôi thúc đòi hỏi sự công bằng khiến Grasso phải rời khỏi cương vị là một thực tế<br /> tồn tại trong nhiều nền văn hóa, nhưng văn hóa có tác động lớn đến những gì được xem là<br /> công bằng. Ví dụ, các chủ tịch hội đồng quản trị ở Mỹ kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều<br /> so với các chủ tịch hội đồng quản trị ở châu Âu và Nhật, và những khoản tiền lương có thể<br /> khiến người Đức gặp rắc rối chỉ làm người Mỹ chú ý trong chốc lát. Nói chung, bản thân<br /> những khoản thu nhập cao dường như không làm người Mỹ bận lòng nhiều - cho dù Mỹ là<br /> nước có sự phân phối thu nhập bất bình đẳng nhất trong các nước phát triển, các cuộc<br /> thăm dò dư luận bao giờ cũng cho thấy người Mỹ ít quan tâm đến sự bất bình đẳng hơn<br /> nhiều so với người châu Âu. Điều này có một lý do là người Mỹ có xu hướng tin rằng sự<br /> giàu có là kết quả của sáng kiến và kỹ năng, còn người châu Âu có xu hướng coi đó là sự<br /> may mắn. Người Mỹ thậm chí nghĩ nước Mỹ là một xã hội tương đối động, trong đó con<br /> em của giai cấp công nhân cũng có thể trở nên giàu có. Trớ trêu thay, chính Grasso cũng<br /> trưởng thành từ một cậu bé thuộc giai cấp công nhân. Nhưng dường như với ngay cả<br /> người Mỹ, không phải phất lên bằng cách nào cũng được chấp nhận.<br /> Chắc chắn, sự phẫn nộ trước khoản tiền Grasso được chi trả xét về ý nghĩa kinh tế, là<br /> phi lý. Giống như hành vi của những người đáp lại trong cuộc chơi được-mất, sự phẫn nộ<br /> này là một ví dụ về cái mà nhà kinh tế học Samuel Bowles và Herbert Gintis gọi là “sự<br /> đền đáp rõ ràng” (strong reciprocity), tức là sự sốt sắng trừng phạt hành vi xấu (và ban<br /> thưởng cho hành vì tốt) cho dù bạn chẳng được lợi ích vật chất gì cho riêng mình khi làm<br /> như vậy. Và sự đền đáp rõ ràng này, dù phi lý hay không, vẫn là một “hành vi vị xã hội” vì<br /> nó thúc đẩy mọi người vượt ra ngoài định nghĩa hạn hẹp về lợi ích riêng và làm những<br /> việc mà cuối cùng sẽ phục vụ cho lợi ích chung, dù cố ý hay không. Những người có quan<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2