intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRIỂN LÃM SINH VIÊN LÀM NGHỆ THUẬT

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

103
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có lẽ đã qua rồi cái thời Mỹ thuật Việt Nam vẫn phản bác và lò dò trong tư duy “bình cũ rượu mới” của hội thảo Đổi mới những năm 2006, 2007. Gần năm năm trở lại đây, nền Mỹ thuật đã mở cửa thêm và mở cửa hơn, có những điều mới và dần dần chấp nhận một tác phẩm trong triển lãm những điều mới. Gần hai mươi năm Nghệ thuật Đương đại xuất hiện tại nước ta, nhưng có lẽ, thời gian này mới là lúc chúng ta được dễ dàng tiếp xúc và làm quen với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRIỂN LÃM SINH VIÊN LÀM NGHỆ THUẬT

  1. TRIỂN LÃM SINH VIÊN LÀM NGHỆ THUẬT Có lẽ đã qua rồi cái thời Mỹ thuật Việt Nam vẫn phản bác và lò dò trong tư duy “bình cũ rượu mới” của hội thảo Đổi mới những năm 2006, 2007. Gần năm năm trở lại đây, nền Mỹ thuật đã mở cửa thêm và mở cửa hơn, có những điều mới và dần dần chấp nhận một tác phẩm trong triển lãm những điều mới. Gần hai mươi năm Nghệ thuật Đương đại xuất hiện tại nước ta, nhưng có lẽ, thời gian này mới là lúc chúng ta được dễ dàng tiếp xúc và làm quen với nhiều thể loại của nó. Nghệ thuật đương đại trở thành thông tin thời sự không còn gì lạ lẫm hay quá nóng bỏng của làng Mỹ thuật. Dù thoái trào hay đang hưng thịnh, thì sự nở rộ của phong trào làm nghệ thuật mới này cũng là một tín hiệu đáng mừng cho những quan điểm đánh giá khắt khe của nghệ sĩ đương đại về tư duy quản lí của nền
  2. Mỹ thuật Việt Nam một thời. Tuy nhiên, song hành với sự “mở cửa” này, nền Mỹ thuật đương đại nước nhà cũng có nhiệm vụ phải tìm được lối đi cho riêng mình. Không lạc hậu trong ao làng của chúng ta, nhưng cũng phải có bản sắc và tiếng nói riêng. Để tìm được chỗ đứng trong chính tiến trình lịch sử của chúng ta đã khó, trước khi nghĩ đến vươn ra cùng thế giới- thì nhiệm vụ định hình và định hướng này- có lẽ phải nói đến hoạt động đào tạo Mỹ thuật. Cho đến nay, tại các trường đào tạo mỹ thuật trong cả nước, tạm thời vẫn có chưa có bộ môn nào nghiên cứu chuyên sâu và coi Nghệ thuật Đương đại là một môn học, việc thực hành Mỹ thuật Đương đại trong nhà trường gần như còn thiếu hụt và bị bỏ ngỏ. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của các sinh viên Mỹ thuật đang học tập trên ghế nhà trường, hay thậm chí là các sinh viên không chuyên ngành Mỹ thuật không hề thiếu vắng tại các diễn đàn và triển lãm Đương đại hay các sự kiện liên quan. Đó là một tín hiệu đáng mừng, cũng là một vấn đề khiến các nhà đào tạo Mỹ thuật băn khoăn về việc thực nghiệm một chương trình chính thức dành cho sinh viên nhà trường được trực tiếp thực hành nghệ thuật mới, dưới một mô hình lý thuyết và đường hướng cụ thể. Xét cho cùng, nghệ thuật mới dù có mới đến đâu, cũng cần một nền tảng để các sinh viên- những nghệ sĩ tương lai không đi chệch hướng. Nắm bắt nhu cầu học hỏi và nhìn thấy năng lực làm việc không hề kém cỏi so với các nghệ sĩ đàn anh của sinh viên, tháng 8 vừa qua, một Dự án thực hành nghệ thuật đương đại dành cho sinh viên đã được triển khai tại trường
  3. Đại học Mỹ thuật Việt Nam dưới sự điều hành của hai giảng viên khoa Hội họa- Thạc sĩ Lê Trần Hậu Anh và giảng viên khoa Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam- Thạc sĩ Phạm Diệu Hương. Trải qua 3 tháng tuyển chọn các sinh viên tham gia, lên kế hoạch làm việc và bổ sung kiến thức lý thuyết về Sắp đặt và Video Art, lên phác thảo ý tưởng và phát triển các tác phẩm, dự án Sinh viên làm Nghệ thuật đã có một buổi triển lãm cùng tên tại VietArtCenter 42 Yết Kiêu trưng bày 13 tác phẩm sắp đặt và video art của 14 sinh viên trong nhóm 17 sinh viên tham gia dự án. Với tư cách một trong 17 sinh viên tham gia dự án từ những ngày đầu tiên nhưng lại không có tác phẩm trực tiếp trưng bày, tôi xin phép đưa ra một vài nhận định cá nhân trong bài viết của mình về sự kiện lần này dưới góc độ một người xem triển lãm Sắp đặt và Video Art trước khi mạn bàn về những vấn đề liên đới khác. Có lẽ, không phải điều dễ dàng cho mọi cuộc triển lãm để có thể tạo được không gian riêng cho mình, một không gian làm người xem phải lặng im, phải sống cùng với các tác phẩm- dù hay dù dở, dù vui dù buồn. Thế nhưng, với sự kiện lần này, tôi có thể tự tin với không gian triển lãm đã tạo ra được. Hiếm có lần nào phòng trưng bày của VietArt lại sống động và có không khí tự thân từ tổ hợp các tác phẩm như thế. Từ khi nhìn thấy cánh cửa đóng mở phòng trưng bày, người xem bắt đầu được đi vào không gian riêng của nhóm nghệ sĩ. Sau Không đề của Trịnh Nhật Vũ, Lọt khe, len lỏi và xen kẽ của Nguyễn Hồng Ngọc nhận nhiệm vụ trực tiếp đưa người xem vào thế giới của 14 sinh viên trẻ. Rất
  4. nhiều báo chí đăng tin không nhận ra sự hiện diện nghệ thuật ở tác phẩm của Ngọc, nó bị nhầm lẫn với con đường bình thường nào đó chúng ta gặp trên phố. Thế nhưng, chính điều đó làm tôi đánh giá cao hơn vai trò của tác phẩm này trong tổ hợp trưng bày phía gian trái của phòng triển lãm. Chính sự hiện diện ngay đầu tiên và quá khéo léo của Lọt khe, len lỏi và xen kẽ đã giải quyết vấn đề không gian cho gian trái. Như một bước rất êm trong bút pháp của hội họa giá vẽ vậy. Ngoài ra, chính những statement đơn giản thậm chí là ngô nghê, bâng quơ của các sinh viên trong triển lãm này, càng khiến cho tác phẩm nói được nhiều hơn những gì người ta đọc được trên giấy. Ngọc thích nhìn những hạt hướng dương rải rác trên những con đường Hà Nội, nơi giới trẻ đang có một văn hóa cộng đồng mới mang tên “văn hóa trà đá”. Bởi vì Ngọc là một người trẻ trong số đó, những vỏ hạt hướng dương có ý nghĩa đặc biệt với cô, sự hiện diện còn sót lại của chúng trên những kẽ gạch rung động cô. Ngoài điều đấy ra, cái tên Ngọc chọn ắt hẳn ẩn chứa nhiều hơn một văn hóa teen teen rải rác đầy trên phố. Là những điều nhỏ bé vô thưởng vô phạt trên đường đời chúng ta phải chú ý thì mới có thể nhận ra, phải có đủ tình yêu và gắn bó mới nhìn thấy chúng có hiện diện. Cuộc sống rất quen mà cũng rất lạ. Như con đường có hướng dương hay bị các nhà báo bỏ sót trong danh sách các tác phẩm này vậy. Chỉ cần họ tinh ý, chỉ cần ta cúi nhìn xuống những con đường. Từ Lọt khe, len lỏi và xen kẽ, chúng ta sẽ thấy không gian triển lãm vào sâu bên trong giống như cuộc sống ngoài cánh cửa phòng triển lãm- mà Không đề mang nhiệm vụ ranh giới tâm hồn chúng ta với thực
  5. tại kia. Là bất kì góc đường nào ta có thể gặp ở Hà Nội, mỗi tác phẩm lại cho ta vị trí của một điểm nhìn nơi phố. Thật khéo mà video của Nguyễn Thúy Nguyệt và Nguyễn ánh Tuyết lại được chiếu lên một góc tường như thế, rồi kết hợp với sắp đặt đi kèm. Thử hình dung bó hẹp Bến của Nguyệt và Tuyết trong một cái màn hình tivi, chúng ta sẽ không thể chọn một chỗ gần gần tác phẩm của Vi Phương Thảo - lại là một góc phố quen nào đó khác - để bị kéo vào cái hình dung mình cũng đang chờ đợi ngao ngán hay sốt ruột vội vã chuyến xe cuộc đời mình. Cuộc sống trên phố - những người trẻ thấy gì, họ gửi hết vào tác phẩm- trông bình dị như điều ai cũng có thể nhìn được- nhưng cần lắng lại thêm để cảm được. ở góc này của phòng trưng bày, không thể bỏ qua tác phẩm của Phạm Hoàng Tuân Ranh giới - một tác phẩm hay, một góc gây chú ý các ánh nhìn. ở nó, chúng ta không thể đánh giá thấp khả năng của một sinh viên đang trong ghế nhà trường với một nghệ sĩ đã hoạt động thực tế. Chọn hình tượng nghệ thuật khéo léo, sử dụng ngôn ngữ tạo hình thông minh, Tuân đã khoanh vùng cho tác phẩm của anh một khoảng đẹp trong ấn tượng của nhiều người tới xem triển lãm ngày đầu tiên. Không chỉ có vậy, tính xã hội của tác phẩm của rất cao, phản ánh thực trạng nhức nhối mang tính thời sự về nạn sử dựng rượu bia khi tham gia giao thông. “Càng cấm càng làm- như dù có biển cấm đi ngược chiều thì chúng ta vẫn ngang nhiên cho phép mình phá luật nhiều hơn”- phải chăng đó là những lỗ hổng trong ý thức của người Việt Nam? Như là những ranh giới giữa biết và thực hiện?
  6. Quay lại vấn đề bài trí không gian cho triển lãm này, có thể nói, nhóm Dự án đã đồng thời đảm nhiệm chức vụ curator cho chính mình- lại thêm một điều thành công nữa của các sinh viên và hai giảng viên hướng dẫn. Bên cạnh đó là video Xoay của Triệu Thanh Tú và Bí mật của Trần Hoàng Ngân, cũng là những góc nhìn trẻ khác về cuộc sống xung quanh họ. Với những sắp đặt và nhịp suy nghĩ riêng, mà chúng ta cũng sẽ tìm được sự đồng cảm trong nó. Trong 17 sinh viên tham gia dự án, người sinh năm 91 là năm sinh muộn nhất, Phạm Ngọc Hà Ninh, với Thăm kí ức đã đóng góp một tiếng nói 9x đời cổ lỗ sĩ nhất hiện nay, khi mà tuổi teen từ 92, 93 đang phát triển theo một hướng khác. Thời mà tất cả những gì Ninh có gợi lại quá khứ những năm đầu mở cửa, thoát khỏi bao cấp, thoát nghèo. Đồng cảm với Ninh ở tuổi đời và quá khứ của một học sinh cấp ba Phổ thông Chuyên, chân ướt chân ráo vào trường Nghệ thuật, cũng có những dòng lưu bút rất ngô nghê, cũng có những lá thư đã nâng niu rồi đốt bỏ. Tôi nhìn thấy từng tầng kí ức của mình trong sắp đặt của bạn. Nhìn thấy một thế hệ chúng tôi, đã đi qua và chưa đi qua hết văn hóa và sự ra đời - biến mất của nhiều vật dụng gắn với tuổi niên thiếu và trưởng thành của mình - một kí ức được đổ composite lay động trong tôi sự xúc động lạ kì. Có thể nói, Ninh đã đóng gói toàn bộ kí ức của mình, từ buồn - vui, được - mất, bạn bè - gia đình, kỉ niệm hay nuối tiếc lại… một tác phẩm mà chúng tôi đùa là “rất Ninh”… Vì nó “rất Ninh” nên nó ý nghĩa với thế hệ chúng tôi, và vẫn đang nuôi lớn chúng tôi đi
  7. tiếp. Cuộc sống mang tính tự sự hơn ở gian phải của triển lãm, sau Ninh, Mơ của Lê Thị Thúy là một tác phẩm khác khiến tôi bị tác động mạnh. Trong quá trình làm việc của dự án, được nghe Thúy trình bày phác thảo ý tưởng và kế hoạch thực hiện, tôi vẫn không thể hình dung được điều tác phẩm của chị có thể mang lại cho đến khi tận mắt nhìn vào trong nó. Những giấc mơ trong hình thù màu mè bắt mắt nhưng có lẽ, với những tâm hồn có nhiều vết thương thầm kín và ám ảnh lên tuổi trưởng thành, thì tác phẩm của Thúy có thể khiến họ nghẹt thở hoặc rơi nước mắt khi bước vào bên trong. Là câu chuyện thật của tác giả, có lẽ phải đến tận nơi và nhìn tận mắt, sống trong nó để nâng niu những gì mình đang có trong đời. Đồng cảm, chắc phải dùng một từ “đồng cảm”, với đa phần những tác phẩm trong triển lãm này. Nghệ sĩ trẻ nói rất ít, chỉ có tôi là cứ đi đọc ra những điều có thể đúng, có thể trúng- có thể không về những gì họ giữ cho câu chuyện của mình. Bùi Minh Hà với Dù sao thì cũng phải đứng nghiêng hay Bữa sáng của Đỗ Tường Linh, hay Chơi của Nguyễn Thị Kim Nga - đều là chúng tôi - những người trẻ với vấn đề cuộc sống không bao giờ cũ. Quá khứ, hiện tại, tương lai và những trăn trở, những nuối tiếc, những vui buồn đồng hiện trong triển lãm này. Thôi dù sao thì cũng hãy cứ vui, như điều mà Không gian tuổi thơ của Trần Văn Phong đã mang lại được cho những người đến tham gia buổi khai mạc ngày mồng 4 tháng
  8. 1 vừa qua. Không gian của Phong đúng là một cái sân chơi ngày xưa lũ trẻ con hàng xóm chúng tôi vẫn hay tụ tập nhau lại, là cả góc sân và khoảng trời những đêm Rằm phá cỗ… Chắc cũng chỉ cần có thế, dù đôi mươi, sinh viên chúng tôi - trong buổi khai mạc hộ anh tác phẩm bằng việc ùa vào chơi ô ăn quan, đứa nào cũng thấy mình hẵng còn trẻ. Một phòng triển lãm như thế, vừa đủ tạo không gian, vừa đủ một thế giới riêng chung cho tất cả. Và rõ ràng là thiếu ma-két cho từng tác phẩm (chỉ có sơ đồ hướng dẫn vị trí sắp xếp thôi). Nên báo chí đưa tin cũng bị sai mất phần nào. Mặt yếu là sự thiếu sót ai cũng thấy và đáng ra phải có để người xem tiện theo dõi, nhưng mặt khác - có lẽ là để cho cái thế giới ấy sống trong cảm nhận riêng của người xem trước đã. Cuối cùng, trước khi mọi người ra về, chúng tôi sẽ gửi lại statement... lúc đó, hãy xem xem, cảm nhận của bạn có khác nhiều không? Cho bạn sống với thế giới của chúng tôi, nếu bạn cũng thở cùng một nhịp, hay phản biện lại nó, triển lãm Đương đại này ắt hẳn đã thành công rồi. Bên cạnh hội họa giá vẽ, một nhánh khác của Mỹ thuật vẫn đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp tiếng nói không hề nhỏ trong thời kì này. Chỗ đứng của Mỹ thuật Đương đại đã và đang tìm cho mình vị trí sánh ngang với Mỹ thuật trong Bảo tàng như những thời kì trước. Qua quá trình làm việc trong Dự án Sinh viên làm Nghệ thuật, ít nhiều chúng tôi đã nhìn được những mặt mạnh và yếu của nghệ thuật sắp đặt hay video art hiện nay. Làm thế nào để tác phẩm có ý nghĩa, làm thế nào để nó tồn tại? Vật chất hay ý nghĩa tồn tại lâu hơn? Vì không phải tác phẩm video art hay sắp đặt nào cũng có thể mang về, mang bán hay trưng bày
  9. mãi mãi. Giá trị nhất thời hay giá trị vĩnh cửu là điều vẫn trăn trở tôi mỗi ngày khi mang những nhánh của nghệ thuật ra phân tích. Cần thiết một hoạt động thường niên và xuyên suốt cho sinh viên Mỹ thuật làm nghệ thuật mới, bên cạnh việc học tập chính thống trên ghế nhà trường. Vì nghệ thuật nào cũng vậy, cần một cái gốc lý thuyết đủ mạnh để bứt phá khỏi những ranh giới. “Mỗi đứa trẻ đều là một nghệ sĩ. Điều quan trọng là làm thế nào để trở thành một nghệ sĩ khi ta lớn lên”, vì vậy sự định hướng và hỗ trợ của những nhà đào tạo Mỹ thuật trong việc thực hành nghệ thuật của sinh viên đóng vai trò không nhỏ trong việc đưa 20 năm về sau của Mỹ thuật thời kì đổi mới thoát khỏi tình trạng “bình cũ rượu mới” như đã nói cách đây 4 năm. Dù sao, thì Dự án này vẫn cần được phản hồi và lắng nghe để phát triển rộng rãi hơn, tiếp nối cho những sinh viên có nguyện vọng thực hành nghệ thuật. VI TƯỜNG VI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2