Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN trong tiến trình hội nhập AEC
lượt xem 3
download
Với lợi thế là một khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao và có nhiều điều kiện để mở rộng hơn nữa nhất là khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành vào cuối năm 2015. Bài viết này hướng tới việc đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN sau hai năm thực hiện AEC và triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN trong tiến trình hội nhập AEC
- TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AEC ThS. NCS Trần Lan Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt ASEAN là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Với lợi thế là một khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao và có nhiều điều kiện để mở rộng hơn nữa nhất là khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành vào cuối năm 2015. Bài viết này hướng tới việc đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN sau hai năm thực hiện AEC và triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Từ khóa: ASEAN, xuất khẩu, AEC, Việt Nam, ATIGA, CEPT 1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc ASEAN sau 2 năm hội nhập AEC Thị trường ASEAN luôn thể hiện là thị trường tiềm năng và đầy hứa hẹn đối với Việt Nam. Cuối năm 2015, Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Với quy mô hơn 600 triệu dân, tổng GDP gần 3.000 tỷ USD, AEC được các doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng mở ra một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng. Tuy nhiên, tính đến năm 2017, tức là sau hai năm tham gia AEC, những kỳ vọng này chưa trở thành hiện thực. Về kim ngạch, thời điểm trước khi AEC được thành lập vào cuối năm 2015, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN nhìn chung chưa ổn định, có lúc tăng và có lúc giảm qua các năm. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2015 chiếm 13,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, so với các quốc gia khác trong khu vực (Myanmar 49,2%, Lào 47,6%, Singapore 31,4%) thì con số này vẫn còn rất thấp và chưa tương xứng với tiềm lực của Việt Nam. Đến năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 18,064 tỷ USD, giảm 1,1% so với năm 2014 và chiếm 12,73 % so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, một năm sau khi gia nhập AEC, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang các nước ASEAN còn có xu hướng giảm, với năm 2016 đạt gần 17,45 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2015 (Tổng cục Hải quan, 2017). Cũng theo số liệu ước tính năm năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN ước tăng 24,3%, đạt 21,7 tỷ USD. 101
- Hình 1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN qua các năm Nguồn: Tổng cục Hải quan Do nhập khẩu có quy mô luôn lớn hơn xuất khẩu nên trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và khu vực ASEAN, Việt Nam đã liên tục ở vị thế nhập siêu. Nhập siêu từ khu vực này ở mức khá cao, năm 2011 đã lên đến trên 7,327 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2015, do xuất khẩu sang thị trường này thấp hơn nhập khẩu nên nhập siêu đạt 5,764 tỷ USD, tăng so với mức nhập siêu của năm trước 1,487 tỷ USD. Nhìn chung, trong 10 năm qua, Việt Nam luôn nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, do tốc độ tăng xuất khẩu sang ASEAN cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu từ thị trường này nên trong những năm gần đây mức thâm hụt ngày càng thu hẹp lại và tỷ lệ nhập siêu từ ASEAN giảm dần. Cụ thể, năm 2005, mức thâm hụt đạt 3,9 tỷ USD, tăng 1,62% so với năm 2004. Đến năm 2010 mức thâm hụt là 6,057 tỷ USD, tăng 20,84% so với năm 2009 và năm 2015 mức thâm hụt đạt 5,764 tỷ USD. Với mức thâm hụt này so với năm 2014 đã tăng 35%. Trong khi đó, báo cáo mới đây về “Thương mại hàng hóa Việt Nam - ASEAN sau hơn 20 năm Việt Nam gia nhập” của Tổng cục Hải quan cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa luôn nghiêng về thâm hụt với các nước ASEAN và trong suốt 20 năm gia nhập, Việt Nam chưa từng đạt thặng dư thương mại với khối này. Năm 1996, thời điểm gia nhập ASEAN Việt Nam thâm hụt với khối này là 745 triệu USD, thì đến năm 2016 thâm hụt 6,59 tỷ USD. 102
- Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN khá đa dạng, từ các mặt hàng nông, hải sản, khoáng sản đến những mặt hàng được chế biến sâu và những mặt hàng có giá trị gia tăng lớn như nhóm hàng điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Tuy nhiên, sau hai năm thực hiện AEC, cùng với sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu chung, xuất khẩu các nhóm hàng đặc biệt là hai nhóm hàng nông nghiệp và công nghiệp cũng có sự sụt giảm mạnh. Cụ thể, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản sang các nước ASEAN đạt hơn 1,6 tỷ USD, giảm 20,3% so cùng kỳ năm 2015. Đáng nói là các mặt hàng giảm mạnh nhất đều là những sản phẩm chủ lực: cao-su (giảm 40,7%), gạo (giảm 48,8%), hồ tiêu (giảm 25,5%), sắn và các sản phẩm từ sắn (giảm 19,2%),... Đáng chú ý, đối với mặt hàng gạo, tính đến hết năm 2016, ba thị trường trọng điểm ASEAN sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng so với năm 2015: Philippines (giảm 65%), Malaysia (giảm 48,1%), Singapore (giảm 30,7%). Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các nước ASEAN một phần do sản lượng giảm, phần khác bởi giá hàng nông sản như cà phê, cao su, sắn giảm mạnh. Cụ thể, trong năm 2016, giá cà phê giảm 21,2%, cao su giảm 12,5%, sắn giảm 14,4%. Riêng cà phê, giá giảm đã khiến kim ngạch xuất khẩu giảm tới gần 59 triệu USD. Đối với lĩnh vực công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN của hầu hết các mặt hàng chủ lực cũng sụt giảm đáng kể. Trong đó, dầu thô là mặt hàng giảm mạnh nhất, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 giảm tới 76,3% so với năm 2015. Giá dầu thô giảm mạnh đã khiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sụt giảm tới hơn 1 tỷ USD, kéo theo kim ngạch xuất khẩu chung vào ASEAN giảm. Bên cạnh việc giảm lượng, giảm giá thì một số mặt hàng công nghiệp dù tăng trưởng nhưng vẫn ở mức khá thấp, cách xa so với tiềm năng và kỳ vọng, điển hình nhất phải kể đến ngành dệt may. Được đánh giá sau khi gia nhập AEC, dệt may Việt Nam sẽ nằm trong tốp đầu các ngành được hưởng lợi nhiều vì thuế suất xuất khẩu hàng may mặc về mức 0%. Trong khi đó, khoảng 50 đến 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nước ta là từ AEC. Tuy nhiên, thực tế trong năm 2016 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào AEC đạt 638 triệu USD, chỉ tăng 15% so cùng kỳ năm 2015. Sau một năm tham gia AEC, các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa tận dụng được ưu thế về thuế suất xuất khẩu để mở rộng thị trường. Sản phẩm may mặc của Việt Nam mới chỉ vào được ba nước là Laos, Cambodia, Myanmar, chưa đủ lực để thâm nhập vào các thị trường tiềm năng, có yêu cầu cao hơn như Singapore, Thailand,... 103
- Việt Nam đang trong quá trình thay đổi giá trị gia tăng cho xuất khẩu bằng cách thay đổi cơ cấu ngành hàng, chú trọng vào xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng và lợi thế so sánh như: Thủy sản chế biến, hàng điện tử và sản phẩm cơ khí, linh kiện điện thoại. Đây là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường ASEAN. Về thị trường xuất khẩu nội khối, Thái Lan là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, thương mại song phương năm 2016 đạt 12,54 tỷ USD, chiếm 30,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và ASEAN. Thương mại song phương Việt Nam - Ysia đứng thứ 2 trong ASEAN và năm 2016 tăng gấp 30 lần so với năm 1996, đạt 8,51 tỷ USD, chiếm 20,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN. Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN, với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 đạt 7,16 tỷ USD, chiếm 17,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - ASEAN. Indonesia đứng thứ 4 với kim ngạch song phương năm 2016 đạt 5,61 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN. Campuchia, Philippines, Lào và Myanmar là các thị trường đem lại thặng dư thương mại cho Việt Nam. Trong đó, Campuchia là thị trường đem lại thặng dư lớn nhất với hơn 1,47 tỷ USD, thị trường philippines là 1,16 tỷ USD; Myanmar là 375 triệu USD; Lào là 132 triệu USD. Một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN Thứ nhất, sụt giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN, nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập AEC, trước hết là do tác động chung của kinh tế thế giới và khu vực. Trong năm 2016 và 2017, kim ngạch nhập khẩu của các nước ASEAN từ thị trường thế giới đều ghi nhận sụt giảm. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch nhập khẩu năm 2016 của Indonesia là 98,7 tỷ USD (giảm 8,6% so cùng kỳ); Malaysia 124,5 tỷ USD (giảm 7%); Singapore 208,7 tỷ USD (giảm 7,4%) và Thailand là 142,5 tỷ USD (giảm 7,3%). Do vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Kim ngạch xuất khẩu của một số nhóm hàng cũng giảm mạnh bởi tác động của thị trường thế giới. Tiêu biểu như nhóm dầu thô giảm tới gần 77%; nhóm than đá giảm 33,6%; quặng và khoáng sản khác giảm 38,9%. Nếu loại trừ các nhóm này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN chỉ giảm 1%. 104
- Thứ hai, việc Việt Nam đồng thời tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa trong nội khối ASEAN, cũng như nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các nước đối tác dẫn đến tác động chuyển hướng thương mại sang các nước có FTA với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Iceland, Liên minh kinh tế Á - Âu,… Điều này tác động không nhỏ tới tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN. Thứ ba, các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam từ các nước trong khu vực được tăng cường, như Thailand, Malaysia, Indonesia đã tổ chức điều tra chống bán phá giá và áp dụng biện pháp tự vệ với một số sản phẩm thép. Còn đối với các mặt hàng nông sản, nhiều hàng rào kỹ thuật cũng được dựng lên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước khiến cánh cửa để hàng hóa nước ta xuất khẩu sang các nước ngày càng hẹp hơn. Thứ tư, chúng ta chưa thực sự tận dụng tốt những ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường thời gian. Cụ thể, tỷ lệ tận dụng ưu đãi ATIGA năm 2016 là 31,8%, cao hơn năm 2015 là 24,2%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn thấp, cao nhất vẫn là tận dụng ưu đãi trong Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc với tỉ lệ khoảng 60% trong năm 2015. Thứ năm, sự hiểu biết của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước về AEC còn hạn chế. Chỉ có 46,79% doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thông tin về AEC. Trong gần 94% doanh nghiệp biết về AEC thì chỉ có 16,4% doanh nghiệp thực sự hiểu rõ về hiệp định thương mại này. Trong bối cảnh hiện nay, thông tin chính là sức mạnh, khi doanh nghiệp có được thông tin mà mình mong muốn thì doanh nghiệp đã cầm trong tay công cụ cho mình sức mạnh, từ đó chủ động nắm bắt thông tin thị trường, thông tin đối tác, thông tin hàng hóa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ sáu, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam khá tương đồng so với các nước trong khu vực, nhiều quốc gia khác cũng có cơ cấu xuất khẩu khá giống của Việt Nam như Malaysia, Thailand. Nếu xem xét chỉ số thương mại RCA (lợi thế so sánh biểu hiện), có thể thấy sự tương đồng này thể hiện khá rõ trong một số mặt hàng như sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, may mặc. Trong khi đó, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chưa thể hiện được sự vượt trội hơn cả về mẫu mã và chất lượng 105
- Bảng 1. Tổng hợp lợi thế so sánh của một số nền kinh tế ASEAN Việt Nam Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Indonesia Sản phẩm nông nghiệp √ √ √ √ √ Thực phẩm √ √ √ √ √ Nhiên liệu và khoáng sản √ √ Nhiên liệu √ √ Công nghiệp chế tạo √ √ √ √ Sắt thép Hóa chất √ Máy móc và phương tiện vận tải √ √ √ √ Thiết bị văn phòng và viễn thông √ √ √ √ √ Sản phẩm tự động hóa √ Dệt √ √ √ May mặc √ √ √ Nguồn: Tran Lan Huong (2017), “Export similarity and competitiveness between Vietnam and ASEAN countries”, International Conference Proceedings: “Emerging Issues in economics and Business in the context of International Integration” (EIEB), Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng 12/2017. Đã đến lúc các doanh nghiệp cần chú trọng hơn việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và xây dựng thương hiệu để đáp ứng nhu cầu các thị trường này. 2. Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng ASEAN Trong những năm qua, ASEAN luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng phát triển. Nền kinh tế khu vực Đông Á tăng trưởng nhanh chóng, trở thành một trong những động lực quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia khu vực và toàn cầu. Nền kinh tế khu vực này phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính, dự báo đến năm 2020, GDP của ASEAN sẽ tăng trưởng gấp đôi so với năm 2015, lên tới 4.700 tỷ USD. Thị trường nội khối ASEAN đóng vai trò lớn trong sự phát triển thương mại của hiệp hội. ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả thương mại và tăng cường liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Theo lộ 106
- trình cắt giảm thuế quan ATIGA, mức thuế suất bình quân dự kiến cắt giảm từng năm cho giai đoạn 2018-2022 tính trên tổng biểu thuế hiện hành là: 0,07% (năm 2018); 0,07% (năm 2019); 0,06% (năm 2020); 0,05% (năm 2021) và 0,04% (năm 2022). Riêng mặt hàng xăng dầu có lộ trình giảm thuế riêng theo kết quả đàm phán trong ASEAN và đã được ASEAN thông qua năm 2010. Theo cam kết, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN với lộ trình dài nhất tới năm 2024. Tham gia hiệp định, hàng hoá Việt Nam được tiếp cận thị trường của 10 nước ASEAN với 620 triệu người tiêu dùng, cũng như doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng mới hình thành trong khu vực. Nếu các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội để trở thành một thành tố, một mắt xích trong dây chuyền cung ứng đó thì khả năng phát triển sản xuất, vươn ra phạm vi toàn cầu sẽ rất lớn. Tự do hóa thương mại trong ATIGA cũng đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn sản xuất trong nước. Tuy nhiên, từ năm 2018 trở đi, sức ép hội nhập sẽ tăng dần với những ngành như công nghiệp ô tô, hàng linh kiện điện tử... Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ khiến tính chất tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các doanh nghiệp và hàng xuất khẩu Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần có sự chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, việc giảm thuế xuất nhập khẩu là cơ hội để doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy các cơ hội đầu tư, xuất khẩu. Doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí gia nhập thị trường để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. 107
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tran Lan Huong (2017), “Export similarity and competitiveness between Vietnam and ASEAN countries”, International Conference Proceedings: “Emerging Issues in economics and Business in the context of International Integration” (EIEB), Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng 12/2017. 2. Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn 3. Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn 108
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hội nhập kinh tế thế giới doanh nghiệp Việt Nam
501 p | 451 | 216
-
BÀI THẢO LUẬN: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DA GIẦY VIỆT NAM SO VỚI TRUNG QUỐC TRONG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU
17 p | 182 | 64
-
Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ (BẢN 2)
33 p | 168 | 45
-
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt năm 2016 và triển vọng năm 2017
23 p | 95 | 18
-
Các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong marketing xuất khẩu - Thị trường EU: Phần 2
208 p | 125 | 14
-
Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế việt nam năm 2013
10 p | 117 | 12
-
Xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Thực trạng và triển vọng đối với Việt Nam
23 p | 81 | 8
-
Cần điều chỉnh lớn chính sách thu hút và sử dụng FDI
7 p | 65 | 8
-
Đầu tư EU vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng - 2
12 p | 65 | 6
-
Những đóng góp cho nền kinh tế của ngành hàng nông sản Việt Nam năm 2023 và triển vọng cho năm 2024
8 p | 14 | 5
-
Sự kiện TPP vòng 20 và triển vọng cho xuất khẩu Việt Nam
8 p | 51 | 4
-
Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2017 và triển vọng năm 2018
4 p | 75 | 4
-
Quy chế “nền kinh tế phi thị trường” trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và tác động đối với Việt Nam
10 p | 47 | 4
-
EVFTA và ngành dệt may, giày dép Việt Nam
32 p | 11 | 4
-
Bối cảnh ASEAN và triển vọng cho sự ra đời của đồng tiền chung khu vực
5 p | 59 | 3
-
Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019: Phần 2
238 p | 38 | 2
-
Hội đồng hợp tác vùng vịnh - Tổng quan thị trường: Phần 2
88 p | 36 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn