intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triết học "Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn "

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

149
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế. Xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản gì? Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triết học "Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn "

  1. Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế. Xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản gì? Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 thông qua (dưới đây gọi là Cương lĩnh 1991) đã trả lời câu hỏi đó và nêu đặc trưng đầu tiên về thể chế chính trị; đó là “một xã hội do nhân dân lao động làm chủ”, với “Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng”1. Đối chiếu với đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được xác định tại các Đại hội IV, Đại hội V và cả Đại hội VI, mở đầu bằng sự khẳng định: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” thì Cương lĩnh 1991 đã có sự thay đổi lớn về nhận thức chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: nhân dân lao động làm chủ xã hội và Nhà nước gồm những giai cấp nào? Theo cách hiểu lâu nay, trong thành phần nhân dân lao động không có giai cấp hoặc tầng lớp bóc lột. Giai cấp địa chủ bóc lột địa tô không còn tồn tại. Trong một thời gian dài, do nhận thức máy móc về lý thuyết giá trị thặng dư mà Mác phân tích về chế độ tư bản chủ nghĩa (khác với chế độ xã hội dưới chính quyền nhân dân), những nhà kinh doanh bỏ vốn ra thuê lao động bị coi là tư sản bóc lột giá trị thặng dư do người lao động tạo ra và như vậy không nằm trong nhân dân lao động. Sự đối lập về quyền lợi giữa người thuê lao động và
  2. người đi làm thuê thường được nhấn mạnh, còn mặt quan trọng hơn là sự hợp tác của người có vốn với người có sức lao động cần việc làm, có lợi cho cả hai bên và cho xã hội thì bị coi nhẹ, thậm chí bị bỏ qua. Doanh nhân đầu tư, thuê lao động kinh doanh, vừa làm giàu cho mình, vừa tạo việc làm cho người lao động, đồng thời tăng của cải cho xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách. Chính quyền nhân dân có chính sách lao động để điều hoà lợi ích của cả hai phía, quan tâm bảo hộ quyền lợi của người làm thuê thường yếu thế hơn. Cuộc sống cho thấy doanh nhân là tầng lớp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, gắn kết với công nhân, nông dân và trí thức không chỉ bằng sự hoà đồng về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc mà còn bằng cả sự ràng buộc về quan hệ lợi ích. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc mà thiếu tầng lớp doanh nhân thì không phù hợp với thực tế. Đến Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006), đặc trưng về chế độ chính trị nêu trên đã được sửa đổi: “Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội... do nhân dân làm chủ;... con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công2 “(không nói “xã hội do nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công” như Cương lĩnh 1991), đi liền với chủ trương chấp thuận cho đảng viên được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân3. Như vậy, tầng lớp doanh nhân, bao gồm cả tư bản tư nhân, được đặt vào thành phần nhân dân làm chủ xã hội cùng với các tầng lớp lâu nay được gọi là nhân dân lao động (công nhân, nông dân, trí thức, tiểu thương, tiểu chủ và những người lao động khác). Đáng chú ý là cũng tại Đại hội VII năm 1991, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế — xã hội đến năm 2000, khi xác định quan điểm cơ bản về sự phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đã nêu “xã hội do nhân dân làm chủ,... xoá bỏ áp bức, bất công”4. Chiến lược này cũng được Đại hội VII thông qua thành nghị quyết (dưới đây gọi là Chiến lược 1991) và đã tác động tích cực đến việc đổi mới chính sách và thái độ của Nhà nước đối với doanh nhân. Tuy nhiên, sự thiếu thống nhất giữa
  3. Chiến lược 1991 với Cương lĩnh 1991 về quan điểm nêu trên phải đến Đại hội X, nghĩa là sau 15 năm mới được giải quyết. Quan điểm thiếu rành mạch và không dứt khoát như vậy kéo dài quá lâu, ảnh hưởng không tốt đến việc hoạch định chính sách. Nhận thức “ai làm chủ” đã được khai thông, nhưng không thể nói như vậy đối với vấn đề quan trọng và phức tạp hơn “nhân dân làm chủ như thế nào? quyền dân chủ được thực hiện ra sao?” Thật vậy, hãy xem các quyền và trách nhiệm của công dân quy định trong Hiến pháp hiện hành (đặc biệt là quyền về ngôn luận, về lập hội, về tiếp nhận thông tin...) đã được thấu suốt, coi trọng và thực hiện như thế nào trong thực tế? Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được Đại hội VI đặt thành “nền nếp hàng ngày của xã hội mới”5 đi vào cuộc sống như thế nào? Các cơ quan nhà nước do dân bầu ra có giữ đúng vị trí và thực hiện đầy đủ chức năng do Hiến pháp quy định hay không?... Mấy câu hỏi đó chưa phải là tất cả, song việc trả lời đúng sự thật cũng đủ cho thấy rõ quyền làm chủ của dân còn nhiều mặt bị hạn chế cả về thể chế và về sự thực hiện. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đi liền với bảo đảm quyền làm chủ của dân được khẳng định và nhấn mạnh trong nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều văn bản của Nhà nước nhưng việc thực hiện chưa đáp ứng được đòi hỏi của dân và của sự phát triển đất nước, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do sự lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, cả về công tác lý luận, tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ và phương thức lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực nhà nước ở các cấp. Dân chủ trong nội bộ Đảng cũng chưa được thực hiện tốt. Tình hình này đi liền với tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí nghiêm trọng trong bộ máy công quyền khiến cho dân giảm lòng tin đối với lãnh đạo Đảng, dẫn tới nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ, như Nghị quyết Đại hội X đã nhận định6.
  4. Đại hội X cũng như mấy kỳ đại hội trước đều thừa nhận những mặt yếu này, nhưng qua một thời gian dài, chưa tạo được chuyển biến rõ nét. Vì sao như vậy? Phải chăng một nguyên nhân quan trọng là do nhận thức và hành động chưa thoát khỏi tư duy coi chuyên chính vô sản là nền tảng chính trị của chủ nghĩa xã hội? Mặc dù từ nhiều năm nay, các văn kiện của Đảng không nói tới chuyên chính vô sản, sự phân biệt giai cấp không còn nặng nề như trước, nhưng nhìn vào tổ chức và hoạt động thực tế nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội thì không khác trước bao nhiêu. Trong điều kiện một đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, phải đổi mới căn bản sự lãnh đạo của Đảng thì mới xây dựng được nền dân chủ, mới thiết lập được cơ chế bảo đảm sự hài hoà giữa quyền làm chủ thực sự của nhân dân với chức năng của Nhà nước pháp quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng. Làm như vậy, vai trò và ảnh hưởng của Đảng không bị suy giảm như có người lo ngại mà ngược lại càng được nâng cao vì người dân thực sự làm chủ, tăng thêm lòng tin đối với Đảng chính là nguồn sức mạnh to lớn nhất của Đảng; Nhà nước pháp quyền có hiệu lực, hiệu quả cao chính là biểu hiện quan trọng nhất về năng lực của Đảng cầm quyền. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ là nội dung cơ bản về đổi mới chính trị nhằm phát huy tiềm năng to lớn cả về trí tuệ, về vật chất và tinh thần của toàn dân tộc vào sự nghiệp phát triển và bảo vệ tổ quốc; mặt khác, phải thông qua dân chủ, dựa vào tai mắt và tiếng nói của dân thì mới phát huy được các nhân tố tích cực trong Đảng, loại trừ những phần tử thoái hoá, biến chất và những hiện tượng tiêu cực, thật sự chỉnh đốn và đổi mới Đảng trong sạch, vững mạnh. Công cuộc đổi mới trong thời gian qua đặt trọng tâm vào lĩnh vực kinh tế, với những thay đổi quan trọng trong nhận thức về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là về chế độ sở hữu và cơ chế kinh tế. Nội dung cốt lõi của những thay đổi ấy là thực hiện một bước quan trọng dân chủ về kinh tế với quyền của công dân được
  5. tự do kinh doanh theo pháp luật; nhờ đó đã tạo ra động lực và sức mạnh đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế – xã hội, đạt được những bước phát triển đáng ghi nhận. Ngày nay, sự tiếp tục đổi mới về kinh tế phải đi liền với đổi mới về chính trị, hai mặt tác động lẫn nhau, tạo thành hợp lực đưa đất nước vượt qua thử thách, tận dụng được cơ hội phát triển, tiến kịp thời đại; đồng thời khôi phục và phát huy truyền thống gắn bó máu thịt Đảng với dân, đưa Đảng vượt qua nguy cơ đe doạ vai trò lãnh đạo, đe doạ sự sống còn của chế độ. Có ý kiến cho rằng chuyên chính vô sản (dù không nói ra) gắn với một Đảng duy nhất cầm quyền là mô hình tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đúng như Mác và Lênin đã khẳng định khi nói về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Không giải thoát khỏi tư duy này thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ. Trước hết, cần tránh một sự ngộ nhận lớn cho rằng Mác đã có lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mác chỉ có một số gợi ý và dự báo; có những dự báo rất có giá trị mở hướng cho hoạt động thực tiễn và cũng có những đề xuất do khát vọng tiến bộ xã hội nhưng thiếu căn cứ thực tế và cơ sở khoa học. Mác không bao giờ tự coi lý luận của mình là đủ, là hoàn chỉnh, không thể và không cần thêm gì nữa; trái lại, bản chất lý luận của Mác đòi hỏi sự phát triển không ngừng theo biến đổi của thực tế cuộc sống và thực tiễn hoạt động của con người. Bản thân Mác cũng đã từng thay đổi quan điểm về những vấn đề lý luận quan trọng. Chẳng hạn về phương thức vượt qua chủ nghĩa tư bản, Mác lúc đầu cùng với Ăngghen chỉ nhấn mạnh phương thức bạo lực; đến năm 1880 (ba năm trước khi từ trần), Mác đã nói khi góp ý kiến cho Cương lĩnh của Đảng công nhân Pháp: “Giai cấp sản xuất có thể biến việc bầu cử phổ thông đầu phiếu từ chỗ là công cụ lừa bịp thành công cụ giải phóng của giai cấp sản xuất”7; còn Ăngghen vào lúc cuối đời (năm 1885) đã nói rõ hơn rằng trong tình thế mới, Đảng cách mạng, lực lượng cách mạng chỉ còn khả năng qua bầu cử dân chủ, giành đa số mà
  6. lên cầm quyền. Sau khi đề ra chính sách kinh tế mới để vực dậy nền kinh tế nước Nga bị kiệt quệ mấy năm sau Cách mạng tháng 10, Lênin cũng đã lên tiếng nhắc nhở: “Chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”8. Trong việc nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta có chỗ dựa hết sức quý báu là tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 đã xác định “là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”9. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng mở, phát triển lý luận Mác ra ngoài lý luận Mác, trên chiều cạnh dân tộc Việt Nam và trên chiều cạnh thế giới và thời đại của cả loài người. Tấm gương của Bác Hồ, đặc biệt là trong những năm Bác đứng đầu Đảng và Nhà nước, cùng với những điều Bác nói, viết rất sâu sắc về dân, về chính quyền dân chủ, về Đảng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, phát triển và làm sáng tỏ “chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ” cả trong nhận thức và hành động. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra: “Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng”10. Khẳng định và làm rõ nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ chính là thấu suốt và thực hiện đúng tinh thần ấy. Đây là một vấn đề quan trọng cần được đặt ra và khơi dậy trí tuệ của toàn Đảng và của nhân dân để tìm lời giải trong quá trình chuẩn bị và tiến hành Đại hội lần thứ XI của Đảng ở các cấp mà năm 2010 đã bước vào thời đoạn khẩn trương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1