intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trình bày hay trò chuyện?

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

473
lượt xem
166
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách đây 61 năm - đúng vào ngày 2/9/1945, hàng triệu người dân Việt Nam đã vỡ òa ra sau câu “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đài tưởng niệm Washington vào buổi chiều 28/4/1963, đám đông ước chừng 250.000 người cũng không thể quên được câu kết luận trong bài diễn văn của mục sư Martin Luther King: "Tôi có một ước mơ..." Đó là những ví dụ về nghệ thuật trò chuyện của các nhà lãnh đạo.......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trình bày hay trò chuyện?

  1. Trình bày hay trò chuyện? Cách đây 61 năm - đúng vào ngày 2/9/1945, hàng triệu người dân Việt Nam đã vỡ òa ra sau câu “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đài tưởng niệm Washington vào buổi chiều 28/4/1963, đám đông ước chừng 250.000 người cũng không thể quên được câu kết luận trong bài diễn văn của mục sư Martin Luther King: "Tôi có một ước mơ..." Đó là những ví dụ về nghệ thuật trò chuyện của các nhà lãnh đạo. Nhưng không phải ai làm lãnh đạo cũng có khả năng trò chuyện hay diễn thuyết. Có rất nhiều người dù đã ở cương vị lãnh đạo rồi nhưng vẫn có khiếm khuyết trong cách giao tiếp, phát ngôn và ứng xử. Nhiều vị ngày nay thường thích đọc văn bản hơn là trình bày vấn đề trước đám đông, bởi họ tự ti về khả năng diễn đạt của mình. Họ không "trò chuyện", cho dù đó là cách truyền đạt mang lại kết quả tốt nhất. Vậy cuộc trò chuyện của lãnh đạo là gì? Có một hệ thống thứ bậc cho việc thuyết phục bằng lời của lãnh đạo. Cấp độ thấp là đọc và trình bày. Cách này chỉ đơn thuần truyền đạt thông tin. Cấp độ cao là trò chuyện. Trò chuyện không chỉ đơn giản là truyền đạt thông tin còn thiết lập một mối liên hệ sâu sắc, nhân bản và đầy cảm xúc với người nghe. Một ngày, lãnh đạo phải gặp gỡ và trao đổi với nhiều người nhiều lần, từ những cuộc gặp chính thức cho tới những cuộc tán gẫu... Những lần đó, thay bằng đọc văn bản, nếu họ trò chuyện, trao đổi cùng người nghe thì sức mạnh và sự hấp dẫn sẽ tăng lên nhanh chóng. Là lãnh đạo, bạn có thể sắp đặt trật tự từ điểm A đến điểm B. Nhưng trong khi nói chuyện, bạn đừng cố công ép người ta phải nghĩ hay phải làm ngay cái điều mà bạn đang nghĩ. Mọi người thường muốn đi và tự đi từ A đến B. Do vậy, làm cho người khác muốn làm, động viên họ, đó mới là việc của nhà lãnh đạo. Để có thể đưa và phát triển các bài trò chuyện, các nhà lãnh đạo phải trả lời "có" cho 3 câu hỏi: Một là, bạn có biết nhu cầu của người nghe hay không? Hai là, bạn có thể truyền được niềm tin của bạn đến người khác để họ có thể thực sự có niềm tin vào những thách thức phải đối mặt hay không? Ba là, bạn có những người nghe có thể tiến hành những hành động phù hợp để có được kết quả hay không? Nếu nhà lãnh đạo nói không với một trong những câu hỏi trên, người đó sẽ không thể có được bài nói chuyện hấp dẫn.
  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà lãnh đạo cũng cần biết được sự khác biệt giữa việc trình bày và trò chuyện. Cần biết rằng, là lãnh đạo, bạn không nên trình bày hay đọc quá nhiều mà nên xem trò chuyện là công cụ truyền thông chủ yếu của mình. Bạn cũng cần phân tích cảm xúc của người nghe bằng việc hỏi xem họ cảm thấy thế nào khi nghe bạn nói, điều gì làm họ thấy sợ, điều gì khiến họ giận dữ và điều gì truyền cảm hứng cho họ. Sau đó, xây dựng cấu trúc bài nói chuyện xung quanh những điểm gây nên cảm xúc. Ví dụ, hãy liệt kê ba điều làm người nghe tức giận, sau đó lấy luôn ba điều này làm các ý chính cho cuộc trò chuyện đó. Hãy nói với người nghe về cảm xúc của họ. Chẳng hạn, nói với họ rằng bạn biết họ đang tức giận và biết họ giận dữ vì điều gì, bạn biết những cảm xúc mà họ đang trải qua. Hơn 160 năm trước, công chúng đã rất kinh ngạc khi thông điệp có thể chuyển tải qua dây dẫn từ Baltimore tới thủ đô Washington, Mỹ. Nhưng ngay lúc đó, Henry David Thoreau (1817-1862) - triết gia và tiểu luận gia người Mỹ - lại cho rằng: "Tất cả chúng ta đang cực kỳ vội vàng để xây dựng một hệ thống điện báo từ Maine tới Texas, nhưng giữa Maine và Texas, có thể là chẳng có gì quan trọng để truyền đạt cả". Tại sao Thoreau lại nói rằng không có gì quan trọng để truyền đạt? Phải chăng, muốn truyền đạt tốt, người nói và người nghe phải đưa thông điệp ấy qua trái tim và cảm xúc chứ không phải qua đường dây vô cảm. Truyền đạt cực kỳ quan trọng với lãnh đạo, tất nhiên không bằng cách đọc văn bản. Hãy giao tiếp và tạo ra mối liên hệ sâu sắc, đầy cảm xúc để đạt được kết quả lớn lao. Nguyệt Ánh Theo Art of Leadership
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2