intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trình bày quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt

Chia sẻ: Linh Vu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

733
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (2/1930) đã thông qua chính cương vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo nhấn mạnh chủ trương chiến lược là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Về phương diện chính trị phải “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trình bày quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt

  1. Trình bày quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam I. Mở đầu. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (2/1930) đã thông qua chính cương vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo nhấn mạnh chủ trương chiến lược là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Về phương diện chính trị phải “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Đó là đường lối chính trị hoàn toàn đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, hướng vào giải quyết mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến và định hướng phát triển theo nội dung và xu thế của thời đại. Phong trào cách mạng nước ta từ Xô viết Nghệ - Tĩnh những năm 1930-1931 đến cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là quá trình vừa thực hiện, vừa khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, khẳng định tính đúng đắn và bổ sung, phát triển hoàn chỉnh đường lối đó – đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Để giải quyết mục tiêu quan trọng hàng đầu của cách mạng hiện nay là độc lập dân tộc, với tinh thần độc lập tự chủ sáng tạo, Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã được hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch sử, thể hiện qua 3 hội nghị 6 (11/1939), hội nghị 7(11/1940), hội nghị 8 (5/1941). II. Nội dung 1. Những chuyển biến lịch sử đã tạo ra những bước tiến mới cho cuộc cách mạng ở Việt Nam. Ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, khai màn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ở bên Pháp, mặt trận bình dân Pháp bị lật đổ, Chính phủ phản động mới lên thay đã tăng cường đàn áp cách mạng ở 1
  2. chính quốc và các nước thuộc địa. Ở Đông Dương, thực dân Pháp ra sức vơ vét của cải tiền bạc, sức người để phục vụ cho chiến tranh. Chúng thi hành chính sách “cai trị thời chiến” cực kì tàn bạo:  Về chính trị : tăng cường đàn áp.  Về kinh tế : tăng cường bóc lột để phục vụ chiến tranh.  Về quân sự: tăng cường bắt lính (7 vạn người Việt Nam bị đưa sang Pháp phục vụ cho chiến tranh ) Chúng đã phát xít hóa bộ máy chính trị, tiếp tục thực hiện chế độ trực trị, chia cắt về lãnh thổ, nô dịch về văn hóa, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ đã thực hiện trong thời kì 1936 – 1939. Chúng điên cuồng tấn công Đảng Cộng Sản và các đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo, tăng cường đàn áp phong trào cách mạng, đồng thời ra lệnh tổng động viên, bắt phu bắt lính phục vụ cho cuộc chiến tranh đang ngày càng ác liệt.1 Nhiều biện pháp đàn áp về kinh tế đã được thực hiện để vơ vét sức người sức của để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc, như tăng thuế, trưng thu, trưng dụng phục vụ cho quân đội, kiểm soát trực tiếp các ngành xuất nhập khẩu. Tất cả những điều đó làm cho mâu thuẫn chủ yếu vốn có của xã hội Đông Dương là mâu thuẫn giữa đế quốc Pháp và các dân tộc bị áp bức càng thêm gay gắt. Lòng phẫn uất sục sôi của quần chúng sẽ “đẩy nhanh quá trình hóa cách mạng”. Đó chính là cơ sở để Đảng ta phát động một cao trào giải phóng dân tộc. Thêm vào đó, tháng 9 – 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp từng bước đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật. P háp và Nhật câu kết với nhau bóc lột nhân dân Đông Dương, đẩy nhân dân ta vào cảnh sống “một cổ hai tròng”. Điều này làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta và Nhật – Pháp ngày càng căng thẳng hơn bao giờ hết. Bối cảnh thế giới và trong nước thời kỳ nay ta tạo ra cho cách mạng vô số những thuận lợi và khó khăn. 1 Xem phụ lục 1. 2
  3. Ngày 28/9/1939 toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền ,cộng sản, cấm lưu hành , tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng Sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người. Bên cạnh đó việc trưng thu, trưng dụng vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh đế quốc đã khiến cho đời sống nhân dân ta càng lúc càng cùng cực, nền kinh tế của nước ta lúc này vẫn đang trong tình trạng trì trệ, chỉ tập trung vào một số ngành như khai thác mỏ, đồn điền cao su…Khi Nhật chiếm nước ta thì lại bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. Nhân dân ta chịu cảnh “một cổ bị hai tròng” với những áp bức bóc lột nặng nề: sưu cao, thuế nặng, nhiều thứ thuế vô lý đẩy người dân vào cảnh bần hàn, có nhiều người phải bán cả con mình lấy tiền nộp thuế. Tình hình kinh tế nước ta lúc nay rơi vào khủng hoảng, nhiều người phải thoát li vào làm cho các đồn điền cao su, hầm mỏ. Dân số nước ta lúc này lại quá ít (chưa đến 20 triệu người) trong khi đó Pháp đã bắt hơn 7 vạn thanh niên sang làm bia đỡ đạn cho chúng. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp – Nhật được đẩy lên cao trào khiến lòng căm thù bọn chúng, tinh thần yêu nước ngày càng phát triển. Bên cạnh đó thì việc chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra đã tạo cho chúng ta thuận lợi lớn ngàn năm có một, Pháp phải tập trung để tham gia chiến tranh chiến đấu với phe phát xít không thể quan tâm “hết mực” đến Đông Dương, thể hiện qua việc Pháp nhường Đông Dương lại cho Nhật. Đây chính là thời cơ để chúng ta đấu tranh giành chính quyền, đòi độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc. 2. Nội dung 3 hội nghị. 2.1. Hội nghị trung ương lần thứ 6 (tháng 11 – 1939) Trong các ngày 6, 7, 8 – 11 – 1939, Trung ương Đảng họp ở Bà Điểm, Hóc Môn (Gia Định) để bàn các chủ trương của Đảng trong tình hình mới, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. 3
  4. Hội nghị đã phân tích nguyên nhân và chiều hướng phát triển, cũng như tính chất và hậu quả của chiến tranh thế giới lần 2. Hội nghị nhận định “cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị gây nên bởi đế quốc”. Chiến tranh sẽ gây ra nhiều tai họa cho nhân loại nhưng cuối cùng chủ nghĩa phát xít sẽ thất bại. Nhận định đúng đắn này của Đảng ta có tác động rất lớn đến việc hoạch định đường lối cách mạng Đông Dương. Hội nghị nhận định: Đông Dương bị cuốn vào guồng máy chiến tranh, phát xít Nhật sẽ chiếm Đông Dương, Pháp sẽ đầu hàng Nhật. Bộ máy cai trị ở Đông Dương đang từng bước bị phát xít hóa, một thứ phát xít tàn bạo và những kẻ đứng đầu bộ máy đó đang mưu toan thỏa hiệp, đầu hàng phát xít Nhật. Hội nghị đã xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đông Dương: chiến tranh thúc đẩy các mâu thuẫn vốn có của xã hội thuộc địa nửa phong kiến lên tột cùng và đòi hỏi phải được giải quyết. Mâu thuẫn cơ bản và gay gắt nhất lúc này là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương. Kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất lúc này là giặc Pháp và bọn tay sai phản bội dân tộc. Hội nghị khẳng định hai nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến không thay đổi, nhưng phải được áp dụng cho phù hợp với tình hình mới. Trong điều kiện lịch sử mới, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhật. Tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mạng, kể cả vấn dề ruộng đất cũng phải nhằm vào vấn đề dân tộc giải phóng mà giải quyết. Để tập trung lực lượng dân tộc, Hội nghị quyết định thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển hướng hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh:  Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai.  Không nên khẩu hiệu lập Chính phủ xô viết công nông mà đề ra khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên bang cộng hòa dân chủ Đông Dương.  Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp các 4
  5. lực lượng dân chủ tiến bộ, kể cả các tổ chức cải lương, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.2 Về Đảng, Hội nghị đã có nhiều chủ trương củng cố Đảng, làm cho Đảng phải thống nhất ý chí và hành động, phải mật thiết liên lạc với quần chúng, phải có vũ trang lý luận cách mạng, phải biết lựa chọn cán bộ mới, phải củng cố hệ thống tổ chức khắp các vùng và miền trong cả nước , tự chỉ trích và đấu tranh chống cả biểu hiện của nạn hữu khuynh và “tả” khuynh, để đảm bảo Đảng vững mạnh làm tròn sứ mệnh lịch sử khi cao trào giải phóng dân tộc được đẩy mạnh. Như vậy, Hội nghị ban chấp hành trung ương tháng 11 – 1939 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng, cụ thể hóa một đường lối cứu nước trên tinh thần của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Đây là sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị, hòa bình đòi quyền dân sinh dân chủ sang đấu tranh vũ trang bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang để dành chính quyền; từ hoạt động công khai, hợp pháp nửa hợp pháp là chủ yếu sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp là chủ yếu. Những chủ trương của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện tại Hội nghi Trung ương 7 (11 – 1940) và Hội nghị Trung ương 8 (5 – 1941). 2.2. Hội nghị 7 (11 – 1940) là sự tiếp tục và khẳng định của Hội nghị 6. Hoàn cảnh lịch sử diễn ra hội nghị. 2.2.1. Hội nghị được diễn ra trong bối cảnh phát xít Nhật đổ bộ chiếm đóng Đông Dương, thực dân Pháp từng bước nhượng bộ và đầu hàng Nhật, nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” thống trị của cả Pháp và Nhật.3 Khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra ( 27 – 9 – 1940), xứ ủy Bắc Kỳ nhiều lần thảo luận đã chủ trương phát động nhân dân vũ trang khởi nghĩa. 2 Xem phụ lục 2 3 Xem phụ lục 3 5
  6. Từ 6 đến 9 – 11 – 1940, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng họp tại làng Đình Bảng ( Từ Sơn, Bắc Ninh). Sau hội nghị trung ương tháng 11 – 1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Lê Duẩn và một số đồng chí ủy viên trung ương khác bị bắt. Các đồng chí còn lại cùng đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh,…tham dự hội nghị. Nội dung. 2.2.2. Hội nghị đã bàn sâu nhiều chủ trương được nêu ra ở Hội nghị Trung ương tháng 11-1939. Phân tích về Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hội nghị đã đánh giá từng đế quốc, chỉ rõ thủ phạm gây ra chiến tranh và nhận định cả hai phe đế quốc đều rắp tâm tiến công Liên Xô nhằm xoá bỏ Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Về phong trào cách mạng thế giới và cuộc chiến tranh đế quốc, Hội nghị cho rằng, chính sách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện lao vào chiến tranh, càng làm cho mâu thuẫn giai cấp càng sâu sắc, xô đẩy các tầng lớp nhân dân đi theo giai cấp vô sản. Tại các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào chống chiến tranh, đòi độc lập dân tộc đã nổ ra ngày càng lan rộng. Về tình hình Đông Dương, Hội nghị cũng phân tích, đánh giá sâu sắc tình trạng sưu cao thuế nặng, chính sách vơ vét của Pháp - Nhật và sự khủng bố đàn áp của chúng,... đã đẩy nhân dân vào tình thế phải đấu tranh quyết liệt. Căn cứ vào sự phân tích tình hình thế giới và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới lần thứ hai tới Đông Dương, Hội nghị dự đoán: "Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: lĩnh đạo (tức lãnh đạo) cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập". Về lực lượng vũ trang, Hội nghị chủ trương: đi đôi với việc mở rộng Mặt trận phản đế, phải lựa chọn những người hăng hái nhất trong các đoàn thể của Mặt trận, tổ chức các đội tự vệ, trực tiếp vũ trang cho dân chúng, tổ chức nhân dân cách mạng. Hội nghị vạch rõ kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Pháp - Nhật. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế lúc này thực chất 6
  7. là Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp - Nhật ở Đông Dương. Hội nghị đã phân tích, đánh giá khởi nghĩa Bắc Sơn và quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn4 làm cơ sở cho xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân, vừa phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn - Võ Nhai làm trung tâm. Về xem xét đề nghị khởi nghĩa của Xứ uỷ Nam Kỳ, Hội nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, nên không cho phép phát động khởi nghĩa. Để kiện toàn cơ quan lãnh đạo của Đảng, Hội nghị cử ra Ban chấp hành trung ương lâm thời, đồng chí Trường Chinh được cử làm Bí thư trung ương Đảng. Đồng chí Phan Đăng Lưu được Hội nghị giao trách nhiệm truyền đạt quyết định của Trung ương Đảng cho xứ ủy Nam Kỳ. Đây là một chủ trương sáng suốt của Hội nghị trung ương tháng 11 – 1940, thể hiện việc nắm vững lý luận về khởi nghĩa vũ trang cách mạng. 2.3. Hội nghị 8 hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng. Hoàn cảnh lịch sử. 2.3.1. Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba và ngày càng gay go, quyết liệt. Ở châu Âu, sau khi chiếm hang loạt các nước châu Âu, phát xít Đức ráo riết chuẩn bị xâm lược Liên Xô. Ở châu Á, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến công xuống phía Nam, chuẩn bị chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương. Việc Đức tấn công Liên Xô làm cho thế giới hình thành hai trận tuyến : một bên là phe phát xít còn một bên là lực lượng hòa bình dân chủ do Liên Xô đứng đầu. Do đó, tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi về căn bản: từ chiến tranh đế quốc sang chiến tranh chính nghĩa bảo vệ tổ quốc Liên Xô và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Đảng dự báo nhất định phát xít sẽ thất bại, trước tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương xúc tiến chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ khởi nghĩa. Lúc này tình hình trong nước cũng đang diễn ra ngày càng khẩn trương. Tháng 9 – 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp đầu hàng và 4 Xem phụ lục 4. 7
  8. câu kết với Nhật. Dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật, đời sống của đại đa số nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh bần cùng điêu đứng, mâu thuẫn giữa nhân dân ta và bọn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt, lòng căm thù giặc sôi sục biến thành ý chí lòng khát khao đứng lên tiêu diệt kẻ thù. Trước tình hình đó, sau gần 30 năm hoạt động và lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước từ nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về nước cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cao trào GPDT. Ngày 28 -1- 1941, ngay sau khi về đến Cao Bằng , Nguyễn Ái Quốc bắt ta y xây dựng cơ sở cách mạng và tổ chức quần chúng khẩn trương chuẩn bị cho Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Sau một thời gian chuẩn bị, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương được triệu tập tại Pắc Pó (Hà Quảng – Cao Bằng), từ ngày 10 đến ngày 19-5- 1941, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Tham gia hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên cùng một số đại biểu của xứ ủy Trung Kỳ, Bắc Kỳ và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài. Phân tích tình hình thế giới, Hội nghị nhận định chiến tranh thế giới đang lan rộng sẽ khiến cho các nước đế quốc suy yếu, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển nhanh chóng, Liên Xô nhất định sẽ thắng lợi. “Nếu cuộc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước XHCN thì cuộc chiến tranh đế quốc lần này sẽ đẻ ra nhiều nước XHCN, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công.” Từ khi Nhật nhảy vào xâm chiếm Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương đều bị chiến tranh hóa, tất cả các bộ máy cai trị đều bị phát xít hóa. Chính sách phản động đó của Pháp – Nhật càng làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với chủ nghĩa đế quốc xâm lược thêm sâu sắc. Hội nghị đã nêu rõ ở nước ta mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc phát xít Pháp – Nhật . Những áp bức bóc lột nặng nề của bọn phát xít xâm lược đã dẫn đến hệ quả tất yếu là các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương cuối năm 1940, đầu năm 1941. 8
  9. 2.3.2. Nội dung. Nội dung của Hội nghị xoay quanh vấn đề dân tộc và khẳng định tính chất của cuộc cách mạng lúc bấy giờ. Hội nghị nhân định nhiệm vụ đáng Pháp đuổi Nhật “không phải riêng của giai cấp vô sản và dân cày mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương”, “cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề : phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”. Trên cơ sở nhận định đúng đắn tình hình, Hội nghị đã phát triển những chủ trương của Hội nghị Trung ương 6 (tháng 11- 1939) và Hội nghị Trung ương 7 ( tháng 11 – 1940) về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và dân chủ. Hội nghị chủ trương: “ Trong lúc này khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết phải giải phóng cho các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp – Nhật… nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độ c lập, tự do toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Vì vậy hội nghị tán thành Nghị quyết của hai hội nghị trên là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô và giảm tức. Dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và căn cứ vào tình hình, đặc điểm của Đông Dương, Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, để “làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân (hơn hết là dân tộc Việt Nam)” .Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, ngày 19 – 5 – 1941, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập 9
  10. đồng minh (gọi tắt là Việt Minh)5 thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương và đặt nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc Lào và Campuchia thành lập mặt trận của mình : Ai Lao độc lập đồng minh (Lào) và Cao Miên độc lập đồng minh (Campuchia). Từ đó sẽ thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh. Hội nghị nhấn mạnh rằng các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của giặc Pháp – Nhật, vì thế phải đoàn kết thống nhất lực lượng đánh đuổi kẻ thù chung. Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, “ta phải thi hành đúng chính sách “dân tộc tự quyết” cho các dân tôc ở Đông Dương”. Hội nghị đồng thời cũng đã quyết định sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật “sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm cờ toàn quốc”. Về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, các hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 và tháng 11 – 1940 đã có những dự kiến bước đầu, nhưng phải đến hội nghị này, từ sự đúc rút kinh nghiệm từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương và nhất là những dự đoán sang suốt xu thế phát triển của tình hình thế giới và trong nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ,… thì mới được hoàn chỉnh. Hội nghị khẳng định: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng mộ t cuộc khởi nghĩa vũ trang” và cần phải xúc tiến ngay công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi như phát triển lực lượng cách mạng, xây dựng các căn cứ địa cách mạng và hình thức tổ chức thích hợp, …Đây chính là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong thời kì này. Vấn đề xây dựng Đảng được Hội nghị đặc biệt chú trọng. Hội nghị chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. Dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Hội nghị kiện toàn ban lãnh đạo của Đảng, cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do đồng chí Trường Chinh làm 5 Xem phụ lục 5 và 6. 10
  11. Tổng bí thư, đồng chí Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt là ủy viên thường vụ. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã phát triển hoàn chỉnh những chủ trương được đề ra ở hội nghị lần thứ 6 và lần thứ 7. Nghị quyết của hội nghị trung ương tháng 5 – 1941 đã phát triển sang tạo lý luận cách mạng ở một số nước thuộc địa, tiến hành công cuộc giải phóng như ở nước ta; có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng , toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Giải quyết xuất sắc vấn đề giải phóng dân tộc, đưa ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên làm nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam, giải quyết đúng đắn vấn đề của cách mạng Việt Nam với cách mạng Lào và Campuchia qua đó góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần đấu tranh tự giải phóng, phát huy sức mạnh của mọi dân tộc Đông Dương. Hội nghị trung ương 8 là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, cùng với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng sách lược và chỉ đạo chiến lược của Đảng, có ý nghĩa quyết định đối với thành công của cách mạng tháng Tám ở Việt Nam và ghi nhận công lao đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong buổi đầu về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Nghị quyết tháng 5/1941 đã chuẩn bị mọi mặt cho sự chớp thời cơ giành chính quyền. Nếu Hội nghị tháng 11/1939 mở đầu và nêu những vấn đề cơ bản nhất của thay đổi đường lối; Hội nghị tháng 11/1940 là sự tiếp tục, khẳng định Hội nghị tháng 11/1939; thì Hội nghị Trung ương lần 8 là sự khẳng định đường lối của Đảng giai đoạn 1939 - 1945. Đến đây, lần đầu tiên lí luận về chủ trương chiến lược về một cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã được đề ra và hoàn chỉnh. Điều này đã tác động trực tiếp tới thành quả của cách mạng tháng Tám năm 1945. Như vậy có thể nói, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc qua 3 hội nghị đã được bổ sung và hoàn thiện. Các hội nghị đã đề ra những quan điểm và biện pháp cơ bản chỉ đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Một là, phải đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị Trung ương 11-1939 chủ trương "Phải đưa cao cây cờ 11
  12. dân tộc lên". "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Ðông Dương không có con đường nào khác hơn là đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập" . Hội nghị Trung ương tám do Hồ Chí Minh chủ trì (5 -1941) nhấn mạnh: "Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Ðảng ta" . "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp ph ải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc.” Hai là, động viên, tổ chức và đoàn kết lực lượng của toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất và lựa chọn hình thức tổ chức Mặt trận Việt Minh. Nếu Hội nghị Trung ương chủ trương lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Ðông Dương thì Hội nghị Trung ương tháng 5 -1941 chủ trương lập Mặt trận riêng của Việt Nam đó là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tổ chức Mặt trận trong khuôn khổ dân tộc Việ t Nam nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, yêu nước nhằm vào mục tiêu độc lập dân tộc. Mặt trận được xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ và bao gồm các đoàn thể cứu quốc. Đảng lãnh đạo Mặt trận bằng cách đưa quan điểm chính sách vào các đoàn thể và hoạt động của Mặt trận , thông qua các đảng viên tham gia. Vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu nước. Ba là, Ðảng chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), Ðảng chủ trương phát triển lực lượng vũ trang từ đội du kích Bắc Sơn, xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, xây dựng cứu quốc quân. Ngày 28 – 1 – 1941 , Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước và trực tiếp chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Cao Bằng. Tại các căn cứ địa lực lượng chính trị của quần chúng tập hợp trong Mặt trận Việt Minh ngày càng phát triển rộng lớn. Từ lực lượng chính trị đó phát triển lực lượng vũ trang. Những vấn đề về chính quyền, về kinh tế, xã hội cũng được đặt ra và th ực hiện ở vùng căn cứ địa cách mạng. Bốn là, Ðảng đặt nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang để giành độc lập, giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm. Hội nghị Trung ương 12
  13. (11-1939) đã chủ trương: dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc. Hội nghị trung ương (5 -1941) xác định: "Cuộc cách mạng Ðông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang". Phải chuẩn bị lực lượng sẵn sàng để có thể “ lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giàn h thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.” Trong quá trình chuẩn bị để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng chủ trương đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận khi có thời cơ để mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa toàn quốc. Như vậy, với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Ban chấp hành trung ương Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó. Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rỗng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, đó là “ ngọn cờ dẫn đường” cho nhân dân ta đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho nhân dân. III. Kết luận. Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã thể hiện sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân và các dân tộc Đông Dương. Từ đó phát huy cao độ tiềm năng, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập tự do. Sự điều chỉnh chiến lược của Đảng qua ba hội nghị cũng đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Đảng trong hoạch định đường lối chính trị, dân tộc Việt Nam có quyền tự hào khi “một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”; đồng thời mối quan hệ phức tạp nhất là dân tộc, dân chủ cũng đã được giải quyết. Đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quan trọng, quyết định chiều hướng vận động của dân tộc và trực tiếp quyết định thắng lợi của cách 13
  14. mạng tháng Tám 1945, mang lại nền độc lập cho nước nhà, đưa dân tộc ta vào kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập tự do và xã hội chủ nghĩa. 14
  15. Danh mục tài liệu tham khảo : 1. Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (NXB chính trị Quốc Gia) 2. Giáo trình Đường lối Cách Mạng của Đảng cộng sản Việt Nam ( NXB chính trị Quốc gia) 3. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?c o_id=30063&cn_id=1640#EMtxrMtBnQfs 4. www.wattpad.com (http://www.wattpad.com/77518-lich-su- dang-2?p=2 ) 5. tailieu.vn 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0