intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trò chơi giúp bé học chữ

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1.366
lượt xem
774
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ sẽ trau dồi vốn từ vựng với trò chơi đơn giản, thú vị mà bạn không mất công chuẩn bị nhiều... Từ những bức ảnh gia đình, tranh động vật... bạn có thể giúp bé trau dồi vốn từ vựng một cách nhanh chóng, đơn giản mà hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trò chơi giúp bé học chữ

  1. Trò chơi giúp bé học chữ Trẻ sẽ trau dồi vốn từ vựng với trò chơi đơn giản, thú vị mà bạn không mất công chuẩn bị nhiều... Từ những bức ảnh gia đình, tranh động vật... bạn có thể giúp bé trau dồi vốn từ vựng một cách nhanh chóng, đơn giản mà hiệu quả. Vật dụng cần thiết - Nam châm (hoặc băng dính từ tính). - Các bìa cứng có kích thước khoảng 10cm2. - Keo dán, kéo, bút viết. - Những bức ảnh của gia đình, trên tạp chí…
  2. Chuẩn bị 1. Bạn cắt những mảnh của băng dính từ tính và giúp bé dán chúng vào đằng sau mỗi tấm bìa. 2. Sau đó, dán những bức ảnh vào mặt đã dính băng keo từ tính của những tấm bìa đó. Nếu trẻ đã đủ lớn thì bạn có thể cho trẻ tham gia vào công việc chuẩn bị này. 3. Bạn chọn vị trí chơi trò chơi, có thể là bên cạnh tủ lạnh, trên ghế, hoặc trên cánh cửa. Lấy băng keo, dính những bức ảnh lên trên tủ lạnh… theo độ cao của trẻ. 4. Viết tên của bức ảnh lên mảnh giấy hình vuông (mặt đằng sau đã dính băng keo). Cách chơi 1. Khuyến khích trẻ ghép những mảnh giấy có ghi tên bức tranh vào những bức tranh thích hợp. Khi trẻ trở nên thành thạo hãy cùng trẻ ghép những bức ảnh khác cùng các từ mới. (Có thể mở rộng phạm vi các bức tranh trên tạp chí và những bức ảnh bạn bè của gia đình). 2. Với những đứa trẻ lớn hơn, bạn có thể tạo ra những tấm hình vuông có dán băng từ tính cùng với những vật thể đơn giản như chó, búp bê, cây cối, em bé, bát đĩa, ngôi nhà… Giúp trẻ viết tên của các vật đó dưới bức tranh, lật những mảnh vuông trên tủ lạnh xuống sau đó giúp trẻ chọn 2 bức. Ghép 2 bức đó lại với nhau.
  3. Ví dụ như chó – nhà, đĩa – chó… Trò chơi này sẽ rất thú vị cho hai mẹ con vì có những từ ghép sẽ không có trong từ điển. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo của trẻ bằng cách yêu cầu trẻ vẽ ra những bức tranh hoặc sáng tạo một câu chuyện với những từ mới học. 3. Tìm những bức ảnh của các thành viên trong gia đình bao gồm cả trẻ khi chúng còn bé xíu. Bạn có thể chỉ vào bức tranh và trò chuyện cùng trẻ: “Đây là bác Tim”… Sau đó tạo ra tên và những bức ảnh có gắn băng từ tính. Cùng trẻ ghép ảnh và những từ mới theo mối quan hệ trong gia đình. Các trò chơi giúp bé bắt đầu học chữ Dụng cụ: Bạn có thể tự viết, tự in các con chữ để sử dụng trong các trò chơi này. Hoặc bạn chỉ cần mua 1-2 bộ chữ cái bán sẵn tại các hiệu sách. Các trò chơi:
  4. 1. Tìm cặp đôi giống nhau Bạn chọn 3 chữ cái bất kỳ (có thể bám theo sách học đánh vần bé đang học), mỗi chữ viết lên một mặt của 6 tấm bìa cứng. Sau đó, bạn úp 6 tấm bìa xuống và đố bé lật lần lượt 2 tấm bìa sao tìm được một cặp hai chữ cái giống nhau. Khi bé tìm được một cặp, đặt hai tấm bìa đó sang một bên. Nếu bé không tìm được, bạn lần lượt mở các tấm bìa lên và chỉ cho bé những chữ cái giống nhau. Khi bé dần thành thục trò chơi này, có thể tăng số thẻ lên nhiều hơn. Trò chơi này cũng rất tốt để bé rèn sự tập trung và ghi nhớ. 2. Chữ cái trên giấy dán tường Có thể tự tạo và cắt chữ cái từ tấm bìa (hay giấy màu) sau đó dán chúng lên giấy dán tường ở chỗ bé hay vui chơi. Hoặc bạn có thể dán từng chữ cái vào tờ lịch tường. Để bé tự giở tờ lịch và khi dừng lại ở chữ cái yêu thích, bạn sẽ giúp bé gọi tên chữ cái đó. Nên nhấn mạnh chữ cái đó khi nó trùng với chữ cái đầu tiên của một đồ vật quen thuộc với bé trong nhà hay trong sách ảnh.
  5. 3. Ghép chữ cái thành từ có nghĩa Bé lớn hơn có thể biết kết hợp các chữ cái thành một từ có nghĩa. Hướng dẫn bé ghép chữ cái thành tên của bé, tên loại quả, tên bố mẹ, ông bà… Nếu bé vừa vào lớp 1 thì có thể chơi thi xem hai mẹ con ai ghép được nhanh hơn, theo nội dung bài học đánh vần con mới hoặc sắp học. 4. Mẹ hát, bé tìm chữ cái Hai mẹ con ngồi trên sàn nhà với bộ chữ cái nhựa trước mặt. Bạn ngân nga “A, B, C” hoặc bất kỳ chữ nào theo giai điệu tự chế. Sau đó hướng dẫn bé tìm chữ cái vừa được mẹ hát. 5. Đố giải ô chữ Mẹ và bé lần lượt nghĩ ra những từ để đố người kia sử dụng các chữ cái ghép thành từ đáp án.
  6.  Người phụ nữ sinh ra mỗi chúng ta được gọi là gì?  Ngày đầu tiên trong tuần ?  Một vật thường có màu sắc và hương thơm, trước khi nở được gọi là “nụ”?  Vật thường được dùng để viết, vẽ, kẻ…? 6 trò chơi tích hợp việc học thú vị và hiệu quả trong việc dạy bé nhận biết mặt chữ Ngày nay không phải con lên lớp một mới có cơ hội tiếp cận với chữ cái mà việc học chữ và làm quen với các con chữ được bắt đầu từ khoảng thời gian học mầm non. Và dạy trẻ học chữ như thế nào? Làm sao để trẻ học chữ nhanh và hiệu quả đã trở thành một bài toán đau đầu đối với các cô giáo mầm non. Bởi đặc điểm “cả thèm chóng chán” của trẻ gây rất nhiều khó khăn cho các cô giáo. Hiểu được điều đó, KidsOnline đã tìm kiếm và sưu tầm một vài phương pháp dạy bé nhận biết mặt chữ rất hiệu quả để thầy cô tham khảo.
  7. 1. Học qua trò chơi câu cá Phương pháp giáo dục kết hợp giữa học và chơi luôn vẫn là một sự lựa chọn tối ưu cho các thầy cô. Bởi việc học kết hợp như vậy vừa giúp trẻ nhớ lâu lại luôn tạo được hứng thú học tập cho trẻ. Mô hình KidsOnline muốn đề cập ở đây lần này là học chữ qua trò chơi câu cá. Mô hình này đặc biêt củng cố cho việc dạy bé nhận biết mặt chữ. Các bé đều rất hứng thú với trò chơi câu cá đúng không nào? Và để thực hiện mô hình học tập này các thầy cô cần chuẩn bị như sau. Các thầy cô in hình cá trên những nền giấy màu khác nhau hoặc cắt ảnh của các chú cá. Lần lượt viết lên mình mỗi chú cá một chữ cái (hoặc chữ hoa, hoặc chữ thường hoặc cả hai đều được). Đục một lỗ trên lưng cá và gắn vào đó một chiếc kẹp giấy bằng kim loại. Tạo cần câu với đầu dây câu là một thanh nam châm. Bây giờ thì bắt đầu trò chơi câu chữ cái và đọc to lên chữ cái bé vừa câu được. Đối với lớp học nhiều trẻ em, các thầy cô có thể biến tấu trò chơi như sau. Thầy cô chia lớp thành hai đội mỗi đội sẽ có một chiếc cần câu và một rổ cá “chữ” ở trước mặt. Khi trò chơi bắt đầu, thầy cô sẽ đọc to chữ cái thầy cô muốn để các bé tìm cách câu được. Sau đó bé sẽ đem cá bỏ vào rổ quy định. Bé đầu tiên lấy được cá thì các bé tiếp theo lại bắt đầu câu. Lần lượt như vậy đến khi hết thời gian. Đội nào dành được nhiều cá hơn đội đó sẽ thắng! Các thầy sẽ phải bất ngờ với hiệu quả dạy bé nhận biết mặt chữ tăng lên rất nhiều sau trò chơi này đấy!
  8. Có rất nhiều cách hay giúp bé tuổi mẫu giáo nhớ nhanh bảng chữ cái. 2. Phải hay trái Đây là một hoạt động học tập nhỏ khác, thầy cô có thể áp dụng trong việc ôn lại bài và kiểm tra kiến thức cho trẻ. Thầy cô sẽ sử dụng những tấm thẻ có flash card có in chữ cái ở bên trên và áp dụng trò chơi “Phải hay trái”. Mỗi lần thầy cô chỉ cầm hai thẻ chữ cái, một bên tay phải, một bên tay trái. Sau đó, thầy cô sẽ đọc một trong hai chữ cái đó lên và các bé ở dưới sẽ trả lời xem chữ cái đó đang ở bên phải hay bên trái. Hoạt động này thầy cô có thế áp dụng để củng cố dạy bé nhận biết mặt chữ. 3. Kết hợp với một trò chơi vận động Các thầy cô có thể khéo léo tích hợp các trò chơi vận động hằng ngày của trẻ với các con chữ để trẻ cho thể vừa học vừa chơi. Một ví dụ nhỏ cho thầy cô
  9. như „biến thể‟ của trò chơi nhảy lò cò. Mỗi lần chơi thầy cô sẽ vẽ xuống nền sân vài ô vuông liền kề. Mỗi ô được đặt tên một chữ cái. Các bé sẽ đứng ở ô trung tâm và nhảy lò cò vào ô chữ cái mà thầy cô vừa đọc. Trò chơi này thầy cô cũng có thể chia thành hai đội cùng chơi để tăng sự hứng thú cho trẻ. Đội nào thắng cũng sẽ có thưởng của thầy cô. 5. Lấy ví dụ trực tiếp Đây là một phương pháp khá phổ biến, đơn giản nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Đó là thầy cô không chỉ đơn thuần là dạy bé đọc được từng chữ cái riêng lẻ mà còn gắn các chữ cái đó với những từ ghép đơn giản có kèm theo hình ảnh mô tả. Ví dụ khi học đến chữ B, thầy cô sẽ đưa ra một loạt các tranh (có từ đi kèm) như: bà, bố, bò,… Điều này được áp dụng khá nhiều khi bố mẹ, thầy cô dạy bé học bảng chữ cái. Học mà chơi, chơi mà học giúp trẻ nhớ bảng chữ cái tốt hơn. 6. Học chữ qua trò chơi cắt dán Đây là một phương pháp vừa giúp bé củng cố các chữ cái mới học vừa tăng cường các hoạt động mang tính nghệ thuật cho trẻ. Đầu tiên, thầy cô sẽ
  10. viết vào giữa một tờ giấy khổ rộng chữ cái bé học, sau đó cùng bé tìm kiếm trong các cuốn tạp chí, sách, báo cũ các hình ảnh liên quan đến chữ cái đó. Ví dụ, với chữ C, bé sẽ chọn hình con “cá”, quả “cà”, lá “cờ”, con “cò”… cắt và dán các hình này xung quan chữ “cờ”. Để tiết kiệm thời gian, thầy cô cũng có thể chuẩn bị sẵn những hình ảnh để bé có thể dán vào chữ cái phù hợp. Ngoài ra, thầy cô cũng có thể tích hợp với trò chơi theo mô hình sau. Thầy cô sẽ chia lớp thành hai đội. Bên cạnh mỗi đội, cô sẽ chuẩn bị sẵn một rổ các hình ảnh và ở phía đích sẽ có một tấm bảng lớn dán các chữ cái. Cô giáo hô bắt đầu, bé tìm hình ảnh liên quan đến chữ cái có sẵn trên bảng, rồi chạy lên dán hình vào bảng. Bé này hoàn thành công việc chạy về cuối hàng thì bé tiếp theo lại tiếp tục tìm và thực hiện như vậy đến khi hết thời gian. Đội nào tìm được nhiều hình ảnh liên quan đến chữ cái hơn thì đội đó sẽ thắng và được quà. Trò chơi này là một phần củng cố cho mô hình lấy ví dụ trực tiếp thêm hiệu quả nên cũng đặc biệt hữu hiệu trong việc dạy bé học bảng chữ cái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2