Trọn bộ giáo án môn Mỹ thuật lớp 5
lượt xem 8
download
Trọn bộ giáo án môn Mỹ thuật lớp 5 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô giáo, tham khảo tài liệu giúp quá trình biên soạn giáo án giảng dạy dễ dàng hơn, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được các kiến thức trọng tâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trọn bộ giáo án môn Mỹ thuật lớp 5
- Tuần 9, 10 Tuần 9: ngày 1,3/11/2016 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 10: ngày 8,10/11/2016 lớp 5C, 5A, 5B CHỦ ĐỀ 4 : SÁNG TẠO VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ Số tiết dạy: 2 tiết I. Mục tiêu. Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây. Biết sử dụng lá cây để tạo hình các sản phẩm như đồ vật, con vật, quả…. Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. Phương pháp: Vận dung quy trình tạo hình ba chiều Tiếp cận theo chủ đề. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoat động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện. 1. GV: Sách học Mĩ Thuật 5. Hình ảnh lá hay một số lá cây. Tranh, ảnh minh họa cách tạo hình lá cây. 2. HS: Sách học Mĩ Thuật 5 Màu, giấy, keo, bìa, lá cây. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. * Ổn định tổ chức. Tiết 1 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi. Yêu cầu HS quan sát hình 4.1 sgk và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Em nhận ra những lá cây gì? + Hình dáng, cấu tạo, màu sắc của những chiếc lá ấy như thế nào? Yêu cầu HS quan sát hình 4.2 SGK để tìm hiểu các sản phẩm được tạo hình từ lá cây và trả lời câu hỏi: + Từ lá cây có thể tạo ra những sản phẩm gì? + Có thể sử dụng nhiều loại lá cây để tạo một sản phẩm không? + Sản phẩm tạo hình lá cây có thể kết hợp được với các chất liệu khác hay không? GV tóm tắt: Mỗi chiếc lá đều có màu sắc, hình dáng, vẻ đẹp riêng. Khi biết kết hợp với nhau sẽ tạo nhiều sản phẩm. Có thể kết hợp lá với nhiều chất liệu khác nhau để tạo sản phẩm. Nên sử dụng lá cây khô để góp phần bảo vệ môi trường. Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu cách tạo hình từ lá cây : 1
- + Em sẽ tạo hình gì từ lá cây ? + Em sẽ sữ dụng lá cây tạo hình như thế nào ? + Em có kết hợp lá cây với các loại vật liệu khác không ? Yêu cầu HS quan sát hình 4.3 và 4.4 để tham khảo cách tạo hình sản phẩm. GV nêu cách tạo hình : + Cách 1 : Tưởng tượng hình ảnh rồi chọn lá cây có hình dáng, màu sắc phù hợp để tạo hình sản phẩm. + Cách 2 : Từ hình dạng của lá cây đã chọn, tưởng tượng ra hình ảnh sản phẩm và thực hiện tạo hình. Yêu cầu HS quan sát hình 4.5 SGK để có thêm ý tưởng sáng tạo. Hs đọc ghi nhớ. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. HD cho HS tạo hình sản phẩm theo hai cách như trên hoạt động 2. GV lưu ý: Tạo hình sản phẩm cân đối trên khổ giấy. Có thể sử dụng các chất liệu khác nhau để thể hiện. 4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Em có thấy thích thú khi tham gia tạo hình sản phẩm từ lá cây không? + Em đã tạo sản phẩm gì? + Em làm như thế nào để hoàn thiện sản phẩm? + Em thích sản phẩm nào của bạn? Vì sao? GV chốt: Đánh giá giờ học Yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá bản thân. * Vận dụng – sáng tạo. Gợi ý HS bôi màu lên lá cây rồi in lên tờ giấy, vẽ them các chi tiết để tạo bức tranh mình thích. Dặn dò: Quan sát các hoạt động, hình ảnh trong trường học để chuẩn bị cho chủ đề 5: Trường em ****************************************** 2
- Tuần 11,12, 13,14 Tuần 11: ngày 15,17/11/2016 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 12: ngày 22,24/11/2016 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 13: ngày 29/11, 1/12/2016 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 14: ngày 6,8/12/2016 lớp 5C, 5A, 5B CHỦ ĐỀ 5 : TRƯỜNG EM ` Số tiết dạy: 4 tiết I. Mục tiêu. Khai thác được các hình ảnh, hoạt động đặc trưng trong nhà trường để tạo hình sản phẩm hai chiều, ba chiều. Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. Phương pháp: Vận dung quy trình tạo hình ba chiều Tiếp cận theo chủ đề. Điêu khắc nghệ thuật tạo hình không gian. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoat động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện. 1. GV: Sách học Mĩ Thuật 5. Một số hình ảnh về trường học. Tranh, ảnh minh họa về sản phẩm chủ đề trường học. 2. HS: Sách học Mĩ Thuật 5 Màu, giấy, keo, bìa, đá, sỏi, dây len….. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. * Ổn định tổ chức. * Khởi động: Cả lớp hát bài Em yêu trường em. GV giới thiệu chủ đề. Tiết 1 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi. + Yêu cầu HS giới thiệu về trường: Em hãy miêu tả quang cảnh trường em? 3
- Ở trường thường diễn ra những hoạt động gì? Em đã tham gia vào các hoạt động nào? Hoạt động nào trong trường làm em nhớ nhất? GV tóm tắt: + Quang cảnh trường có: Cổng trường có biển ghi tên trường, sân trường có cột cờ, cây xanh, vườn hoa. Các phòng học, trong phòng học có bàn ghế, bục giảng, bảng viết… + Các họat động ở trường có dạy học, vui chơi, văn nghệ….. Yêu cầu HS quan sát hình 5.1 SGK để tìm hiểu các sản phẩm tạo hình: + Những hoạt động nào được thể hiện trong sản phẩm? + Sản phẩm được làm từ chất liệu gì? GV tóm tắt: + Có thể sử dụng nhiều hoạt động của nhà trường để làm hình ảnh tạo sản phẩm. + Có thể tạo hình bằng xé dán, nặn, tạo khối ba chiều. HS đọc ghi nhớ. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện. GV gợi ý HS lựa chọn hình thức thể hiện: + Nhóm em sẽ thể hiện hoạt động gì: + Nhóm em chọn hình thức nào để thể hiện? + Nhóm em sẽ chọn chất liệu gì? Yêu cầu HS quan sát hình 5.2, 5.3 để nhận biết cách thực hiện. GV tóm tắt: Cách thực hiện: Thảo luận để lựa chọn nội dung, các nhân vật, khung cảnh, chất liệu, hình thức thể hiện sản phẩm. Vẽ/ xé dán, nặn hoặc tạo khối ba chiều các nhân vậ để tạo kho hình ảnh. Sắp xếp hình ảnh, thêm chi tiết để tạo sản phẩm tập thể. HS đọc ghi nhớ. Tiết 2, tiết 3, tiết 4 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: + Yêu cầu HS tạo sản phẩm cá nhân từ những vật liệu đã chuẩn bị theo sự phân công để tạo kho hình ảnh. Hoạt động nhóm: + Yêu cầu HS lựa chọn, sắp xếp các sản phẩm cá nhân tạo thành sản phẩm tập thể. 4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. 4
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Em đã tạo sản phẩm gì? + Em hãy thuyết trình vễ sản phẩm của nhóm em? + Em có nhận xét gì về bố cục, màu sắc trên sản phẩm của nhóm em, nhóm bạn? + Em thích sản phẩm nào của bạn? Vì sao? GV chốt: Đánh giá giờ học Yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá bản thân. * Vận dụng – sáng tạo. Gợi ý HS vận dụng kiến thức đã học để tạo hình nhân vật và câu chuyện yêu thích. * Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM Quan sát các chương trình, hình ảnh về chú bộ đội. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ: Giấy màu, màu vẽ, keo dán, bìa… ****************************************** Tuần 15, 16 Tuần 15: ngày 13,15/12/2016 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 16: ngày 20,22/12/2016 lớp 5C, 5A, 5B CHỦ ĐỀ 6 : CHÚ BỘ ĐỘI CỦA EM Số tiết dạy: 2 tiết I. Mục tiêu. Biết được một số hoạt động cơ bản của bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong quân đội Nhân dân Việt Nam. Thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu. Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. Phương pháp: Vận dung quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện Tiếp cận theo chủ đề. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoat động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện. 1. GV: Sách học Mĩ Thuật 5. Tranh, ảnh hay video, sản phẩm của HS về chú bộ đội. Tranh, ảnh minh họa cách tạo hình lá cây. 2. HS: Sách học Mĩ Thuật 5 Màu, giấy, keo, bìa, bút chì. 5
- IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. * Ổn định tổ chức. * Khởi động: Cho HS nghe một số bài hát: “Cháu yêu chú bộ đội, cháu hát về đảo xa…” Sau đó GV nêu một số câu hỏi về các hình ảnh trong bài hát và giới thiệu về chủ đề. Tiết 1 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi. Yêu cầu HS quan sát hình 6.1 sgk và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Các chú bộ đội trong hình thuộc quân chủng gì?( Lục quân, hải quân). Trang phục của các chú bộ đội như thế nào? Chú bộ đội có những nhiệm vụ gì? + Chú bộ đội đang làm những công việc gì? Ở đâu? + Chú bộ đội có những hoạt động gì trong cuộc sống hàng ngày? + Em còn biết chú bộ đội làm những việc gì để giúp dân và các cháu thiếu nhi? Yêu cầu HS quan sát hình 6.2 SGK để tìm hiểu về hình thức, chất liệu và nội dung các sản phẩm về chủ đề 6. + Em thấy có những hình ảnh gì trong các bức tranh? Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ? + Các bức tranh thể hiện nội dung gì? + Các bức tranh thể hiện bằng chất liệu gì? Màu sắc trong tranh thể hiện thế nào? GV tóm tắt: + Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiều quân chủng như: Lục quân, hải quân, không quân…. + ĐẶc điểm trang phục của mỗi quân chủng khác nhau: Màu chủ đạo của lục quân là màu xanh lá cây, hải quân là màu trắng…… + Hoạt động của bộ đội phong phú, đa dạng: Chú bộ đội trong quân đội: Luyện tập bắn súng, tập võ thuật, tập đội hình, đội ngũ. Chú bộ đội giúp dân: Gặt lúa, làm nhà, khám bệnh. Chú bộ đội với các cháu thiếu nhi: Dạy học, dạy hát… Chú bộ đội trong cuộc sóng hàng ngày: Trồng rau, sinh hoạt văn nghệ. + Có thể lấy ý tưởng từ các hoạt động của chú bộ đội để tạo hình sản phẩm bằng các hình thức: xé dán, vẽ, nặn…. Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu HS thảo luận nhóm để chọn hình thức thể hiện với câu hỏi gợi mở : + Em sẽ thể hiện hoạt động gì của chú bộ đội ? + Em chọn hình thức, chất liệu gì để thể hiện ? Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 SGK để tham khảo cách thực hiện.. GV tóm tắt : Cách tạo hình sản phẩm theo chủ đề 6 : Lựa chọn nội dung theo chủ đề. 6
- Tạo kho hình ảnh( Vẽ, cắt, dán, nặn). Lựa chọn hình ảnh từ kho hình ảnh để sắp xếp thành sản phẩm tập thể. Thêm hình ảnh để tạo không gian cho sinh động. Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện sản phẩm của nhóm. 3.1. Hoạt động cá nhân. + Tổ chức cho HS vẽ ký họa dáng người theo quan sát: Một vài HS đứng tạo một số dáng hoạt động khác nhau của chú bộ đội làm mẫu. Các HS khác vẽ ký họa dáng người theo mẫu. + Hướng dẫn HS vẽ thêm chi tiết cho trang phục để tạo dựng kho hình ảnh và lựa chọn màu sắc cho phù hợp. + GV gợi ý cho HS có thể vẽ dáng chú bộ đội theo trí nhớ hoặc trí tưởng tượng. 3.2. Hoạt động nhóm. + Yêu cầu HS thảo luận để lựa chọn nội dung của bức tranh. + Lựa chọn hình ảnh trong kho hình ảnh để sắp xếp thành bố cục hợp lý. + Thêm các hình ảnh để tạo không gian cho bức tranh. 4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. Gợi ý các học sinh thuyết trình sản phẩm và tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Bức tranh của nhóm em có những hình ảnh gì? Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ? Nhóm em thể hiện màu sắc như thế nào? + Nhóm em đã sử dụng chất liệu gì để tạo sản phẩm? + Nhóm em muốn kể câu chuyện gì về các chú bộ đội trong tranh? Nhóm em lựa chọn hình thức sắm vai hay thuyết trình? + Các thành viên trong nhóm được phân công nhiệm vụ gì? Ai thuyết trình? Ai sắm vai? GV chốt: Đánh giá giờ học Yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá bản thân. * Vận dụng – sáng tạo. Gợi ý HS tạo sản phẩm về chú bộ đội bằng các chất liệu khác nhau như đất nặn, giấy màu, dây thép…. Dặn dò: Xem trước chủ đề 7: Ước mơ của em. ****************************************** 7
- Tuần 17, 18 Tuần 17: ngày 27,29/12/2016 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 18: ngày 3,5/1/2017 lớp 5C, 5A, 5B CHỦ ĐỀ 7 : Tìm hiểu tranh theo chủ đề: ƯỚC MƠ CỦA EM Số tiết dạy: 2 tiết I. Mục tiêu. Nêu được nội dung, hình ảnh, màu sắc của hai bức tranh được quan sát về chủ đề : Ước mơ của em. Phát triển kĩ năng phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ thuật. Thể hiện được ước mơ của mình thông qua sản phẩm mĩ thuật bằng hình thức vẽ hoặc xé dán. Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. Phương pháp: Liên kết HS với tác phẩm. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. 8
- III. Đồ dùng và phương tiện. 1. GV: Sách học Mĩ Thuật 5. Tranh, ảnh về chủ đề: Ước mơ của em. Hình minh họa cách vẽ tranh. 2. HS: Sách học Mĩ Thuật 5 Màu, giấy, keo, bìa, bút chì. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. * Ổn định tổ chức. * Khởi động: Yêu cầu HS chia sẻ về ước mơ của mình và giới thiệu vào chủ đề. Tiết 1 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 sgk và trả lời câu hỏi: + Em thấy có những hình ảnh gì trong các bức tranh? + Màu sắc hai bức tranh như thế nào? + Bức tranh thể hiện chủ đề gì? + Các bức tranh thể hiện bằng chất liệu gì? GV tóm tắt: + Hai bức tranh đều thể hiện chủ đề: Ước mơ của em. Mỗi bức tranh có cách thể hiện riêng về hình ảnh, màu sắc, chất liệu. Bức tranh hình 7.1 a: Hình ảnh chính là bạn nhỏ ngồi trên xe lăn với ước mơ được chạy nhảy, vui đùa cùng các bạn. Các nhân vật trong tranh được thể hiện một cách sinh động qua nét vẽ và màu sắc tưới sáng. Hình ảnh phụ liên kết với hình ảnh chính tạo nên bố cục chặt chẽ. Bức tranh ở hình 7.1b: Các hình ảnh của bức tranh được thể hiện sáng tạo, độc đáo bằng hình thức xé dán, thể hiện ước mơ được khám phá đại dương của các bạn HS. Màu chủ đạo trong tranh là màu lạnh thể hiện được sắc màu trong xanh, mát mẻ, bình yên của đại dương. + Con người ai cũng có ước mơ, mỗi người có ước mơ khác nhau nhưng đều hướng tới những điều tốt đẹp: Ước mơ có phép thuật. Ước mơ trở thành bác sĩ, giáo viên. Ước mơ một thế giới hòa bình. + Có thể thể hiện bức tranh ước mơ bằng nhiều hình thức như vẽ, xé dán… Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu HS trả lời cá nhân để chọn hình thức thể hiện với câu hỏi gợi mở : + Em sẽ thể hiện bức tranh ước mơ về nội dung gì ? Bằng hình thức nào ? 9
- + Em sẽ thể hiện hình ảnh nào trước, hình ảnh nào sau ? + Màu chủ đạo của bức tranh là màu gì ? Yêu cầu HS quan sát hình 7.2 SGK để tham khảo cách thực hiện.. GV tóm tắt : Có thể thể hiện bức tranh theo chủ đề 7 như sau : Lựa chọn nội dung theo chủ đề. Thể hiện hình ảnh chính, hình ảnh phụ. Vẽ màu theo ý thích. Yêu cầu HS tham khảo sản phẩm trong hình 7.3 để có thêm ý tưởng. Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Yêu cầu HS chọn nội dung để thể hiện chủ đề: Ước mơ của em. Lưu ý: Sắp xếp hình ảnh chính, phụ cân đối, chọn màu sắc tươi sáng. 4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. Gợi ý các học sinh thuyết trình sản phẩm và tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Bức tranh của em thể hiện ước mơ gì? Nó đã thể hiện được điều em mong muốn chưa? Em muốn gửi thông điệp gì qua bức tranh của mình? + Em thấy bố cục, màu sắc trong tranh như thế nào? Em đã hài lòng với sản phẩm của mình chưa? + Em có nhận xét gì và học hỏi được gì từ bức tranh của các bạn? GV chốt: Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài. Yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá bản thân. * Vận dụng – sáng tạo. Gợi ý HS thể hiện chủ đề: Ước mơ của em bằng cách vẽ hoặc xé dán vào khung hình trong sách mĩ thuật 5. Dặn dò: Xem trước chủ đề 8: Trang trí sân khấu và sáng tác các câu chuyện. ****************************************** 10
- Tuần 19, 20, 21, 22 Tuần 19: ngày 10,12/1/2017 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 20: ngày 17,19/1/2017 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 21: ngày 7,9/2/2017 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 22: ngày 14,16/2/ 2017 lớp 5C, 5A, 5B CHỦ ĐỀ 8 : TRANG TRÍ SÂN KHẤU VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN` Số tiết dạy: 4 tiết I. Mục tiêu. 11
- Hiểu sự đa dạng của không gian sân khấu. Biết sử dụng các vật tìm được để tạo dựng mô hình sân khấu ba chiều phù hợp với nội dung chương trình, câu chuyện diễn ra trên sân khấu. Vận dụng kiến thức, kỹ năng tạo dáng, trang trí chữ đã học vào trang trí sân khấu. Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. Phương pháp: Vận dung quy trình tạo hình ba chiều Tiếp cận theo chủ đề. Xây dựng cốt truyện. Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Điêu khắc nghệ thuật tạo hình không gian. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoat động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện. 1. GV: Sách học Mĩ Thuật 5. Hình minh họa, sản phẩm về một số loại hình sân khấu. 2. HS: Sách học Mĩ Thuật 5 Màu, giấy, keo, bìa, dây len, vỏ đồ hộp, vải vụn.….. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. * Ổn định tổ chức. * Khởi động: Cho HS quan sát hình ảnh một ca sĩ, sau đó yêu cầu HS tìm các từ liên quan đến ca sĩ như ban nhac, nhạc cụ, trang phục, sân khấu. Sau đó GV giới thiệu chủ đề. Tiết 1 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi. + Yêu cầu HS quan sát hình 8.1 sách học mĩ thuật 5 để tìm hiểu về sân khấu: Sân khấu dùng để làm gì? Em hãy nêu tên những chương trình được thực hiện trên sân khấu? Các loại hình sân khấu được trang trí giống nhau hay khác nhau? Trên các loại hình sân khấu thường có những hình ảnh gì? GV tóm tắt: + Sân khấu là nơi để: Biểu diễn các loại hình nghệ thuật như: Chèo, tuồng, múa rối nước, ca nhạc. Tổ chức các sự kiện như: Lễ kỉ niệm, giao lưu, hội thi… + Có nhiều hình thức trang trí sân khấu, mỗi loại hình sân khấu có cách trang trí phù hợp với nội dung chương trình, sự kiện. + Các hình ảnh thường được trang trí trên sân khấu: Nền phông gồm có chữ ghi nội dung chương trình, hình ảnh trang trí. 12
- Tùy chương trình, sự kiện sẽ có những đồ vật phù hợp với nội dung. Yêu cầu HS quan sát hình 8.2 sách học mĩ thuật 5 để tìm hiểu về cách thức chất liệu dùng tạo sản phẩm. + Em nhận ra những hình ảnh gì trong các sản phẩm tạo hình sân khấu? + Các sản phẩm mô hình sân khấu thể hiện nội dung gì? Các sản phẩm đó được thể hiện bằng hình thức, chất liệu gì? GV tóm tắt: Có thể tạo hình sân khấu với các sự kiện, hoạt động theo chủ đề bằng cách sử dụng các vật liệu như vỏ bìa các tông, que, giấy màu, đất nặn…để tạo khung, phông nền, nhân vật… HS đọc ghi nhớ. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và thống nhất chọn hình thức sân khấu để tạo hình tập thể. Yêu cầu HS quan sát hình 8.3 và 8.4 sách học mĩ thuật 5 để nhận ra cách tạo hình và trang trí sân khấu. GV tóm tắt: Cách tạo hình sân khấu: + Chọn hình thức sân khấu, chương trình, sự kiện để tạo hình sản phẩm. + Tạo hình nhân vật bằng giấy màu, giấy bìa, đất nặn hoặc từ vật tìm được. + Tạo không gian, bối cảnh cho các nhân vật và xây dựng nội dung câu chuyện, sự kiện. Yêu cầu HS tham khảo một số hình ảnh sản phaamrowr hình 8.5 sách học mĩ thuật 5 để có thêm ý tưởng sáng tạo. HS đọc ghi nhớ. Tiết 2, tiết 3 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: + Tạo hình nhân vật. + Tạo hình sân khấu, bối cảnh, phông nền. Hoạt động nhóm: + Sắp đặt các nhân vật vào bối cảnh. + Thêm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm. Lưu ý: + Hình ảnh và chữ trên sân khấu phải cân đối, hài hòa, phù hợp với nội dung chương trình. + Màu sắc nên tươi sáng, rực rỡ. + Hình ảnh nhân vật cần cân đối với sân khấu. Tiết 4 4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. 13
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Sân khấu của nhóm em thể hiện sự kiện, chương trình gì? + Sân khấu của nhóm em có những hình ảnh gì? Các hình ảnh đó đã cân đối chưa? + Màu sắc và cách trang trí sân khấu có phù hợp với chương trình, sự kiện không? + Em hãy giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình: Sân khấu thể hiện caau chuyện gì? Các nhân vật trên sân khấu là ai? Họ đang làm gì? GV chốt: Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thiện bài. Yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá bản thân. * Vận dụng – sáng tạo. Gợi ý HS tạo hình các nhân vật trên sân khấu. Dặn dò: Quan sát các trang phục thường ngày và trang phục thời trang mình thích. ****************************************** 14
- Tuần 23,24,25 Tuần 23: ngày 21,23/2/2017 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 24: ngày 28/2; 2/3/2017 lớp 5C, 5A, 5B Tuần 25: ngày 7,9/3/ 2017 lớp 5C, 5A, 5B CHỦ ĐỀ 9: TRANG PHỤC YÊU THÍCH ` Số tiết dạy: 3 tiết I. Mục tiêu. Nhận biết được đắc điểm của một số trang phục quen thuộc. Biết cách tạo trang phục bằng hình thức vẽ, xé, cắt dán kết hợp với những chất liệu khac theo ý thích. Giới thiệu,nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. Phương pháp: Vẽ cùng nhau. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoat động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện. 1. GV: Hình ảnh các trang phục có kiểu dáng và trang trí khac nhau. Sách học Mĩ Thuật 5. Hình minh họa, sản phẩm về một số loại hình sân khấu. Hình minh họa các bước thực hiện trang phục. 2. HS: Sách học Mĩ Thuật 5 Màu, giấy, keo, giấy gói quà, vải vụn, sợi len , kéo.….. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. * Ổn định tổ chức. * Khởi động: GV đưa ra một số câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh vào chủ đề mới GV đặt câu hỏi: Các em cho cô biết để tổ chức một buổi biểu diễn thời trang chúng ta cần có những gì? Để có những trang phục biểu diễn chúng ta phải làm gì để có những bộ quần áo, váy, khăn, mũ...? Tiết 1 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi. + Yêu cầu HS quan sát hình 9.1 sách học mĩ thuật 5 để tìm hiểu về các loại trang phục: Trong hình các bạn nhỏ mặc những trang phục gì? Em thấy trên những trang phục đó có những họa tiết trang trí nào? Màu sắc như thế nào? 15
- Trang phục của các vùng miền khác nhau như thế nào? Trang phục các mùa trong năm có giống nhau không? Trang phục thường được làm bằng những chất liệu gi? + Yêu cầu HS quan sát hình 9.2 sách học mĩ thuật 5 để tìm hiểu về hình thức, vật liệu tạo ra sản phẩm trang phục. Trong hình có những sản phẩm trang phục gì? Em thấy trên các trang phục đó có những họa tiết trang trí gi? Màu sắc của những họa tiết trang trí và trang phục như thế nào? Các sản phẩm được thể hiện bằng những chất liệu gì? GV tóm tắt: + Trang phục bao gồm quần, áo, váy, mũ, khăn... thường được may bằng các chất liệu như vải, len, dạ... + Trang phục ở mỗi vùng miền có kiểu dáng, màu sắc và họa tiết trang trí khác nhau. + Có thể tạo sản phẩm trang phục bằng nhiều hình thức, chất liệu khác nhau. Khi tạo dáng và trang trí trang phục cần chú ý: Phù hợp với đối tượng sử dụng trang phục là nam hay nữ. Phù hợp với độ tuổi. Phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. HS đọc ghi nhớ. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu học sinh nêu ý tưởng thực hiện trang phục: Em định làm trang phục cho ai? Sử dụng trong mùa nào? Hoàn cảnh nào? Yêu cầu HS quan sát hình 9.3 và 9.4 sách học mĩ thuật 5 để tìm hiểu cách tạo hình và trang trí sản phẩm thời trang. GV tóm tắt: Cách tạo trang phục theo các bước sau: Cách 1: + Vẽ dáng người. + Dựa vào dáng người để tạo dáng trang phục. + Trang trí trang phục bằng màu sắc và họa tiết ( Họa tiết có thể là hình hoa, lá,các con vật và các đường nét trang trí...) + Có thể sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để tạo sản phẩm. Cách 2: + Tạo dáng trang phục. + Trang trí bằng màu sắc và họa tiết. Yêu cầu HS tham khảo một số hình ảnh sản phẩm hình 9.5 sách học mĩ thuật 5 để có thêm ý tưởng sáng tạo trang phục. HS đọc ghi nhớ. Tiết 2, tiết 3 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: 16
- + Tổ chức cho HS tạo dáng người theo quan sát hoặc vẽ theo trí nhớ, tưởng tượng tạo kho hình ảnh. + Từ dáng người thiết kế và trang trí trang phục theo ý thích. Lưu ý: + Hình ảnh và chữ trên sân khấu phải cân đối, hài hòa, phù hợp với nội dung chương trình. + Màu sắc nên tươi sáng, rực rỡ. + Hình ảnh nhân vật cần cân đối với sân khấu. 4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Em đã tạo hình được trang phục gì? Sản phẩm đó là của vùng miền nào? Được sử dụng vào dịp nào, mùa nào? + Em đã trang trí sản phẩm trang phục của mình như thế nào? + Em đã dùng chất liệu gì để sáng tạo sản phẩm? + Em có nhận xét gì về sản phẩm của các bạn trong lớp? GV chốt: Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thiện bài. Yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá bản thân. * Vận dụng – sáng tạo. Gợi ý HS tạo hình trang phục bằng các chất liệu khác nhau. Dặn dò: Quan sát các hoạt động và hình ảnh diễn ra xung quanh chúng ta. ****************************************** 17
- 18
- Mỹ Thuật 5 Chủ đề 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU (Số tiết dạy: 3 tiết) I/ Mục tiêu Học sinh biết được sự đa dạng của các chất liệu trong tạo hình và cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau. Học sinh hiểu được cách tạo hình từ nhiều chất liệu và tạo được sản phẩm theo ý thích. Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II/ Phương pháp và hình thức tổ chức Phương pháp: +Tạo hình 3 chiềuTiếp cận theo chủ đề +Điêu khắcNghệ thuật tạo hình không gian. Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III/ Đồ dùng và phương tiện Sách học Mĩ thuật lớp 5 Sưu tầm một số tranh được tạo hình bằng nhiều chất liệu khác nhau: tranh cát, tranh lá cây, tranh xé dán, tranh vải vụn, ... Một số hình ảnh tạo hình 2D, 3D... Video minh họa cách thực hiện tạo hình một số sản phẩm (nếu có) Học sinh chuẩn bị: sách Học mĩ thuật, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, keo dán, kéo, vỏ hộp, bìa cứng,.... IV/ Các hoạt động dạyhọc chủ yếu. Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra đồ dùng học tập... *Khởi động Giáo viên tổ chức trò chơi “Sắp đặt tạo hình từ vật tìm được” Cách thực hiện: giáo viên chuẩn bị một số lá cây khô, vải vụn, dây, đá sỏi... Yêu cầu của trò chơi: Từ những chất liệu trên 2 nhóm lên tham gia tưởng tượng, sắp đặt để có thể tạo ra một sản phẩm bất kỳ (vd: con vật, đồ vật...) Thời gian thực hiện trò chơi khoảng 2 phút, 1 phút thuyết trình về hình vừa sắp đặt tạo hình Sau đó gọi 2 nhóm học sinh lên tham dự trò chơi + Gv mời 2 nhóm lên tham gia trò chơi Sau khi kết thúc giáo trò chơi giáo viên giới thiệu vào chủ đề bài học: “Thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu” Tiết 1 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu 19
- Gv tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm Yêu cầu học sinh quan sát H12.1 sách học MT5 và một số tranh, sản phẩm giáo viên đã chuẩn bị thảo luận nhóm. *Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở ? Các sản phẩm được thể hiện bằng chất liệu gì? ?Các sản phẩm được làm từ chất liệu nào? ?Các sản phẩm được thể hiện bằng hình thức nào? ? Trên các sản phẩm độ đậm, nhạt của mà sắc được thể hiện như thế nào? *Giáo viên tóm tắt: Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu, chất liệu khác nhau để tạo hình, sắp đặt để tạo hình sản phẩm mĩ thuật (đất, đá, sỏi, vỏ ốc, vỏ sò, dây len, rơm, rạ, vải vụn, lá cây,...) Sản phẩm mĩ thuật có thể được tạo bởi một loại chất liệu hoặc kết hợp nhiều loại chất liệu với nhau. 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện Yêu cầu học sinh quan sát H 12.2 và H12.3 sách học MT 5 tìm hiểu tham khảo cách thực hiện tạo hình sản phẩm từ các chất liệu khác nhau *Gv tóm tắt: Có thể tạo hình sản phẩm mĩ thuật dựa trên những vật liệu tìm được hoặc có ý tưởng rồi tìm vật liệu phù hợp để tạo hình hoặc sắp đặt sản phẩm *Cách tạo hình sản phẩm trên bìa cứng +Vẽ phác tạo hình ảnh muốn thể hiện +Dùng keo dán dính các chất liệu vào hình đã phác tạo hình ảnh, hình ảnh phụ +Trang trí thêm chi tiết bằng các chất liệu phù hợp(có thể là màu, giấy màu,...) *Cách tạo hình dựa trên vật liệu sẵn có +Từ vật liệu sẵn có tưởng tượng sắp đặt, thêm bớt, tạo hình để tạo ra một sản phẩm mĩ thuật bất kì theo ý tưởng, nội dung của cá nhân, của nhóm. Gv giới thiệu một số video tạo hình, sắp đặt một số sản phẩm mĩ thuật (nếu có) Tiết 2,3 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành Yêu cầu học sinh thực hành cá nhân hoặc nhóm để tạo hình sản phẩm theo ý thích Yêu cầu thảo luận để lựa chọn chất liệu phù hợp và thảo luận hình thức để tạo hình sản phẩm *Câu hỏi gợi mở: ? Em, nhóm em đã chuẩn bị những vật liệu gì? ? Em, nhóm em sẽ sắp đặt sản phẩm mĩ thuật gì từ những vật liệu đó? ?Em sẽ tạo hình sản phẩm như thế nào? Trong quá trình học sinh thực hành nhóm, cá nhân giáo viên quan sát gợi ý thêm 4.Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trọn bộ giáo án môn Mỹ thuật lớp 1
25 p | 205 | 22
-
Trọn bộ giáo án môn Mỹ thuật lớp 2
20 p | 325 | 22
-
Trọn bộ giáo án môn Mỹ thuật lớp 4
19 p | 345 | 22
-
Trọn bộ giáo án môn Mỹ thuật lớp 9
43 p | 217 | 15
-
Môn: Mỹ thuật Lớp: 3
15 p | 149 | 13
-
Trọn bộ giáo án môn Mỹ thuật lớp 3
23 p | 196 | 9
-
Giáo án Mỹ thuật 5 học kì 2 của GV.Hoàng Thị My tổng hợp
4 p | 158 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn