intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng và chăm sóc cây cam xoàn

Chia sẻ: Tu Oanh02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

681
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cam xoàn là giống cây ăn trái được trồng nhiều và lâu đời ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thích nghi với nhiều vùng đất cao ráo thoát nước tốt, đất không quá nhiễm phèn- mặn. Cây chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác. Sau 30 tháng trồng cây cho trái. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng. Dạng trái cam xoàn giống như cam mật. Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm. Có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng và chăm sóc cây cam xoàn

  1. Trồng và chăm sóc cây cam xoàn Cam xoàn là giống cây ăn trái được trồng nhiều và lâu đời ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thích nghi với nhiều vùng đất cao ráo thoát nước tốt, đất không quá nhiễm phèn- mặn. Cây chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác. Sau 30 tháng trồng cây cho trái. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng. Dạng trái cam xoàn giống như cam mật. Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm. Có đặc điểm phân biệt trái Cam Xoàn và Cam Mật là dưới dáy trái Cam Xoàn có 1 vòng tròn đường kính 1- 1,5 cm và xung quanh cuống trái có 1 quần tròn hơi nhô lên nên có người gọi là Cam Xoàn 2 đồng tiền. Cam xoàn có cơm màu vàng nhạt, vị ngọt đậm, mùi thơm, trọng lượng trung bình 250 – 300gram. Để thành công trong việc trồng cam xoàn cần tuân thủ qui trình kỹ thuật sau: I. KỸ THUẬT TRỒNG: 1) Giống: Phải chọn đúng giống, không bị bệnh Tristeza và bệnh vàng lá Greening. Nên chọn cây cam xoàn ghép trên gốc Voka hay gốc cam mật, cây sinh trưởng, phát triển nhanh, tuổi thọ lâu dài hơn trồng cây chiết cành.
  2. 2) Mật độ: Nên trồng dầy và khống chế chiều cao của cây để dễ sử lý sâu bệnh, kiểm soát sự ra hoa trái và nâng cao sản lượng, nhanh chống thu hồi vốn. cự ly trồng 3X3,5m/ cây. 3) Mô hốc trồng: a) Vùng đất trũng: Vùng đất bãi bồi, ven sông rạch phải lên liếp cao ráo, và có đê bao chắc chắn, chủ động cấp thoát nước. Mỗi mô có thể bón 0.5- 1kg vôi bột, 0.5kg phân lân, 10kg phân chuồng hoai mục. b) Đất miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ cao ráo thoát nước có thể làm hốc trồng có kích thước 0,5 x 0,5 x 0,5m. Bón 0,5m vôi bột 0,3kg phân Lân, 10kg phân hữu cơ hoai mục, nếu : - Đất thấp bằng phẳng vun mô đường kính 1m, cao 0,4 - 0,6m. - Đất nghiêng thoát nước tốt, làm mô thấp hay trồng ngang bằng mặt đất. 4. Trồng : - Đào một hóc nhỏ giữa mô. Rọc đáy túi đựng bầu đặt cây vào vị trí, rọc đường xuôi từ trên xuống để tháo bao đựng bầu dễ dàng. Lấp đất giữ chặt bầu cây. - Cắm cọc, cố định cây (cột cây bằng dây nilon). II. CHĂM SÓC : 1. Hạn chế ánh sáng : Nên trồng cây họ đậu xen vào vườn như so đủa, bình linh, cây vông… vừa hạn chế giông gió vừa cho bóng râm cho vườn cây 20- 30%..
  3. 2. Giữ ẩm : Đậy tủ gốc vào mùa khô để giữ ẩm. Ở vườn cây có múi nông dân giữ cỏ cao 30- 40cm nhằm hạn chế nắng nóng vào mùa khô và tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa lũ. 3. Tưới tiêu : Cung cấp nước cho cây đều độ. 4. Tỉa cành tạo tán : - Hạn chế cành vượt. - Loại bỏ các cành sâu bệnh già cõi, giúp cho cây thông thoáng, có dạng đẹp, tăng khả năng quang hợp. 5. Bồi đất cho cây : Trồng trên mô cao ráo, vào thời kỳ bón thúc cho cây nên bồi thêm bùn, đất khô dầy 2- 3cm xung quanh gốc cây. 6. Bón phân : Cần tham khảo thêm tài liệu và kinh nghiệm bón phân thực tế ở vùng đất canh tác. a. Phân hữu cơ : 5 - 10kg gốc/năm. b. Phân bón hóa học: Ở đây ta sử dụng phân NPK 16-16-8 - Năm thứ nhất : Bón 200- 300g, chia làm 4-5 lần bón, vào giai đoạn lá già. - Năm thứ hai : Lượng phân tăng gấp đôi, chia 3- 4 lần bón. - Thời kỳ kinh doanh (cây từ 3 năm tuổi trở lên) : Bón 1- 1,5ký, chia ra 5 lần bón : + Bón phục hồi sau khi thu hoạch trái: Bón 1/5 lượng phân NPK, thêm 100g phân Urê và toàn bộ phân hữu cơ.
  4. + Làm trái (xiết nước 3 tuần) và cho nước trở lại: Bón 1/5 lượng phân NPK và 100- 150g phân Kali. + Đậu trái bằng ngón tay: Bón 1/5 lượng phân NPK + Quả đang lớn nhanh: Bón 1/5 lượng phân NPK, thêm100g Urê 150g, và 100g phân Kali. + Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/5 lượng phân NPK cò lại và thêm 150- 200g phân Kali. 7. Sâu rầy : a. Sâu vẽ bùa : Là loại sâu hại thường xuyên vào giai đoạn cây ra lá non. Dùng thuốc nội hấp để phòng trị như : Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate, dầu DC. Tron Plus … b. Rầy mềm : Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non. Dùng thuốc : Bassa 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND … c. Nhện đỏ : Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá non hay trên vỏ trái để chích hút làm vỏ trái bị sần sùi. Dùng thuốc đặc trị nhện để phun như Danitol, Kelthan, Confidor, Comite, Rufast … d. Rầy chổng cánh : Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening gây hại có tính hủy diệt đối với các vườn cây có múi nhất là cam quít. Phòng trị : - Trồng Nguyệt quới, Cần thăng, dây Tơ hồng xung quanh vườn để tập trung rầy chổng cánh sau đó định kỳ phun thuốc tiêu diệt. - Dùng thuốc hóa học phun bảo vệ các đợt lá non như Applaud MIPC 25% BTN, Admire 50ND, Bassa, Trebon … 8. Bệnh :
  5. a. Bệnh loét do vi khuẩn và bệnh ghẻ do nấm : Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa. Phòng trị : - Tiêu hủy cành lá gây bệnh. - Phun các loại thuốc gốc đồng như : Cooper Zine, Coc 85, Bordeaux, Cocide, Kasumin, … b. Bệnh vàng lá Greening : Bệnh làm lá nhỏ lại, có màu vàng, các gân lá màu xanh, trở nên cứng, giống trường hợp bị thiếu kẽm, lá thường rụng sớm. Bệnh do vi khuẩn Liberobacter Asiaticum gây nên qua đường truyền từ rầy chổng cánh, hay mắt ghép, dụng cụ ghép, chiết … Phòng t rị : - Loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh nặng trong vườn quả. - Sử dụng thuốc hóa học diệt trừ rầy chổng cánh và bảo vệ chồi non lá non. - Không mua giống trôi nổi, chỉ trồng các cây được sản xuất theo qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm không mang mầm bệnh. c. Bệnh thối gốc cháy nhựa : Do nấm Phytopthora SP. Gây ra bệnh nặng cây có những đường mục dọc gây chảy mủ. bệnh gây hại ở rể, thân và trái. Phòng trị : - Chọn gốc ghép có tính chống chịu. - Trồng trên đất ráo, tránh gây vết thương ở vùng gốc và rể. - Dùng các loại thuốc như Aliette 80 BHN, Ridomyl 72 WP, Metalaxyl … để bôi vào vết thương hay tướI vào gốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2