Trúng số độc đắc
lượt xem 7
download
Mới sáng mà trời như sụp xuống. Mưa lâm thâm. Đài báo hôm nay áp thấp nhiệt đới. Bà Tư đem khung nón ra cửa. Công việc hàng ngày của bà từ mười năm nay là vậy, không có gì đổi khác. Mới ngồi xuống thì bà Tám cuối xóm lên chơi, mang cho một nải chuối mới cắt. Bạn già của bà trong xóm còn lại có vài người như vầy, có gì cũng hay mang cho nhau. Biết nhà bà có cháu nhỏ, có chút đỉnh bánh trái gì ăn được, bà Tám cũng tranh thủ mang lên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trúng số độc đắc
- Trúng số độc đắc TRUYỆN NGẮN CỦA CẨM GIANG Mới sáng mà trời như sụp xuống. Mưa lâm thâm. Đài báo hôm nay áp thấp nhiệt đới. Bà Tư đem khung nón ra cửa. Công việc hàng ngày của bà từ mười năm nay là vậy, không có gì đổi khác. Mới ngồi xuống thì bà Tám cuối xóm lên chơi, mang cho một nải chuối mới cắt. Bạn già của bà trong xóm còn lại có vài người như vầy, có gì cũng hay mang cho nhau. Biết nhà bà có cháu nhỏ, có chút đỉnh bánh trái gì ăn được, bà Tám cũng tranh thủ mang lên cho. Hai bà đang rù rì nói chuyện thì con nhỏ bán vé số tấp vào mời. Bà đã xua tay nhưng con nhỏ cứ chèo chẹo, chèo chẹo mời hoài. Đang có khách, bà mua phứt cho rồi, những mong nó đi khỏi đừng quấy rầy bà nữa. Đưa cho con nhỏ tờ bạc mười ngàn, nó đứng thẳng dậy đi luôn không thối lại. Bà gọi giật: - Sao không thối tiền, nhỏ? - Đủ rồi, thối gì nữa? Bà coi lại tờ vé số kìa! Bà Tư ngó xuống con số in trên góc. Mười ngàn đồng. Định kêu con nhỏ bán vé số vô trả lại, nhưng hình như nó đoán biết ý bà nên đã nhanh chân dọt mất. Bà Tám cười ngỏn nghoẻn: “Kệ. Mười ngàn đồng, trúng độc đắc cũng được hơn hai tỷ đó!”. Bà Tư thở dài, cất tấm vé số vô túi áo. Tiễn bà bạn già ra về, bà quay vào tiếp tục chằm nón. Thiệt tình! Vé số mà cũng bày đặt lên giá. Cái ông nhà nước này cũng quá quắt lắm. Hai ngàn đồng, thậm chí năm ngàn đồng một vé đã là quá lắm rồi. Bất quá có muốn mua một giấc mơ đổi đời, bà cũng chỉ nhịn một bữa ăn sáng, cùng lắm là nhín bớt tiền đồ ăn của hai bà cháu lại chút xíu. Nhưng mười ngàn đồng thì… phải nhịn luôn cả phần con cháu ngoại, tội nó chớ! Đã vậy, bữa nay bà cũng “hẻo lúa” lắm rồi! Tờ bạc mười ngàn đó là tờ bạc cuối cùng trong túi bà. Ngày mai người ta mới giao tiền nón. Mà, hình như khạp gạo trong nhà cũng vừa cạn. Bà lại thở dài thêm một cái nữa. Tiếng thở dài buồn mênh mông như cuộc đời cơ cực của bà.
- Nhưng biết đâu! Bà không cần trúng độc đắc làm gì. Vé số mười ngàn đồng mà trúng… an ủi thì cũng được năm chục triệu. Hay trúng bậy bạ… giải nhì giải nhất gì đó cũng được. Bà chỉ cầu mong sao có đủ tiền để xây sửa lại cái nhà không còn gọi là nhà của bà được nữa, để trời mưa bà cháu khỏi phải trùm nilông mà ngồi vì… chỗ nào cũng dột. Nhìn từ bên trong, cái nóc nhà của bà y chang như những cái chòi con nít chơi đồ hàng: nó được vá chằng vá đụp bởi đủ thứ vật liệu mà bà có thể kiếm được: manh đệm cũ, bìa các tông, hộp bánh ngọt, thậm chí tấm biển số xe honda cũ… nhưng cũng không sao che được mấy hột mưa quái ác, cứ che chỗ này lại dột chỗ kia… một cái nhà tình thương, xây kín kín, sạch sẽ cũng chừng chục triệu thôi chứ mấy! Ờ, nếu sửa sang nhà cửa mà còn dư tiền, bà sẽ ưu tiên mua sắm lại mấy cái bàn thờ vốn đã già xấp xỉ tuổi bà, bị mọt đục gần bứt chân hết rồi! Bà sẽ thay hết từ bình bông, lư hương đến ly tách bày trên đó. Người ta nói, bàn thờ ông bà tổ tiên mà không trang nghiêm sạch sẽ, con cháu làm ăn không khá! Biết là vậy rồi, nhưng bà lấy cái gì để làm cho nó sạch sẽ tôn nghiêm hơn, trong khi cơm ngày hai bữa còn khó kiếm nữa là… Nhiều bữa chiều thắp nhang, nhìn lên di ảnh của ông như phảng phất buồn sau làn khói hương nghi ngút, bà lại muốn rơi nước mắt… Nếu những cái bàn thờ được đóng mới, bóng bẩy vecni (chứ không phải là thứ dầu bóng… dỏm, quét lên vài bữa là… xuống màu), những vòng khói hương thơm ngát đúng “nguyên bản” trầm hương, chắc là gian nhà nhỏ của bà sẽ ấm cúng hơn và đôi mắt trong bức di ảnh kia sẽ không đến nỗi thăm thẳm buồn như vậy! Ai biểu ông chán cảnh trần gian sớm mà bỏ bà ở lại một mình. Đã vậy còn không biết phù hộ cho mẹ con bà, để bà phải sống cảnh sáng dột chiều cũng ướt, biết đến bao giờ mới mở mày mở mặt với đời! Ờ, hết hè này, con cháu ngoại của bà lên lớp Sáu, còn phải sắm cho nó chiếc xe đạp, cũ cũ cũng được, để nó đạp xe đi học. Trường cấp hai cách nhà cũng hơn hai cây số chứ ít gì! Bà sẽ mua cho nó vài bộ đồ đồng phục mà có lần nó đứng ngắm mê man với bà ngoài chợ xã, để có mà thay đổi với người ta. Tội! Con bé chỉ được mặc đồ mới có vài năm, hồi nó chưa đi học. Còn từ năm lớp Một đến giờ, nó toàn mặc đồ cũ của người ta cho. Bà sẽ vui vẻ cho nó tiền đóng tiền trường, mua sách vở… một cách hào phóng chứ không như
- má nó vừa đưa tập, viết cho con vừa dặn đi dặn lại: “Giữ gìn sách vở cho cẩn thận, nghe chưa! Hết tập, dơ sách là má không có tiền mua liền đâu, để rồi vô bị cô giáo rầy, ai quê cho biết!”. Tội nghiệp, đứa con gái duy nhất mà hồi đó hai ông bà cưng như trứng mỏng lại sớm bạc phận. Hai mươi tuổi lấy chồng. Mới sinh đứa con gái đầu lòng chưa đầy ba tháng, chồng nó đã bỏ mạng trên đường vì tai nạn giao thông. Bên chồng nó đuổi về, nói con nhỏ có số sát phu, người ta không chứa. Ở nhà từ đó có hai người đàn bà góa. Nó đi giúp việc nhà cho người ta đâu ở tận Sài Gòn, lâu lâu mới về thăm mẹ, thăm con, dúi cho bà ít tiền rồi lại tất tưởi đi. Ai mà biết con nhỏ coi mặt mày sáng sủa vậy mà mang mệnh khổ! Có khi bà trúng số thì con nhỏ cũng được đổi đời! Bà lại lẩn thẩn nhớ đến người cha già đã gần chín mươi tuổi của mình. Cha con, nhà chỉ cách nhau có 5 cây số, lội bộ cũng tới nơi, vậy mà, năm thì mười họa con gái mới về thăm cha. Uổng công hồi nhỏ ông cưng bà nhất nhà vì có một đứa con gái duy nhất trong một bầy con trai bốn đứa. Cũng tại nghèo! Về thăm cha, ít nhất cũng phải có chút bánh trái sữa đường gọi là, chứ về tay không, coi sao được. Đứa em trai bà, thông cảm hoàn
- cảnh chị, sẽ không nói gì, thậm chí sẽ dấm dúi cho chị tiền, nhưng cô em dâu còn trẻ quá… biết đâu bụng dạ đàn bà, rồi lại trách hờn chồng đủ chuyện nọ kia… mình về chơi có khi lại gây khó dễ cho em trai chứ không biết nó có vui vẻ gì không… Cứ nghĩ tới nghĩ lui đủ đường rồi bà hẹn mai hẹn mốt… Thôi được, lần này mà trúng số, thế nào bà cũng may cho cha bộ quần áo mới, biếu ông một ít tiền dằn túi gọi là báo hiếu muộn mằn. Bà sẽ biếu vợ chồng cậu em út chút ít gọi là chia vui với bà. Tội nghiệp. Chị em, đứa nào cũng nghèo. Ờ, mà nếu trúng độc đắc thì sao ta? Chắc chắn sau cái vụ làm nhà cửa, chia chác cho anh em, con cháu… người một ít, thế nào bà cũng kêu thím Ba Thà, nhà đối diện, cho thím ấy một ít tiền để thím mua lá hay tôn lợp lại cái nóc nhà. Chắc không bao nhiêu. Thím Ba cũng lâm vào cảnh mẹ góa con côi như bà những năm về trước. Gánh ve chai trên vai thím, suốt từ thời còn con gái cho tới bây giờ, chưa buông xuống được. Tội nghiệp. Một đời hồng nhan truân chuyên! Những suy nghĩ vấn vít tâm trí bà khiến tay chằm trên khung nón lỗi mất mấy đường kim, có lúc lại đâm kim vào ngón tay một cái. Nghĩ lan man rồi bà tự cười mình. Đúng là phận nghèo nên hay toan tính. Chắc gì mà trúng! Đó, người ta mua vé số hàng xấp. Tiền muôn bạc vạn đổ đi mua vé số còn chưa thấy gì, huống chi chỉ có một tờ, mà cả đời bà, không biết bà mua vé số được mấy lần mà đòi trúng! Tiếng con cháu ngoại lao xao với đám bạn ngoài cửa khiến bà thốt giật mình. Thôi chết. Trưa rồi. Bà vẫn chưa kịp nấu cơm. Bữa nay bà cháu ăn cơm với rau lang luộc, nước tương sả. Đồ ăn trong vườn nhà có sẵn, nhưng… gạo thì hết rồi! Thôi, chắc phải qua mượn đỡ ít tiền bên nhà hàng xóm. Tự dưng lại đi mua vé số làm chi cho… hết tiền không biết! Mười ngàn với ai đó có khi không dùng được vào việc gì, vì chưa đủ trả tiền tô hủ tiếu nếu ăn ở những quán tiệm sang sang một chút, nhưng với bà, nó mua được hai ký gạo, đủ cho hai bà cháu cầm cự vài ngày! Thiệt tình. Già cái đầu rồi mà chưa hết bon chen, nghe con nít dụ dỗ làm chi cho khổ vầy không biết! Bà bỏ cái khung nón xuống, lật bật đi ra ngõ. Tới đâu thì tới, không thể nào để cho cháu nhịn đói được.
- Bà đã thuyết phục được thằng Tâm nhà kế bên để “chia” lại cho nó tờ vé số. Nó không những mua mà còn cho bà thêm mười ngàn nữa để đi mua gạo mua dầu. Cái thằng, đi làm có tiền có khác! Nó còn cười khà khà nói với bà: “Chiều nay mà trúng độc đắc thì nhà con với nhà cô Tư đều cất một lượt. Con sẽ đưa lại cho cô một mớ để mà dưỡng già!” Bà cười theo. Niềm vui “không bị mất mười ngàn” lớn hơn chuyện trúng số mơ hồ! Tâm tưởng mình mơ ngủ khi dừng chân ngay ngã tư chờ đèn đỏ. Tấm bảng kết quả xổ số được ghi số rõ ràng, đậm nét. Tâm lẩm bẩm: từ trên tới dưới, giữa một rừng số mà không “dính” được số nào. Nhưng…. Mắt anh dừng lại ở hàng cuối cùng. Trúng! Độc đắc! Trời ạ! Cả đời anh không chơi vé số bao giờ. Phen này Thần Tài gõ cửa! Chắc ước nguyện làm nhà làm cửa của anh được ơn trên chứng chiếu. Anh sẽ “ngắt” vài trăm triệu cho bà già tội nghiệp. Chắc bà không ngờ chuyện anh nói chơi hồi sáng mà có thiệt. Báo hại má anh kỳ này bắt thằng con trai út cất nhà cưới vợ liền tay cho coi! Vui quá. Vui quá! Anh phải báo tin này cho bà Tư biết liền mới được! Nét mặt Tâm phơi phới. Anh chạy về qua ngõ nhà mình mà không vô, lại chạy luôn qua nhà bà Tư. “Cô Tư! Cô Tư! Có chuyện này vui lắm cô Tư!”. Bà Tư dưới bếp đi lên: “Gì mà om sòm vậy mậy? Bộ… trúng số hả?”. Bà cười. Cái thằng này dễ thương. Cỡ như bà có đứa con gái nào nữa chắc sẽ kêu gả cho nó. Coi kìa, nó thiếu điều muốn nhảy cà tưng ở đằng trước. Thấy bóng bà, Tâm sà vào, reo lên nho nhỏ: “Trúng số rồi cô Tư ơi! Kỳ này cô cháu mình lên hương, cất nhà một lượt! Con nói rồi mà, ăn ở phải Trời đãi….”. Tâm há hốc miệng giữa câu reo mừng. Bà Tư đứng vịn vào cây cột, mắt tròn vo nhìn anh mà không nói được tiếng nào. Rồi bà từ từ tuột xuống. Im lặng. Tâm hoảng hốt nhào tới đỡ bà: “Cô Tư! Cô Tư làm sao vậy?”. Đứa cháu ngoại của bà Tư đang chơi ngoài cửa nghe vậy lật đật chạy vô, nó ôm bà ngoại, khóc ầm. Tâm vội chạy ra sân kêu vói qua rào, gọi má và hàng xóm tới để phụ đưa bà Tư đi bệnh viện. Bác sĩ nói bà Tư bị tai biến mạch não nhưng cũng còn nhẹ. Nếu không cấp cứu kịp thời, có khả năng bà sẽ bị liệt nửa người chứ không đùa. Tâm lạnh người. Anh hỏi con bé Quyên số điện thoại của mẹ nó…
- Hơn tháng sau, bà Tư xuất viện. Bà ngạc nhiên vì sự thay đổi “như chiêm bao” của ngôi nhà trên nền đất cũ: nó được xây sửa đàng hoàng, tươm tất. Bà hỏi nhưng Linh chỉ ngượng nghịu bảo: Thì con để dành chớ đâu… mẹ hỏi làm gì! Linh nấu mâm cơm cúng tổ tiên, mời hàng xóm đến mừng mẹ thoát cơn nguy hiểm, cũng là để ăn mừng nhà mới. Trông cô gầy nhom, hốc hác nhưng rất vui. Những người hàng xóm, kể cả bà Sáu Ngàn, mẹ Tâm, luôn miệng khen: “Bà Tư đúng là ăn ở phải… Có con nhờ con. Con nhỏ Linh vậy mà giỏi thấy sợ! Một tay nuôi mẹ nuôi con mà còn dành dụm được để xây nhà xây cửa cho mẹ. Kỳ này về đây kiếm chuyện làm ăn luôn cho mẹ mày vui, đi đâu chi cho xa…Tội bả, bệnh đau một mình chẳng biết kêu ai…”. Không ai biết, ngoài sân, Tâm đang nhìn Linh đầy ý nghĩa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: "Môi trường sinh thái và phát triển bền vững"
20 p | 603 | 277
-
VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG DU LỊCH - SẢN PHẨM VÀ TÍNH ĐẶC THÙ - 2
14 p | 178 | 50
-
Hà Giang những điều chưa biết
13 p | 195 | 28
-
Khám phá Israel
3 p | 81 | 13
-
Thưởng thức 30 món ếch độc đáo
4 p | 98 | 12
-
Làng Xidi yên bình
11 p | 74 | 9
-
Costa Rica Thanh Bình
5 p | 76 | 7
-
Dubai - Xứ sở của lạc đà và những huyền thoại Trung Đông
4 p | 85 | 7
-
Từ Chén Cơm Thừa
17 p | 40 | 6
-
Bí Mật Lăng Mộ Sở Bá Vương - Hồi 23
6 p | 91 | 4
-
Thưởng ngoạn cảnh núi Thái Bình Hồng Kông
5 p | 88 | 4
-
Nét đẹp ở Eritrea
5 p | 65 | 3
-
Yêu Chơi, Hút Chơi Zen
16 p | 35 | 3
-
Tấm Vé Số
4 p | 65 | 3
-
Truyện ngắn Âm mưu và tình yêu
7 p | 126 | 3
-
Truyện ngắn Độc thoại
7 p | 77 | 2
-
Xác định một số điểm du lịch dọc hành lang quốc lộ 3
8 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn