TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 2 MÔN SINH
lượt xem 31
download
Tham khảo tài liệu 'trường thpt chuyên vĩnh phúc đề thi thử đại học – cao đẳng lần', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 2 MÔN SINH
- TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC www.VNMATH.com ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 2 NĂM 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học – Khối B Thời gian làm bài: 90 phút; (60 câu trắc nghiệm) Mã đề thi: 134 PHẦN 1. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH Câu 1: Ý nghĩa của cơ quan thoái hoá trong tiến hoá là: A. Phản ánh sự tiến hoá phân li B. Phản ánh chức năng quy định cấu tạo C. Phản ánh sự tiến hoá đồng quy D. Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống Câu 2: Điều nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá. A. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể B. Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể C. Mặc dù đa số đột biến gen là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi D. Đột biến gen luôn tạo ra được tổ hợp gen thích nghi Câu 3: Giống bò sữa Hà Lan cho sữa cao hơn hẳn các giống bò sữa khác, có một cặp bò sữa (một bò đực và một bò cái) đang độ tuổi sinh sản được nhập vào nước ta, phương pháp nhanh nhất để nhân giống bò sữa này là: A. Nhân bản vô tính B. Cấy truyền phôi C. Thụ tinh nhân tạo D. Sử dụng kỹ thuật cấy gen Câu 4: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là A. Tác động tực tiếp lên các alen, qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể B. Phân hóa khả năng sống, khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể C. Làm phát sinh các alen mới, do đó làm phong phú vốn gen của quần thể D. Tạo ra sự đa hình cân bằng của những kiểu gen, kiểu hình khác nhau trong quần thể Câu 5: Ở một cơ thể, nếu chỉ xét ba cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd trên nhiễm sắc thể thường. Nếu 3 cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì khi cơ thể này phát sinh giao tử có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 12 loại B. 24 loại C. 8 loại D. 4 loại Câu 6: Trong hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật? A. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật B. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi D. Quan hệ cạnh tranh và đối địch giữa các sinh vật Câu 7: Độ lớn của bậc dinh dưỡng không thể xác định được bằng: A. Năng lượng của bậc dinh dưỡng đó B. Số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng đó C. Số lượng loài có trong quần xã D. Sinh khối của bậc dinh dưỡng đó Câu 8: Cho P thuần chủng thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả dài được F1 đồng loạt thân cao, quả tròn Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4000 cây trong đó có 250 cây thấp,quả dài . Số lượng cây thân cao, quả tròn ở F2 xấp xỉ là A. 1895 B. 750 C. 500 D. 2250 Câu 9: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, khả năng kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn (nhờn thuốc) là có sự tác động của các nhân tố tiến hóa nào? A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên C. Do tiếp xúc với thuốc, vi khuẩn phát sinh đột biến kháng thuốc D. Sự di - nhập gen Câu 10: Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen: 0,2 AA : 0,8Aa. Qua một số thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn trong quần thể là 0,375. Số thế hệ tự thụ phấn của quần thể là bao nhiêu? Biết giá trị thích nghi của các kiểu gen là như nhau. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Trang 1/6 - Mã đề thi 134
- www.VNMATH.com Câu 11: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là: A. Để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. B. Để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. C. Để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích. D. Do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Câu 12: Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là đúng? A. ADN polimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’. B. ADN polimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo 1 chiều từ 5' đến 3' và tổng hợp cả 2 mạch cùng 1 lúc. C. ADN polimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo 1 chiều từ 3' đến 5' và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác. D. ADN polimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5' đến 3' và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn okazaki. Câu 13: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Cứ 20000 người có 2 người mắc bệnh thì tỉ lệ % người mang gen bệnh ở trạng thái di hợp xấp xỉ là bao nhiêu? Biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. A. 1 % B. 1,2 % C. 1,98 % D. 1,6 % Câu 14: Ở người tính trạng tóc quăn là trội so với tính trạng tóc thẳng, gen quy định chúng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hai vợ chồng đều có tóc quăn, người em gái của chồng và người em trai của vợ đều có tóc thẳng. Khả năng cặp vợ chồng này sinh đứa con thứ hai có tóc thẳng xấp xỉ là A. 66,67% B. 17,36% C. 11,11% D. 5,56% Câu 15: Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người đều do gen lặn trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp về cả 2 tính trạng này thì xác suất một đứa con trai đầu không bị cả 2 bệnh này khoảng bao nhiêu phần trăm? A. 28 % B. 75 % C. 13% D. 9% Câu 16: Bằng chứng rõ ràng nhất về nguồn gốc chung của sự sống là loại bằng chứng nào sau đây? A. Bằng chứng sinh học phân tử B. Bằng chứng giải phẫu so sánh C. Bằng chứng phôi sinh học so sánh D. Bằng chứng địa lí sinh học Câu 17: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lý thuyết, cách nào tr ong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế nhất? A. Nhân nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống. B. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng. C. Tìm kiếm và tiêu diệt ốc ở tuổi trưởng thành. D. Thu nhặt và tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt. Câu 18: Ở một loài thực vật, khi giao phấn cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa vàng thuần chủng, thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phấn với cây hoa vàng ở thế hệ bố mẹ, thu được F2 tỉ lệ 1 hoa đỏ : 3 hoa vàng. Cho biết không có đột biến xẩy ra. Quy luật di truyền nào đã chi phối màu hoa của loài thực vật nói trên? A. Quy luật tương tác gen. B. Quy luật phân li. C. Quy luật di truyền liên kết, hoán vị gen. D. Quy luật di truyền ngoài nhân. Câu 19: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối các alen của quần thể là: A. Di nhập gen B. Đột biến C. Chọn lọc tự nhiên D. Biến động di truyền Câu 20: Một phân tử ADN nhân đôi k lần số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là: A. 2k B. 2k – 1 C. 2.2k D. 2.2k - 2 Câu 21: Điều nào sau đây không phải là ưu điểm nổi bật của phương pháp tạo giống thực vật bằng nuôi cấy hạt phấn? A. Hiệu quả cao khi cần chọn các tính trạng về khả năng chống chịu B. Là cơ sở để tạo ra các dòng thuần chủng về mọi cặp gen C. Tính trạng chọn được rất ổn định D. Giống mới có năng suất cao hơn giống ban đầu Câu 22: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin. Một đoạn pôlipeptit có trình tự axit Trang 2/6 - Mã đề thi 134
- www.VNMATH.com amin như sau: mêtiônin – alanin – lizin – valin – lơxin, trên gen mã hoá đoạn pôlipeptit này nếu cặp nuclêôtit số 7 (T – A) thay thế bằng cặp (A –T) sẽ dẫn đến: A. Đoạn pôlipeptit thay đổi một axit amin B. Đoạn pôlipeptit mất một axit amin (lizin) C. Đoạn pôlipeptit chỉ còn 2 axit amin D. Đoạn pôlipeptit không bị thay đổi Câu 23: Ở 1 loài sinh vật, khi lai con cái thân bè, lông trắng, thẳng với con đực thân mảnh, lông đen, quăn tạo ra F1 thân mảnh, lông trắng, thẳng. Cho con cái F1 giao phối với con đực thân bè,lông đen, quăn thu được đời sau: 169 thân mảnh, lông trắng, thẳng; 19 thân mảnh, lông đen, thẳng; 301thân mảnh, lông đen, quăn; 21 thân bè, lông trắng, quăn; 8 thân mảnh, lông trắng, quăn; 172 thân bè, lông đen, quăn; 6 thân bè, lông đen, thẳng; 304 thân bè, lông trắng, thẳng. Xác định trật tự các gen quy định các tính trạng trên. Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng. A. Gen quy định màu lông nằm giữa gen quy định hình dạng thân và gen quy định hình dạng lông. B. Không thể xác định được C. Gen quy định hình dạng thân nằm giữa gen quy định hình màu lông và gen quy định hình dạng lông. D. Gen quy định hình dạng lông nằm giữa gen quy định hình dạng thân và gen quy định màu lông Câu 24: Một người đàn ông, trong tế bào xôma có 44 nhiễm sắc thể thường và cặp nhiễm sắc thể giới tính là XYY. Người đó sinh ra do : A. Giảm phân ở người mẹ bình thường, rối loạn giảm phân I ở người bố. B. Rối loạn giảm phân II ở người mẹ và rối loạn giảm phân II ở người bố. C. Giảm phân ở người mẹ bình thường, rối loạn giảm phân II ở người bố. D. Rối loạn giảm phân I ở người mẹ và rối loạn giảm phân I ở người bố. Câu 25: Ở cà chua, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Xử lí cônsixin để tứ bội hóa các cây lưỡng bội có kiểu gen Aa, sau đó chọn 2 cặp bố mẹ cho giao phấn với nhau, thu được kết quả: - Cặp thứ nhất thu được tỉ lệ 35 quả đỏ : 1 quả vàng. - Cặp thứ hai thu được tỉ lệ 11 quả đỏ : 1 quả vàng Biết các cây tứ bội khi giảm phân cho giao tử 2n đều có khả năng thụ tinh. Sơ đồ lai của hai cặp bố mẹ lần lượt là : A. AAaa x AAaa và AAaa x AAaa B. AAaa x AAaa và AAaa x Aa C. AAaa x AAaa và AAAa x Aa D. AAAa x AAaa và AAaa x Aa Câu 26: Ở thể đột biến ở một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai ở giới đồng giao tử nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào con có tổng cộng là 144 nhiễm sắc thể. Thể đột biến này thuộc dạng nào? A. Thể ba hoặc thể bốn B. Thể bốn hoặc thể không C. Thể một hoặc thể ba D. Thể không hoặc thể một Câu 27: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. B. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống. C. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường. D. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. Câu 28: Mức phản ứng hẹp là: A. Những tính trạng dễ dàng thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống. B. Giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. C. Những tính trạng ít thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống. D. Những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. Câu 29: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức có cả ở động vật và thực vật B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tuơng ứng trên cơ thể sinh vật C. Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn D. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí, rồi thành loài mới Câu 30: Năm 1953 SMilơ (Stanley Miller) đã đưa vào bình thuỷ tinh kín một hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước, trong điều kiện phóng điện liên tục nhiều ngày và đã thu được một số chất hữu cơ gồm cả axit amin. Thí nghiệm này nhằm chứng minh: A. Các chất hữu cơ đầu tiên xuất hiện trên trái đất là các axit amin Trang 3/6 - Mã đề thi 134
- B. Các chất hữu cơ đơn giản được hình ww.VNMATH.comnguyên thuỷ của trái đất từ các chất vô cơ wthành trong khí quyển dưới tác động của nguồn năng lượng tự nhiên. C. Các chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên trên trái đất xuất hiện trong khí quyển nguyên thuỷ. D. Sự sống đầu tiên trên trái đất xuất hiện từ các chất vô cơ trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất dưới tác động của nguồn năng lượng tự nhiên. Câu 31: Cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn. Đời con thu được 9 loại kiểu hình và 9 loại kiểu gen đều theo tỉ lệ: 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1. Quy luật di truyền chi phối phép lai là A. Trội không hoàn toàn B. Tương tác gen C. Liên kết với giới tính D. Hoán vị gen Câu 32: Ở một loài côn trùng khi môi trường có nhiệt độ là 240C thì thời gian của một chu kì sống là 10 ngày, còn khi ở 180C thì thời gian chu kì sống là 16 ngày. Nếu nhiệt độ bình quân là 160C thì trong 1 năm loài đó đã trải qua xấp xỉ bao nhiêu thế hệ sống? A. 18 thế hệ B. 17 thế hệ C. 16 thế hệ D. 19 thế hệ Câu 33: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Phép lai: AaBbddFfee x aaBbDdffEe cho kiểu hình aaB-ddF-E- ở con với tỉ lệ là: 3 3 3 3 A. B. C. D. 32 8 64 16 Câu 34: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Trong một quần thể có thể có hình thức sống kí sinh lẫn nhau B. Trong một quần thể có thể có hình thức sống cộng sinh với nhau C. Trong một quần thể có thể có hình thức ăn thịt lẫn nhau D. Trong một quần thể có thể có hình thức “tự tỉa thưa” Câu 35: Giả sử một phân tử mARN nhân tạo chỉ gồm 2 loại nucleotit là A và U thì số loại côđôn (bộ ba) tối đa có thể có trong mARN mã hóa các axit amin là A. 8 loại B. 32 loại C. 7 loại D. 4 loại Gh M AB Câu 36: Một cơ thể có kiểu gen X Y. Trong giảm phân có xảy ra hoán vị gen giữa A và B với Dd gH ab tần số 10%, G và h liên kết hoàn toàn thì tạo loại giao tử AB DGh XM chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? A. 7,5% B. 5,625% C. 20% D. 10% Câu 37: Hệ sinh thái nào trên cạn có vai trò quan trọng đối với sự cân bằng sinh thái của trái đất? A. Các hệ sinh thái thảo nguyên B. Các hệ sinh thái hoang mạc C. Các hệ sinh thái rừng D. Các hệ sinh thái nông nghiệp Câu 38: Giả sử gen ở 1 sinh vật nhân thực có 5 đơn vị tái bản, trên 1 phễu tái bản của một đơn vị nhân đôi (vòng tái bản) có 30 đoạn Okazaki. Nếu gen trên nhân đôi 3 lần thì sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi ARN? A. 280 B. 1792 C. 2170 D. 1120 Câu 39: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a - thân thấp; B - quả đỏ, b - quả vàng. Biết rằng 2 cặp gen alen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng và có hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tiến hành lai cà chua thuần chủng thân cao, quả đỏ với cà chua thân thấp, quả vàng được F1. Cho F1 tạp giao, hiệu số giữa kiểu hình mang 2 tính trạng trội và kiểu hình mang 2 tính trạng lặn ở F2 là A. 40% B. 30% C. 20% D. 50% Câu 40: Một quần thể gồm 2 alen A và a ở trạng thái cân bằng di truyền. Điều nào sau đây là không đúng? A. Tần số các alen càng gần giá trị 0 và 1 thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp càng giảm B. Tần số alen trội càng lớn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn càng giảm C. Tần số các alen càng gần giá trị 0,5 thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp càng cao. D. Tần số alen lặn càng lớn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội càng nhỏ PHẦN 2. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÁC THÍ SINH THI CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN Câu 41: Có 6 ribôxôm cùng trượt trên 1 mARN. Khoảng cách 2 ribôxôm kế tiếp là 0,8 giây. Khi ribôxôm thứ nhất vừa trượt xong thì các ribôxôm còn lại cần bao nhiêu thời gian để trược hết chiều dài phân tử mARN? A. 5,6 giây B. 2,4 giây C. 4,8 giây D. 4 giây Câu 42: Điều nào sau đây thuộc bản chất quy luật phân li của Menđen? Trang 4/6 - Mã đề thi 134
- A. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiềuwww.VNMATH.com cặp gen quy định. B. Các giao tử là giao tử thuần khiết. C. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. D. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp. Câu 43: Một phép lai giữa 2 dạng đậu hoa trắng F1 thu được toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn F2 có tỉ lệ 9: 7. Nếu cây F1 lai trở lại với một trong các kiểu bố mẹ thì tỉ lệ hoa trắng ở đời con xuất hiện trong phép lai này là bao nhiêu A. 0,25 B. 0,75 C. 100% D. 0,5 Câu 44: Điều nào sau đây không đúng với sự mềm dẻo kiểu hình? A. Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định. B. Mỗi kiểu gen có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong các điều kiện của môi trường. C. Sự mềm dẻo kiểu hình là sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau. D. Sự mềm dẻo kiểu hình có được là do có sự tự điều chỉnh trong cơ thể mà bản chất là sự tự điều chỉnh của kiểu gen giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Câu 45: Theo giả thuyết siêu trội thì nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ưu thế lai cao nhất ở con lai F1 là gì? A. Do con lai F1 có nhiều gen trội khác lô cut tương tác với nhau. B. Do con lai F1 mang gen của hai loài khác nhau. C. Do con lai F1 có nhiều cặp gen dị hợp, các gen - alen tương tác với nhau. D. Do con lai F1 vừa mang gen của bố lại vừa mang gen của mẹ. Câu 46: Định luật phát sinh sinh vật phản ánh điều gì? A. Quan hệ giữa phát triển cá thể và phát sinh chủng loại. B. Sự hình thành cơ quan thoái hoá. C. Nguồn gốc chung của sinh vật. D. Sự tương phản giữa cơ quan tương đồng và tương tự. Câu 47: Tháp sinh khối cho ta biết được điều gì? A. Quan hệ giữa các loài trong quần xã. B. Các loài tham gia vào chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. C. Mức dinh dưỡng của mỗi bậc và của cả quần xã. D. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 48: Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của quần thể trong tự nhiên thường có dạng hình chữ S. Giải thích nào dưới đây là đúng? A. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể còn tương đối ít. B. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể đạt gần kích thước tối đa. C. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vượt qua điểm uốn trên đồ thị (điểm uốn giữa của đường cong) sinh trưởng của quần thể. D. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn trên đồ thị sinh trưởng của quần thể. Câu 49: Ở người bệnh mù màu do gen đột biến lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, gen này không có alen trên Y. Alen trội tương ứng (M) không gây mù màu. Trong 1 quần thể người đang ở trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec về bệnh mù màu có tần số nam giới bị mù màu là 6%. Tần số tương đối của các kiểu gen MM, Mm, mm ở giới cái trong quần thể lần lượt là? A. 0,8836; 0,1128; 0,0036 B. 0,1128; 0,8836; 0,0036 D. Không thể xác định được C. 0,9025; 0,095; 0,0025 Câu 50: Người ta dựa vào nguyên tắc tương đồng trong quá trình phát triển phôi để tìm hiểu điều gì? A. Lịch sử tiến hoá của một loài. B. Hiện tượng thoái hoá của các cơ quan. C. Quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau. D. Hiện tượng cơ quan tương đồng. PHẦN 3. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÁC THÍ SINH THI THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 51: Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (PN) tích lũy được nhiều nhất khi hệ sinh thái đang ở giai đoạn nào? A. Đã trưởng thành. B. Đang ở giai đoạn rất trẻ. C. Đang ở trạng thái già. D. Đang suy thoái. Câu 52: Nói về nguồn biến dị di truyền của quần thể điều nào sau đây là không đúng? Trang 5/6 - Mã đề thi 134
- www.VNMATH.com A. Biến dị của quần thể có thể được bổ sung từ sự di chuyển các cá thể từ các quần thể khác vào. B. Biến dị tổ hợp là biến dị thứ cấp trong quần thể. C. Suy cho cùng, mọi biến dị di truyền trong quần thể đều được phát sinh do đột biến, biến dị tổ hợp. D. Biến dị của quần thể không thể được bổ sung bởi các giao tử từ các quần thể khác vào. Câu 53: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a, hi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng nào sau đây? A. Thêm 1 cặp nuclêôtít. B. Mất 2 cặp nuclêôtít. C. Thêm 2 cặp nuclêôtít. D. Mất 1 cặp nuclêôtít. Câu 54: Trên một hòn đảo biệt lập có 11600 người sống: Có 5600 nam giới, trong đó có 392 nam giới bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do alen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không có alen trên Y. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng tới sự thích nghi của cá thể. Nếu quần thể này ở trạng thái bằng di truyền thì xác suất phụ nữ không bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu? A. 0,9951 B. 0,8649 C. 0,049 D. 0,1302 Câu 55: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất? A. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp thực chất là chọn lọc các tính trạng số lượng. B. Chọn giống từ các nguồn biến dị thực chất là chọn lọc các tái tổ hợp gen mới. C. Chọn giống từ nguồn biến dị do lai thực chất là chọn lọc các tái tổ hợp gen mới. D. Chọn giống từ các nguồn biến dị tổ hợp là cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. Câu 56: Luận điểm nào đây về sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi là không phù hợp? A. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định B. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, đặc điểm thích nghi đạt được có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bằng đặc điểm khác thích nghi hơn C. Chỉ khi hoàn cảnh sống ổn định thì các biến dị di truyền mới ngừng phát sinh và chọn lọc thôi hoạt động D. Trong lịch sử tiến hoá, các sinh vật tiến hóa theo hướng thích nghi. Câu 57: Ở người có 2n= 46, các nhiễm sắc thể có cấu trúc khác nhau và cấu trúc của nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân. Khả năng sinh ra đứa trẻ không mang nhiễm sắc thể của ông nội và mang 3 nhiễm sắc thể của bà ngoại là bao nhiêu? A. 253/246 B. 506/246 C. 1771/223 D. 1771/246 Câu 58: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. D. Trong diễn thế sinh thái, quần xã biến đổi độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Câu 59: Một loài thực vật , gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp, gen B quy định thân màu xanh, gen b quy định thân cây màu đỏ. Quần thể ở thế hệ P thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản lai với nhau được F1 dị hợp tử 2 cặp gen. Thế hệ F1 lai với nhau được thế hệ F2 gồm 4 kiểu hình khác nhau, trong đó cây thấp, thân đỏ chiếm 4% tổng số cây thu được của thí nghiệm. Hãy cho biết tỉ lệ của cây cao, thân xanh đồng hợp về các gen trội thuần chủng là bao nhiêu? Biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng về mặt di truyền. A. 0,09 B. 0,06 C. 0,24 D. 0,3 Câu 60: Tác động của chọn lọc sẽ dẫn đến sự đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là: A. Chọn lọc chống lại alen lặn B. Chọn lọc chống lại alen trội C. Chọn lọc chống lại thể dị hợp D. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp Thí -------------------HẾT------------------- Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu để làm bài Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm Trang 6/6 - Mã đề thi 134
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử đại học môn Vật lý - TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC năm 2013
6 p | 301 | 67
-
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi: 238 ĐỀ THI THỬ
5 p | 226 | 17
-
Đề thi chọ HSG lớp 12 năm học 2011-2012 môn Vật lý - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
2 p | 98 | 6
-
Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Toán có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 1)
8 p | 10 | 5
-
Đề thi THPT Quốc gia năm học 2015-2016 lần I môn Toán - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
7 p | 106 | 4
-
Đề thi KSCL tốt nghiệp THPT môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
4 p | 13 | 4
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 3)
70 p | 52 | 4
-
Đề thi KSCL môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Mã đề 123)
6 p | 13 | 3
-
Đề thi chuyên đề môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 2) - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
5 p | 14 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm học 2015 - 2016 môn Toán - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
7 p | 73 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần V năm học 2013-2014 môn Toán (khối A,A1) - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
7 p | 118 | 3
-
Đề thi khảo sát chất lượng lần thứ 3 năm học 2013-2014 môn Toán 12 (khối A, A1, B) - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
7 p | 66 | 3
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 2)
30 p | 73 | 2
-
Đề thi KSCL THPT Quốc gia lần 1 môn Toán 12 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
34 p | 26 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần IV năm học 2013-2014 môn Toán 12 (khối D) - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
7 p | 76 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 1)
56 p | 54 | 2
-
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (Cơ bản)
10 p | 23 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn