intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trương Tửu - Từ bài báo đầu tay đến các công trình nghiên cứu về "Truyện Kiều"

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

78
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuối năm 2007 vừa qua nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của giáo sư, nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu (1913-2007), nhà xuất bản Lao động, phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, đã in Tuyển tập nghiên cứu, phê bình của ông(1), do Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn. Tuyển tập sưu tập các công trình nghiên cứu về Văn học Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trương Tửu - Từ bài báo đầu tay đến các công trình nghiên cứu về "Truyện Kiều"

  1. Trương Tửu - Từ bài báo đầu tay đến các công trình nghiên cứu về "Truyện Kiều"
  2. Cuối năm 2007 vừa qua nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của giáo sư, nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu (1913-2007), nhà xuất bản Lao động, phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, đã in Tuyển tập nghiên cứu, phê bình của ông(1), do Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn. Tuyển tập sưu tập các công trình nghiên cứu về Văn học Việt Nam. Về sách đã in lại đầy đủ ba cuốn: Nguyễn Du và Truyện Kiều, Văn chương Truyện Kiều, Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, còn về các bài báo thì chỉ in lại một bài duy nhất - Triết lý Truyện Kiều - đã đăng trên Đông Tây tuần báonăm 1931. Dưới đây chúng tôi xin thuật lại ý kiến của ông về hoàn cảnh ra đời của bài báo này và mối duyên nợ đã gắn bó một đời ông với việc nghiên cứu Truyện Kiều để bạn đọc tham khảo. * Đó là vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 1997, như thường lệ, tôi đến thăm thầy học cũ - Giáo sư Trương Tửu - nhưng cố ý đến rất muộn để mong có điều kiện được trò chuyện riêng với Thầy. Khoảng 5-6 giờ chiều tôi bấm chuông nhà C5, phố Hoàng Cầu, Hà Nội. Trong nhà im lìm, vắng lặng, không một ánh đèn; ý chừng Thầy đang nằm nghỉ sau khi đã tiếp nhiều đợt học trò cũ đến thăm. Một bà cụ dẫn tôi vào nhà, đến chân cầu thang lên tầng hai, bà gọi to: - “Ông có khách!”. Từ trên nhà vọng xuống tiếng Thầy: - “Ai thế?”. Bà cụ trả lời: - “Một anh học trò của ông, tôi chỉ nhớ mặt, không nhớ tên”. Tôi đi lên cầu thang và gặp Thầy ở cửa phòng; Thầy nắm chặt lấy hai vai tôi, nhìn vào tận mặt tôi và nhờ ánh sáng trời lờ mờ rọi xuống qua tấm kính trên trần cầu thang, Thầy nhận ra tôi và reo lên: - “A, thằng Hoàn, tôi có quà dành cho anh đấy vì đoán thế nào anh cũng đến”. Thầy bật đèn và không để tôi phải chờ đợi lâu, Thầy bắt đầu ngay vào câu chuyện.
  3. - Từ ngày bị buộc thôi dạy học, tôi nghiên cứu Kinh Dịch và hành nghề châm cứu. Vì cần có một việc để làm mà cũng vì ham thích, rồi càng đi sâu càng ham, thế là một thời gian dài tôi bỏ bẵng Truyện Kiều nhưng Truyện Kiều thì không bỏ tôi. Các bệnh nhân đến châm cứu vẫn tìm dịp trao đổi với tôi về Truyện Kiều. Một hôm, có một anh được tôi chữa khỏi bệnh, đến thăm tôi tại nhà riêng, mang theo một chai rượu. Gặp ngày chủ nhật rảnh rỗi, anh ta nói: - “Cháu biết cụ vốn không phải là thầy lang mà là một nhà văn học về Truyện Kiều, cháu không dám đánh trống qua cửa nhà sấm nhưng để cảm ơn cụ, cháu xin kể hầu cụ chuyện bói Kiều ứng nghiệm trong đời cháu. Cháu đi sơ tán ở Hải Dương, đem lòng yêu một cô gái địa phương và thường tìm cách gặp gỡ, tán tỉnh. Cô cũng có vẻ xuôi xuôi nhưng không hứa hẹn gì cả, tặng cái gì cũng không nhận. Cháu “vấn kế” một anh bạn. Anh bảo: - Bói một quẻ Kiều xem sao? Thế là nhịn ăn, trai tịnh một ngày, tắm táp sạch sẽ, chít khăn bận áo dài, đốt ba que nhang rồi khấn: - Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thuý Kiều … Xin cho bốn câu đầu trang bên tả. Kiều phán: - Dù khi lá thắm, chỉ hồng, Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha! Cháu mới vỡ lẽ ra, bấy lâu mình đi sai đường, liền đi mua mấy vuông lụa đến ra mắt hai cụ và thưa rõ đầu đuôi tình thực. Cuối cùng cô ấy thành vợ cháu bây giờ... Đối với tôi, điều quan trọng chưa phải là nội dung câu chuyện anh ta kể mà là cái thái độ tin tưởng và thành kính của anh. Trong văn học thế giới có mấy tác phẩm chinh phục được trái tim người đọc đến mức đó, có mấy tác phẩm được dùng làm sách bói? Mà có khi lại ứng nghiệm nữa, mới lạ chứ! Rồi còn ví Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều… Nhớ lại hồi ở Quần Tín, một hôm tôi hỏi ông Đặng Thai Mai: - Ông quê ở Nghệ, chắc đã nghe nhiều chuyện đố Kiều hay, thế ông đã nghe câu đố về việc có cả khỉ trong Truyện Kiều chưa?
  4. Ông Mai đáp: - Chưa! Tôi nói: - Thế ông có thứ lễ cho thì tôi mới dám đọc. Ông Mai bảo: - Chuyện văn chương, cứ nói cho vui, có gì mà ngại! Tôi liền đọc: - Truyện Kiều anh đọc đã thông, Đố anh có khỉ hay không trong Kiều? - Khỉ tựa gối, khỉ cúi đầu, Khỉ vò chín khúc, khỉ chau đôi mày! Ông Mai cười. Cách đây ba hôm, một bệnh nhân khác làm ở Thư viện Quốc gia bảo tôi: - Tập báo Đông Tây của Thư viện bị mối xông hết, may mà số in bài của cụ lại còn, cháu phô tô một bản, biếu cụ, gọi làchâu về Hợp phố!. Đó là bài Triết lý Truyện Kiều, đăng báo Đông Tây tháng 11 năm 1931. Chính tôi cũng không giữ được bài đó. Nay sau hơn nửa thế kỷ , đọc lại, gợi nhớ cả một thời trai trẻ. Năm đó tôi đang tự học để đi thi “Bát-sô”(2). Cuộc đời tôi toàn tự học. Vốn kiến thức có được chủ yếu nhờ tự học. Nghe nói có lần trò chuyện với một người bạn về tôi, ông Đặng Thai Mai đã nhận xét: Cái mạnh, cái yếu của Trương Tửu đều do tự học. Có lẽ đúng thế. Số phận đã sớm đẩy tôi vào con đường tự học. Khoảng cuối năm 1926 tôi đang học Moyen(3) ở trường tiểu học Hàng Than. Lúc này tôi mới 13 tuổi, Phạm Tất Đắc 16 tuổi, làm bài Chiêu hồn nước, liền bị bắt. Tôi đi học, tình cờ nhặt được một tờ truyền đơn, kêu gọi bãi khoá, đòi thả Phạm Tất Đắc. Đến cổng trường thấy một đám đông học sinh, không hiểu từ đâu kéo đến, kêu gọi học sinh trường tôi đi biểu tình. Thế là một bên, các thầy giáo thúc giục sắp hàng vào lớp, một bên là đám học sinh kia rủ chúng tôi đi biểu tình. Không hiểu tại sao trường tôi có 17 đứa bỏ học, nhập bọn đi biểu tình. Đi được một quãng thì bị phu-lít chặn lại. Cả bọn sợ, bỏ chạy tán loạn. Kết quả cả 17 đứa đều bị đuổi học rồi không có trường nào nhận cho vào học nữa. Bọn tôi bàn nhau lập nhóm tự học, để năm sau đi thi. Vì hồi đó có chế độ “thí sinh tự do”, không học ở trường nào cũng có thể nộp đơn xin dự thi. Nhóm tôi gồm 4 đứa thân nhau: Tôi, Lê Văn Siêu, một cậu tên là Thâm, sau này đi tu, một cậu nữa tôi quên tên, chỉ nhớ là con Án sát
  5. Nguyễn Đình Thấu, có bà con gì đó với Hoàng Tích Chu. Tôi nói với cậu bạn con quan: nhà cậu chắc quen biết rộng, cậu xem có ai học Supérieur(4) rồi, không cần sách cũ nữa, cậu mượn về đây ta cùng học. Nó mượn được, cả bốn đứa chụm đầu vào miệt mài học, trưa cũng không về nhà, chỉ gặm qua loa miếng bánh mì rồi lại học tiếp. Chương trình lớp Nhất chúng tôi chỉ học ba tháng là xong. Năm sau đi thi, lọt được kỳ thi viết, vào vấn đáp, hai cô đầm hỏi thi, thấy tôi bé tí, hai cô cùng cười. Kết cục, Lê Văn Siêu và tôi kiếm được cái Certificat(5). Năm 1931 tôi cũng đang tự học. Trước đó, năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến Cô Kiều nên khen hay nên chê? Những người tham gia có đủ nam nữ, già trẻ, cựu học tân học. Kết quả thiên về phía Kiều đáng chê. Điều này chắc không làm hài lòng Ban biên tập báo Phụ nữ tân văn vốn theo tôn chỉ đề cao nữ quyền. Sau khi cuộc thi kết thúc, Hoàng Ngọc Phách, tác giả tiểu thuyết Tố Tâm nổi tiếng mấy năm trước và Trần Trọng Kim vừa xuất bản tập I Nho giáo, đang được dư luận chú ý, cũng bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này. Tôi đọc, theo dõi, tự nhiên ngứa ngáy, cũng viết một bài, lấy nhan đề là Triết lý Truyện Kiều, gửi cho báo Đông Tây của Hoàng Tích Chu; cũng không dám ký rõ tên thật mà chỉ ký tắt là “T.T”; cho nên nếu anh có mầy mò, lục lọi báo cũ trong thư viện mà bắt gặp bài này, anh cũng không thể biết đó là bài của tôi. Hăng lên thì viết, hăng lên thì gửi, chứ cũng không dám tin là họ sẽ đăng. Rồi một hôm, tôi từ bên Bồ Đề qua cầu Đu - me sang Hà Nội, nghe rao báo Đông Tây, liền mua một số, bỗng thấy bài mình được đăng, mà lại đăng ở trang nhất. Sướng quá! Đó là bài viết đầu tiên của tôi được xuất hiện thành chữ in, là tác phẩm đầu tay, là bài báo mở đầu cho việc nghiên cứu về Truyện Kiềucủa tôi. Anh là người đầu tiên tôi đưa cho bản phô tô này đấy. Hồi đó có ông Lê Thành Ý dạy trung học ở Hà Nội, một hôm dạy đến Truyện Kiều, ông bảo học trò: - “Gần đây báoĐông Tây đăng bài Triết lý Truyện Kiều có nhiều ý kiến hay lắm, các anh nên tìm đọc”. Một học trò của ông, bạn của tôi, liền nói: - “Đó là bài viết của một anh bạn con”. Ông rất ngạc nhiên, nhưng có vẻ không tin, nên bảo: - “Thế hôm nào dẫn anh ấy đến chơi”. Nhưng tôi không dám đến, vì nghe nói ông ấy tính nghiêm lắm. *
  6. Trong cuộc sống có khi một việc ngẫu nhiên lại tạo ra một bước ngoặt lớn của đời mình. Từ bài báo đầu tay được đăng đó, tôi nảy ra hứng thú nghiên cứu Truyện Kiều. Mười năm sau khi bài báo đó ra đời, tôi xuất bản cuốn nghiên cứu thứ nhất:Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942); ba năm tiếp sau, cuốn thứ hai: Văn chương Truyện Kiều (1945); hơn mười năm sau nữa cuốn thứ ba: Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (1956). Hai cuốn đầu ký bút danh Nguyễn Bách Khoa; lúc này tôi còn trẻ, hung hăng lắm! Cuốn thứ ba ký tên thật Trương Tửu và bắt đầu có sự chín chắn về quan điểm nghiên cứu. Tôi hỏi Thầy: - Khoảng cuối năm 1952, tôi vào thăm Thầy ở Quần Tín, trên vách phòng làm việc của Thầy đã thấy viết bằng phấn, các chương dự kiến cho cuốn thứ ba, trong đó có Chương I nhan đề là Nguyễn Bách Khoa tự phê bình. Tại sao khi cuốn sách được in ra lại không thấy có chương đó? Thầy trả lời: - Đúng thế, khi bắt tay vào viết tôi lại thấy nên để nội dung của chương đó tản vào các chương sau thì hơn, tuy vậy trong Lời nói đầu tôi đã viết rõ rằng: Trước đây tôi áp dụng phương pháp phê bình văn học mác xít một cách phiến diện, máy móc nên đã có nhiều nhận định sai lầm về kiệt tác của Nguyễn Du. Chắc anh cũng có thể nhận thấy: khác với giáo trình về Truyện Kiều giảng ở Ban Trung học chuyên khoa trường Thiếu sinh quân Liên khu IV (1949), giáo trình giảng ở Dự bị Đại học năm 1952 tôi đã bắt đầu có sự điều chỉnh về quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Năm 1954, hòa bình được lập lại, trở về Hà Nội, tôi tiếp tục nghiên cứu thêm về lý luận văn nghệ Mác - Lênin, nghiền ngẫm ý kiến của Lê-nin về Tôn-xtôi. Giữa lúc tôi đang viết cuốn nghiên cứu thứ ba thì được dự cuộc toạ đàm giữa ông Trường Chinh với một số nhà văn về Truyện Kiều(6). Ông Trường Chinh đã gợi ý: Tại sao nhân dân ta, đặc biệt là nông dân, lại rất thíchTruyện Kiều. Trong cuốn này tôi đã cố lý giải hiện tượng đó. Tôi nhớ cũng thời gian này anh đã cho tôi mượn bài phát biểu của ông Lê Duẩn ở Nam Bộ, trong đó có đoạn ông Lê Duẩn chỉ trích ý kiến của ông Hoài Thanh về Truyện Kiều(7). Lúc này nước ta đang chuẩn bị kỷ niệm Nguyễn Du lần đầu tiên. Ông Đặng Thai Mai gợi ý tôi viết bài Lịch sử vấn đề Truyện Kiều, đăng Tập san Đại học Sư phạm số 3-
  7. 1955, nêu rõ các ý kiến khác nhau để làm cơ sở cho cuộc thảo luận. Ngày 20 tháng 9 năm 1956 lễ kỷ niệm Nguyễn Du được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tôi được phân công trình bày bài diễn văn chính. Tôi đã nói: “Lòng tin yêu kính mến của nhân dân đối với thi sĩ bền bỉ hơn trăm năm nay, càng ngày càng kiên cố, đã mặc nhiên nâng đại thi hào Nguyễn Du lên địa vị một nhà thơ dân tộc, một nhà thơ của nhân dân. Hôm nay Bộ Văn hóa và Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm Nguyễn Du là chính thức hóa địa vị ấy của nhà đại thi hào, chính thức rước đại thi hào Nguyễn Du vào ngôi điện vĩ nhân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhất trí với ý nguyện tha thiết của nhân dân”(8). Đầu năm 1956 cuốn sách nghiên cứu thứ ba của tôi - Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du- được xuất bản và liền bị Tập san Văn Sử Địa phê phán kịch liệt. Văn Tân viết đại ý: Chúng tôi ghi nhận một sự tiến bộ lớn của ông Trương Tửu. Trước đây ông hết lời mạt sát tác phẩm của Nguyễn Du, nay ông lại hết lời ca tụng. Nhưng ông đã đi tới nhận định mới bằng con đường cũ: đó là phương pháp duy vật máy móc, công thức chủ nghĩa đến cực điểm(9). Tôi suy nghĩ về tất cả các ý kiến phản bác ấy và bắt đầu nghĩ đến việc viết một cuốn nghiên cứu thứ tư về Truyện Kiều. Đọc lại Truyện Kiều, tôi vẫn thấy Truyện Kiều thật là lạ, nhưng... tôi sinh năm 1913, theo cách tính tuổi của ta, thì năm nay tôi đã 85, quỹ thời gian của tôi không còn bao nhiêu nữa! Anh sướng thật, tôi bây giờ chỉ ước được tụt xuống bằng tuổi anh, để lại tiếp tục nghiên cứu Truyện Kiều”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2