YOMEDIA
ADSENSE
truy tìm căn nguyên tăng trưởng: phần 2
39
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 2 gồm các chương: bỏ cũ tạo mới: quyền năng của công nghệ, dưới ngôi sao xấu, các chính phủ cũng có thể bóp chết tăng trưởng, tham nhũng và phát triển, phân cực xã hội, cái nhìn từ lahore. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: truy tìm căn nguyên tăng trưởng: phần 2
PHẦN III<br />
CON NGƯỜI HÀNH ĐỘNG VÌ ĐỘNG CƠ<br />
Trong phần II, chúng ta đã biết không có một công thức thần kỳ nào có thể biến<br />
người nghèo trở thành giàu có. Viện trợ, đầu tư, giáo dục, kiểm soát dân số, điều<br />
chỉnh chính sách cho vay hay xóa nợ đều không phải là liều thuốc tiên cho tăng<br />
trưởng. Nguyên nhân là do các công thức nêu trên đã không dựa trên nguyên tắc cơ<br />
bản của kinh tế học: đó là con người hành động vì động cơ. Ở phần III này, chúng ta<br />
sẽ thấy, ngay cả khi chính phủ không cản trở thị trường tự do, người nghèo cũng<br />
không có động cơ để thoát khỏi nghèo khổ. Để vượt qua những điều không may<br />
mắn và thoát nghèo, người nghèo cần nhận được các động cơ trực tiếp do chính phủ<br />
tạo nên. Đôi khi sự thiếu may mắn chứ không phải chính sách tồi tệ mới là nguyên<br />
nhân của tình trạng này. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chính phủ đã<br />
ngăn cản thị trường tự do và tạo ra những động cơ triệt tiêu tăng trưởng như thế<br />
nào. Một trong những hoạt động hủy hoại nền kinh tế của chính phủ là tham<br />
nhũng. Tạo ra động cơ chống tham nhũng và khuyến khích thị trường tự do thường<br />
đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách cải cách thể chế cơ bản, những chính<br />
sách này sẽ buộc chính phủ chịu trách nhiệm trước luật pháp và trước các công dân<br />
của mình. Ngay cả khi nguyên nhân rắc rối bắt nguồn từ chính sách của chính phủ<br />
hay nạn tham nhũng thì chúng ta cũng chẳng làm được gì nhiều vì các viên chức<br />
chính phủ có động cơ để đưa ra những chính sách hủy hoại nền kinh tế. Sự bất bình<br />
đẳng và phân biệt dân tộc càng làm tăng khả năng chính phủ sử dụng các chính<br />
sách hủy hoại nền kinh tế, bởi vì khi đó chính phủ sẽ hành động vì lợi ích của một<br />
tầng lớp hay nhóm dân tộc nhất định chứ không phải vì lợi ích của cả quốc gia. Để<br />
đảm bảo tăng trưởng kinh tế, chính phủ cần có những nỗ lực có ý thức trong việc<br />
cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Thất bại trong tăng trưởng xảy<br />
ra khi chúng ta, thông qua chính phủ, hoặc đã “làm những gì chúng ta lẽ ra không<br />
nên làm” hoặc là “không làm những gì mà chúng ta nên làm”.<br />
Tạo ra động cơ phù hợp không phải là một công thức phát triển mới, thần kỳ,<br />
mà là một nguyên tắc được tiến hành từng bước, trong đó cần gạt bỏ hết những<br />
động cơ sai lầm gắn liền với lợi ích của một nhóm nào đó và tạo điều kiện để ngày<br />
càng nhiều cá nhân có thể tiếp cận các động cơ đúng đắn. Cũng giống như chặt bỏ<br />
những bụi gai trên con đường đi tới phát triển, nó là một quá trình đấu tranh đầy<br />
khó khăn để mở rộng thêm từng khoảng trống phong quang. Đôi khi chúng ta thấy<br />
rất khó khăn và không thể tiến lên được. Sự chồng chéo giữa các động cơ của chính<br />
phủ, nhà viện trợ và người dân khiến việc tạo ra động cơ đúng đắn trở nên khó<br />
khăn. Tất nhiên, quan điểm tăng trưởng dựa trên động cơ có thể dẫn đến những sai<br />
lầm tương tự như các công thức thần kỳ từng thất bại trước đó. Chỉ ra thất bại rất dễ,<br />
nhưng để đưa ra ý tưởng thành công thì lại không hề đơn giản. Tuy nhiên, giờ đây<br />
chúng ta có lợi thế hơn những người đi trước vì: (i) chúng ta đã có 40 năm kinh<br />
nghiệm để có thể rút ra những thành công và thất bại; (ii) khoa học kinh tế đã xây<br />
<br />
dựng thành công các công cụ phân tích, giúp đưa những hiểu biết sâu sắc hơn vào<br />
tăng trưởng.<br />
<br />
Ai có sẽ được nhận<br />
Kẻ không sẽ mất đi<br />
Kinh Thánh đã nói vậy<br />
Và đến nay vẫn thế.<br />
– Billie Holiday, “Chúa phù hộ đứa bé”<br />
Tiềm năng thu nhập tương lai là động lực mạnh mẽ khiến người ta có thể làm<br />
bất cứ việc gì. Điều gì có thể tác động mạnh đến các động cơ dành cho người nghèo?<br />
Nếu như công nghệ là yếu tố quyết định sự khác biệt về thu nhập và tăng trưởng<br />
giữa các quốc gia thì tại sao các nước nghèo lại không áp dụng các công nghệ tiên<br />
tiến? Đáp án của tất cả những câu hỏi này là: hiệu suất tăng dần. Cụ thể là: sự lan<br />
truyền tri thức, kết hợp giữa các kỹ năng và những cái bẫy đói nghèo.<br />
Câu chuyện về sự lan truyền, kết hợp và những cái bẫy khiến nhiều nhà kinh tế<br />
học phải ngạc nhiên. Tại sao một khoản đầu tư nhỏ của một doanh nhân<br />
Bangladesh có tên là Noorul Quader vào một nhà máy sản xuất áo sơ-mi lại có thể<br />
đe dọa ngành dệt may nước Mỹ? Chiếc vòng chữ O bị lỗi, nguyên nhân gây ra vụ nổ<br />
tàu vũ trụ Challenger, và sự kém phát triển của Zambia liên quan với nhau như thế<br />
nào? Sự xuất hiện các khu nhà ổ chuột ở đô thị có liên quan thế nào với tình trạng<br />
nghèo khổ ở Ethiopia? Tại sao sự lan truyền kiến thức và kết hợp kỹ năng lại đẩy<br />
người nghèo rơi vào những cái bẫy đói nghèo?<br />
Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem xét lại các động cơ cho tăng trưởng. Tăng<br />
trưởng là quá trình trở nên giàu có hơn. Trở nên giàu có hơn là sự lựa chọn giữa<br />
tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai. Nếu như tôi cắt giảm đáng kể tiêu dùng<br />
hiện tại và tiết kiệm phần lớn thu nhập tiền lương của tôi, thì sau một vài năm, tôi<br />
sẽ giàu có hơn bởi vì tôi sẽ vừa có tiền lương, vừa có thu nhập từ lãi trên khoản tiết<br />
kiệm của mình. Ngược lại, nếu tôi tiêu dùng toàn bộ tiền lương hiện tại, tôi sẽ mãi<br />
mãi chỉ có khoản thu nhập từ tiền lương mà thôi.<br />
Tuy nhiên, theo quan điểm cũ về tăng trưởng thì các khoản tiết kiệm trong nền<br />
kinh tế không ảnh hưởng gì tới tăng trưởng dài hạn. Tăng trưởng được quyết định<br />
bởi tốc độ tiến bộ công nghệ. Hiệu suất giảm dần có nghĩa là các khoản tiết kiệm<br />
trong nền kinh tế sẽ đẩy lãi suất xuống thấp tới mức mà tại đó nền kinh tế có mức<br />
tiết kiệm vừa đủ để theo kịp tiến bộ công nghệ. Do đó, tăng trưởng dài hạn sẽ xảy ra<br />
với tỷ lệ ngang bằng tốc độ tiến bộ công nghệ và không liên quan gì tới các động cơ<br />
tiết kiệm.<br />
<br />
Nhưng hiện tượng hiệu suất trên vốn giảm dần có thật sự xảy ra? Các lý thuyết<br />
tăng trưởng mới khẳng định là không. Tại sao lại là không khi việc có thêm máy<br />
móc cho một số lượng nhân công không đổi chắc chắn sẽ dẫn tới hiện tượng hiệu<br />
suất giảm dần do máy móc? Câu trả lời là vì con người có thể tích luỹ vốn công<br />
nghệ, hay nói cách khác tri thức về các công nghệ mới sẽ tiết kiệm được lao động.<br />
Điều này rất giống với quan điểm cho rằng tiến bộ công nghệ dẫn đến tăng<br />
trưởng trong mô hình Solow. Điểm khác biệt với mô hình Solow là việc cho phép<br />
công nghệ, cũng như tất cả những yếu tố khác làm tăng sản lượng trong điều kiện số<br />
lượng lao động bị thúc đẩy bởi động cơ không đổi.<br />
Ý tưởng cốt lõi ở đây khá đơn giản. Hiệu suất giảm dần đòi hỏi một yếu tố sản<br />
xuất phải được giữ cố định, chẳng hạn như lực lượng lao động. Nhưng các chủ<br />
doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận sẽ tìm cách để vượt qua hạn chế này. Họ sẽ tìm<br />
kiếm các công nghệ mới để tiết kiệm lao động.<br />
Ảnh hưởng này của các chính sách kích thích tới tăng trưởng là điểm khác biệt<br />
đáng kể so với mô hình Solow đi theo quan điểm lỗi thời, tiến bộ công nghệ xảy ra<br />
bởi những lý do phi kinh tế luôn quyết định tăng trưởng trong dài hạn. Giờ đây, các<br />
thay đổi trong động cơ về thu nhập sẽ thường xuyên làm thay đổi tốc độ tăng<br />
trưởng kinh tế.<br />
Nhưng công nghệ còn có một số đặc điểm khác thường. Tri thức công nghệ có<br />
thể lan truyền từ người này sang người khác. Công nghệ sẽ mang lại hiệu quả tối đa<br />
khi các lao động tay nghề cao kết hợp với nhau. Và điều này dẫn đến nguy cơ,<br />
những lao động kỹ năng thấp có thể bị đẩy ra khỏi toàn bộ tiến trình và vướng vào<br />
một cái bẫy.<br />
Sự lan truyền<br />
Một ngày tháng 4 năm 1980, Công ty May Desh ở Bangladesh của Noorul<br />
Quader cho ra đời những chiếc áo sơ-mi đầu tiên. Trước khi Quader thành lập<br />
Desh, may mặc chỉ là một ngành nhỏ ở Bangladesh. Các công nhân may mặc của<br />
Bangladesh là một nhóm nhỏ lẻ, chỉ khoảng 40 người.<br />
Trong năm đầu tiên hoạt động, nhà máy của Quader sản xuất được 43.000 chiếc<br />
áo sơ-mi. Nhưng một nhà máy sản xuất số lượng sơ-mi như vậy và xuất khẩu với giá<br />
thành 1,28 đô-la mỗi chiếc, đạt tổng doanh thu 55.500 đô-la vẫn chưa thấm vào<br />
đâu nếu so với tiêu chuẩn hiện thời của Bangladesh: con số 55.500 đô-la chưa bằng<br />
1/10.000 giá trị xuất khẩu của Bangladesh năm 1980.<br />
Điều ấn tượng là những gì xảy ra sau đó, câu chuyện về sự lan truyền, những kết<br />
quả không ngờ tới và hiệu suất tăng dần. Là kết quả trực tiếp từ nhà máy Desh của<br />
Noorul Quader và doanh số 55.500 đô-la thủa ban đầu, hiện nay, giá trị các mặt<br />
hàng may mặc của Bangladesh đạt gần 2 tỷ đô-la, chiếm 54% tổng giá trị xuất khẩu<br />
của cả nước.<br />
Để hiểu rõ tại sao 55.500 đô-la của Quader lại có thể mang lại con số 2 tỷ đô-la<br />
hiện nay, chúng ta phải quay trở lại thời điểm trước khi Desh ra đời. Là một cựu<br />
<br />
quan chức chính phủ với mạng lưới quan hệ rộng trên trường quốc tế, Quader đã<br />
tìm được một đối tác cùng thành lập nhà máy sản xuất áo sơ-mi đầu tiên ở<br />
Bangladesh. Đối tác này là một nhà sản xuất sản phẩm dệt may tầm cỡ thế giới –<br />
công ty Daewoo của Hàn Quốc. Daewoo lúc bấy giờ đang tìm kiếm một cơ sở sản<br />
xuất mới nhằm tránh hạn ngạch nhập khẩu mà Mỹ và châu Âu áp dụng đối với các<br />
sản phẩm may mặc của Hàn Quốc. Hạn ngạch này không áp dụng cho Bangladesh,<br />
do đó một doanh nghiệp Bangladesh sẽ giúp Daewoo đưa sản phẩm áo sơ-mi đến<br />
các thị trường đang khép lại.<br />
Daewoo và Công ty May Desh của Quader đã ký một thỏa thuận hợp tác vào<br />
năm 1979. Điểm cốt yếu của thỏa thuận này là việc Daewoo sẽ đưa 130 công nhân<br />
của Desh sang đào tạo tại nhà máy Pusan của Daewoo tại Hàn Quốc. Để đổi lại,<br />
Desh sẽ trả các khoản phí và hoa hồng bán hàng cho Daewoo, với giá trị bằng 8%<br />
doanh số.<br />
Sự hợp tác này là một thành công lớn – hay thậm chí là một thành công trên cả<br />
tuyệt vời nếu đứng từ phía Daewoo. Các nhà quản lý và công nhân của Desh tiếp<br />
thu rất nhanh. Ngày 30 tháng 6 năm 1981, chỉ sau hơn một năm đi vào hoạt động,<br />
Quader hủy bỏ thỏa thuận hợp tác. Lúc này, số lượng sản phẩm của công ty đã tăng<br />
vọt từ 43.000 chiếc áo sơ-mi năm 1980 lên 2,3 triệu chiếc năm 1987. Mặc dù<br />
Daewoo không bị thiệt hại gì từ vụ hợp tác này nhưng những lợi ích từ sự đầu tư ban<br />
đầu vào tri thức đã lan rộng hơn dự tính của Daewoo.<br />
Nhưng ngay cả Desh cũng không thể kiểm soát nổi cơn sốt sản xuất sơ-mi đang<br />
lan truyền tới những đối tượng khác. Trong suốt thập niên 1980, trong số 130 công<br />
nhân của Desh được Daewoo đào tạo, 115 người đã rời bỏ Desh để thành lập các<br />
công ty xuất khẩu hàng may mặc của riêng họ. Họ đa dạng hóa sản xuất tới các sản<br />
phẩm găng tay, áo khoác và quần. Chính sự bùng nổ các công ty may mặc do những<br />
cựu công nhân của Desh thành lập đã giúp Bangladesh đạt được con số 2 tỷ đô-la<br />
doanh thu xuất khẩu từ hàng may mặc như ngày nay.<br />
Sự bùng nổ của ngành may mặc ở Bangladesh cũng nhanh chóng được thế giới<br />
biết đến. Các nhà sản xuất hàng may mặc ở Mỹ quá kinh ngạc và đã vận động chính<br />
phủ bảo vệ trước những người Bangladesh. Dưới sự lãnh đạo của Ronald Reagon,<br />
một người tin tưởng nhiệt thành vào tự do thương mại, chính phủ Mỹ đã áp đặt các<br />
hạn ngạch nhập khẩu hàng may mặc đối với Bangladesh. Rất bình tĩnh, Bangladesh<br />
tiến hành mở rộng thị trường sang châu Âu và vận động nới lỏng hạn ngạch thành<br />
công trên thị trường Mỹ. Mặc dù vẫn dễ bị tác động trước các chính sách thương<br />
mại thế giới nhưng hiện nay, ngành sản xuất này của Bangladesh đang ngày càng<br />
vững mạnh.<br />
Tôi không có ý định đưa câu chuyện này ra như là một bài học về việc làm cách<br />
nào để một quốc gia thành công. Tôi chỉ muốn dùng câu chuyện này để minh họa<br />
cho hiện tượng hiệu suất tăng dần.<br />
Câu chuyện về sự ra đời ngành may mặc của Bangladesh cho thấy đầu tư vào tri<br />
thức không chỉ đem lại lợi nhuận cho những nhà đầu tư ban đầu. Tri thức có tính<br />
lan truyền.<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn