Truyện kể về các bà thành hoàng làng Việt Nam: Phần 1
lượt xem 3
download
Tục thờ thành hoàng làng là tín ngưỡng phổ biến ở làng quê Việt Nam. Thành hoàng có vị trí khá đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt. Những ông thành hoàng, bà thành hoàng là biểu tượng của lực lượng bảo vệ cuộc sống của triều đình cho phép dân làng thờ phụng; đó là những người khai dân, lập ấp được coi như thủy tổ của làng;... Mời các bạn cùng tìm hiểu những câu truyện về các bà thành hoàng làng Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyện kể về các bà thành hoàng làng Việt Nam: Phần 1
- HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng PGS. TS. PHẠM VĂN LINH Phó Chủ tịch Hội đồng PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên TRẦN QUỐC DÂN TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI TS. NGUYỄN AN TIÊM NGUYỄN VŨ THANH HẢO
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Tục thờ thành hoàng làng là tín ngưỡng phổ biến ở làng quê Việt Nam. Thành hoàng có vị trí khá đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt. Những ông thành hoàng, bà thành hoàng là biểu tượng của lực lượng bảo vệ cuộc sống của triều đình cho phép dân làng thờ phụng; Đó là những người khai dân, lập ấp được coi như thủy tổ của làng; Đó cũng có khi là các vị tổ sư của các nghề thủ công truyền thống, v.v.. Trải qua thời gian với nhiều đổi thay diễn ra trong xã hội, chiến tranh loạn lạc kéo dài nên nhiều làng mạc, thôn xóm không còn giữ được thần tích của các vị thành hoàng. Người ta vẫn thờ phụng nhưng có thể không biết thờ ai? Sự tích vị thần đó như thế nào? Hiện tại, trong kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam còn lưu giữ được 556 sách chữ Hán, ghi lại nhiều sự tích các vị thành hoàng do Trường Viễn đông bác cổ tổ chức sưu tầm và sao chép lại. Việc giới thiệu sự tích các bà thành hoàng trong kho tàng thần tích nói trên không chỉ là một việc làm có ích, cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các địa phương hiện nay mà còn cung cấp thêm những tư liệu giúp các nhà khoa học nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam nói chung và các nữ thần nói riêng. 5
- Với ý nghĩa trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Lược truyện các bà thành hoàng làng Việt Nam do PGS.TS. Đỗ Thị Hảo biên soạn. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Th¸ng 8 n¨m 2016 Nhμ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia Sù thËt 6
- Ả DUNG NƯƠNG1 Ở động Nghĩa Lĩnh tổng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, phủ Thao Giang, đạo Sơn Tây có người con gái tên Ả Dung Nương còn gọi là Bà Ả Dung Nương là con gái của Châu Tiến, lấy chồng là Hùng Tuệ Công. Chồng bà là người có võ nghệ cao cường, thường lên núi bắt hổ, sau được vua Triệu Việt Vương phong làm Huyện doãn huyện Chân Định, phủ Kiến Xương, đạo Sơn Nam. Vợ chồng bà sinh được người con trai là Thạch Thần. Vì Thạch Thần có sức lực và tài nghệ phi thường nên được vua tin dùng và phong cho thân mẫu chàng là Bà Ả Phương Dung Trinh Thục Quận phu nhân. Bấy giờ có quân Lương đến xâm lược, Thạch Công xin vua đi dẹp giặc. Được vua chấp nhận, chàng trở về xã Luật Ngoại bái tạ Quận phu nhân. Sau đó Quận phu nhân cùng con trai đi đánh giặc. Bà dựng đồn ở xã Luật Ngoại để cầm cự với giặc, sau một tháng thì bị thua. ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Thái Bình tỉnh, Chân Định huyện, Xuân Vũ tổng, Luật Ngoại xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , Nguyễn a5 Hiền sao năm Vĩnh Hựu 3 1737 , ký hiệu AE , tr. 1e‐3b. 8 7
- Hai mẹ con chạy đến bên sông Lịch Bài, thấy một cây gỗ thân rỗng trôi tới bèn cùng chui vào lòng cây gỗ. Nước chảy mang theo hai mẹ con đi. Về sau, vua phá tan giặc, rất thương xót mẹ con bà, bèn xa giá đến xã Luật Nội hỏi thăm. Dân xã cùng nhau ra bến sông vớt cây gỗ lên đem về tạc hai pho tượng và dựng hai ngôi miếu để phụng thờ. Vua ban sắc phong cho người mẹ là “Thánh mẫu Bà Ả Phương Dung Quận công phu nhân”, người con cũng được phong là “Thạch Thần Hộ quốc đại vương”1. ______________________________ 1. Xã Luật Nội cũng thờ hai vị thần này. Xem: Thái Bình tỉnh thần tích phần xã Luật Nội , AE, tr. 1a‐7b. 8
- Ả DOANH TÔ 1 Tô Ả Doanh con ông Tô Mậu và bà Lã Thị Hảo. Quê nội ở thôn Thái Tổ, xã Thái Bình, tổng Phù Lão, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Quê ngoại ở làng Cổ Pháp, Bắc Giang sau đổi là Kinh Bắc . Bố mẹ vốn làm nghề nông, nghèo khó, nhưng chăm làm việc thiện. Ông bà muộn mằn cao tuổi mới sinh được bà và một người em trai tên là Tô Khoa. Năm 15 tuổi, bà rất xinh đẹp, nhan sắc “chim sa cá lặn”, lại có cầm kỳ thi họa và kiêm võ nghệ vô song. Cha mẹ đột ngột qua đời, chị em lo an táng chu tất. Vừa hết tang cha mẹ thì gặp lúc nước nhà có giặc Tô Định. Hai chị em đầu binh vào quân của Trưng Nữ Vương. Trưng Nữ Vương mến tài quý đức giao cho Ả Doanh nương chỉ huy đội quân tiên phong tiễu trừ quân giặc trong đội quân ấy Tô Khoa làm Hậu úy quân sự . Bà đã cùng em trai chiến đấu dũng cảm, tả ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Phú Thọ tỉnh, Phù Ninh huyện, Phù Lão a9 tổng các xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký hiệu AE , 21 tr. 1a‐6b. 9
- xung hữu đột và là trợ thủ đắc lực của thủ lĩnh Trưng Trắc. Trong chiến công đánh tan quân Tô Định có công của hai chị em bà. Về sau, bà cùng em về quê và qua đời ở đấy. Bà được phong là Ả Mỵ Nguyệt Doanh công chúa. 10
- Ả ĐÊ QUÁCH 1 Quách Ả Đê là con gái ông Quách Toàn và bà Bạch Thị Nguyên ở đạo Tuyên Quang, châu Đại Man. Ả Đê là chị em sinh đôi với Ả Lự. Gia đình giàu lòng thương người, một niềm làm thiện tạo nhân. Cũng như chị, Ả Đê thông minh, xinh đẹp lại nhiều tài, nức tiếng cả vùng. Bấy giờ, nghe tiếng nàng, Quản Bộ Hoàng Gia khét tiếng tham tàn hiếu sắc đến cầu hôn, nhưng bị khước từ, bèn căm tức kéo quân đến đánh. Gia đình nàng tan tác, bố mẹ qua đời, chỉ có chị em may thoát được, phải ăn mày cửa Phật ở chùa thôn của trang Hoàng Xá. Sau đó, nàng cùng chị dấy binh, dần dần trở thành đội quân hùng mạnh, trở về đánh đuổi Hoàng Gia, trả thù nhà, giành quyền cai trị châu mường. Khi ấy, Lý Nam Đế sau khi đánh quân Lương ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Phúc Yên tỉnh, Yên Lãng phủ, Thạch Đà tổng, Hoàng Xá xã thần tích, năm Hồng Phúc 2 1573 , Nguyễn a11 Hiền sao năm Vĩnh Hựu 3 1737 , ký hiệu AE , tr. 55a‐63a. 15 11
- xong, nghe tiếng hai nàng, bèn vời về thử tài mới hay: “Võ tinh thông trai e khó vượt Nết hiền ngoan gái chẳng ai bằng”. Bèn lập nàng làm cung phi thứ 5 sau chị. Quân Lương lại sang xâm lược, nàng cùng chị xin vua cầm quân, kết tóc vấn khăn, cải trang thành đấng nam nhi, hùng dũng chỉ huy tướng sĩ lên đường. Đánh một trận trên bộ giặc thua tan tác, phải bỏ chạy theo đường thủy. Nàng lại cùng chị phối hợp truy đuổi theo đường thủy. Sau đó, nàng cùng chị hy sinh ở bến Lương Giang. Vua nghe tin vô cùng thương xót, cảm phục hai nàng, bèn phong tước hiệu và chuẩn cho dân địa phương lập miếu, thờ phụng. Nàng được phong là Ả Đê công chúa, tặng “Gia Thuận Trang Lý công chúa”, xếp vào hàng Thượng đẳng phúc thần. Triệu Quang Phục lên ngôi, nhớ ơn nàng tặng thêm là “Từ Huệ Phổ đạt Đại vương”. Trải các đời Đinh, Lê, Lý, Trần, đều được bao phong mỹ tự. 12
- Ả LẢ LÃ 1 Ả Lả con ông Lê Tiến và bà Triệu Thị Phụng, quê ở trang Lại Lả, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc. Nàng đẹp nết, đẹp người. Năm 16 tuổi nàng tinh thông võ nghệ kiếm cung, lại giỏi cầm kỳ thi họa khiến tài tử văn nhân ai ai đều ao ước. Ít lâu sau cha mẹ vì bệnh dịch đột ngột qua đời. Nàng đau đớn để tang cha mẹ và quyết tâm học nghề làm thuốc để chữa bệnh cứu người. Sau mấy năm khổ học, nàng thành người nổi tiếng về trị bệnh cứu người. Nàng du chơi các nơi, ở đâu có bệnh tật ốm đau thì dừng lại cứu giúp, rồi lại ra đi. Dân truyền rằng ngày ấy bà đến đâu tật bệnh tiêu tan đến đấy, dân tình khỏe mạnh yên vui. Về sau nàng dừng lại ở trang Đường An, huyện Đông Ngàn rồi theo quân của Trưng Vương. Ở đây nàng góp bàn mưu ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Phúc Yên tỉnh, Đông Âu huyện, Cổ Loa tổng các xã thần tích, năm Hồng Phúc 2 1574 , Nguyễn Hiền sao a11 năm Vĩnh Hựu 3 1740 , phần Đường An xã, ký hiệu AE , tr. 1 1a‐9a. 13
- lược, lại tự nguyện cải trang do thám quân giặc. Cuộc kháng chiến của Trưng Vương thắng lợi, nàng được Trưng Vương ban cho đất Đường An và phong là Nữ tướng mưu thấu. Khi trở về vùng đất được phong để xây dựng cung ấp, nàng đột ngột ra đi vào ngày 2 tháng 11. Sau này, nàng được vua Đinh Tiên Hoàng phong Ả Lả công chúa, gia tăng Tuệ Tĩnh phu nhân. Trải các đời Trần, Lê, đều có sắc bao phong mỹ tự, sức cho dân trang Đường An tu sửa miếu điện phụng thờ. 14
- Ả LÃ NÀNG ĐÊ1 Ả Lã Nàng Đê là con gái Lê Gia động Bích Đào, người huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, đạo Thanh Hóa. Năm nàng 15 tuổi nổi tiếng là trang anh hùng nữ lưu bậc nhất trong thiên hạ. Gặp lúc Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Tô Định, nàng bèn chiêu mộ hương binh, nam nữ cường tráng vài chục người đến yết kiến Hai Bà. Hai Bà thấy nàng quả là trang nữ lưu tài giỏi, xuất quỷ nhập thần, cải nam cải nữ, biến hóa khôn lường liền cử nàng làm tướng, ngay hôm đó đem quân đi đánh giặc. Đoàn quân đi đến bên sông thuộc xã Sa Khúc sau đổi là Mai Sa , huyện An Lạc, phủ Tam Đới thì dừng lại. Ở đó, nàng chiêu dụ thêm được 20 người nữa của trang Sa Khúc. Sáng hôm sau, hội với quân ______________________________ 1. Nguyễn Bính: 1 Hà Đông tỉnh, Đan Phượng huyện, Thọ a2 Lão tổng, Mai Sa xã thần tích, ký hiệu AE 7b‐10b ; 2 Phúc 13 Yên tỉnh, Yên Lãng huyện, Phương Quang tổng, các xã thần tích, ký a11 hiệu AE 1a‐11a , năm Hồng Phúc 1 1572 , Nguyễn Hiền 11 sao năm Vĩnh Hựu 3 1737 , tr. 7b‐10b; 1a‐11a. 15
- của Hai Bà, đánh một trận phá tan quân giặc. Sau khi Hai Bà lên ngôi, cho Ả Lã đất An Lạc làm thực ấp. Ả Lã nhớ đến công ơn sâu nặng của dân làng Sa Khúc bèn ban cho 20 hốt vàng, cho phép dân làng lập đền thờ phụng. Sau khi lên ngôi được 2 năm, cơ nghiệp của Hai Bà Trưng thất bại. Ả Lã quay trở về Sa Khúc bái yết thần từ, từ tạ nhân dân rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Nhân dân vô cùng thương xót, lập miếu thờ phụng. Đến đời Trần Thái Tông có giặc Nguyên sang xâm lược, nàng hiển ứng âm phù giúp vua đánh tan giặc. Sau khi chiến thắng, vua phong là: Ả Lã Nàng Đê công chúa, gia phong là Trinh Thục phu nhân, cho phép trang Sa Khúc trùng tu miếu điện, thờ phụng mãi mãi. 16
- Ả LÃ NÀNG ĐÊ1 Ả Lã Nàng Đê là con vua Triệu Vương và bà phi thứ nhất Lê Thị Thanh. Năm 13 tuổi, nàng xinh đẹp, thông minh, lại giỏi cung nỏ, từ chương. Năm 15 tuổi nàng tinh thông võ nghệ, binh thư. Năm nàng 17 tuổi, Lý Phật Tử khởi binh ở huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, chia làm 2 đạo tiến đánh. Ả Lã chịu trách nhiệm chống đỡ một đạo. Bằng mưu mẹo, nàng đã góp phần tích cực để giành chiến thắng. Về sau, quân Phật Tử cũng nghĩ mẹo cầu hòa, xin vua Triệu gả nàng Cảo Nương cho con trai mình là Nhã Lang và xin gửi rể. Ả Lã vì sợ lộ chuyện quốc vương có vuốt rồng khuyên can vua mãi nhưng vua không nghe. Về sau, khi vua Triệu thua chạy, Ả Lã quyết một phen sống mái, báo thù xong cho cha, nàng bèn nhảy xuống cửa biển Nha Hải nơi cha mình ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Phúc Yên tỉnh, Yên Lãng phủ, Đa Lộc tổng, Điệp thôn thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , Nguyễn Hiền sao a11 năm Vĩnh Hựu 4 1738 , ký hiệu AE , tr. 1a‐6b. 7 17
- đã chết tự vẫn. Nhân dân lập miếu thờ bà ở trại Điệp. Đó là ngày 9 tháng 10. Sau này, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, phong cho nàng là “Quốc vương thiên tử Ả Lã Nàng Đê Thượng đẳng thần”. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các lễ hội truyền thống của Việt Nam
90 p | 314 | 41
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Bá vương biệt Cơ
4 p | 216 | 29
-
Hội Phủ Giầy
5 p | 153 | 25
-
KHÉO TAY NGHỀ, ĐẤT LỀ KẺ CHỢ
2 p | 241 | 24
-
làng nghề truyền thống Huế - Nghề Kim hoàn Kế Môn
7 p | 201 | 23
-
dạy con đôi khi thật đơn giản: phần 2 - trần bích hà
68 p | 92 | 13
-
Tín ngưỡng Bà ThủyLong: Phức thể liên văn hóa
5 p | 52 | 8
-
Phong thủy Trung Quốc: Phần 2
268 p | 14 | 6
-
Đọc lại truyện cổ tích Việt Nam: Phần 1
115 p | 28 | 4
-
Truyện cổ tích Nhật Bản tuyển chọn: Phần 1
136 p | 9 | 3
-
Phương án bảo tồn không gian làng trong lòng đô thị trung tâm tỉnh Bắc Ninh (Tham khảo mô hình bảo tồn làng Hahoe của Hàn Quốc)
15 p | 69 | 2
-
Truyện kể về các bà thành hoàng làng Việt Nam: Phần 2
134 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn