intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền thống ngâm rượu của dân Việt ta

Chia sẻ: Pham Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

101
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có hàng triệu ca tử vong có liên quan đến rượu, nhất là mấy ngày đầu năm. Theo thống kê của các bệnh viện thì 95% ca cấp cứu trong đêm giao thừa là vì rượu. Hầu hết các ca cấp cứu từ nhồi máu cơ tim, đứt mạch máu não, xuất huyết dạ dày, đến chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông đều là do say xỉn, hoặc ''mất đoàn kết'' sau bàn nhậu. Công trình nghiên cứu của Moren - nhà khoa học Pháp về tác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền thống ngâm rượu của dân Việt ta

  1. Truyền thống ngâm rượu của dân Việt ta Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có hàng triệu ca tử vong có liên quan đến rượu, nhất là mấy ngày đầu năm. Theo thống kê của các bệnh viện thì 95% ca cấp cứu trong đêm giao thừa là vì rượu. Hầu hết các ca cấp cứu từ nhồi máu cơ tim, đứt mạch máu não, xuất huyết dạ dày, đến chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông đều là do say xỉn, hoặc ''mất đoàn kết'' sau bàn nhậu. Công trình nghiên cứu của Moren - nhà khoa học Pháp về tác hại của rượu trong những gia đình có bốn đời nghiện rượu, cho kết quả đáng kinh ngạc. Đối t ượng nghiện rượu thế hệ thứ nhất kém tư cách, thế hệ thứ hai suy đồi đạo đức, đời thứ ba loạn thần kinh và đời thứ tư là những hậu duệ đần độn. Còn theo các thầy thuốc thì rượu là nguyên nhân gây viêm lo ét dạ dày, xơ gan, ung thư gan, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, bất lực. Chúng ta vừa đề cập đến tác hại của rượu, nhưng cũng có loại rượu co ích cho sức khỏe như rượu vang đỏ, rượu thuốc. Nói đến rượu thuốc, người ta liên tưởng đến cơ man nào rượu mít, rượu nhãn, rượu chuối hột, rượu rắn, tắc kè, bìm bịp, hải mã... Giới sành điệu, kén rượu còn chịu khó sưu tầm nhiều thứ rượu trân quý như Trường xuân tửu, Hồi xuân bổ ích tửu, Diên linh bất lão tửu, Thần tiên tửu...
  2. Dân Việt ta biết uống rượu từ thời thượng cổ, không phải học của Trung Hoa. Như sách Lĩnh Nam chích quái chép: “ Hồi quốc sơ, dân ta lấy vỏ cây làm áo... dùng gạo Tri làm rượu...” Chữ nôm “rượu” và chữ Hán “tửu”, nghe âm tương cận như ảnh hưởng nhau nhưng chưa biết chữ nào có trước? Dân thiểu số Trường sơn ngày nay vẫn lấy một loại rễ cây giã ra làm yếu tố lên men cho rượu cần. Cứ theo sử sách như An Nam chí lược, Văn Hiến thông khảo, rượu ngâm được dùng trong cung vua khi bày yến tiệc. Như chuyện Cù thái hậu bầy tiệc ruợu để ám hại tướng Lữ Gia, hay chuyện vua Lê Hoàn và vua Trần Anh Tông nghiền ruợu. Theo cuốn Việt Nam phong tục mà Phan Kế Bính viết vào đầu thế kỷ 20: “Rượu thì nấu toàn bằng gạo nếp, ủ men rồi cất ra. Trong thứ rượu ấy hoặc ướp thêm hoa sen, hoa cúc, hoa hồng, hoa cau, hoặc hoa nhài v.v.. gọi là ruợu hoa; hoặc tẩm với các vị thuốc bắc gọi ra rượu thuốc. Rượu hoa quí nhất là rượu sen, rượu cúc, mà rượu thuốc quí nhất là rượu sâm nhung.” Về rượu hoa, tôi nghĩ chỉ riêng rượu hoa cau là có vẻ đặc thù Việt Nam, vì các thứ hoa khác thì Ta với Tầu đều có. Còn hoa cau thì chỉ Việt Nam mới có sẵn và có nhiều vì tục ăn trầu cau của ta; Trồng cau cốt lấy trái ăn, ít ai dám hy sinh lấy hoa cau mà cất rượu, nên rượu hoa cau trở nên quí ( cũng như trong Nam, ăn đuông d ừa thì chỉ có dân giàu chịu chơi mới dám ăn vì phải đốn nguyên cây mà chặt lấy cái tù hũ dừa!). Theo Lê Quí Đôn, Việt Nam là xứ sản xuất nhiều cây thuốc nên Trung Hoa thường phải mua của ta. Nếu Trung Hoa mua dược thảo sống về bào chế ra thuốc chín hay thuố c Bắc, thì Việt Nam dùng dược thảo dưới dạng tươi hoặc phơi sấy gọi là thuốc Nam.
  3. Người mình đương nhiên cũng có truyền thống ngâm rượu về các thổ sản tùy theo vùng như rượu mơ, rượu mít, rượu vỏ cam... Còn ngâm những toa thuốc hay ngâm những thú vật, chim chóc hay rắn rít thì nguồn gốc theo tôi quả là đã theo ảnh hưởng của Y dược Trung Quốc. Tôi thấy thông thường người ta ngâm rượu thuốc với sâm nhung, các thứ cao ( như hổ cốt, ban long...)... Ngày nay, sự ngâm rượu ra sao cũng có nhiều điều khác trước. Rượu thuốc đã ko còn là độc quyền của đàn ông nữa. Mà có những chị em phụ nữ cũng đã lùng mua một số loại thuốc quý để ngâm rượu. Có khi cũng là "ông uống, bà cười!" Thường thì các loại thuốc ngâm rượu là các loại thuốc bổ dương dành cho đàn ông. Một số quý bà cho rằng "Phàm đã là bổ giường bổ chiếu thì ai mà chả như nhau!". Thế nên các bà giờ cũng tranh nhau uống chút rượu bổ dương cho khí thế. Tuy nhiên, uống rượu thuốc bổ cũng nên uống có chừng mực. Với đủ tác dụng, từ chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối đến tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lực, kéo dài tuổi thọ. Cơ thể con người, bệnh tật hay khỏe mạnh, thọ hay yểu là do thuận lẽ âm dương hay không. Mất quân bình âm dương tất dẫn đến bệnh tật và cái chết. Rượu thuốc có nhiều loại bổ âm, bổ dương, điều hòa âm dương và cũng có chỉ định và chống chỉ định. Ví dụ một người thể trạng âm hư lại dùng rượu dành cho người dương hư, sẽ sinh rối loạn khí huyết, chẳng lợi còn thêm hại. Người thể tạng âm hư thường gầy gò như cây khô thiếu nước.Vì âm hư nên sinh nội nhiệt, lòng bàn tay, bàn chân luôn nóng, họng khô, hay khát. Người âm hư dù ố m yếu, da mặt lại có vẻ hồng hào, hay có mồ hôi âm, thường táo bón, chóng mặt, mất ngủ, là đàn ông có thể mộng tinh, tính khí nóng
  4. nảy. Ngược lại người dương hư cho dù mập mạp lại luôn mệt mỏi, sợ lạnh, dễ cảm. Tạng người này mặt mũi trắng bệch, tay chân lạnh, miệng lạt nhưng ít khát, là đàn ông thường nhược dương hoặc bất lực. Thanh niên tuổi còn trẻ, sinh lực còn nhiều mà cũng đam mê các loại cao hổ cốt, nhất dạ lục giao, nhục dung, tắc kè... sẽ khiến tinh khí sinh quá dồi dào, tạng phủ phải làm việc quá sức mà hao tổn khi về già. Thần tiên diên thọ tửu (chưa có biện chứng luận trị, khi nào biện chứng xong sẽ post sau:D) Cung Đình Phu Tử, bút hiệu Vân Lâm, vốn là một danh y, cũng là bậc văn nhân nổi tiếng thư pháp rồng bay phượng múa. Y thuật ông người đời tôn là thần y. Song, cái để dân nghiền rượu nhớ ông là bài thuốc ngâm rượu ''để đời'' của ông. Công thức bài thuốc rượu ''Thần tiên diên thọ tửu'' gồm: Tri mẫu 40 g, Bạch linh 40g, bạch thược 40 g, xuyên khung 40 g, ba kích 40 g, tiểu hồi 40g, đỗ trọng 40 g, ngưu tất 40 g, mạch môn 40 g, thiên môn 40 g, thục địa 40g, sinh địa 40 g, câu kỷ tử 40 g, đương quy 40 g, nhục thung dung 40 g, bá tử nhân 12 g, hoàng bá 50 g, phá cố chỉ 24 g, sa nhân 24 g, bạch truật 24 g, mộc hương 12 g, nhân sâm 12 g, thạch xương bồ 12 g, viễn chí 24 g.
  5. Tất cả thái nhỏ cho vào khạp sành với 7 lít rượu 45độ, đun nhỏ lửa trong ba tuần hương rồi bịt kín miệng chôn dưới đất ba ngày đêm. Nếu không đun lửa phải ngâm ba tháng mới dùng được. Mỗi lần dùng 3cc, ngày uống 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi ngủ. Đây là loại rượu thuốc có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân, tuổi thọ, đặc biệt chỉ dùng cho người âm hư: Người thể tạng âm hư thường gầy gò như cây khô thiếu nước. Vì âm hư nên sinh nội nhiệt, lòng bàn tay, bàn chân luôn nóng, họng khô, hay khát. Người âm hư dù ố m yếu, da mặt lại có vẻ hồng hào, hay có mồ hôi âm, thường táo bón, chóng mặt, mất ngủ, là đàn ông có thể mộng tinh, tính khí nóng nảy. Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế ( 1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc của vua Minh Mạng như sau theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm:I - Nhất dạ ngũ giao Thành phần: 1- Nhục thung dung 12g 2- Táo nhân 8g 3- Xuyên Qui 20g 4- Cốt toái bổ 8g 5- Cam cúc hoa 12 g 6- Xuyên ngưu tất 8g 7- Nhị Hồng sâm 20g
  6. 8- Chích kỳ 8g 9- Sanh địa 12g 10 -Thạch hộc 12g 11- Xuyên khung 12g 12- Xuyêntục đoạn 8g 13- Xuyên Đỗ trọng 8g 14- Quảng bì 8g 15- Cam Kỷ tử 20g 16- Đảng sâm 10g 17- Thục địa 20g 18 - Đan sâm 12 g 19- Đại táo 10 quả 20- Đường phèn 300 g (Toa này có người nói là "Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử" nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!) Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. Ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 ly trà.
  7. Dùng liên tục.’ I- Nhất dạ lục giao Thành phần: 1-Thục địa 40g 2- Đào nhân 20g 3- Sa sâm 20g 4- Bạch truật 12g 5- Vân qui 12g 6- Phòng phong 12g 7- Bạch thược 12g 8- Trần bì 12g 9- Xuyên khung 12g 10- Cam thảo 12g 11- Phục linh 12g 12- Nhục thung dung 12g 13- Tần giao 8g 14-Tục đoạn 8g 15- Mộc qua 8g 16- Kỷ tử 20g
  8. 17-Thương truật 8g 18-Độc hoạt 8g 19- Đỗ trọng 8g 20- Đại hồi 4g 21- Nhục quế 4g 22- Cát tâm sâm 20g 23- Cúc hoa 12g 24- Đại táo 10 quả Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp. Chủ trị: Tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ. Cửu tử hồi xuân thang là một bài cổ phương quý được cổ nhân sử dụng nhằm mục đích bổ dưỡng cơ thể, hồi phục sức khỏe, hồi xuân cho các đấng mày râu đã hết hạn sử dụng!
  9. Trong phạm vi bài viết này chỉ giới thiệu một số nét về tác dụng củ a các loại dược thảo có trong bài cổ phương này. Bài thuốc gồm có chín loại quả và hạt của thảo dược. Có lẽ vì vậy mà cổ nhân gọi là cửu tử. Thành phần: 1- Câu kỷ tử 50g 2- Phúc bồn tử 20g 3- Thạch liên tử 20g 4- Sa sàng tử 20g 5- Thỏ ty tử 50g 6- Ngũ vị tử 20g 7- Phá cố tử 20g 8- Kim anh tử 20g 9- Cửu thái tử 30g Tổng cộng 250g thảo dược. Dưới con mắt của tiền nhân, tác dụng của từng thảo dược trong bài thuốc này như sau: 1- Phúc bồn tử còn gọi là quả chúc xôi. Theo tài liệu cổ, phúc bồn tử có vị ngọt, tính bình, có nhiều chất bổ dưỡng, ích khí âm, hòa năm tạng. Theo danh y Hải Thượng Lãn Ông: bệnh hư lao uống lâu sẽ khỏi.
  10. 2- Thạch liên tử (Fructus Nelumbinis). Ðây chính là hạt sen, theo tài liệu cổ, hạt sen có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh. Thường dùng để chữa di mộng tinh, tỳ hư tiết tả, băng lậu đới hạ... 3- Sa xàng tử (Clidium monnieri L. Cuss). Theo tài liệu cổ, sà xàng tử có vị cay đắng, tính bình, hơi có độc. Có tác dụng cường dương, ích thận, khử phong táo thấp. Thường dùng để chữa liệt dương, di tinh ở nam giới. 4- Thỏ ty tử (Cuscuta sinensis Lamk). Theo t ài liệu cổ, thỏ ty tử có vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, ích tinh tủy, bổ trung, ích khí, mạnh gân xương. Thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, di tinh, lưng đau gối mỏi. 5- Ngũ vị tử (Fructus Sechizandrae). Theo t ài liệu cổ, ngũ vị tử có vị chua, mặn, tính ấm. Có tác dụng liễm phế, sáp tinh, cầm mồ hôi. Thường được dùng để chữa liệt dương, di tinh, băng lậu, đới hạ (khí hư ở phụ nữ), tả lỵ lâu ngày, tự đổ mồ hôi, đổ mồ hôi trộm. Sách Thiên kim phương có nêu dùng 600g ngũ vị tử tán nhỏ uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần. Uống hết đơn thì khỏe, giao hợp được. 6- Phá cố tử (Proralea corylifolia L.). Theo tài liệu cổ, phá cố tử có vị cay, đắng, tính đại ôn. Có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, nạp thận khí, là thuốc cường tráng. Thường dùng để chữa các bệnh ngũ lao, tỳ thận hư hàn, lưng gối lạnh đau, đái són... 7- Câu kỷ tử (Lycium sinense Mill). Theo t ài liệu cổ, câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Thường dùng để chữa di mộng tinh, chân tay yếu mỏi, mắt mờ. 8- Kim anh tử (Rosa laevigata Michx).
  11. Theo tài liệu cổ, kim anh tử có vị chua, chát, tính bình. Có tác dụng kiện tinh. Thường dùng để chữa di tinh, đái són, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư, bạch đới... 9- Cửu thái tử: Hạt của cây Hẹ. Tác dụng của hẹ hiện nay được t ìm thấy giống như của Hành. Tác dụng thông kinh hoạt lạc. Bồi bổ dương khí. Cách ngâm rượu: Bạn hãy dùng 2,5 lít rượu 40 độ để ngâm. Tùy ý thích, bạn có thể dùng lượng rượu nhiều hơn tương đương với số thảo dược bạn có. Nếu để ngâm 2 thang thuốc này thì dùng 5 lít rượu là vừa. Cho tất cả dược liệu vào bình thuỷ tinh rồi cho rượu, đậy kín nắp bình, ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng có thể chiết ra dùng dần. Khi uống có thể pha lẫn chút ít mật ong để làm dịu tính thuốc. Nên uống trước khi đi ngủ. Mỗi lần chỉ nên uống 30-50ml rượu thuốc này. Tuy nhiên, hãy thận trọng nếu bạn mắc các chứng bệnh về tim mạch và huyết áp. Ðể có thang thuốc ngâm rượu này, bạn có thể đến bất cứ hiệu bào chế thuốc Ðông dược nào. Có điều Cửu thái tử tìm hơi bị khó
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0