Truyền thông thời chứng khoán
lượt xem 26
download
Công ty A tăng vốn, công ty B chuẩn bị IPO, công ty C hợp tác chiến lược với tập đoàn D –tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực… Những thông tin này bạn đọc được hàng ngày trên các tờ báo, các trang tin điện tử thậm chí ở bất kỳ đâu có nói về chứng khoán
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyền thông thời chứng khoán
- Truyền thông thời chứng khoán Truyền thông bùng nổ Công ty A tăng vốn, công ty B chuẩn bị IPO, công ty C hợp tác chiến lược với tập đoàn D –tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực… Những thông tin này bạn đọc được hàng ngày trên các tờ báo, các trang tin điện tử thậm chí ở bất kỳ đâu có nói về chứng khoán. Đúng là chứng khoán đã đi vào đời sống của rất nhiều người Việt Nam, họ có thể hàng ngày, hàng giờ nói chuyện chứng khoán, giá cổ phiếu, từ nói chuyện phiếm đến rỉ tai nhau những thông tin chưa tồn tại trên thị trường. Chưa xét đến độ đúng sai, nhưng đó là quảng cáo truyền miệng, và khi người dân tự có ý thức đi tìm thông tin, ý thức rủ rỉ nhau thì thương hiệu doanh nghiệp cũng tự lên. Khi đọc, xem, nghe trên các phương tiện truyền thông, chúng ta chủ động tiếp nhận thông tin tới não bộ - nơi có các bộ lọc khác giám sát, từ đó thông tin ở mức độ chính xác nhất có thể. Trao đổi với một số nhà đầu tư trên sàn, tôi nhận được câu trả lời thật thú vị: hỏi “Vì sao em mua cổ phiếu FPT?” – trả lời “Vì em thấy ở đâu cũng có biển hiệu, chắc chắn doanh nghiệp làm ăn tốt lắm”; hỏi “Tại sao em mua cổ phiếu ngân hàng?” – trả lời “Vì dạo này em thấy ở đâu cũng có ngân hàng, em cứ mua theo bạn bè khuyên thôi” . Rõ ràng không phải chuyện vui, thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp đang đóng góp giá trị cho doanh nghiệp bằng việc làm tăng sự nhận biết, tăng giá cổ phiếu dù qua việc định giá tài sản vô hình theo chuẩn mực quốc tế, hay theo cảm nhận hình ảnh đơn sơ của nhà đầu tư đã bộc lộ ở trên. Truyền thông của doanh nghiệp phần nào đã tác động tích cực đến thị trường, thương hiệu của mình. Đáng tiếc, sau khi có những cảm nhận đơn sơ đó, những nhà đầu tư cá thể (90% nhà đầu tư trên thị trường) lại gặp phải nhiều rào cản trên con đường tìm kiếm thông. Quá ít và một chiều, mô tả mà thiếu giải thích, nhiều nguồn và thường xuyên “đá” nhau. Đó là những đặc điểm dễ nhận dạng của thông tin mà chúng ta đang hàng ngày tiêu hóa. Một nhà đầu tư phát biểu: “Nếu chỉ đọc những tin về công bố kết quả kinh doanh, tôi nghĩ có thể tưởng tượng ngay đến một nền kinh tế, nơi mà doanh nghiệp nào cũng có mức lợi nhuận cực kỳ dễ dàng và cao”. Trái ngược với sự náo nhiệt của thị trường chứng khoán, rất nhiều sinh viên học chuyên ngành kinh tế đang băn khoăn khi nghiên cứu doanh nghiệp. Các em có trao đổi: “ Chúng em tìm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp rất dễ, báo cáo nào cũng có, nhưng khi tìm các tài liệu về kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển thì kết quả rất ít. Sắp đến đợt nộp báo cáo rồi mà chỉ có số liệu thế này em biết phân tích làm sao? Em cũng không hiểu được nếu thiếu những tài liệu kia thì doanh nghiệp làm sao có những kết quả kinh doanh tốt, cổ đông, nhà đầu tư có thể đánh giá được doanh nghiệp và cổ phiếu?” Hóa ra còn tồn tại những vấn đề 106.gifĐến lúc này tôi mới giật mình nhìn lại, vậy bấy lâu nay tôi đang quan sát gì trên thị trường? Nếu không có những ý kiến ở trên chắc hàng ngày tôi vẫn xem báo cáo thị trường, những bản cáo bạch, nhứng đoạn quảng cáo giới thiệu về doanh nghiệp mà quên mất doanh nghiệp đang kinh doanh như thế nào? Đang làm gì với những số liệu ở trên? Chúng ta ngày ngày quay trong biết bao chỉ số, bao nhiêu thước đo từ các bảng giá trong khi doanh nghiệp làm ăn ra sao không ai có điều kiện tiếp xúc thực tế. Những hiện tượng "làm giá", "giao dịch nội gián"…. cũng xuất phát từ việc một số ít người có được thông tin còn phần đông không có điều kiện tiếp xúc với nó. Những điều này này có thể đưa đến những tai nạn trong truyền thông mà thời gian gần đây biết bao nhiêu sự kiện khiến nhà đầu tư bất bình. Một nhà đầu tư chia sẻ: “Có một công thức trên thị trường : Chỉ cần một thương hiệu vừa đủ đến tai nhà đầu tư + Một bản cáo bạch đẹp + Những hoạt động truyền thông bình thường như ở trên = Giá cổ phiếu sẽ lên, doanh nghiệp sẽ có lợi. Còn chúng tôi, những nhà đầu tư gần như mù tịt với thông tin, tra khắp các loại tin cũng không hiểu họ làm thế nào để đem lại lợi nhuận cho chúng tôi.” Anh ta còn cho biết “Trên danh nghĩa tôi cũng là chủ công ty vì tôi sở hữu cổ phần, nhưng khi đi họp tôi cũng không thấy họ nhắc nhiều về việc
- phát triển doanh nghiệp mà chỉ tập trung vào những số liệu đã công bố, những kế hoạch tách, gộp, chia chác lợi nhuận, nhiều lần tôi có thắc mắc nhưng họ cho biết những tài liệu đó là bí mật của công ty không thể dễ dàng đem ra ngoài được.” Thực tế này mang đến một cảm nhận có phần hơi tiêu cực: "các doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm công bố các thông tin theo luật định, các thông tin mà nhà đầu tư thích chứ không có ý định công bố các tin tức liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp". Nhưng cần nhớ rằng truyền thông trong kinh doanh không phải là việc đáp ứng đúng mà là đáp ứng đủ thông tin. Doanh nghiệp công bố các báo cáo theo luật định là chính xác, nhưng bên cạnh đó những thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, các định hướng phát triển, những thành tích, thất bại lại thu hút được sự tham gia của công chúng. Nhà đầu tư ban đầu sẽ cần những báo cáo tài chính, những bản cáo bạch để quyết định đầu tư, nhưng khi họ đã sở hữu một phần công ty, họ cũng muốn biết tài sản của mình có được dùng vào đúng mục đích, có đúng định hướng của mình khi đầu tư không. Bản thân họ khi đầu tư cũng phải kiểm soát các hoạt động đầu tư của mình, từ việc chọn, mua cổ phiếu đến kết quả đầu tư. Doanh nghiệp sở hữu vốn của nhà đầu tư, trong một quá trình dài nhà đầu tư không thể biết doanh nghiệp có hoạt động tốt, có sử dụng hiệu quả những đồng vốn của họ không. Rõ ràng nhà đầu tư mới là những người băn khoăn và lo lắng nhất về tài sản của mình. Sự hạn chế thông tin, truyền thông chậm chạp có thể dẫn đến những tình trạng tư lợi về thông tin mà chúng ta thường gọi tên là “tin nội bộ”, “giao dịch nội gián”….tình trạng này xảy đến khi có một vài cá nhân có được những thông tin mà phần đông còn lại không có và sử dụng thông tin này để tư lợi cho cá nhân. Nhìn sang doanh nghiệp nước ngoài, họ có thể là những tập đoàn lâu đời như Ford hay những tập đoàn trẻ tuổi như Google. Nhưng khi nhắc tới họ, chúng ta đều biết tường tận từng giai đoạn phát triển, những thành công, thất bại và bài học kinh nghiệm thậm chí là những chiến lược của họ trong từng giai đoạn. Nhưng với các doanh nghiệp trong nước, những thông tin về lịch sử, những định hướng phát triển, các thành công (nhiều) – thất bại (có lẽ là rất ít) thì chỉ thoáng qua vài dòng giới thiệu sơ sài. Trong khi chi phí quảng bá, tạo dựng thương hiệu đang ngày càng phình to trong bảng kế hoạch chi phí hàng năm. Doanh nghiệp đã "cố" nhưng nhà đầu tư vẫn băn khoăn khi tìm kiếm những thông tin hữu ích cho mình. Không chỉ có những nhà đầu tư trong nước mà cả những nhà đầu tư nước ngoài đang băn khoăn về thông tin doanh nghiệp. Thiết nghĩ nếu doanh nghiệp nghĩ thoáng hơn với công tác truyền thông, thay vì chỉ cung cấp những gì bắt buộc, họ cung cấp cho nhà đầu tư những chiến lược, những kế hoạch hoạt động hết sức công minh. Chính lúc này doanh nghiệp đã tạo cho mình những hoạt động truyền thông hiệu quả. ====================== Bài Saga hợp tác với báo Đầu tư Chứng khoán số 49 (417), ngày 18/06/2007 Admin
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity Based Costing – ABC) Phân tích sản
4 p | 351 | 89
-
Bài giảng Rủi ro trong đầu tư chứng khoán - ThS. Đinh Tiến Minh
24 p | 189 | 42
-
Báo cáo tốt nghiệp “Hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương chi nhánh Hoàng Mai”
69 p | 140 | 34
-
PHÒNG PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG - BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG
0 p | 148 | 33
-
Môi giới chứng khoán trên mạng
3 p | 129 | 22
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam
7 p | 178 | 10
-
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ - QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - 6
23 p | 83 | 9
-
Ai tiếp tay thao túng giá chứng khoán?
3 p | 85 | 8
-
Hoạt động IR, muộn còn hơn không
3 p | 78 | 7
-
Ứng dụng Entropy trong bài toán định giá tài sản tài chính - Trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam
8 p | 42 | 6
-
Chiến thuật của các nhà đầu tư 'máu lạnh'...
7 p | 85 | 5
-
IR trong bối cảnh TTCK Việt Nam
3 p | 73 | 4
-
Sử dụng các tỷ số truyền thống và tỷ số dòng tiền khi đánh giá thanh khoản doanh nghiệp niêm yết trên HOES
6 p | 14 | 3
-
Nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ chuyển đổi tiền: Nghiên cứu thực nghiệm với các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn