intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỰ CHỦ ĐẠI HỌC: TẠI SAO KHÔNG?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

78
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mở đầu phần báo cáo là phát biểu của đại diện hai công ty đầu tư nước ngoài và một công ty tư nhân về chất lượng đào tạo kỹ sư nông nghiệp ở nước ta thông qua việc đánh giá số khá đông kỹ sư mà các công ty trên đã tuyển dụng. Tuy lĩnh vực hoạt động của các công ty trên khác nhau, nhưng nhận xét về những yếu kém lại khá thống nhất. Đó là yếu về các mặt: kỹ năng thực hành, kiến thức xã hội, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và tin học,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỰ CHỦ ĐẠI HỌC: TẠI SAO KHÔNG?

  1. TỰ CHỦ ĐẠI HỌC: TẠI SAO KHÔNG? Mở đầu phần báo cáo là phát biểu của đại diện hai công ty đầu tư nước ngoài và một công ty tư nhân về chất lượng đào tạo kỹ sư nông nghiệp ở nước ta thông qua việc đánh giá số khá đông kỹ sư mà các công ty trên đã tuyển dụng. Tuy lĩnh vực hoạt động của các công ty trên khác nhau, nhưng nhận xét về những yếu kém lại khá thống nhất. Đó là yếu về các mặt: kỹ năng thực hành, kiến thức xã hội, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và tin học, năng lực quản lý, khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, thiếu kiến thức về kinh doanh, tiếp thị. Cần lưu ý là số kỹ sư được các công ty, nhất là các công ty nước ngoài, tuyển chọn nằm trong số ít người đáp ứng tốt những yêu cầu tuyển dụng của họ và với mức lương cao họ cũng phải làm việc hết mình. Phát biểu của ba sinh viên sau đó cho thấy ngoài những yêu cầu chính đáng như muốn được thực hành nhiều hơn, có thêm tài liệu, sách báo để tham khảo, còn bộc lộ một điểm yếu đáng kể là nhất nhất chỉ trông chờ vào việc tăng thêm giờ học trên lớp vốn đã quá tải, chứ không phải là thay đổi cách học. Chương trình tuy “siêu nặng” nhưng lại vừa thừa và vừa thiếu những kiến thức cần thiết, là nguyên nhân tạo ra những yếu kém trong chất lượng đào tạo mà các công ty đã đề cập ở trên. Ngày nay với biển kiến thức mênh mông, dù là trong phạm vi một ngành, hơn nữa lại còn được bổ sung ngày càng nhanh, càng nhiều, thì điều quan trọng nhất là chọn lọc để trang bị cho người học những kiến thức nào thiết thực nhất. Phần quan trọng hơn là rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hành, năng lực giải quyết vấn đề và khả
  2. năng tự học để không ngừng tự hoàn thiện mình. Đó chỉ mới nói về “dạy chữ” còn mục tiêu “dạy làm người” như nghị quyết của Đảng thì còn nhiều vấn đề phải bàn nữa. Ấn tượng nhất trong hội thảo là phần trình bày của vị hiệu phó trường đại học nông nghiệp EARTH, Costa Rica. Cũng là trường của một nước đang phát triển vùng nhiệt đới với quy mô nhỏ, nhưng EARTH đã thu hút sinh viên đến từ 19 nước, kể cả các nước phát triển. Mục tiêu đào tạo của EARTH được tóm gọn “Đào tạo những người lãnh đạo tương lai từ hôm nay”. Chưa vội đánh giá hay-dở, phù hợp hay không phù hợp, nhưng rõ ràng so với mục tiêu đào tạo của các trường đại học của ta thì quả có một khoảng cách khá xa về yêu cầu đầu ra. Phải chăng đó chỉ là một khẩu hiệu sáo rỗng, một kiểu quảng cáo tầm thường của EARTH? Có thể nói là không phải, nếu tìm hiểu tiếp về nội dung chương trình đào tạo của trường với những nội dung không hề có ở các trường nước ta như: sản xuất bền vững, quản lý bền vững, tinh thần lập nghiệp, tính nhạy cảm và ý thức đối với sự phát triển đời sống cộng đồng, giá trị và đạo đức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, năng lực học suốt đời, làm việc theo nhóm, tác phong tích cực… EARTH dám vươn lên và có thể vươn lên được vì nhận thức đươc sự thay đổi về những yêu cầu của xã hội trong thời đại toàn cầu hoá và thêm vào đó là trường có quyền tự chủ cao. Quyền tự chủ không phải là mục đích, mà là điều kiện thiết yếu để phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo và năng lực của trường. Ở nước ta khi nói đến mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là những tiêu cực có thể xảy ra chứ chẳng thấy đó là một nhu cầu thiết thân cho sự phát triển. Khi giao quyền tự chủ cho các trường, chắc khó tránh khỏi một vài nơi nào đó lợi dụng vì
  3. những lợi ích riêng, nhưng đổi lại sẽ có nhiều trường mạnh dạn vươn lên để hoà nhập với xu hướng chung của khu vực và thế giới, tạo ra những mô hình tiên tiến cho ngành. Hơn nữa tiêu cực có tồn tại được không còn tuỳ thuộc vào sự sâu sát của lãnh đạo, sự trong sạch và năng nổ của bộ máy thanh tra. Về phương pháp giảng dạy, nhiều trường đại học Âu, Mỹ và cả trong khu vực đã chuyển sang trang bị kiến thức của sinh viên theo khối [block] và áp dụng cách “Học trên cơ sở giải quyết vấn đề [Problem based learning]”, trong khi ở ta thì chủ yếu là thầy đọc hoặc giảng - sinh viên chép. Sinh viên chỉ cần học thuộc phần thầy giảng, chẳng cần tham khảo thêm tài liệu gì cũng đủ đạt điểm cao rồi. Báo Tuổi Trẻ chủ nhật ngày 3.10.2004 có đăng một bài rất đáng để các nhà quản lý giáo dục tham khảo về phương pháp đào tạo của Trường Đại học Temasek, Singapore, một trường đạt chất lượng đào tạo quốc tế ở châu Á. Trường đã áp dụng phương pháp “Học trên cơ sở giải quyết vấn đề” ngay từ năm thứ nhất. Phương pháp đó ra đời từ một trường đại học y của Canada và đã nhanh chóng được phổ biển rộng trên thế giới cho tất cả các ngành đào tạo, kể cả toán học. Phương pháp đó giúp sinh viên rèn luyện tổng hợp tính năng động, sáng tạo, năng lực tự học, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đồng thời cũng tập cho sinh viên kỹ năng giao tiếp, trình bày ý kiến, làm việc theo nhóm, lãnh đạo nhóm. Tiếc rằng một phương pháp tiên tiến như thế lại không có chỗ đứng khi các trường buộc phải áp dụng chương trình khung của bộ! Không hiểu các nhà quản lý trả lời sao về điều này? Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật để mổ xẻ tận gốc nguyên nhân của sự trì trệ, bảo thủ. Giáo dục đại học đang cần một cải cách sâu rộng chứ không phải chỉ đơn thuần là tăng thêm một số giờ thực hành, thêm một ít
  4. kinh phí cho các trường, hay tăng học phí cùng những giải pháp chắp vá mỗi khi có sự phản ứng của xã hôi. Vấn đề ở đây liên quan đến phương thức quản lý, quyền tự chủ, trước tiên là tự chủ về đào tạo của các trường, thay đổi nội dung chương trình và phương pháp dạy và học, đào tạo lại và sàng lọc đội ngũ giảng viên và xây dựng những chính sách xã hội thoả đáng trong giáo dục. Để làm được điều đó, khâu đột phá đầu tiên phải là thay đổi tư duy giáo dục. Nếu không, cứ mỗi lần bàn đến giáo dục là chúng ta lại lặp lại điệp khúc ru ngủ và vỗ về nhau bằng những thành tích đã đạt được bằng tiền của và công sức của toàn dân chứ chẳng phải của riêng bộ phận nào. Trái lại, những yếu kém, trì trệ kéo dài trong giáo dục hiện nay lại là nỗi khổ dai dẳng của dân chúng chứ không phải của bộ phận quản lý vẫn mãi vẫy vùng trong cái ao tù tư duy cũ với cơ chế xin –cho, để duy trì quyền hành và lợi ích riêng tư
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2