Tự chủ tài chính giáo dục đại học, thực tiễn tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Bài viết Tự chủ tài chính giáo dục đại học, thực tiễn tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đi vào phân tích và làm rõ công tác tự chủ tại chính tại trường ĐHNH TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự chủ tài chính giáo dục đại học, thực tiễn tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
- TỰ CHỦ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH Trần Mai Ước Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Tóm tắt Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đang trong quá trình thực hiện lộ trình tự chủ tài chính theo qui định của các cấp quản lý. Quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều vấn đề liên quan cần tập trung tháo gỡ thì công tác tự chủ của nhà trường mới thực sự hiệu quả. Từ việc đi vào những vấn đề chung liên quan đến tự chủ tài chính, bài viết đi vào phân tích và làm rõ công tác tự chủ tại chính tại trường ĐHNH TP.HCM trong giai đoạn hiện nay. 1. Giới thiệu Bối cảnh hiện nay, tự chủ đại học là tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của tự bản thân các trường đại học. TCĐH sẽ tạo động lực để các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục. Tự chủ đại học (TCĐH) bao gồm tự chủ về nhân sự, tự chủ học thuật và tự chủ tài chính. Trong TCĐH, tự chủ tài chính có vị trí và vai trò quan trọng. Trong điều kiện nguồn ngân sách dành cho giáo dục ĐH còn hạn hẹp, tự chủ tài chính của các trường đại học công lập là một tất yếu để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đồng thời vận động các nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục đại học. Với việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các CSGDĐH công lập đã mở ra, tạo cơ hội cho các CSGDĐH công lập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. 2. Những văn bản pháp lý cơ bản có liên quan đến tự chủ tài chính giáo dục đại học và những kết quả nổi bật đạt được trong thời gian vừa qua Quyền tự chủ đối với các tổ chức này được thể hiện chủ yếu trên ba nội dung lớn là: tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức biên chế và tự chủ về tài chính. Tự chủ về tài chính, về bản chất đó là sự chủ động về việc đảm bảo các nguồn lực bên trong phục vụ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Các trường ĐH cần được tự quyết định và chủ động về khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính; cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư cho tài sản tương lai; và cân đối các nguồn tài chính thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh bạch, tuân thủ pháp luật, và không vụ lợi. Mục tiêu của tự chủ tài chính (hay khoán tài chính) là nhằm thực hiện việc quản lý các trường đại học tốt hơn cơ chế quản lý trước đây. Mặt khác, việc đảm bảo các nguyên tắc khoản mục chi tiêu phải được công khai hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học, chi tiêu tiết kiệm, góp phần đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức của trường. Nói một cách tổng quát, nếu thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính sẽ tạo điều kiện tốt nhất để trường thực hiện một cách chủ động công tác tổ chức quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm nâng 411
- cao chất lượng toàn diện của nhà trường. Với những sự chủ động như vậy, các trường ĐH vừa đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong lâu dài vừa thúc đẩy sự cạnh tranh năng động và lành mạnh trong toàn bộ hệ thống nhằm nâng cao sự đóng góp của hệ thống giáo dục ĐH tới sự phát triển của quốc gia đặc biệt là sự phát triển trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và cạnh tranh toàn cầu. Chính sách đối với tự chủ đại học trong thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện cơ bản ở các văn bản: Năm 2005 trong Luật Giáo dục có các nội dung liên quan đến tự chủ của trường đại học; Các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL); Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL; đồng thời, nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn khác cũng được các bộ, ngành ban hành; Luật Giáo dục đại học 2012; Nghị quyết số 77/NQ- CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017. Việc cơ quan quản lý ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến công tác tự chủ tài chính giáo dục đại học trong thời gian vừa qua đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của các trường đại học công lập trong quá trình đổi mới, hội nhập, phù hợp với xu thế của khu vực và thế giới. Ngoài ra, cơ chế tự chủ liên quan đến GDĐH đã liên tục được đổi mới đã làm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của các CSGDĐH. Bên cạnh đó, những “tính trội” của các văn bản pháp lý có liên quan đến tự chủ tài chính giáo dục đại học còn được thể hiện qua các điểm: - Thứ nhất, lõi của cơ chế tài chính trong việc cung cấp dịch vụ công theo hướng khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đã thu hút được nguồn nội lực đáng kể cho phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong thời gian vừa qua nói chung trong đó có GDĐH nói riêng. - Thứ hai, khi được giao tự chủ, các cơ sở GDĐH đã đảm bảo được hoạt động chi thường xuyên, đồng thời thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học thông qua việc miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích học bổng khuyến khích theo quy định và có chênh lệch thu lớn hơn chi, thu nhập bình quân của người lao động tăng lên so với giai đoạn trước. - Thứ ba, tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH chủ động trong quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, chủ động hơn trong khai thác nguồn thu và quản lý chi tiêu, mở rộng và quảng bá chương trình đào tạo chất lượng cao, liên kết, đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao chất lượng và uy tín để thu hút sinh viên trong và ngoài nước. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trích lập được các quỹ , xây dựng các quy chế, định mức chi tiêu phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn của từng CSGDĐH. 3. Tự chủ tài chính tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Về lịch sử, trường ĐHNH TP.HCM nguyên là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng – cơ sở II, được thành lập ngày 16/12/1976, đặt tại TP.HCM là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho Hệ thống Ngân hàng và các Định chế tài chính khác. Ngày 412
- 09/02/01998, theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trường mang tên Học viện Ngân hàng – Phân viện thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 20/08/2003 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 174/2003/QĐ-TTg thành lập trường ĐHNH TP.HCM (BUH). Quá trình hình thành và phát triển đến nay trường ĐHNH TP.HCM đã vươn mình trở thành CSGDĐH lớn, có uy tín về kinh tế, tài chính – ngân hàng tại các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài việc đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại Học Quốc Gia TP. HCM cấp, ĐHNH TPHCM đã được tổ chức AUN-QA cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA đối với Chương trình đào tạo chuyên ngành ngân hàng và chuyên ngành tài chính (mã số: AP4I1BUHAPR19 & AP4IZBUHAPRI9). Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trường ĐHNH TPHCM đã thành lập Ban xây dựng Đề án Tự chủ đại học để có thể hoàn thành và trình các cấp phê duyệt trong thời gian sắp tới. Đối với trường ĐHNH TPHCM, việc chuyển đổi cơ chế hoạt động sang tự chủ có những thuận lợi nhất định, nhưng cũng không ít thách thức trong quá trình triển khai và thực hiện, trong đó tự chủ về tài chính sẽ phải tự đảm bảo kinh phí cho việc chi thường xuyên và chi đầu tư. Nguồn thu của Trường vẫn chủ yếu là thu từ học phí của các hệ đào tạo trong đó thu từ học phí của các hệ đào tạo không chính quy có chiều hướng giảm dần, tăng dần nguồn thu từ các hệ chất lượng cao, hợp tác quốc tế. Ngoài ra, trường còn có thêm các nguồn thu khác đến từ kinh phí cấp từ ngân sách, các hoạt động đào tạo ngắn hạn, cung cấp dịch vụ cho sinh viên và các đối tác của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ và pháp luật hiện hành. Bảng tổng thu học phí, lệ phí năm 2018, 2019 Đvt: tỷ đồng Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Học phí, lệ phí 132 184 Thu dịch vụ 20 21 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2019 – 2020 trường ĐHNH TP.HCM 3.1. Những bất cập và tồn tại cơ bản trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Những bất cập và tồn tại trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh được thể hiện ở các điểm: Một là, do chưa có định hướng cụ thể của cấp trên cho việc chuyển tiếp từ giai đoạn thí điểm của Nghị quyết số 77/NQ-CP sang giai đoạn chính thức thực hiện. Điều này cũng gây những khó khăn nhất định, sự chủ động của các cơ sở GDĐH trong việc: + Có kế hoạch đầu tư mang tính chất dài hơi vào cơ sở vật chất và nhân sự. + Xây dựng giải pháp mang tính căn cơ để phát triển nguồn thu chính của trường đại học tự chủ, khi mà 70% tổng thu vẫn đến từ học phí và lệ phí. Hai là, nhận thức của một bộ phận giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục vẫn cho rằng: “Tự chủ đại học đồng nghĩa với việc Chính phủ cắt giảm hoàn toàn nguồn ngân sách”. Nhưng kinh nghiệm thực tiễn và bối cảnh tự chủ tài chính GDĐH Việt Nam đã 413
- khẳng định rằng, tự chủ đại học không đồng nghĩa với việc Chính phủ cắt giảm hoàn toàn nguồn ngân sách tài trợ. Nguồn ngân sách của Chính phủ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các trường đại học, tạo nền tảng vững chắc để trường đại học chuyển dần sang mô hình tự chủ tài chính. (Gói tài trợ từ Chính phủ nếu các trường đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện liên quan)1 Ba là, nhiều khả năng là nhà trường sẽ được tự chủ về mức chi nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so với không tự chủ. Trong thời gian dài, do bị khống chế về trần học phí, mức trần học phí thường thấp, thu không đủ chi, cho vẫn còn một số cơ sở GDĐH đã xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu. Bảng về quy mô đào tạo các hệ đào tạo (31/7 hàng năm) SLSV SLSV SLSV STT HỆ 31/7/2018 31/7/2019 31/7/2020 1 Đại học chính quy 8.235 7.986 8116 2 ĐH chính quy CTĐT CLC 1.087 1.426 1.896 3 Cao đẳng chính quy 41 13 0 4 Đại học VB2 chính quy 0 0 88 5 LT đại học chính quy 419 203 135 TỔNG 9.782 9.628 10.235 6 Đại học VLVH 713 719 164 7 LT đại học VLVH 727 625 450 8 ĐH Văn bằng 2 VLVH 221 192 115 TỔNG 1.661 1.536 729 TỔNG CỘNG 11.443 11.164 10.964 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2019 – 2020 trường ĐHNH TP.HCM Bốn là, việc phân loại nhóm ngành, mức học phí vẫn còn thấp, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và các loại hình đào tạo bậc đại học. Năm là, cơ chế phân bổ ngân sách vẫn mang tính bình quân giữa các trường đại học công lập, chưa gắn với các tiêu chí phản ánh chất lượng và kết quả đầu ra. Sáu là, công tác tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, yêu cầu tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các trường ĐH hoạt động theo đúng luật pháp trong thực tiễn triển khai và thực hiện cũng chưa thực sự được quyết liệt, nếu như không muốn nói là mờ nhạt. 1 Quan điểm chúng tôi cho rằng, Chính phủ nên tiếp tục đầu tư cho các chương trình mục tiêu, đầu tư cho các dự án phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng của cơ sở giáo dục, nhất là các dự án đầu tư lớn, vượt quá khả năng tài chính của CSGDĐH. Có như vậy, tự chủ, tự chịu trách nhiệm mới phát huy được vai trò tích cực về chiến lược. 414
- Bảy là, nhà trường vẫn chưa có thói quen chú trọng vào việc coi trọng và tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài, tài trợ của các quỹ nghiên cứu, từ hoạt động tư vấn, liên kết với doanh nghiệp. Tám là, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp chưa ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao tự chủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Chín là, tính tới thời điểm hiện tại (9/2020) về cơ bản, Trường đã đảm bảo các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cũng như các hoạt động giảng dạy theo hướng hiện đại, đáp ứng việc đào tạo các ngành chất lượng cao. Bảng kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2019 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TT Hình thức đào tạo Chỉ nhập Chỉ nhập Chỉ nhập tiêu học tiêu học tiêu học 1 Đại học chính quy 2.050 2.012 2.000 2.059 2.250 2.324 Đại học chính quy chương 2 450 458 500 467 650 680 trình chất lượng cao Đại học chính quy chương 3 - - - - 100 72 trình quốc tế song bằng 4 Liên thông chính quy 150 132 - - - - 5 Văn bằng 2 chính quy - - - - 100 88 Tổng chỉ tiêu 2.650 2.602 2.500 2.526 3.100 3.164 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2019 – 2020 trường ĐHNH TP.HCM Mười là, việc tuyển sinh của nhà trường vẫn đảm bảo chỉ tiêu theo đăng ký. Đặc biệt là đối với hệ đào tại đại học chính quy và hệ đào tạo chất lượng cao và sau đại học… đã làm cho nguồn thu từ học phí của nhà trường được ổn định. Ngoài ra, việc thực hiện Nghị định số 86/NĐ-CP làm cho tỷ lệ tăng học phí hàng năm không những góp phần tăng từ nguồn thu này, mà còn giúp nhà trường tính tương đối đầy đủ các chi phí cần thiết cấu thành trong giá dịch vụ đào tạo, từ đó chủ động được các khoản chi và tích lũy để đầu tư. Việc đa dạng hóa từ nguồn thu sự nghiệp, dịch vụ cũng nhằm tăng thu, đảm bảo hoạt động, tăng tích lũy, chi trả quỹ tiền lương, tiền giảng dạy, trích lập quỹ theo quy định. 3.2. Một số vấn đề đặt ra khi thực hiện tự chủ tài chính tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh - Nguồn thu chủ yếu của nhà trường là từ thu học phí, tuyển sinh hệ chính quy, hơp tác quốc tế, đào tạo sau đại học, các khóa ngắn hạn và các nguồn thu dịch vụ (chiếm tỷ trọng ít), nay phải giảm trước sức ép cạnh tranh của các CSGDĐH khác có cùng phân khúc, do vậy tổng thu được sử dụng cho hoạt động của nhà trường bị giảm đi đáng kể. 415
- - Việc qui định mức trần học phí vẫn còn thấp, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm/ngành và các loại hình đào tạo đại học và sau đại học đang có tại nhà trường. - Hàng năm, kinh phí NSNN cấp cho mua sắm, đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập, giảng dạy còn khiêm tốn. Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn thu của đơn vị. - Bối cảnh sắp tới, nằm trong xu thế chung, các khoản chi của nhà trường sẽ tăng đáng kể, gồm: Học bổng, học phí cho các đối tượng chính sách, chi phí mua sắm trang thiết bị; tiền lương và thu nhập của giảng viên, cán bộ viên chức, nhân viên tăng cơ học về số lượng người để từng bước đáp ứng yêu cầu, tăng do Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ bản. - Chính sách phí, lệ phí xét tổng thể là chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường trong quá trình giảng dạy, học tập của sinh viên và giảng viên. - Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường cần mang tính chi tiết, toàn diện, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng hơn; Nhà trường cũng chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động, trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ. - Chưa có phương án cụ thể và chi tiết cho công tác xây dựng chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn, phục vụ cho công tác đào tạo, hợp tác, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. - Chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa chú trọng đến việc tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài. 3.3. Gợi mở các giải pháp cơ bản để thực hiện tự chủ tài chính tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Qua thực tiễn triển khai và thực hiện cơ chế tự chủ, tư chịu trách nhiệm trong các cơ sở GDĐH, chúng ta thấy rằng, đây là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, nhiều cấp khác nhau và không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của các trường ĐH trong tổ chức thực hiện mà cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong: cơ chế chính sách; cơ sở pháp lý; cơ chế quản lý bộ chủ quản và hơn hết là tự bản thân mỗi trường ĐH cũng cần đổi mới trong công tác quản lý, quản trị, điều hành, hoạt động đào tạo để nâng cao Do vậy, trong thời gian tới, để công tác tài chính của nhà trường phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần của các văn bản pháp lý còn hiệu lực, thích ứng với sự phát triển của cơ sở GDĐH, theo chúng tôi cần chú trọng vào các “mảng” chính, cơ bản sau: Thứ nhất, tiếp tục duy trì cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015. Ngân hàng nhà nước với tư cách là cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn và văn bản quy định chi tiết để các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện trong năm học 2020 – 2021, theo hướng: - Cho phép nhà trường được quyết định giá dịch vụ trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết theo khung giá do cấp có thẩm quyền ban hành. 416
- - Được quyền quyết định việc sử dụng tiền vốn, tài sản gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao và được huy động vốn cho đầu tư qua góp vốn liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch đào tạo. - Tự quyết định biên chế và trả lương trên cơ sở hiệu quả, chất lượng hoạt động. Thứ hai, có kế hoạch cụ thể để tái cấu trúc hợp lý lại hệ thống của nhà trường theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Phân loại, sắp xếp tầm quan trọng của các ngành đào tạo để đầu tư hợp lý, hiệu quả. Thứ ba, kiến nghị vụ, cục chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác có liên quan tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, đúng qui định pháp luật để không làm cản trở hoặc làm giảm hiệu lực tính tự chủ tài chính, dẫn đến khó khăn, xáo trộn cho công tác đào tạo của nhà trường. Thứ tư, cấp ban ngành nghiên cứu chính sách để mạnh dạn cho phép nhà trường có cơ chế tự chủ về mức thu theo hướng gia tăng sự khác biệt giữa các ngành, khối ngành để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thứ năm, có chính sách miễn giảm thuế của các hoạt động dịch vụ dạy học, nhằm tạo điều kiện cho nhà trường đầu tư thêm vào cơ sở vật chất giảng dạy học tập, nghiên cứu khoa học giảm bớt sự trông chờ Nhà nước đầu tư kinh phí. Thứ sáu, nâng cao năng lực quản trị, giải trình, trách nhiệm minh bạch, nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong bối cảnh tự chủ ĐH. Thứ bảy, nghiên cứu phương án để đồng bộ quyền tự chủ về tuyển sinh, về chuyên môn, về tổ chức bộ máy và nhân sự, về học phí, về cơ chế tạo nguồn cũng như sử dụng nguồn kinh phí. Thứ tám, mạnh dạn triển khai phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc trong trường. Trước hết, nhà trường mở rộng cơ chế khoán chi thường xuyên, nhất là đối với chi cho hoạt động chuyên môn, để các đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao và nâng cao ý thức tiết kiệm, quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị có hiệu quả. Song song đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thu - chi tài chính; hoàn thiện các quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong trường, tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính. 4. Thay lời kết Có thể nói rằng, cơ chế tự chủ đối với khu vực hành chính sự nghiệp nói chung và đối với CSGDĐH nói riêng đã liên tục được đổi mới về cơ bản theo hướng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, đòi hỏi các CSGDĐH trong nước cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội, thực ra là nhu cầu thị trường là điều mang tính tấy yếu khách quan. Việc thực hiện tự chủ tài chính tại trường ĐHNH TPHCM nói riêng và các cơ sở công lập GDĐH khác nói chung là sẽ là tiền đề, điều kiện, cơ hội để các trường nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, đóng vai trò nền tảng để phát triển các nguồn lực khác như con người, cơ sở vật chất,... những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục của một trường ĐH trong giai đoạn hiện nay./. 417
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [2]. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. [3]. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. [4]. Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017. [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014 – 2017. [6]. Hoàng Xuân Long và Phan Thu Hà (2010), Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước, Trung tâm Thông tin - Khoa học và Công Nghệ Quốc gia. [7]. Nguyễn Thị Yến Nam (2013), Bước đầu tìm hiểu về quản lý tài chính trong giáo dục đại học theo hướng tự chủ, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Số 54, trang 155- 164. [8]. Trần Mai Ước (2012), Luận bàn về tự chủ tài chính, Tập san KHXH&NV, số 54/2012. [9]. Lâm Quang Thiệp, Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học, Tạp chí "Đại học và Trung học chuyên nghiệp", số 6/1999. 418
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế
17 p | 94 | 13
-
Cơ sở pháp lý về tự chủ tài chính với giáo dục đại học và những vấn đề đặt ra
4 p | 66 | 8
-
Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam
8 p | 15 | 7
-
Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 - Tự chủ trong giáo dục đại học, từ chính sách đến thực tiễn
583 p | 74 | 7
-
Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học - kinh nghiệm ở các nước và bài học cho Việt Nam
6 p | 19 | 7
-
Thực tiễn thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay ở nước ta – một số giải pháp gợi ý trong thời gian tới
10 p | 30 | 6
-
Nâng cao hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam
3 p | 22 | 5
-
Tự chủ tài chính và đổi mới đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học
15 p | 15 | 3
-
Tự chủ tài chính trong tự chủ đại học theo luật Giáo dục đại học
8 p | 41 | 3
-
Đào tạo đại học từ cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh mới
3 p | 7 | 3
-
Tự chủ tài chính để thực hiện đổi mới giáo dục đại học
8 p | 5 | 3
-
Nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
3 p | 34 | 2
-
Kinh nghiệm tự chủ tài chính trong các trường đại học ở Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam
6 p | 13 | 2
-
Tự chủ tài chính trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay từ kinh nghiệm các nước trên thế giới
8 p | 3 | 2
-
Tự chủ tài chính trong giáo dục đại học tại Việt Nam: Kinh nghiệm thực tiễn từ một số quốc gia trên thế giới
9 p | 11 | 2
-
Tác động của tự chủ tài chính đến nguồn tài chính tại các trường Đại học Công lập Việt Nam
9 p | 2 | 2
-
Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập trong xu thế toàn cầu hóa
8 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn