Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
TỪ HÁN VIỆT – BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA<br />
TS. Trần Tiến Khôi<br />
Bộ môn Việt Nam học, Đại học Thăng Long<br />
Tóm tắt: Theo thống kê của Macpero, tiếng Việt có hơn 60% từ gốc Hán. Có 4<br />
nguyên nhân là: Chính sách xâm lược của người Hán, sự chung sống của người Hán trên đất<br />
Giao Châu, sự truyền bá văn hóa học thuật Hán, tính thuyết phục của tiếng Hán. Tuy vậy,<br />
người Việt đã tiếp thu tiếng Hán một cách sáng tạo theo 4 xu hướng sau trên bình diện ngữ<br />
nghĩa: Giữ nguyên gốc Hán, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, biến đổi hoàn toàn về nghĩa. Thế<br />
nhưng về mặt từ pháp, từ Hán Việt lại tuân thủ quy tắt cấu tạo từ của tiếng Hán, chúng được<br />
kết hợp theo nguyên tắc phụ - chính, trong khi từ ghép tiếng Việt lại cấu tạo theo nguyên tắc<br />
chính - phụ. Bên cạnh đó, từ Hán Việt có số lượng từ đồng nghĩa khá lớn, ví dụ, có đến 15 từ<br />
đồng nghĩa với từ “người”… Tất cả những nguyên nhân trên khiến lớp từ Hán Việt vẫn là rào<br />
cản đối với người Việt. Để giải quyết khó khăn trên, cần trang bị cho người Việt 3000 chữ<br />
Hán thông dụng và một số quy tắc về từ pháp tiếng Hán. Hiện tượng Việt hóa từ Hán Việt là<br />
hợp với quy luật phát triển của ngôn ngữ, thể hiện sự sáng tạo trong tiếp biến văn hóa của<br />
người Việt.<br />
Từ khóa: tiếng Việt, từ gốc Hán, người Hán, văn hóa học thuật Hán, bình diện ngữ<br />
nghĩa, từ Hán Việt, nguyên tắc phụ - chính, nguyên tắc chính - phụ, “người”, 3000 chữ Hán<br />
thông dụng, quy tắc về từ pháp tiếng Hán, quy luật phát triển của ngôn ngữ, tiếp biến văn hóa.<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiếng Việt có số lượng từ Hán Việt rất lớn. Cho đến nay các công trình chuyên khảo<br />
từ Hán Việt đã giải quyết các vấn đề cơ bản về nguồn gốc cũng như các bình diện ngôn ngữ<br />
của từ Hán Việt. Tuy vậy, từ Hán Việt đối với người Việt Nam nói chung và học sinh, sinh<br />
viên nói riêng vẫn là một rào cản không nhỏ, mặc dù người học được trang bị một cách hệ<br />
thống và liên tục qua các cấp học.<br />
Sự khó khăn khi tiếp cận và sử dụng từ Hán Việt thể hiện ở nhiều bình diện. Trong đó,<br />
rõ nhất vẫn là bình diện ngữ nghĩa của từ. Người dùng không hiểu rõ nghĩa của từ dẫn đến<br />
viết sai chính tả; người dùng không nắm được nguyên tắc từ pháp của từ dẫn đến hiểu theo lối<br />
chủ quan, áp đặt theo từ thuần việt đồng âm, không hiểu nghĩa, viết trật tự từ sai…<br />
Từ thực tế giảng dạy, nghiên cứu và trên cơ sở những tài liệu đã công bố, chúng tôi<br />
bước đầu tìm hiểu một số vấn đề về bình diện nghĩa của từ Hán Việt.<br />
II. NỘI DUNG<br />
2.1. Nguyên nhân khiến từ Hán Việt chiếm tỷ lệ lớn trong tiếng Việt<br />
Năm 1912, Macpero là người đầu tiên đã tiến hành thống kê và ông đã ngạc nhiên khi<br />
thấy rằng có đến hơn 60% vốn từ tiếng Việt là từ gốc Hán.<br />
Nguyên nhân chính là do hoàn cảnh địa lý và điều kiện lịch sử. Từ lâu đời, người Việt<br />
và người Hán, tiếng Việt và tiếng Hán đã có sự giao lưu văn hóa và tiếp xúc ngôn ngữ. Một<br />
trong những kết quả của sự giao lưu và tiếp xúc đó là tiếng Việt đã tiếp nhận và Việt hóa một<br />
số lượng lớn từ ngữ gốc Hán để làm giàu thêm ngôn ngữ của mình. Cụ thể có thể nêu những<br />
nguyên nhân sau:<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
302<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
2.1.1.Chính sách xâm lược của người Hán<br />
Sử sách ghi, từ thời Tần Thủy Hoàng, người Hán đã thực hiện cuộc “Nam xâm” (207204 TCN). Tiếp đến là Triệu Đà từ năm 179 TCN đã chính thức đặt ách thống trị lên nước<br />
Nam. Như vậy suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, về sau là Minh thuộc 20 năm, bên cạnh các<br />
chính sách đô hộ khác, việc đồng hóa dân tộc Việt Nam về văn hóa và ngôn ngữ là điều người<br />
Hán có chủ ý.<br />
2.1.2.Sự chung sống của người Hán trên đất Giao Châu<br />
Theo chân các cuộc xâm lược là hàng vạn binh lính người Hán sang sinh sống ở Giao<br />
Châu. Thêm nữa là hàng vạn người Hán tràn qua biên giới gồm thương nhân, người tỵ nạn<br />
chính trị… Họ được chính quyền đô hộ ủng hộ, dần dần thâm nhập vào các mặt hoạt động<br />
quan trọng của XH Việt Nam. Không ít trường hợp pha trộn dòng máu Hán - Việt để cho ra<br />
đời thế hệ mới. Tình hình đan xen cư dân như vậy tất yếu dẫn đến sự tiếp xúc chặt chẽ, lâu dài<br />
giữa tiếng Hán và tiếng Việt.<br />
2.1.3.Sự truyền bá chữ Hán, tiếng Hán và văn hóa học thuật Hán<br />
Chữ Hán được người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng 3000 năm, là thứ văn tự có số<br />
người sử dụng đông nhất. Và chữ Hán trở thành công cụ hữu hiệu để truyền bá văn hóa Hán<br />
sang các nước khác. Ở Việt Nam, từ thời Hán, kinh điển Nho giáo đã được truyền sang bởi<br />
các Thái thú như Nhâm Diên, Tích Quang, Sỹ Nhiếp. Số lượng và quy mô trường dạy chữ<br />
Hán cũng được mở rộng. Và dần dần chữ Hán được sử dụng như văn tự chính thống. Kể cả<br />
sau khi giành được độc lập năm 938, chữ Hán vẫn tiếp tục được sử dụng. Năm 1075, nhà Lý<br />
cho mở khoa thi chữ Hán đầu tiên. Từ đó về sau trải qua các triều đại, các khoa thi chữ Hán<br />
tiếp tục được tổ chức, cho đến các khoa thi cuối cùng chấm dứt vào thập niên thứ hai của thế<br />
kỷ 20. Như vậy suốt hơn 2000 năm chữ Hán được truyền bá, sử dụng trong mọi hoạt động của<br />
đời sống và khoa cử nên sự ảnh hưởng của nó không hề nhỏ. Hiện tượng này không chỉ ở Việt<br />
Nam mà còn diễn ra ở Nhật Bản, Triều Tiên, gọi chung là “khu vực đồng văn” hay “vùng văn<br />
hóa chữ Hán”.<br />
2.1.4.Tính thuyết phục của tiếng Hán, chữ Hán<br />
Tiếng Hán thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập tiêu biểu, có thanh điệu. Phương thức ngữ<br />
pháp cơ bản là trật tự từ và hư từ, giàu tính biểu cảm, là chất liệu hữu hiệu của thi ca.<br />
Chữ Hán thuộc loại văn tự biểu ý, quen gọi là chữ tượng hình, chữ khối vuông. Hình<br />
thể chữ Hán có tính nghệ thuật, có sức hấp dẫn cao.<br />
Cả bốn nguyên nhân trên thể hiện rõ hai xu hướng trong quá trình tiếp xúc và giao lưu<br />
văn hóa, đó là sự cưỡng bức văn hóa và tự nguyện tiếp thu văn hóa. Trong đó ngôn ngữ và<br />
văn tự là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa. Quá trình đó diễn ra trong một<br />
thời gian lâu dài và không gian rộng lớn đã làm cho số lượng từ ngữ Hán Việt trong kho từ<br />
vựng tiếng Việt chiếm tỷ lệ lớn.<br />
2.2. Bước đầu lý giải hiện tượng khó hiểu của từ Hán Việt<br />
Đã là từ Hán Việt có nghĩa là những từ ngữ đó thuộc về Việt Nam, được mọi người<br />
thừa nhận và sử dụng. Nhưng vì sao có hiện tượng rất nhiều từ Hán Việt khó hiểu?<br />
Căn cứ vào thực tiễn giảng dạy và sử dụng ngôn ngữ, chúng tôi có thể nêu 5 nguyên<br />
nhân:<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
303<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
Thứ nhất, mặc dù từ Hán Việt thuộc kho từ vựng tiếng Việt nhưng không thể phủ định<br />
chúng có nguồn gốc ngoại lai, nghĩa là chúng không có nguồn gốc bản địa như từ thuần Việt.<br />
Yếu tố ngoại lai khiến lớp từ này có phần khó hiểu. Ví dụ, đối với một người Việt Nam bình<br />
thường thì phụ mẫu khó hiểu hơn cha mẹ; huynh đệ khó hiểu hơn anh em; hải phận, không<br />
phận khó hiểu hơn vùng trời, vùng biển, Nam Quốc sơn hà Nam đế cư khó hiểu hơn Sông núi<br />
nước Nam vua Nam ở…<br />
Thứ hai, xuất phát từ mục đích “văn dĩ tải đạo” (văn chương, chữ nghĩa chuyển tải đạo<br />
thánh hiền) nên trước hết, một lớp từ Hán Việt không nhỏ gắn liền với Nho giáo và kinh điển,<br />
có nội dung về tư tưởng, triết học, văn chương… như các từ tam cương, ngũ thường, đại<br />
đồng, tam tòng, tứ đức, vô vi, trữ tình,… và sau này là các thuật ngữ KHKT, các khái niệm<br />
mới khi chúng ta chuyển dịnh sang tiếng Việt từ bản gốc tiếng Trung Quốc như các từ vi mô,<br />
vỹ mô, tuyến tính, tiết niệu, chính kiến, quảng bá, chứng khoán... Bản thân lớp từ vựng này đã<br />
khó hiểu.<br />
Thứ ba, gần 100 năm nay chúng ta không còn dùng chữ Hán như là chữ viết chính<br />
thống mà thay vào đó là chữ quốc ngữ ghi âm. Như vậy chúng ta tiếp cận từ ngữ Hán Việt chỉ<br />
còn trên vỏ ngữ âm mà không quan tâm đến tự dạng (hình thể) của chữ Hán. Vì vậy hiện<br />
tượng đồng âm khác nghĩa mặc nhiên trở thành rào cản lớn, bởi chữ Hán là loại văn tự ghi ý<br />
như đã trình bày bên trên. Thiết nghĩ, cần trang bị cho học sinh khoảng 2000 đến 3000 chữ<br />
Hán thông dụng thì có thể khắc phục được nhược điểm này, tránh trường hợp hiểu ngô nghê<br />
câu tiên học lễ hậu học văn là “cô tiên học lễ, hoàng hậu học văn!”.<br />
Thứ tư, tiếng Hán xuất hiện và phát triển trong thời gian lịch sử lâu dài đi cùng với<br />
lịch sử phát triển của dân tộc Hán. Đồng thời tiếng Hán được sử dụng trong một không gian<br />
rộng lớn, số người sử dụng rất đông. Đó là hai nguyên nhân cơ bản khiến cách diễn đạt và<br />
dùng từ của người Hán rất phong phú. Ví dụ, cùng diễn đạt khái niệm “người”, tiếng Hán có<br />
đến 15 từ khác nhau. Chúng tôi tiến hành khảo sát điều này ở mục 2.6 của báo cáo.<br />
Thứ năm, theo xu thế chung là chúng ta khuyến khích mọi người dùng từ thuần Việt<br />
khi nói và viết, chỉ dùng từ Hán Việt hay từ ngoại lai khi tiếng Việt không có từ diễn tả khái<br />
niệm nào đó. Nhưng trên thực tế, từ Hán Việt đã tồn tại trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, tồn<br />
tại trong ca dao tục ngữ, trong sử sách, tư liệu… hàng nghìn năm nay. Vì vậy thói quen né<br />
tránh dùng từ Hán Việt cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta khó hiểu chúng<br />
khi tiếp cận và sử dụng.<br />
2.3. Hiện tượng từ Hán Việt đã biến đổi về nghĩa so với nghĩa gốc<br />
Có thể khẳng định ngay rằng số lượng từ Hán Việt biến đổi về nghĩa so với nghĩa gốc<br />
là rất lớn. Mặt dù đến nay đã có nhiều công trình khảo cứu về Từ ngữ gốc Hán trong tiếng<br />
Việt gắn với các nhà khoa học như Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Khang, Lê Đình Khẩn<br />
v.v… nhưng chưa có công trình nào khảo sát một cách triệt để sự biến đổi về nghĩa của từ<br />
Hán Việt so với nghĩa gốc. Số lượng từ Hán Việt biến đổi về nghĩa là rất nhiều bởi chúng diễn<br />
ra trên tất cả các bình diện của ngôn ngữ như về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, tu từ, phong<br />
cách. Sau đây là những ví dụ:<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
304<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
Bình<br />
diện<br />
Ngữ âm<br />
<br />
Việt<br />
<br />
Hán<br />
<br />
Các<br />
Tinh vi<br />
Bí mật,<br />
huyền bí<br />
<br />
Gác<br />
Tinh vi<br />
Được cấu tạo<br />
bởi những chi<br />
tiết nhỏ, phức<br />
tạp, độ chính<br />
xác cao; Có nội<br />
dung hoặc hình<br />
thức thể hiện<br />
hết sức kín đáo<br />
khó nhận<br />
ra;Thái độ kiêu<br />
căng, tự cao.<br />
<br />
Can<br />
Tinh tế<br />
Công phu,<br />
kỹ lưỡng,<br />
(cũng có<br />
nét nghĩa<br />
tinh tế như<br />
tiếng Việt)<br />
<br />
Gan<br />
Tinh tế<br />
Tinh và tế<br />
nhị, đúng<br />
mực.<br />
<br />
Đao<br />
Khốn nạn<br />
Khó khăn<br />
<br />
Hòa hài<br />
<br />
Hài hòa<br />
<br />
Quyết nghị<br />
<br />
Nghị quyết<br />
<br />
Nhiệt náo<br />
<br />
Náo nhiệt<br />
<br />
Giảng<br />
Hoạt<br />
động nói<br />
năng<br />
bình<br />
thường,<br />
sắc thái<br />
bình<br />
thường.<br />
<br />
Giảng<br />
Trình bày vấn<br />
đến có nội<br />
dung lớn, khó<br />
hiểu: giảng<br />
đạo, giảng<br />
bài… sắc thái<br />
trang trọng,<br />
phân biệt cao<br />
thấp.<br />
Phu nhân<br />
Nghĩa là vợ,<br />
phong cách<br />
ngoại giao: đây<br />
là phu nhân<br />
tổng thống!<br />
<br />
Thuyết<br />
Nói mang<br />
sắc thái<br />
biểu cảm<br />
bình<br />
thường.<br />
<br />
Thuyết<br />
Lên lớp, dạy<br />
đời, dài<br />
dòng văn tự,<br />
sắc thái biểu<br />
cảm âm.<br />
<br />
Mô phỏng<br />
Học theo<br />
cái gì đó có<br />
sẵn.<br />
<br />
Mô phỏng<br />
Học theo<br />
cái gì đó<br />
một cách<br />
không máy<br />
móc,<br />
ngược lại<br />
thì dùng từ<br />
bắt chước.<br />
<br />
Tống<br />
Mang sắc<br />
thái biểu<br />
cảm trung<br />
hòa, phong<br />
cách nói.<br />
<br />
Tống<br />
Mang sắc<br />
thái biểu cảm<br />
âm: dùng<br />
quyền lực,<br />
sức mạnh để<br />
đưa đi, hành<br />
động dứt<br />
khoát, mạnh<br />
mẽ.<br />
<br />
Phụ mẫu<br />
Cha mẹ,<br />
dùng trong<br />
phong cách<br />
nói và viết,<br />
sắc thái<br />
bình<br />
thường.<br />
<br />
Phụ mẫu<br />
Cha mẹ,<br />
chỉ dùng<br />
trong văn<br />
viết, sắc<br />
thái trang<br />
trọng.<br />
<br />
Ngữ<br />
nghĩa<br />
<br />
Ngữ<br />
pháp<br />
(trật tự<br />
từ)<br />
<br />
Tu từ<br />
<br />
Phong<br />
cách<br />
<br />
Phu<br />
nhân<br />
Nghĩa là<br />
vợ, khẩu<br />
ngữ: đây<br />
là phu<br />
nhân của<br />
tôi.<br />
<br />
Việt<br />
<br />
Việt<br />
<br />
Hán<br />
<br />
Hán<br />
<br />
Dao<br />
Khốn nạn<br />
Khổ đến<br />
mức thảm<br />
hại đáng<br />
thương;<br />
hèn mạt,<br />
không còn<br />
chút nhân<br />
cách, đáng<br />
nguyền rủa.<br />
<br />
Ngoài sự biến đổi về ngữ nghĩa thì sự Việt hóa về ngữ âm, ngữ pháp, tu từ cũng đều<br />
dẫn đến là biến đổi ngữ nghĩa của từ, ví dụ gác trong tiếng Việt nghĩa rộng hơn từ các trong<br />
tiếng Hán. Trong phạm vi báo cáo KH, chúng tôi chỉ bàn riêng về sự biến đổi ngữ nghĩa của<br />
từ Hán Việt so với nghĩa gốc.<br />
2.4. Bốn xu hướng tiếp nhận từ ngữ Hán Việt xét về bình diện ngữ nghĩa<br />
- Giữ nguyên nghĩa gốc Hán<br />
- Thu hẹp nghĩa so với nghĩa gốc<br />
- Mở rộng nghĩa so với nghĩa gốc<br />
- Thay đổi hoàn toàn về nghĩa so với nghĩa gốc<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
305<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
2.4.1.Trường hợp giữ nguyên nghĩa gốc Hán<br />
Thời kỳ đầu, người Việt tiếp thu văn tự Hán cả ba phương diện chính là âm đọc, tự<br />
dạng và ngữ nghĩa. Điều này thể hiện rõ trong văn bản chữ Hán chữ Nôm thời trung đại. Dần<br />
dần người Việt có cách đọc theo âm Hán Việt gần với ngữ âm thời Đường Tống nhưng khác<br />
hẳn với ngữ âm tiếng phổ thông Trung Quốc hiện đại. Và về sau, chúng ta dùng ký tự Latinh<br />
để ghi ngữ âm tiếng Việt. Như vậy, đối với lớp từ Hán Việt, chúng ta đã thoát ly khỏi tự dạng<br />
và vỏ ngữ âm so với tiếng Hán. Tuy nhiên về phương diện ngữ nghĩa vẫn còn có sự tương<br />
đồng rất lớn. Hiện tượng này, chúng tôi gọi là xu hướng tiếp nhận giữ nguyên nghĩa gốc Hán.<br />
Từ đơn: sơn, thủy, điền, viên, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín…<br />
Từ ghép: nhân vật, xuất phát, công dân, lợi ích, đăng ký, khoa học, kỹ thuật…<br />
Thành ngữ (cụm cố định): ôn cố tri tân, hậu sinh khả úy, nhất thành bất biến, danh<br />
chính ngôn thuận, an bần lạc đạo, chí công vô tư…<br />
2.4.2.Trường hợp thu hẹp nghĩa<br />
Xét tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, có không ít từ Hán khi đi vào tiếng Việt đã bị thu<br />
hẹp nghĩa, có người gọi là giáng cấp ngữ nghĩa. Điều này cho thấy sự linh hoạt trong tiếp<br />
biến ngôn ngữ, sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt. Sau đây là các ví dụ:<br />
Trúc: Cả Tân Hoa từ điển và Từ Hải đều giải thích trúc mang nghĩa tổng loại, có tính<br />
khái quát: là loài thực vật sống lâu năm, thân cứng, rỗng, chia đốt. Có thể dùng làm đồ dùng<br />
hoặc vật liệu xây dựng. Muốn định danh cho các tiểu loại thì trúc phải có những định tố đứng<br />
trước nó, như: mao trúc, ngọc trúc, đại trúc… Khi vào tiếng Việt, trúc chỉ còn là tên gọi của<br />
một loại tre như nứa, giang, vầu… mà thôi. Người Hán nói trúc thạp, trúc địch nhưng người<br />
Việt nói chõng tre, sáo trúc chứ không có chõng trúc cũng như sáo tre…<br />
Tẩy: Trong tiếng Hán với nghĩa chính là làm sạch bằng nước (giặt áo, gội đầu, rửa<br />
xe..) Trong tiếng Việt, hoạt động làm sạnh bằng nước có hàng chục từ khác nhau: gội, rửa,<br />
tắm, giặt, dội… Trong tiếng Việt, tẩy chỉ còn mang ý nghĩa làm sạch bằng vật lý như tẩy nét<br />
chữ, làm sạch bằng hóa học như tẩy vết mực.<br />
Hồng: Tiếng Hán có nghĩa là màu giống màu máu tươi tức là đỏ trong tiếng Việt.<br />
Nhưng vì tiếng Việt đã có từ đỏ nên hồng được người Việt hiểu như màu đỏ nhạt.<br />
Bố: Tiếng Hán có nghĩa là: loại vật liệu được dệt bởi các loại bông, đay… dùng để<br />
may quần áo và đồ dùng khác. Bố trong tiếng Việt là vải dày, dệt bằng sợi đay thô; vải thô.<br />
2.4.3.Trường hợp mở rộng nghĩa<br />
Trường hợp mở rộng nghĩa so với nghĩa gốc Hán khá phổ biến, cả thực từ và hư từ.<br />
Tiếng Hán hiện đại phát triển theo xu hướng song tiết hóa nên bản thân tiếng Hán ở Trung<br />
Quốc cũng có sự biến đổi về nghĩa theo từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy, chúng ta chỉ xét những<br />
từ Hán Việt có ngữ nghĩa khá ổn định. Sau đây là một số tiếng Hán khi vào tiếng Việt được<br />
Việt hóa theo cách mở rộng nghĩa:<br />
Đại khái: Tiếng Hán nghĩa là khoảng, khoảng chừng, tình hình chung, nội dung chính.<br />
Khi vào tiếng Việt thì đại khái được dùng với các nghĩa sau: 1. (Có thể làm thành phần phụ<br />
trong câu) trên những nét lớn, không có những chi tiết cụ thể. Ví dụ, chỉ biết đại khái, đại<br />
khái câu chuyện chỉ có thế. 2. (lối làm việc) chỉ chú ý đến những cái chung chung, thiếu đi<br />
sâu vào những cái cụ thể. Tác phong quan liêu đại khái, làm việc rất đại khái.<br />
Hồ đồ: Tiếng Hán nghĩa là không hiểu rõ sự việc, nhận thức về sự vật mơ hồ, không<br />
phân biệt; nội dung rối. Từ điển tiếng Việt giải thích nghĩa của hồ đồ như sau: không phân<br />
biệt rõ ràng, lẫn lộn giữa đúng và sai trong nhận thức hoặc trong ý kiến của mình, ví dụ: ăn<br />
nói hồ đồ. Ngoài ra người Việt còn dùng từ hồ đồ để chỉ thái độ ngang bướng, ương ngạnh,<br />
bảo thủ: thái độ hồ đồ, cô ấy rất hồ đồ với tôi.<br />
Khủng. Tiếng Hán nghĩa là sợ, tâm lý hoang mang bất an. Vào tiếng Việt ngoài nghĩa<br />
như vừa nêu (khủng khiếp, khủng hoảng) thì khủng ngày nay được dùng với nghĩa chỉ sự vật<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
306<br />
<br />