intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự kỉ- nguyên nhân và triệu chứng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cháu trai T đã được 33 tháng tuổi nhưng vẫn không thể nhận biết được tên mình. Khi mọi người gọi tên, cháu “tảng lờ” như không biết mặc dù thính giác vẫn phát triển bình thường. Cháu thường xuyên lơ đãng, không nghe, không phản ứng lại khi mọi người nói chuyện, tiếp xúc với cháu. Cháu cũng khó diễn đạt bằng lời những điều, thứ cháu muốn. Ở nhà có rất nhiều đồ chơi nhưng cháu có vẻ như không biết chơi đồ chơi, thường hay đập, ném. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự kỉ- nguyên nhân và triệu chứng

  1. Tự kỉ- nguyên nhân và triệu chứng
  2. Cháu trai T đã được 33 tháng tuổi nhưng vẫn không thể nhận biết được tên mình. Khi mọi người gọi tên, cháu “tảng lờ” như không biết mặc dù thính giác vẫn phát triển bình thường. Cháu thường xuyên lơ đãng, không nghe, không phản ứng lại khi mọi người nói chuyện, tiếp xúc với cháu. Cháu cũng khó diễn đạt bằng lời những điều, thứ cháu muốn. Ở nhà có rất nhiều đồ chơi nhưng cháu có vẻ như không biết chơi đồ chơi, thường hay đập, ném. Đặc biệt, T rất thích chơi một mình, không chơi với bạn, luôn như sống trong thế giới riêng của mình kể cả khi ngồi giữa nhiều bạn. Sau khi tiếp xúc với T và trao đổi với cha mẹ em để có những thông tin chi tiết hơn, chúng tôi đã chẩn đoán được bé T mặc bệnh tự kỉ. Tự kỉ là gì? Tự kỉ, hay được gọi là rối loạn tự kỉ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, th ường là trước 3 tuổi. Người mắc chứng tự kỉ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác, và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế. Các dấu hiệu của tự kỉ
  3. Tự kỉ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự kỉ thường: Có khó khăn trong giao tiếp với người khác: trẻ không cười,  nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không bò/đi đến người chăm sóc đê được bế. Trẻ nói những từ, ngữ không có nghĩa, hay gầm gừ, có sự lặp lại không ngừng một từ hay một câu vô nghĩa. Trẻ như điếc mặc dù thính lực bình thường (giật mình khi có tiếng động). Có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ như lắc lư  người ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục… Ít hứng thú và ít hoạt động.  Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công  việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày. Các dấu hiệu của chứng tự kỉ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi khi chúng c ũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định được sự kiện nào là sự kiện khiến trẻ đang phát triển bình thường lại dần thoái triển, rơi vào chứng tự kỉ.
  4. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần...) nếu: 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô.  12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ  chỏ, với đồ chơi… 16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào.  2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.  ở mọi độ tuổi, có sự mất/suy thoái các kĩ năng ngôn ngữ và xã  hội. Ảnh: sưu tầm Tỉ lệ mắc phải:
  5. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, cứ 10,000 người thì có 12 người mắc chứng tự kỉ và số lượng trẻ nam mắc phải cao gấp 3 lần số trẻ nữ. Nguyên nhân. Các nghiên cứu hiện nay đều chưa dám khẳng định nguyên nhân chính xác của chứng tự kỉ. Một số giả thiết cho rằng, tự kỉ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen. Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỉ và những gia đình có con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhâ n gây ra chứng này. Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton). Tuy nhiên, hiện nay, tất cả những giả thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết. Can thiệp/trị liệu:
  6. Phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỉ, vì khi được phát hiệp và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỉ thường bao gồm: Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã  hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân. Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.  Không có cách chữa nào làm biến mất chứng tự kỉ. Việc can thiệp/ trị liệu chỉ nhằm khống chế và làm giảm bớt các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, có 1 số cơ sở giáo dục trẻ tự kỉ như: 1. Trường tiểu học Bình Minh 2. Trung tâm Phúc Tuệ 3. Khoa Tâm bệnh- Bệnh viện Nhi TƯ 4. Trung tâm nghiên cứu trẻ em N-T
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2