TƯ LIỆU KINH TẾ
lượt xem 18
download
Bộ phận thông tin kinh tế EIU của tạp chí The Economist vừa đưa ra một số dự báo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới, trong đó cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,4% của năm 2010 xuống 3,6% năm 2011, khi các gói kích thích tài chính hết hiệu lực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TƯ LIỆU KINH TẾ
- Kinh tế Thế giới: Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011 [14/10/2010] Bộ phận thông tin kinh tế EIU của tạp chí The Economist vừa đưa ra một số dự báo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới, trong đó cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,4% của năm 2010 xuống 3,6% năm 2011, khi các gói kích thích tài chính hết hiệu lực. Theo EIU, triển vọng của các thị trưởng mới nổi sẽ cải thiện đôi chút và các nhà đầu tư đang mua vào những tải sản có tính rủi ro cao hơn. Điều này đang gây ra một số quan ngại về việc có thể tạo ra bong bóng giá tài sản. Mặc dù nguy cơ suy thoái kép vẫn còn khá xa vời, nhưng quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu còn mất nhiều thời gian mới tới mức an toàn. Đà phục hồi toàn cầu có được là nhờ các gói kích thích tài chính vốn không bền vững và hiệu quả của các gói kích thích đó bắt đầu giảm dần. Tăng trưởng kinh tế tại Mỹ đã giảm mạnh. Các số liệu của Đức cũng cho thấy một bức tranh khá hỗn độn, trong khi tăng trưởng của Trung Quốc cũng chậm lại khi các biện pháp hạ nhiệt thị trường bất động sản bắt đầu có hiệu quả. Trên cơ sở này, EIU dự báo tất cả các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đều có mức tăng trưởng yếu hơn trong năm 2011. Liệu điều này có đồng nghĩa với việc suy thoái kép đang tới gần? EIU cho rằng hiện khả năng xảy ra suy thoái kép chỉ là 30%, bởi 3 lý do. Thứ nhất, các công ty phi tài chính, nhất là ở Mỹ, đang có trữ lượng tiền mặt rất lớn, cho phép họ có thể thuê nhân mướn công và mở rộng đầu tư khi điều kiện cho phép. Thứ hai, chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế tiên tiến sẽ tiếp tục nới lỏng. Thứ ba và cũng quan trọng hơn cả là sự hồi phục mạnh mẽ của các nền kinh tế đang nổi. Thực trạng kinh tế Mỹ sẽ tạo ra nhiều thách thức cho tăng trưởng toàn cầu trong năm 2011. Tăng trưởng GDP của Mỹ dự kiến đạt 2,3% năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 1,5% trong năm 2011. Thị trường lao động Mỹ sẽ vẫn tiếp tục yếu với tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 9,6%. Triển vọng hồi phục bền vững của thị trường nhà đất vẫn còn khá xa vời. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ hiện rất lo lắng và Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể sớm thực hiện chương trình nới lỏng định lượng vòng 2 (QE2) nhằm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tại Nhật Bản, những quan ngại về đồng yên mạnh đang phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế vốn đã ở gam xám nhạt. Nhưng vấn đề rộng lớn hơn là làm thế nào để giúp nhu cầu nội địa tăng trưởng một cách bền vững. Tăng trưởng mạnh nhờ vào xuất khẩu của Nhật Bản cuối năm 2009 và đầu năm 2010 giúp tăng trưởng GDP trong cả năm 2010 của Nhật Bản có thể đạt mức 3%, song sẽ giảm xuống 1,3% năm 2011 và 2012. Điệp khúc “nới lỏng tiền tệ có định lượng” của Nhật Bản có thể sẽ không mang lại nhiều hiệu quả vì qui mô quá nhỏ. Eurozone sẽ tiếp tục vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công. Dự báo về một số nước thành viên - đặc biệt là Tây Ban Nha và Italia - đã được cải thiện đáng kể nhưng những quan ngại về "sức khỏe" của cái gọi là các nền kinh tế ngoại biên vẫn còn rất lớn. Điều đáng nói là trong tháng 9 vừa qua, các thị trường chứng khoán đã phải gánh chịu hậu quả, khi chi phí cứu trợ tài chính cho ngành ngân hàng Ireland ngày càng tăng. Dù vậy, tăng trưởng xuất khẩu của Đức cũng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của cả khối đạt 1,4% năm 2010, những cũng sẽ giảm còn 0,8% năm 2011. Theo EIU, châu Á vẫn đang dẫn đầu đà phục hồi kinh tế thế giới nhờ thương mại toàn cầu hồi phục và các gói kích cầu nội địa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực này cũng sẽ chậm lại ở mức 7,9% năm 2010, rồi xuống còn 6,6% trong năm 2011, khi nhu cầu tại các nền kinh tế phát triển suy giảm. Gói kích cầu của Trung Quốc, cùng với việc hệ thống ngân hàng tăng cường cho vay, sẽ giúp Bắc Kinh đạt tăng trưởng GDP khoảng 10% năm 2010 và giảm xuống còn 8,6% năm 2011, khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu trở nên cẩn trọng hơn trong việc ra quyết sách.
- Đông Âu bị tác động khá nặng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể hồi phục. Tuy nhiên, xuất khẩu và sản lượng công nghiệp của khu vực này bắt đầu hồi phục. Mặc dù tâm lý kinh doanh và tâm lý tiêu dùng vẫn còn mong manh và hiện vẫn tồn tại nhiều thách thức tài khóa, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này sẽ tăng trong 2 năm tới. Tuy nhiên, sự khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng làm nổi lên những lo ngại rằng tiềm năng tăng trưởng của khu vực này có thể sẽ giảm. Mỹ Latinh cũng gây nhiều ngạc nhiên trong năm 2010, nhờ xuất khẩu gia tăng, thị trường việc làm hồi phục nhanh và nhu cầu tại thị trường Mỹ phục hồi trở lại. Các nhà xuất khẩu như Argentina, Peru, Brazil đã có những thành công đặc biệt và dự kiến sẽ có mức tăng trưởng GDP lần lượt 8,3%, 7,7% và 7,5% trong năm 2010. Tuy nhiên, triển vọng trong năm 2011 sẽ không khả quan và nhiều khả năng tăng trưởng sẽ chậm lại. Dự báo tăng trưởng của khu vực Mỹ Latinh sẽ giảm từ 5,2% năm 2010 xuống còn 3,6% năm 2011. Tăng trưởng kinh tế tại khu vực Trung Đông và châu Phi năm 2010 đã được thúc đẩy nhờ giá dầu mỏ leo cao và nhu cầu nguyên liệu thô gia tăng ở Trung Quốc. Trong năm 2011, tăng trưởng của các khu vực này sẽ tiếp tục duy trì ở mức khoảng 4,5%, nhờ sản lượng dầu mỏ cao hơn, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng nhiều hơn và giá cả hàng hóa cao hơn. Theo tamnhin.net http://www.vntrades.com/Trien-vong-kinh-te-the-gioi-nam-2011.sid-55325.htm Một quảng cáo khơi gợi được cảm xúc là con đường tắt dẫn đến quyết định mua hàng
- Kinh tế Thế giới: Kinh tế thế giới trước nguy cơ "bong bóng tài sản" [22/10/2010] Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế (The Economists) ngày 21/10 cho rằng việc các dòng vốn lớn chảy vào các tài sản nhiều rủi ro, như cổ phiếu ở các thị trường đang nổi, đang làm tăng nguy cơ hình thành bong bóng tài sản. Một khi các bong bóng này nổ, chắc chắn sẽ gây ra rối loạn mới trên thị trường tài chính. EIU cho rằng thật trớ trêu khi chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính - vốn do các bong bóng tài sản trong đó có thị trường bất động sản Mỹ gây ra, lại đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các bong bóng mới. Chính sách tiền tệ nới lỏng ở hầu hết các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), không những làm các khoản lợi nhuận cao có được từ những tài sản rủi ro trở nên hấp dẫn hơn, mà còn làm chi phí tài chính để đầu tư vào các tài sản đó trở nên rất rẻ. Do triển vọng tăng trưởng của Mỹ và EU vẫn ảm đạm, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ tiếp tục giữ mức lãi suất cơ bản hiện nay trong một khoảng thời gian dài hơn so với các thị trường đang nổi. Điều này dẫn đến sự khác biệt lớn về lãi suất làm các nhà đầu tư háo hức khai thác. Các yếu tố này, cùng với việc khả năng thanh khoản được giải phóng, nhờ nguồn cung tiền tăng và các hình thức kích thích tiền tệ khác ở các nước giàu, đang có những tác động mạnh, khiến dòng vốn vào các thị trường đang nổi đang ngày một tăng. Viện Tài chính Quốc tế dự báo dòng vốn tư nhân thực vào các thị trường đang nổi trong năm 2010 sẽ tăng 42%, lên mức 825 tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường tài chính vẫn đang có những dấu hiệu không chắc chắn về sự ổn định. Vốn được coi là những tài sản "an toàn" truyền thống song vàng hiện đang có mức giá cao kỷ lục, trong khi lãi suất nợ của các chính phủ an toàn nhất, như trái phiếu Chính phủ Mỹ và Đức, vẫn thấp khác thường. Mặc dù có sự pha trộn giữa các tín hiệu, song nguy cơ thay đổi lớn và nhanh từ các tài sản rủi ro quay về các tài sản an toàn lại đang tăng lên. Các thị trường có quan hệ tương đồng về sự thay đổi giá cả và chủng loại hàng hóa là mối nguy hiểm chính vì nhiều thị trường có thể cùng nhau sụp đổ khi tâm lý thay đổi. Việc tăng thêm nguồn cung tiền và các biện pháp kích thích khác làm tăng thêm mức độ nguy hiểm vì lượng tiền mặt trên các thị trường tài chính tăng lên, có thể chuyển từ trái phiếu Chính phủ Mỹ sang các công cụ an toàn khác một cách nhanh chóng. http://www.vntrades.com/Kinh-te-the-gioi-truoc-nguy-co-bong-bong-tai-san.sid-55465.htm
- Tài chính Ngân hàng: Việt Nam - Miền đất hứa cho các ngân hàng ngoại [05/11/2010] Một thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm đã khi ến m ột t ầng l ớp trung l ưu th ị thành có nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu, quản lý nhiều khoản tiết kiệm và đầu tư hơn. Trong một báo cáo của mình, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã cho rằng tầng lớp trung lưu tại khu vực châu Á tăng lên sẽ giúp tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu trong 20 năm tới, khi người dân châu Á tiêu dùng nhi ều h ơn và b ớt ph ụ thu ộc vào xu ất kh ẩu sang phương Tây. Theo ADB, Việt Nam là quốc gia có một trong những tầng lớp trung l ưu phát tri ển nhanh nh ất ở khu v ực châu Á, ch ỉ sau Trung Quốc và Armenia. Tình trạng chưa thực hiện được tiềm năng phát triển của lĩnh vực ngân hàng t ại Vi ệt Nam, n ơi mà bình quân cứ khoảng năm người thì một người có một tài khoản ngân hàng – khiến nơi đây trở thành một thị tr ường nhi ều h ứa h ẹn đ ối v ới các ngân hàng quốc tế. Trong những tuần gần đây, các ngân hàng StanChart, ANZ và Citibank đã đưa ra các dịch vụ ngân hàng quan tr ọng h ướng t ới nh ững khách hàng cao cấp. Ông Hans-Peter Borgh - tổng giám đốc khối dịch vụ ngân hàng cao cấp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương của ANZ cho biết “Qũy đạo mà trên đó mọi người sẽ dịch chuyển từ mức thu nhập thấp lên mức thu nhập trung và t ừ mức thu nh ập trung lên mức thu nhập dồi dào là rất nhanh.” Ông Borgh tin rằng sẽ có hàng chục nghìn khách hàng tiềm năng tại Việt Nam với mức tài sản tối thiểu được yêu cầu là 50.000 USD giành được quyền tham gia các dịch vụ ngân hàng quan tr ọng c ủa ANZ. Tuy nhiên, ông cũng đang quan tâm chu đáo tới hơn một triệu người dân Việt nam được ông xếp vào hàng những “người giàu mới nổi” với mức thu nhập hơn 1.000 USD/tháng. HSBC là một ngân hàng tập trung vào khu vực châu Á khác đang ng ắm ngía thị trường hạng trung này. Trong hai năm qua, h ọ đã m ở rộng từ 2 lên tới 12 chi nhánh tại Việt nam, khai trương các chi nhánh ở các thành ph ố lo ại hai nh ư Đà Nẵng và C ần Th ơ. Ông Tobin - giám đốc điều hành của HSBC tại Việt Nam cho biết “Trước đây, mọi người không chú ý đến các ngân hàng nhiều lắm. Đây là một xã hội nắm giữ tiền mặt. Tuy nhiên, càng ngày mọi người càng nhận ra sự tiện lợi của một thẻ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng hi ện đ ại khác.” Theo ông Ashok Sud - giám đốc điều hành của StanChart tại Việt Nam khi quốc gia này củng cố vững chắc đi ều ki ện thu nh ập trung của họ, họ sẽ tiếp cận một chiến lược “sweet spot” (điểm tối ưu) cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Việt Nam có một số đặc điểm đặc biệt tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Sự gia tăng l ạm phát và s ự b ất ổn trong n ền kinh tế vĩ mô do một hậu quả của sự trải qua những xung đột nghiêm trọng đã khiến nhiều người dân Việt Nam thích gi ữ các khoản ti ết kiệm của họ bằng vàng hoặc đô la hơn đồng tiền nội địa. Ít người đăng ký một tài khoản ngân hàng hay một thẻ tín d ụng. Họ thích vay từ bạn bè, gia đình hay các nhà cho vay tự do hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhận ra những rủi ro tài chính t ừ thiên h ướng v ề vàng, đô la và bất động sản. ANZ đã đưa ra một kế hoạch đầu tư tiền tệ kép tại Việt Nam cách đây hai tháng và ông Borgh cho biết sự hưởng ứng tốt hơn nhi ều so với dự đoán nhờ những kiến thức sâu rộng hơn về giao dịch và buôn bán chứng khoán tại các thị trường phát tri ển h ơn nh ư Indonesia hay Thái Lan. Mặc dù sự tăng trưởng của lĩnh vực tài chính tiêu dùng non trẻ này đã được hỗ trợ nhờ sự giảm bớt kiểm soát của chính phủ nhưng kinh doanh tại một quốc gia còn vướng quá nhiều vào tệ quan liêu giấy tờ thì vẫn còn rất khó khăn. Ông Sud cho rằng sẽ vẫn còn nhi ều thủ tục hành chính không cần thiết khiến tăng chi phí cho người tiêu dùng. StandChart và một số ngân hàng nước ngoài khác v ẫn đang c ố gắng giành sự phê chuẩn trong hơn một năm qua sau khi sát nhập như các ngân hàng nội đ ịa. S ự r ườm rà trong nh ững th ủ t ục hành chính không ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh của họ nhưng sẽ tốn nhi ều thời gian và n ỗ l ực. Theo DDDN http://www.vntrades.com/Viet-Nam---Mien-dat-hua-cho-cac-ngan-hang-ngoai.sid-55658.htm Kinh tế Việt Nam: Xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2011: Việt Nam tăng 10 bậc [05/11/2010] Theo báo cáo Môi trường kinh doanh 2011 vừa được Ngân hàng Th ế gi ới (WB) và công ty Tài chính Qu ốc t ế (IFC) công bố ngày 4/11, Việt Nam xếp thứ tư trong s ố 10 n ền kinh t ế có m ức đ ộ c ải cách nhi ều nh ất, v ới những cải cách nổi bật trên ba lĩnh vực: thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây d ựng và vay v ốn tín d ụng. Cụ thể, năm 2011, Việt Nam đứng thứ 78/183 nước về mức độ thuận lợi kinh doanh, tăng 10 bậc so với năm 2010.
- Theo WB, Việt Nam tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp bằng cách áp dụng cơ ch ế m ột c ửa, k ết h ợp th ủ t ục ch ứng nh ận đăng ký kinh doanh với đăng ký mã số thuế và bỏ quy định xin giấy phép khắc d ấu. Vi ệc gi ảm 50% l ệ phí tr ước b ạ đ ối v ới nhà và chuyển thẩm quyền chứng nhận quyền sở hữu nhà từ cơ quan chính quyền địa phương sang Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm cho việc cấp phép xây dựng thuận lợi hơn. Ngoài ra, hệ thống thông tin tín dụng được cải thiện: người đi vay được phép kiểm tra báo cáo tín dụng về họ và đ ược quy ền s ửa các thông tin sai lệch. Nhờ đó, xếp hạng về nộp thuế tăng 22 bậc, lên 124 trên tổng số 183 nước. TS Nguyễn Đình Cung - Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định: Đây là l ần đ ầu tiên Vi ệt Nam đ ạt th ứ h ạng cao. Nhìn lại 10 năm qua, riêng về cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD), Việt Nam có những bước ti ến vượt bậc, thay đ ổi không ch ỉ về quy định mà tư duy điều hành chính sách: mở cho khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, tự do kinh doanh. Tuy nhiên, TS Cung cũng cho rằng, chúng ta không nên quá lạc quan bởi đánh giá của Ngân hàng Thế giới chỉ xem xét 9 lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực đo lường khoảng 3 đến 4 chỉ tiêu nhỏ, trong tổng số hàng nghìn chỉ tiêu đo l ường môi tr ường kinh doanh c ủa m ột quốc gia. Vì vậy, báo cáo này chỉ phản ánh môi trường kinh doanh ở một mức độ nào đó. Ở một góc độ khác, ông Ngô Hải Phan - Tổ phó thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính c ủa Th ủ t ướng Chính phủ cho rằng, Việt Nam có thể đạt cao hơn trong một số tiêu chí đánh giá. Như tiêu chí c ấp phép xây d ựng (x ếp h ạng 62/183), Chính phủ hiện đã bãi bỏ phí xây dựng, nhờ thế tiết kiệm cho doanh nghiệp và ng ười dân 1.400 tỉ đ ồng/năm, t ương đ ương v ới 70 tri ệu USD. Hay như vay vốn tín dụng, tổ công tác đã kiến nghị và được Chính phủ thông qua việc bãi bỏ công chứng bắt buộc, gi ảm thi ểu gánh nặng thủ tục hành chính và thời gian vay vốn cho doanh nghiệp. Theo đánh giá của báo cáo, hiện còn nhiều tiêu chí đang trở thành rào cản rất lớn cho MTKD. Cụ thể, tiêu chí bảo vệ nhà đ ầu tư đ ứng gần chót bảng (xếp hạng 173/183) hay giải thể doanh nghiệp (xếp hạng 124/183), ngay cả tiêu chí thành l ập DN, dù đ ược đánh giá là có rất nhiều cải thiện vẫn đang đứng ở hạng 100/183. Theo ông Nguyễn Đình Cung, cần phải xem lại quy định đóng cửa doanh nghi ệp, đ ặc bi ệt v ới các doanh nghi ệp trong khu v ực nhà nước, Nhà nước không thể làm thay, bảo hộ cho doanh nghiệp mãi. Xếp hạng cụ thể về 9 lĩnh vực của Việt Nam trên tổng số 183 nước: Xếp hạng lĩnh vực Thứ hạng 2011 Thứ hạng 2010 Thay đổi thứ hạng 1. Thành lập doanh nghiệp 100 114 14 2. Cấp giấy phép xây dựng 62 70 8 3. Đăng ký tài sản 43 39 -4 4. Vay vốn tín dụng 15 30 15 5. Bảo vệ nhà đầu tư 173 172 -1 6. Nộp thuế 124 146 22 7. Thương mại quốc tế 63 59 -4 8. Thực thi hợp đồng Không đổi 31 31 9.Giải thể doanh nghiệp 124 125 1 Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước đứng thứ 4 trong nhóm 10 quốc gia có nhiều cải cách nhất. Việt Nam xếp hạng cao hơn cả Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới năm nay tụt một bậc, từ 78 xuống 79. Năm quốc gia và vùng lãnh thổ Singapore, Hong Kong, New Zealand, Anh và Mỹ tiếp tục thống trị Top 5 trong báo cáo lần nay. Singapore vẫn giữ vị trí đứng đầu trong nhiều năm liên tiếp. Kinh tế Việt Nam: 75% doanh nghiệp Châu Âu tin cậy vào kinh tế Việt Nam [02/11/2010] Mức độ tin cậy trong kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam trong giai đo ạn t ới đ ược các doanh nghi ệp Châu Âu đánh giá rất tốt, đặc biệt từ năm 2011 trở đi.
- Kết quả này dựa trên khảo sát 750 công ty hàng đầu của các nước Châu Âu tại Việt Nam do Phòng công nghiệp Châu Âu tại Vi ệt Nam (EuroCham) vừa công bố tại TP.HCM. Đây là cuộc khảo sát đầu tiên về “chỉ số kinh doanh” hang quý do tổ chức này thực hiện. ̀ Theo EuroCham, mức độ tin cậy trong kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn tới rất tich cực, với chi ̉ số tình hình kinh doanh ́ đạt 75% điểm khảo sát. Thông kê cho thây, 62% trong những doanh nghiệp được khao sát cho biêt, các hoạt động của họ chủ yêu được ́ ́ ̉ ́ ́ tâp trung tại thị trường nội đia. Những dự báo về triển vọng kinh doanh và kế hoạch đầu tư trong năm 2011 cho thấy xu hướng r ất tích ̣ ̣ cực. 70% đã liêt kê triển vọng kinh doanh của họ là "tốt" hoặc "xuất sắc", chỉ khoảng 18% có ý kiến trung l ập và 12% sô ́ còn l ại cho là ̣ tiêu cực. Khi đề cập đến kế hoạch đầu tư, phần lớn các công ty đều có kế hoạch tăng cường đầu tư tại Vi ệt Nam, cụ thể kho ảng 45% xem xét tăng cường chút ít, 23% tăng cường đáng kể và khoảng 18% duy trì mức đầu tư hiện tại của họ. Chỉ có một thiểu số rất nhỏ lên kế hoạch để giảm đầu tư tại Việt Nam trong năm tới. Về kế hoạch tuyển dụng tại Việt Nam, hầu hết đêu cho biết răng họ mong đợi nguôn nhân l ực của họ duy trì như cũ (37%) ho ặc tăng ̀ ̀ ̀ khoảng 20% (31%). Trong đó, có 18% số công ty được hỏi cho rằng sẽ có sự gia tăng đáng kể trong việc tuyển dụng (tăng hơn 20%) và chỉ có một số nhỏ lên kế hoạch giảm quy mô công ty của họ vào năm 2011. Hầu hết các công ty cho r ằng ti ền l ương đ ược tra ̉ cho c ả lao động có tay nghề và không có tay nghề sẽ tăng từ 5-10% trong năm tới. Và phần l ớn cho rằng họ không muốn có b ất kỳ tình tr ạng bất ổn hoặc về động của họ. đình công lao trong ngành kinh doanh Theo DĐDN http://www.vntrades.com/75-doanh-nghiep-Chau-Au-tin-cay- vao-kinh-te-Viet-Nam.sid-55611.htm Kinh tế Việt Nam: Lạm phát cả năm có thể lên tới 8,4% [26/10/2010] Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa có báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam tính đến quý 3 và dự báo cho những tháng cuối năm. Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, nền kinh tế trong quý 3 và 9 tháng đầu năm về cơ bản đã được phục hồi, được thể hiện trên cả bốn chỉ số chính của kinh tế vĩ mô là: tăng trưởng GDP, lạm phát, thâm hụt thương mại và lao động việc làm. Tuy nhiên, theo cơ quan này, nếu chỉ số tăng trưởng và việc làm thể hiện xu hướng tích cực thì ngược lại, đang có những rủi ro đáng kể liên quan đến hai chỉ số vĩ mô còn lại là lạm phát và thâm hụt thương mại. Tạo vòng xoáy lạm phát? Nhìn nhận về tổng quan kinh tế trong 9 tháng đầu năm, Ủy ban Kinh tế cho rằng, đi liền với ba điểm sáng của nền kinh tế về tăng trưởng hồi phục nhanh, cầu đối với hàng hóa xuất khẩu và cầu nội địa gia tăng, và cầu đối với lao động đang có xu hướng tăng cao giúp người lao động có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập, thì nền kinh tế cũng đang đối mặt với ba thách thức không chỉ trong những tháng còn lại của năm nay mà cả năm 2011. Đó là, kiềm chế lạm phát từ 7 -8%/năm, cải thiện thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và khắc phục tình trạng thiếu hụt điện năng. Đồng thời, trong thời gian qua, nền kinh tế cũng xuất hiện một số rủi ro tiềm ẩn liên quan đến sự gia tăng của ba loại “giá” trên ba thị trường vốn, ngoại hối và lao động là lãi suất, tỷ giá và tiền công. Cả ba loại giá này đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi và không như kỳ vọng của cơ quan quản lý. Và theo nhiều chuyên gia, biến động của ba loại giá nói trên không tồn tại độc lập mà tương tác lẫn nhau, có khả năng tạo ra vòng xoáy về lạm phát trong quý 4/2010 và có thể là cả trong năm 2011.
- Trong khi đó, bình luận về diễn biến các chỉ số kinh tế vĩ mô, Ủy ban Kinh tế cho rằng, mặc dù nền kinh tế đã được phục hồi và tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2010 nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp. Cụ thể là tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm đạt mức 6,52% so với cùng kỳ năm trước, bằng mức 6,52% của cùng kỳ năm 2008 và cao hơn mức tăng trưởng 4,62% cùng kỳ năm 2009. Cán cân vãng lai và cán cân thương mai vẫn trong tình trạng thâm hụt cao và dai dẳng, làm gia tăng áp lực lên thị trường ngoại hối và tỷ giá trong bối cảnh dự trữ ngoại hối còn mỏng và nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục tăng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai là do thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn trong tình trạng cao và kéo dài, đặc biệt là thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Lạm phát có thể tăng 8,4% Nhìn nhận về diễn biến lạm phát trong những tháng cuối năm, Ủy ban Kinh tế cho rằng, rủi ro lạm phát là tương đối cao, cộng với việc giá vàng và USD trên thị trường tự do tăng cao và biến động khó lường đang tạo ra thách thức lớn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát từ 7 - 8% cho cả năm 2010. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9 và tháng 10 đã vọt tăng cao mức kỷ lục trong nhiều năm qua, đạt mức 1,31% trong tháng 9 và 1,05% trong tháng 10. Cùng với đó, do tỷ lệ lạm phát đã leo thang 6,46% chỉ trong 9 tháng đầu năm nên dư địa còn lại cho sự gia tăng lạm phát trong quý 4 là rất hẹp (dưới 1,54%/quý, hay dưới 0,51%/tháng) khi so với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 8%/năm. “Chính mức tăng cao đột biến của chỉ số CPI trong hai tháng vừa qua cộng hưởng với xu hướng tăng cao thường xảy ra với chỉ số CPI vào những tháng cuối năm trong bối cảnh giá vàng, giá USD trên thị trường tự do tăng cao và biến động khó lường đã cho thấy những khó khăn, thách thức lớn đối với Chính phủ trong nỗ lực kiềm chế lạm phát từ 7 - 8% trong năm nay”, báo cáo nêu rõ. Với thực tế trên, Ủy ban Kinh tế dự báo, nỗ lực kiềm chế lạm phát từ 7 - 8% trong năm 2010 sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều cho những tháng còn lại của năm. Căn cứ vào những nguyên nhân gây ra sự tăng cao của chỉ số CPI trong thời gian qua (lạm phát chi phí đẩy, tăng giá nhóm lương thực, nhóm nhà ở, vật liệu) có thể nhận thấy, nguyên nhân gây ra tăng chỉ số CPI của nhóm giáo dục chỉ mang tính mùa vụ tạm thời. Trong khi những nguyên nhân khác (đóng góp khoảng 0,61%) lại đang có chiều hướng gia tăng áp lực trong quý 4 này. Bên cạnh đó, chỉ số CPI của Việt Nam thường có xu hướng tăng cao vào tháng 11 và đặc biệt là tháng 12 hàng năm, nên nhiều khả năng, nỗ lực kiềm chế lạm phát cả năm từ 7 - 8% như mục tiêu đề ra sẽ trở nên khó khăn hơn trong quý 4. Ủy ban Kinh tế cho rằng, nếu không có những biện pháp ứng phó hữu hiệu và kịp thời nhằm kiềm chế đã tăng chỉ số CPI trong quý 4, nhiều khả năng tỷ lệ lạm phát trong năm sẽ dao động trong khoảng 7,9 - 8,4%. http://www.vntrades.com/Lam-phat-ca-nam-co-the-len-toi-8,4.sid-55514.htm PR Marketing: Bí quyết tăng giá trị thương hiệu [16/10/2010] Làm thương hiệu là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nguồn kinh phí khá l ớn. Theo nghiên c ứu, các t ập đoàn, nhãn hiệu lớn trên thế giới chi tiêu khoảng 10% tổng doanh thu cho việc quảng cáo.
- Xây dựng thương hiệu là cả quá trình lâu dài và rất tốn kém. Ảnh minh họa. Những nhãn hàng đặc biệt như thuốc lá, bia rượu chi 30 - 40 % tổng doanh thu cho vi ệc quảng cáo. V ậy làm th ế nào đ ể xây d ựng và quảng bá thương hiệu một cách mạnh mẽ với nguồn kinh phí hạn chế. Chỉ còn một cách, “hữu xạ tự nhiên hương”. Dưới đây là một số cách thức giúp các nhà quản lý xây dựng thương hiệu một cách có hiệu quả. Xây dựng tình yêu thương hiệu cho nhân viên Danh tiếng một thương hiệu phụ thuộc nhiều vào chức năng quảng bá, tuyên truyền; và đội ngũ nhân viên là những người trực ti ếp lan tỏa điều này. Như vậy, công việc marketing nội bộ cần được cấp quản lý của từng đ ơn vị, phòng ban thực hi ện. Đây không ch ỉ là các biện pháp giữ chân người tài, chọn lọc người giỏi mà quan trọng hơn cả là gắn kết nhân viên với công ty. Môi trường làm việc, danh tiếng và văn hóa công ty chính là nguồn khơi dậy hưng phấn làm việc của mỗi nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Bên cạnh đó, cần trang bị cho mỗi nhân viên n ắm v ững quy trình và các thông tin về dịch vụ - sản phẩm cùng hệ thống nhận diện thương hiệu. Tạo điều kiện để nhân viên tiếp thu và mở mang kiến thức, hiểu biết trong chuyên ngành để phục vụ cho chính công việc của họ, đó là các thông tin về giá cả sản phẩm và thị trường tiêu thụ được cập nhật hằng ngày. Đối với ngành cung ứng là các báo chí chuyên ngành về đầu thầu, dự án - công trình mới, hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất; đối với ngành dịch vụ là các lớp học về k ỹ năng giao ti ếp, sách báo về nghệ thuật chinh phục khách hàng… Quảng bá thương hiệu qua Internet Website của công ty cũng như các web bán hàng trực tuyến, các diễn đàn và mạng xã hội là công cụ quảng bá thương hiệu tối ưu. Lượng khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm, dịch vụ thông qua kênh thông tin này khá lớn bởi thời đại này, ng ười ta mua hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột. Thuyết phục khách hàng bằng “giấy trắng mực đen” Nhân viên cần chú ý đến các tài liệu chuyên nghiệp để tiếp cận với khách hàng như tờ rơi, catalogue, hồ sơ năng l ực về chuyên ngành của công ty. Đây là những thông tin được khách hàng tiềm năng tiếp nhận dễ dàng nhất. Ngoài ra, ấn phẩm nội bộ chuyển tải các sự kiện trong công ty cũng là tài li ệu đ ược quan tâm. Văn hóa công ty v ững m ạnh cũng nh ư nguồn nhân lực giỏi giang được thể hiện qua những ấn phẩm này. Đây cũng có thể là sự thu hút khách hàng về mặt cảm giác.
- Xây dựng thương hiệu qua dịch vụ khách hàng Dịch vụ khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng là một trong những đầu tàu quyết định việc khách hàng có quay lại hay không. Chương trình nghiên cứu dịch vụ hỗ trợ khách hàng - Đại học Havard (còn gọi là TARP) phát hi ện ra rằng ch ỉ có 1/26 khách hàng s ẽ phàn nàn khi gặp chuyện không vừa ý. Như vậy, nếu bạn nhận được lời phàn nàn của 10 khách hàng, tức đang có t ới 260 khách hàng khác giữ kín miệng và lặng lẽ rời bỏ công ty của bạn sang mua hàng của các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, việc làm thương hiệu có liên quan mật thiết đến quy trình tiếp nhận những lời phàn nàn của khách hàng. Đó có thể một l ỗi nh ỏ c ủa s ản ph ẩm, m ột tr ục tr ặc trong khâu cung ứng dịch vụ; có thể là thái độ bất hợp tác, không thiện chí của nhân viên. Hiểu rõ các suy nghĩ của khách hàng và quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng là một trong những bước xây d ựng thương hi ệu tốt nhất. Thăm hỏi, tặng quà cho mọi đối tượng khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng Gọi điện, email thăm hỏi với những khách hàng có sự quan tâm đến sản phẩm của công ty dù hi ện t ại h ọ ch ưa s ử d ụng d ịch v ụ. Bên cạnh đó, có thể tặng những món quà nhỏ để tỏ sự quan tâm nhằm tiếp cận và phát tri ển nguồn khách hàng trong t ương lai. Chú ý, những quà tặng phải là vật nhắc nhớ thương hiệu bằng cách in logo công ty lên quà tặng ho ặc lồng ghép nh ững gi ới thi ệu v ề th ương hiệu qua quà tặng. Cẩn thận khi xây dựng thương hiệu nhánh Thông thường, thương hiệu đạt được thành công không chỉ bởi yếu tố chất lượng, hay giá cả của sản phẩm, mà còn bởi chúng thiết lập được mối liên hệ cảm xúc với khách hàng. Như vậy, khách hàng yêu thích thương hiệu mẹ thì sẽ có cảm tình muốn sử dụng sản phẩm, d ịch v ụ c ủa th ương hi ệu nhánh. Đ ồng thời, hiệu ứng ngược lại là họ sẽ ghét lây thương hiệu mẹ nếu không hài lòng với dòng sản phẩm mới. Cho nên vi ệc xây d ựng th ương hiệu nhánh với chất lượng tốt là điều rất quan trọng. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn Mỗi một thương hiệu được nhận diện ra cộng đồng thông qua sản phẩm, dịch vụ; tuy nhiên điều khiến khách hàng nhớ đến nhiều nhất là màu sắc thương hiệu cùng với logo, câu khẩu hiệu (slogan) cùng các cụm hình ảnh đi kèm… Cho nên ph ải b ảo đ ảm t ất c ả các tài liệu quảng bá, tiếp thị phải thống nhất, tương đồng về màu sắc và hình ảnh. Hệ thống các vật phẩm văn phòng nh ư danh thi ếp, b ảng hiệu, bao bì… cùng như quà tặng thương hiệu cần được thiết kế theo tông màu chuẩn kèm logo công ty. Việc áp dụng chuẩn mực về các công văn, giấy tờ, biển biểu… thống nhất về thương hi ệu thể hi ện tính chuyên nghi ệp, s ự tôn tr ọng trong giao dịch (bên ngoài và nội bộ) đồng thời cũng là cách gia tăng giá trị thương hiệu. Như vậy, 7 bước trên là các nấc thang nhằm khuyếch trương thương hiệu một cách hi ệu quả mà không bị cản tr ở b ởi ngu ồn kinh phí hạn hẹp. Đoàn Thiên Hưng - Phó Tổng Giám đốc Nhân Luật Group Năm 2011, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế Thứ ba, 15 Tháng sáu 2010, 10:52 GMT+7 Tags: kế hoạch phát triển kinh tế, Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước, Tổng sản phẩm trong nước, của nền kinh tế, Phát triển bền vững, an sinh xã hội, lấy lại, tăng trưởng, phấn đấu, thủ tướng, mục tiêu, chính phủ, năm, đà, bộ Năm 2011 nỗ lực phấn đấu thúc đẩy sản xuất phát triển, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước(GDP) đạt 7,0% - 7,5%. Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước(GDP) đạt 7,0% - 7,5%.
- Đó là 1 mục tiêu cơ bản được Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về việc xây dưng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011. Năm 2011 là năm đầu tiên và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà để thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015. Nhận định chung, kinh tế thế giới biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường; suy thoái kinh tế toàn cầu đã được ngăn chặn nhưng chưa lấy lại đà tăng trưởng của các năm trước sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nước ta trong thời gian tới. Cần thực hiện 3 đột phá lớn Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu căn cứ vào tình hình trong nước và quốc tế trong thời gian qua và triển vọng phát triển sắp tới, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 trong dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI để xác định mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch năm 2011. Để đạt được các mục tiêu phát triển năm 2011, theo Thủ tướng cần tổ chức triển khai 3 đột phá lớn: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực cao; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, quy mô lớn. Chỉ thị cũng nêu ra những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bao gồm nhiệm vụ về kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa và một số lĩnh vực an sinh xã hội khác, tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng các phương án ứng phó với các tác động của tình hình kinh tế thế giới tới kinh tế nước ta trong mọi tình huống. Dự toán thu nội địa tăng bình quân tối thiểu 17-19% Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cho năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2015 của từng Bộ, cơ quan Trung ương cũng như từng địa phương. Theo chỉ thị, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2011 phải bảo đảm mức động viên vào ngân sách nhà nước đạt trên 23% GDP, trong đó thu thuế và phí đạt trên 21% GDP. Dự toán thu nội địa của cả nước (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 17 – 19% so với đánh giá ước thực hiện năm 2010; dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 7% - 9%. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung những chế độ, chính sách thực hiện không có hiệu quả hoặc đã lạc hậu, không phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời, đề xuất bổ sung những chính sách, chế độ cần thiết, cấp bách thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015 làm cơ sở cho việc tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong tháng 9/2010, báo cáo Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 để Chính phủ cho ý kiến, hoàn chỉnh, trình Quốc hội. Trước 20/11/2010, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2011 cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, các cơ quan, đơn vị khác trên cơ sở các nghị quyết của Quốc hội. Kinh tế 2011: Tạo đà tăng trưởng cao và bền vững
- Cập nhật lúc 08:05, Thứ Bảy, 11/09/2010 (GMT+7) Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, cùng với việc đánh giá nền kinh tế 8 tháng qua, Chính phủ bàn thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Mục tiêu xuyên suốt của năm kế hoạch này là nỗ lực phấn đấu thúc đẩy sản xuất phát triển, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 7 - 7,5% so với năm 2010. Nắm bắt thuận lợi, khó khăn Việc Chính phủ xây dựng mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 7- 7,5% so với năm 2010 và cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng GDP 5,2% của năm 2009, được tính toán, cân nhắc dựa trên bối cảnh thuận lợi, cũng như khó khăn của tình hình kinh tế thế giới cũng như nội lực đất nước. Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục được dự báo sẽ phục hồi với mức tăng trưởng khá cao. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 là 4,3%, trong đó khu vực châu Á là 6,8% và các nước ASEAN-5 là 6,5% (trong nhóm này tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo đạt mức 6,8%), song vẫn chứa đựng những bất ổn khó lường. Những biến động của kinh tế thế giới, nhất là những xu hướng được hình thành trong năm 2010 có những tác động tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2011, nhất là đối với tỷ giá ngoại tệ, chính sách tiền tệ và giá cả, xuất nhập khẩu, đầu tư, lao động và việc làm. Doanh nghiệp tư nhân Việt Long (xã Đồng Thái, huyện An Dương) đầu tư mở rộng dây chuyền đúc các sản phẩm đồng gang..., tạo việc làm cho hơn 100 lao động. . Về tình hình trong nước, năm 2011, nền kinh tế nước ta có những thuận lợi căn bản, đó là những thành tựu to lớn của 25 năm đổi mới đất nước; cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã hình thành, ngày càng hoàn thiện; năng lực của nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường. Sau thời gian bị suy giảm do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, trên tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đã phục hồi nhanh và đang dần lấy lại đà tăng trưởng cao, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Các cân đối kinh tế vĩ mô, như thu chi NSNN, tiền tệ, tín dụng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Bội chi NSNN giảm dần, xuất khẩu tăng nhanh góp phần giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Lạm phát được kiềm chế. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta cũng gặp phải một số khó khăn đó là hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ là cản trở lớn cho sự phát triển; thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu, dịch bệnh có thể tác động xấu đến sự phát triển của các ngành, trước hết là sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. 4 giải pháp lớn Với những thuận lợi, khó khăn trên, để đạt được mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Chính phủ đã xây dựng 4 giải pháp lớn. Trước hết là phải tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Theo đó, các ngành thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, an toàn, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao. Cụ thể sẽ công khai hóa quy hoạch tổng thể các vùng, các tỉnh, danh mục các lĩnh vực, địa bàn thuộc diện cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Rà soát lại hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là các quy định về thủ tục hành chính; bãi bỏ các quy định không cần thiết, không hợp pháp; thực hiện nghiêm túc quyết định cắt giảm 30% thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, tiếp tục xóa bỏ các bao cấp hiện có dưới các hình thức đối với doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn. Đặc biệt quan tâm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, tiếp cận thông tin thị trường. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách tài chính, tiền tệ cũng là giải pháp quan trọng được Chính phủ đặt ra trong năm 2010. Cụ thể, Chính phủ sẽ yêu cầu các ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu đối mới để hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng hội nhập và các cam kết với thế giới và khu vực. Đồng thời vẫn bảo đảm đơn giản hóa các thủ tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục đổi mới chính sách chi tiêu và cơ cấu chi tiêu song song với ki ểm tra, ki ểm
- toán, thanh tra công khai, minh bạch và công bằng. Tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ chủ động, linh loạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu phương tiện thanh toán cho nền kinh tế đồng thời phải bảo đảm tính thanh khoản và hoạt động lành mạnh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế, trong đó sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để giảm dần lãi suất tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Năm 2011 cũng là năm kiên trì chủ trương xóa bỏ bao cấp qua giá, thực hiện chính sách giá theo cơ chế thị trường. Thực hiện quản lý nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế. Trên quan điểm tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, năm 2011 Việt Nam sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập, kết nối nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, thiết lập một nền kinh tế cân bằng hơn giữa trong nước và ngoài nước, khắc phục sự chia chắt giữa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Cụ thể, trong năm 2011, phải tạo được những chuyển biến quan trọng ban đầu cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng: phát triển công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông, lâm thủy sản; tập trung phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tác động lan tỏa và có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế; hình thành và từng bước phát triển một số ngành nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, như ngành công nghiệp hỗ trợ. Xác định cụ thể, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước theo hướng tạo điều kiện thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từng bước thu hẹp tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong toàn nền kinh tế. Năm 2011, Chính phủ chỉ đạo sẽ tăng cường các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu bằng việc quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu thông qua các biện pháp không trái với các quy định của WTO. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển về các mặt hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng và có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.
- Nửa đầu năm 2011: Kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm Ngày 28/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra những đánh giá về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu và các thách thức chính sách nhân dịp Hội nghị cấp cao của nhóm G-20 gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu sắp diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) vào đầu tháng 11 tới. Kinh tế thế giới được dự báo vẫn tăng trưởng chậm vào nửa đầu năm 2011 IMF nhận định kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh hơn dự kiến nhưng chậm lại trong nửa sau của năm 2010 và nửa đầu của năm 2011 do tiến trình phục hồi vẫn mong manh và không đồng đều. Nguy cơ tái khủng hoảng của nền kinh tế thế giới vẫn lớn. Mặc dù căng thẳng trong khu vực tài chính đã giảm bớt nhưng các thị trường vẫn hết sức nhạy cảm với các nguy cơ nợ chủ quyền và khu vực ngân hàng. Tiến trình phục hồi ở các nền kinh tế phát triển thuộc nhóm G-20 bắt đầu chuyển dần từ động lực là các gói kích thích kinh tế sang động lực xuất phát từ đầu tư nhưng tiêu dùng tư nhân vẫn trì trệ. Các nền kinh tế mới nổi trong nhóm G-20 vẫn dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế nhờ tăng nhu cầu trong nước và phục hồi buôn bán quốc tế nhưng đã bắt đầu chậm lại để hướng tới tăng trưởng bền vững hơn. Tái cân bằng nhu cầu toàn cầu vẫn là nhu cầu cấp thiết để tăng trưởng cân bằng, mạnh mẽ và bền vững, đặc biệt ở các nền kinh tế phát triển. Các nhà kinh tế IMF nhấn mạnh trong khi tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, các ưu tiên chính sách của các nước G-20 cần tập trung vào các nhu cầu trung hạn nhằm tái cân bằng nhu cầu toàn cầu. Các nền kinh tế phát triển cần điều chỉnh thận trọng và cải tổ các khu vực tài chính, bình thường hóa các điều kiện tín dụng và thúc đẩy tái cân bằng trong nước nhằm làm giảm sức ép đối với lập trường chính sách tiền tệ đòi hỏi phải điều chỉnh lớn ở các nền kinh tế này. Các nền kinh tế phát triển cũng cần xây dựng và bắt đầu thực hiện các kế hoạch củng cố tài chính trung hạn đáng tin cậy để phục hồi lòng tin nhằm tăng nhu cầu tiêu dùng tư nhân. Trong các nền kinh tế đang phát triển mới nổi thuộc G-20, tỷ giá hối đoái đã bắt đầu tăng song hành với tiến trình đẩy nhanh cải tổ để tăng nhu cầu trong nước. Nếu không có các biện pháp, chính sách nhằm loại trừ
- sự lệch lạc, mất cân bằng toàn cầu sẽ tiếp tục mở rộng, đe dọa triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế cả phát triển lẫn đang phát triển. Sức cạnh tranh nền kinh tế, chỉ số icor, quản lý môi trường, khoáng sản, chất lượng nguồn lực, đất đai là 6 khuyết điểm thuộc kinh tế vĩ mô cần được khắc phục. Thứ Bảy, 06/11/2010 - 09:12 Nền kinh tế vẫn tiềm ẩn khả năng không an toàn Trao đổi với báo chí, đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho rằng: khả năng không an toàn đối với nền kinh tế vẫn tiềm ẩn. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, với lãi suất có thể lên tới 16- 17%/năm. Trong khi đó, Chính phủ vẫn tiếp tục phát hành trái phiếu với lãi suất cao, ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này ? Đây là sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ví dụ như chúng ta đang muốn kéo lãi suất xuống để cứu sản xuất, cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa thì lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi phải thấp xuống. Nhưng hiện nay trái phiếu Kho bạc nhà nước khi huy động vào và trái phiếu Chính phủ vẫn đang giữ ở mức từ 11- 13% thì chắc chắn số vốn sẽ phải dồn về một phía, không vào sản xuất kinh doanh mà lại đi chỗ khác. Vốn của ngân hàng tụt đi thì làm sao đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Trái phiếu nếu không sử dụng thì lại đem gửi vào kho bạc, và thậm chí khi bán đi thì một số ngân hàng có vốn lại mua. Mua nhưng vẫn không đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà lại mang vào thị trường liên ngân hàng... Thế là số vốn này cứ chạy lòng vòng, giữa mấy "ông" ngân hàng với nhau trong khi vốn dùng để đưa
- vào sản xuất kinh doanh, phục vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không có. Khả năng sử dụng đương nhiên là kém hiệu quả. - Theo ông đâu là giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ? Chính phủ cũng đã đề cập chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trương rất đúng nhưng triển khai cụ thể chưa được nhiều nên khả năng giải quyết khó khăn chưa triệt để. Với lãi suất cao như hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh yếu khó có thể kinh doanh có lãi để trả nợ ngân hàng. Về tổng thể việc đầu tiên là giải quyết được nút thắt của nền kinh tế: Chính phủ phải điều hành làm sao giảm bội chi ngân sách và giảm nhập siêu càng nhanh càng tốt vì nó ảnh hưởng trực tiêp đến tỷ giá, lãi suất. Thứ nữa là phải tập trung giải quyết vốn cho doanh nghiệp tư nhân, tháo gỡ cho họ về vốn, về mặt bằng sản xuất, và phải giảm được chi tiêu công, sắp xếp lại doanh nghiệp quốc doanh. Bên cạnh đó, phải quản lý kinh tế, quản lý con người chặt chẽ, gắn nghị quyết với hành động, gắn quyền lợi kinh tế với quyền lợi xã hội, phải gắn liền giữa nói và làm. - Nhiều ý kiến cho rằng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải công khai tài chính, minh bạch tài chính như các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, ý kiến của ông như thế nào ? Đây là vấn đề cần thiết, có lợi cho cả doanh nghiệp và xã hội. Doanh nghiệp muốn có thương hiệu, muốn tồn tại được thì phải có được sự tín nhiệm, có được lòng tin của khách hàng, của đối tác. Doanh nghiệp nào còn tồn tại thì phải tập trung sửa chữa, nếu che giấu thì nó sẽ như cái nhọt bọc, đến một lúc nào đó bung ra thì vô phương cứu chữa. Tôi cho rằng Luật về kinh doanh vốn nhà nước là cần thiết, nhưng để xây dựng được nó thì cũng cần phải có thời gian. Trước mắt, các doanh nghiệp phải công khai, minh bạch hóa vấn đề tài chính. Nhà nước phải rà soát sắp xếp chứ để lộn xộn tù mù như hiện nay sẽ ảnh hưởng cho nền kinh tế. - Với chính sách hiện tại có tiềm ẩn bất ổn đối với nền kinh tế không, thưa ông ? Hiện tại thì chưa, chúng ta kiểm soát lạm phát vẫn dưới hai con số, có thể trên 8% một chút. Còn tăng trưởng chắc chắn sẽ đạt 6,5-6,7% là điều chắc chắn. Tuy nhiên cảnh báo là có, chẳng hạn có 6 khuyết điểm thuộc kinh tế vĩ mô như: sức cạnh tranh nền kinh tế, chỉ số icor, quản lý môi trường, khoáng sản, chất lượng nguồn lực, đất đai. Những vấn đề này tác động trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Nếu không được khắc phục sớm khả năng chúng ta rơi vào bẫy thu nhập trung bình là rất lớn. Nhập siêu và các nút thắt của nền kinh tế không giải quyết được thì yếu tố rủi ro sẽ gia tăng và khả năng không an toàn là có. http://dddn.com.vn/2010110411251227cat186/nen-kinh-te-van-tiem-an-kha-nang-khong-an-toan.htm
- Chiến lược Marketing nào cho Ngân hàng bán lẻ Việt Nam? Dăm bảy năm trước đây, ngành ngân hàng chẳng mấy ai nghĩ đến bỏ ngân sách ra truyền thông! Bởi dịch vụ ngân hàng là ban phát là xin cho. Giờ thì đã khác, tiền tỷ tỷ đổ vào các hoạt động quảng cáo, tài trợ như để khẳng định đẳng cấp của ngân hàng mình. Nhưng một hiện trạng là tiền thì cứ đổ còn số thương hiệu ngân hàng tạo được chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng đếm trên đầu ngón tay! Tiếp thị ngân hàng Bán lẻ Việt Nam - Thời xa vắng… Tôi vẫn còn nhớ như in các hình ảnh “tín dụng viên” phường xã đầy quyền uy trong các dịch vụ cho vay đối với người dân. Họ là một tầng nấc trung gian của ngân hàng với khách hàng,đầy uy quyền và cả phức tạp rắc rối nếu người dân muốn có đặc ân được vay nợ ngân hàng. Không đâu xa, khoảng năm 2000 tôi đưa mẹ tôi đến ngân hàng mở cho bà một cái tài khoản để chuyển tiền cho bà hàng tháng cho tiện. Cô giao dịch viên Ngân hàng Nông nghiệp Thị xã G. phán một câu: nếu bà chỉ nhận tiền thì không mở tài khoản được, ngân hàng chỉ phục vụ nếu bà muốn gửi tiền đi. Tôi thì gân cổ cãi rằng cô phải phục vụ còn cô thì khăng khăng bác chỉ cần chứng minh nhân dân là có thể chuyển nhận tiền an toàn. Cuối cùng thì mẹ tôi kéo tay tôi về với một câu tôi còn nhớ mãi – con đừng cãi sau này đụng tới họ phiền phức lắm! Kết quả là đến giờ bà cũng chưa có được tài khoản ngân hàng và được hưởng tiện ích của nó. Giờ thì đã khác, các ngân hàng khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng của họ mà nói vui – chẳng khác gì nắm tay kéo khách ở các quán cơm lề đường! Bạn tôi làm ở ngân hàng nhiều lắm, nên tôi chẳng lạ gì dăm ba bữa có người bảo: cậu xem mở tài khoản công ty qua ngân hàng tớ đi, nhiều ưu đãi lắm. Hay như ba hôm trước, ra chi nhánh ngân hàng Vietcombank Tân Bình làm thẻ. Anh nhân viên cứ khuyên mở thêm cái tài khoản đi, đang khuyến mãi mà, chẳng mất mát gì đâu dù tôi cứ bảo anh ta rằng tôi đã có tài khoản! Kết quả là tôi có thêm một cái tài khoản nữa mà chưa biết họ có tính phí gì hay không! Bùng nổ truyền thông quảng cáo ngành ngân hàng thương mại tại Việt Nam Một dạo gần đây, cứ y như rằng bật TV lên là thấy quảng cáo về ngân hàng. Hết ngân hàng này đến ngân hàng khác, hết quảng cáo sang tài trợ, hết tài trợ thể thao đến tài trợ game show… Người tiêu dùng có cảm giác như ngân hàng có nhiều tiền quá nên thi nhau xài khi có ngân sách. Thậm chí cả dự báo thời tiết, cả những game show như “Hãy chọn giá đúng”… Nhiều người nói vui, ngân hàng là nơi nhiều tiền nên xài quảng cáo cho đã! Bước ra đường thì các chi nhánh ngân hàng mọc lên như nấm, bởi họ hiểu rằng (dù có lờ mờ hiểu) càng tiếp cận với người dân thì cơ hội phát triển dịch vụ càng lớn. Cũng như thắng hay thua của một ngân hàng là điểm tiếp xúc với khách hàng (POP - Point of Purchase). Các dịch vụ đi đến ngõ ngách phố phường ở các đô thị và người dân quen dần với dịch vụ của ngân hàng Bán lẻ (dù rằng gần đây báo chí đăng tin một cách “trách móc” rằng chỉ có 5 triệu tài khoản cá nhân trên hơn 80 triệu dân Việt Nam!) Nói vậy, nhưng cũng không phủ nhận một vài thương hiệu ngân hàng cũng đi vào lòng người một cách chuyên nghiệp, nhưng có vẻ như là hiếm hoi và đầy khó khăn. Không rõ ràng về truyền thông, thiếu tính cách thương hiệu (brand personality) do thiếu chiến lược định vị thương hiệu (brand positioning) Có thể khẳng định trong trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang cố gắng xây dựng thương hiệu của mình thông qua các hoạt động truyền thông, tiếp thị ồ ạt. Ít nhất là trong giai đoạn khẳng định tên tuổi để nâng cao giá trị cổ phiếu chẳng hạn. Có chăng vung tiền nhiều thì sẽ thu lợi nhiều? Câu trả lời đôi khi không phải vậy. Tuy nhiên, cũng sẽ thật kiên cưỡng khi nhà quảng cáo mà không biết tạo cho mình một chỗ đứng “trong tâm trí người tiêu dùng”. Một ngày nào đó bạn có thể bật TV lên và kiểm chứng xem, các mẩu quảng cáo các ngân hàng và cũng chỉ mỗi một thông tin đó là ngân hàng, ngoài ra không hề có sự khác biệt hay một định vị nào rõ ràng. Mà cứ là ngân hàng là tiết kiệm, là tin cậy, là sự bảo đảm, chấm hết! Dạo gần đây, cứ cuối mẩu quảng cáo thì có một câu ca hay đọc gì đó ngân ngân vang vang nhắc lại tên ngân hàng như một mốt của thời đại. Và như vậy sự lãng phí, vung tiền qua các hoạt động truyền thông tiếp thị là tất yếu! Hãy xem ngân hàng “ngoại” H. truyền thông, họ khẳng định đẳng cấp quốc tế nhưng am hiểu địa phương, điều này nhất quán trong việc truyền thông từ tài trợ đua xe xích lô từ thiện đến các giải golf quốc tế tại Việt Nam. Điều này tạo ra một sự khác biệt, một đẳng
- cấp cũng như khẳng định người tiêu dùng Việt Nam một cơ hội tiếp cận với dịch vụ ngân hàng của họ. Và vì vậy, họ thành công! Bản thân chúng tôi cũng không có những dữ liệu cụ thể nhưng có cảm giác rằng hiệu quả hình ảnh thương hiệu (brand awareness) có vẻ như quá kém thông qua các hoạt động truyền thông các ngân hàng Việt Nam thực sự đáng để chính các ngân hàng xem xét khi quyết định một chiến lược marketing của mình. Chiến lược nào cho các ngân hàng Bán lẻ Việt Nam? Không có chiến lược, các hoạt động truyền thông liệu có hiệu quả, chưa kể đến có mấy ai đo lường định tính hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị này của các ngân hàng. Điều cần thiết đầu tiên là các ngân hàng cần định vị cho mình vị trí nào trong tâm trí người tiêu dùng trước khi lập chiến lược tiếp cận. Kế tiếp, các thương hiệu được xây dựng và gán cho nó tính cách thương hiệu (personality) bởi vì thương hiệu là một thực thể sống, có cả giá trị lý tính (physical) và giá trị cảm tính (emotional), nó ví như đời sống của một con người có hỉ, nộ ái, ố; có sinh, lão, bệnh, tử… Truyền thông chỉ là thể hiện bên ngoài của đứa con thương hiệu này. Và cuối cùng, các ngân hàng đừng quên rằng truyền thông không chỉ có quảng cáo. Nó là một nghệ thuật kết hợp của các biện pháp đối thoại với khách hàng. Nó bắt đầu từ những giá trị bên trong nội bộ nhân viên doanh nghiệp (internal) cho đến bên ngoài (quảng cáo, tiếp thị…). Sẽ thật khiên cưỡng và phản tác dụng (đôi khi là những cú đá hậu – hồi mã thương – đau đớn) nếu những quảng cáo rất tốt nhưng khi đến tiếp xúc với ngân hàng thì thái độ hay dịch vụ tồi tệ như một bài báo đăng trên saga về dịch vụ ngân hàng và dịch vụ thẻ A. gần đây! Tóm lại, để có một chiến lược marketing chuyên nghiệp và hiệu quả, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn cần phải xem lại và đầu tư cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp mình nếu không muốn tình trạng tiền tỷ đổ vào các hoạt động tiếp thị trong khi giá trị thương hiệu vẫn là những mong muốn mơ hồ và xa vời. Quả thật, con đường đi đến một thương hiệu vững mạnh quả là còn chông gai và rất xa. http://tags.mydaily.vn/chi%E1%BA%BFn+l%C6%B0%E1%BB%A3c+marketing+c%E1%BB%A7a+ng %C3%A2n+h%C3%A0ng.htm http://saga.vn/TruyenthongvaPR/4797.saga http://quantritructuyen.com/tim/Chi%E1%BA%BFn+l%C6%B0%E1%BB%A3c+marketing+t%E1%BA %A1i+c%C3%A1c+ng%C3%A2n+h%C3%A0ng.html http://www.google.com.vn/search? hl=vi&q=marketing+ngan+hang+thuong+mai&revid=570591734&sa=X&ei=pMjWTML9BoaUvAOFucmiCQ &ved=0CDQQ1QIoAQ http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=chi%E1%BA%BFn+l%C6%B0%E1%BB%A3c+marketing+l %C3%A0+g%C3%AC&meta=&aq=0&aqi=g1&aql=&oq=chi%E1%BA%BFn+l%C6%B0%E1%BB %A3c+marketing+LA%CC%80&gs_rfai= http://tags.mydaily.vn/chi%E1%BA%BFn+l%C6%B0%E1%BB%A3c+marketing+l%C3%A0+g %C3%AC.htm
- Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận Chiến lược Marketing là gì? Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P. Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing. Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận.
- Chiến Lược Marketing Hỗn Hợp 4P (marketing mix) Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yết tố, thường được gọi là 4Ps cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place). Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường. Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính nầy thành 7 yếu tố (và được gọi là 7P) để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical evidence). Dưới đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P. 1. Sản phẩm. - Phát triển dải sản phẩm - Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng - Hợp nhất dải sản phẩm - Quy chuẩn hoá mẫu mã - Định vị - Nhãn hiệu 2. Giá - Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán - Áp dụng chính sách hớt bọt (skimming) - Áp dụng chính sách thâm nhập (penetration) 3. Truyền thông - Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại - Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị) - Thay đổi phương thức truyền thông - Thay đổi cách tiếp cận 4. Kênh - Thay đổi phương thức giao hàng hoăc phân phối - Thay đổi dịch vụ
- - Thay đổi kênh phân phối - Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ. 5. Con người. - Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi. - Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới - Chuẩn hoá dịch vụ khách hàng - Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng 6. Qui trình. - Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO ... nhằm chuẩn hoá qui trình và tăng hiệu quả. - Cải tiến, rút ngắn qui trình nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như qui trình đặt hàng, qui trình thu tiền, qui trình nhận hàng, qui trình bảo hành ... - Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị, công nghệ cũ lạc hậu. 7. Chứng minh cụ thể Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ. Ngoài ra còn có một số lựa chọn chiến lược marketing khác như: Cải tiến hiệu quả điều hành hoạt động Cải tiến hiệu quả hoạt động marketing Cải tiến các thủ tục hành chính Hợp lý hoá hệ thống sản phẩm Rút lui khỏi thị trường đã chọn Chuyên sâu về một sản phẩm hay thị trường Thay đổi nhà cung cấp Mua lại phương tiện sản xuất kinh doanh Mua lại thị trường mới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
[Kinh Tế Học] Market Research - Nghiên cứu thị trường Phần 2
9 p | 87 | 20
-
Thuật Ngữ - Kinh Doanh, Đầu Tư part 3
7 p | 90 | 14
-
Thuật Ngữ - Kinh Doanh, Đầu Tư part 6
7 p | 69 | 10
-
Thuật Ngữ - Kinh Doanh, Đầu Tư part 7
7 p | 71 | 10
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh doanh và cách viết luận án tốt nghiệp - TS. Nguyễn Minh Kiều
96 p | 68 | 9
-
Tiêu Chuẩn Từ Ngữ - Từ Điển Kinh Doanh part 4
7 p | 69 | 6
-
Tiêu Chuẩn Từ Ngữ - Từ Điển Kinh Doanh part 2
7 p | 80 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn