Từ "Người con gái viên đại úy" của Puskin đến "Tarax Bunba" của Gôgôn, bàn về tính lịch sử và tính thời sự của tiểu thuyết lịch sử_3
lượt xem 6
download
Khi hai con trai vừa từ trường dòng về đến nhà, người cha vội dạy chúng trở thành người chiến sĩ yêu nước: “Chúng mày cần được nuông chiều à?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Từ "Người con gái viên đại úy" của Puskin đến "Tarax Bunba" của Gôgôn, bàn về tính lịch sử và tính thời sự của tiểu thuyết lịch sử_3
- Từ "Người con gái viên đại úy" của Puskin đến "Tarax Bunba" của Gôgôn, bàn về tính lịch sử và tính thời sự của tiểu thuyết lịch sử
- Khi hai con trai vừa từ trường dòng về đến nhà, người cha vội dạy chúng trở thành người chiến sĩ yêu nước: “Chúng mày cần được nuông chiều à? Cánh đồng trơn trụi và một ngựa tốt, đó là sự nuông chiều tốt đối với chúng mày! Và hãy nhìn thanh gươm: mẹ của các con đó!”. Còn khi đứng ở cương vị người chỉ huy đội quân Côdắc, trước tình thế bức bách bị kẻ thù xâm lược o ép, vị lão tướng Bunba đã dõng dạc động viên ba quân: “Bọn vô đạo đã đoạt chiếm hết tất cả. Chỉ có chúng ta còn lại, côi cút, giống như quả phụ mất chồng khoẻ mạnh, đất nước ta cũng côi cút như chúng ta! Chính vào thời buổi đó, các bạn ạ, chúng ta nắm tay nhau trong tình anh em. Đấy tình đồng chí của chúng ta là như thế. Không có một liên hệ nào thiêng liêng hơn tình đồng chí!”. Từ ý chí sắt đá đó, lão Bunba đã dứt khoát đoạn tuyệt với Anđri – đứa con phản bội Tổ quốc. Hắn mù quáng trước tình yêu giả dối, hiểm độc của cô gái gián điệp từ đất Ba Lan tới, hắn cam tâm bán rẻ tất cả. Không chút do dự, hắn huyênh hoang lớn tiếng trước người cha và cả đồng đội: “- Đối với tôi, bố tôi, đồng chí, và Tổ quốc là cái gì?... Tổ quốc của tôi chính là nàng! Đấy, Tổ quốc của tôi đó! Và còn sống ngày nào tôi sẽ còn mang Tổ quốc này trong trái tim tôi, tôi thách tên Côdắc nào dám rứt nó ra khỏi lòng tôi. Và có bao nhiêu tôi sẽ cho hết, sẽ bán hết, sẽ huỷ đi để phụng sự Tổ quốc này!”. Hai tình huống xung đột đan xen tạo cho tác phẩm tràn đầy kịch tính và đầy ý nghĩa thời sự xã hội. Nhân danh đồng đội và Tổ quốc thiêng liêng, vị lão tướng không hề chần chừ khi đối mặt trước đứa con trai sa đoạ, mà lão từng yêu quý dạy bảo từ thuở còn thơ; nhưng giờ đây hắn đang run sợ, mặt tái mét: “- Đứng im, không được động đậy! Tao đã đẻ ra mày và bây giờ chính tao không cho mày sống nữa!”. Nhưng rồi bên xác con, lão nức nở: “Còn thiếu gì nữa, mà không thành Côdăc? Vóc cao, mày đen, mặt mũi quý phái và chiến đấu vững vàng! Thế mà nó chết, chết nhục như con chó đê tiện!”.
- Còn người con trai cả dũng cảm vào tận sào huyệt của kẻ thù và anh đã bị địch bắt. Trên giàn lửa thiêu, trong giây phút cuối cùng, Ôxtap hiên ngang, bất khuất lớn tiếng gọi bố: “Bố ơi! Bố ở đâu? Bố có nghe tiếng con không? - Bố có nghe! – tiếng thét vang lên giữa cái im lặng mênh mông và cả ngàn vạn dân chúng cùng giật mình kinh ngạc”(6). Người bố kiên cường và đau khổ, ngang nhiên tìm đến bên đứa con trai để chứng giám giây phút cuối cùng của giọt máu vô vàn yêu thương. Kẻ thù vây bắt, nhưng lão đã vụt biến mất; không bao giờ cam chịu khuất phục trước kẻ thù, vị lão tướng ấy lại quay về chiến khu tổ chức một đội quân tung hoành trên đất Ba Lan tìm diệt kẻ thù để làm “lễ cầu hồn cho con trai” ngay trong lòng địch. Bị quân thù bao vây, Bunba đã quyết mở đường máu cho đồng đội thoát hiểm trở về, nhưng riêng lão dừng ngựa lại để nhặt chiếc tẩu và túi thuốc, không muốn để rơi vào tay giặc.Chi tiết “chiếc tẩu và túi thuốc” đầy nét ly kỳ, mà hợp lý khiến quân Ba Lan xông tới bắt được lão; chúng buộc chặt lão vào thân cây trên một giàn thiêu. Nhưng ngay giữa lúc ngọn lửa cháy bỏng, lão vẫn lớn tiếng giục giã kêu gọi, chỉ đường cho đồng đội Côdăc vượt sông trở về quê mẹ và lão vui mừng khi thấy quân địch không thể đuổi kịp. Vị lão tướng hiên ngang vĩnh biệt đồng đội với niềm tin tưởng vào sức mạnh bất khuất của đất nước Ukraina và nước Nga. Đúng là đậm chất truyền thuyết, mà không thiếu nội dung hiện thực của khung cảnh chiến trận qua các chi tiết truyện kể. Nhân vật Tarax Bunba là một “người anh hùng, người đại biểu cho cuộc sống của toàn thể dân tộc, của toàn bộ chế độ chính trị trong một thời đại nhất định” (Biêlinxki). Mặt khác, về thi pháp thể loại, qua một số đoạn văn sinh động trên, người đọc ngày nay vẫn có thể hình dung được những cảnh tượng lạ lẫm... tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Cái hay là ở chỗ ngòi bút nhà văn đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố dân gian ly kỳ bay bổng, gắn với yếu tố hiện thực của cuộc sống hiện đại. Thời bấy giờ bút pháp lạ lẫm, phóng khoáng này từng được chứng minh khá thuyết phục qua một số truyện ngắn thời kỳ đầu của nhà văn, ví như truyện Cái mũi, Bức chân dung,v.v... tạo nên một phong cách độc đáo nổi bật của văn hào Gôgôn tài hoa. Cũng chính vì thế, về
- sau trên văn đàn Nga thế kỷ XX từng nẩy sinh việc tranh luận về thể loại xung quanh truyện Tarax Bunba: - đây là tác phẩm anh hùng ca hay là tiểu thuyết lịch sử? Tác phẩm văn xuôi này đã góp phần khẳng định sự xuất hiện một thể loại mới trong văn học Nga, được viết bằng ngôn ngữ Nga bình dân, điêu luyện, thoát khỏi dòng ngôn ngữ slavơ cổ kính của nhà thờ. Chính vì thế, Bêlinxki đánh giá rất cao: “TruyệnTarax Bunba là thiên anh hùng ca kỳ diệu do ngọn bút dũng cảm và khoáng đạt thảo ra, là thiên ký sự sắc nét về sinh hoạt anh hùng của một dân tộc trẻ trung, là bức tranh vĩ đại trong những khuôn khổ hẹp, xứng đáng với Homer”(7). Về phần thể loại của tác phẩm, còn không ít các quan niệm khác nhau giữa anh hùng ca và tiểu thuyết lịch sử. Tuy vậy, có thể thấy rõ là Gôgôn đã kết hợp khá chặt chẽ giữa yếu tố hiện thực lịch sử hoà vào yếu tố trữ tình anh hùng ca, pha nét lãng mạn ly kỳ đậm màu sắc dân gian của quá khứ xa xôi. Điểm mới là ngòi bút nhà văn đã chú ý phân tích diễn biến tâm lý nhân vật khá tinh tế, cụ thể, phức tạp, mà vẫn hợp lôgic phát triển đối với đời sống riêng tư. Hơn thế nữa, cùng với dòng trữ tình khởi nguồn từ Puskin, Gôgôn đã mở rộng dòng hiện thực gắn liền với việc sử dụng tiếng Nga hết sức sinh động, uyển chuyển, tạo nên nét tươi tắn, tràn đầy sức sống góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển nền văn xuôi Nga xuyên suốt thế kỷ XIX, bước sang chiếm lĩnh cả thế kỷ XX (tuy Gôgôn vốn là gốc Ukraina). Nhân đây có thể so sánh hai tác phẩm của Puskin và Gôgôn với một vài tác phẩm trong văn chương Việt Nam, để thử bàn rộng ra về mặt lý luận xung quanh thể loại tiểu thuyết lịch sử. Ở ta, truyện Quận He khởi nghĩa của Hà Ân, được tác giả và Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành giới thiệu là tiểu thuyết lịch sử. Dường như về tính chất cuộc bạo động của Quận He cũng có nhiều nét cơ bản đồng dạng, gần gũi với cuộc khởi nghĩa nông dân trên đất nước Nga và thời gian xẩy ra đều ở vào thế kỷ XVIII - XIX qua hai cuốn tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu. Tuy vậy, theo tôi, tác phẩm Quận He... chỉ nghiêng về truyện kể lịch sử bao quanh hoạt động của vị thủ lĩnh Quận He Nguyễn Hữu Cầu, hơn là một
- cuốn tiểu thuyết lịch sử về phong trào vùng lên của đông đảo nông dân chống bóc lột và nghèo đói. Còn cuốn Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) tuy có độ dày bề thế với các chuyện kể lịch sử cụ thể, sinh động tạo được sức cuốn hút khá rộng lớn, nhưng vẫn nghiêng về thể loại ký sự lịch sử hơn là tiểu thuyết. Mặc dầu tác phẩm được xây dựng theo lối truyện chương hồi của Trung Quốc khá hấp dẫn với nhiều sự kiện lịch sử phong phú xẩy ra trong xã hội Lê Trịnh suy tàn và khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ dữ dội. Tuy thế, ngòi bút các tác giả lại không chú ý đến việc xây dựng các nhân vật hư cấu, – một yếu tố cấu thành không thể thiếu – của thể loại tiểu thuyết truyền thống thế giới. Trong cuốn Từ điển văn học, giáo sư Nguyễn Lộc – người viết mục từ này – cũng phân vân về việc xác định thể loại của tác phẩm (tr.615). Còn sách giáo khoa Ngữ văn chương trình lớp 11, giới thiệu truyện Hoàng Lê nhất thống chí... “viết theo hình thức thể loại tiểu thuyết chương hồi như kiểu Tam quốc diễn nghĩa của văn học Trung Quốc” (Ngữ văn 11, Nxb. Giáo dục, H, 2000, tr.3), cũng có nghĩa là thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử? Đúng là có nét khác biệt giữa hai tư liệu? Mở rộng tầm khảo sát, nếu đọc các tiểu thuyết lịch sử chương hồi đồ sộ của nền văn học Trung Hoa thì có thể tham khảo sách Lịch sử văn học Trung Quốc, ở chương giới thiệu Tam quốc chí diễn nghĩa có đoạn: “...truyện Tam quốc lưu truyền tới đời Đường thì trên mình các nhân v ật đã được tô thêm màu sắc thần dị. Từ Tống Nguyên trở về sau, các tác gia v à nghệ nhân gia công nhiều lần, trở th ành nội dung cơ bản của Tam quốc chí diễn nghĩa trong đó “bảy phần sự thật, ba phần hư cấu” (tr.383 – N.T.L nhấn mạnh)... “... Những phần trên trời dưới biển không phải là phần chủ yếu của Tam quốc... Có một câu nói lưu hành trước đây: “Truyện Tam quốc là thật, truyện Phong thần là giả” (tr 392-N.T.L nhấn mạnh)(8). Ở một tư liệu khác, nhà văn – học giả Quách Mạt Nhược cũng nêu lên nhận định tương tự như thế: “70% là thực, còn 30% là hư cấu...”. Thật ra xét đến cùng, trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, yếu tố thể loại luôn biến động và tuỳ thuộc khá nhiều vào quan niệm và tài năng chủ quan của tác giả ở từng
- giai đoạn sáng tác và từng tác phẩm cụ thể. Hơn nữa, việc phân định ranh giới giữa các thể loại dưới ngòi bút của các nghệ sĩ nhiều khi cũng có phần mong manh phiếm định. Phải chăng đây cũng là một lĩnh vực khá thú vị cần được giới khoa học bàn luận rộng rãi?...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các thể loại trừng phạt tội ác Tập 2
424 p | 158 | 34
-
Bài 14: Chương trình địa phương ( phần văn) - Bài giảng Ngữ văn 8
31 p | 1046 | 19
-
Từ "Người con gái viên đại úy" của Puskin đến "Tarax Bunba" của Gôgôn, bàn về tính lịch sử và tính thời sự của tiểu thuyết lịch sử_2
5 p | 126 | 7
-
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
6 p | 142 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn