Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu nền kinh tế
lượt xem 9
download
"Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu trong phát triển nền kinh tế, Nhà nước phải nhìn nhận nó như là một tài sản cực kỳ quan trọng", GS Michael Porter nhấn mạnh tại Hội thảo công bố báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam sáng nay ( 30/11/2010 ). Vị giáo sư được coi là "cha đẻ" của chiến lược cạnh tranh còn nhấn mạnh thêm,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu nền kinh tế
- Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu nền kinh tế GS Michael Porter "Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu trong phát triển nền kinh tế, Nhà nước phải nhìn nhận nó như là một tài sản cực kỳ quan trọng", GS Michael Porter nhấn mạnh tại Hội thảo công bố báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam sáng nay ( 30/11/2010 ). Vị giáo sư được coi là "cha đẻ" của chiến lược cạnh tranh còn nhấn mạnh thêm, nếu không dẫn đầu thì tối thiểu khu vực tư nhân cũng phải là người tham gia cực sâu trong quá trình phát triển kinh tế. Nhận thức lại vai trò của Chính phủ Theo GS Michael Porter, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ Việt Nam cần xác định được một vai trò mới cho mình, phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế thị trường năng động, đang trỗi dậy và đang hội nhập ngày càng
- sâu rộng. "Từ kiểm soát, vai trò của Chính phủ cần chuyển sang xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một nền kinh tế thị trường, Chính phủ cần hướng tới tạo ra một điểm đến kinh doanh với các lợi thế cạnh tranh rõ ràng", GS nhấn mạnh. Với vai trò này, Chính phủ sẽ đảm nhận những công việc tạo điều kiện và đảm bảo thị trường được vận hành theo nguyên tắc của nó. "Chính phủ sẽ phải cung cấp một môi trường thể chế minh bạch và hiệu quả, trong đó các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng trên mọi mặt". Theo đánh giá của GS, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ấn tượng, Việt Nam giờ đã trở thành một bộ phận năng động của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên mức độ thịnh vượng và năng suất còn thấp, những quan ngại về tính bền vững của mô hình phát triển hiện nay ngày càng tăng. "Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư chủ yếu do yếu tố chi phí nhân công thấp nhưng trong một môi trường toàn cầu đang thay đổi, điều này là không đủ để duy trì tăng trưởng bền vững", ông khuyến cáo. GS Michael Porter cho rằng Việt Nam đang đứng trước thời điểm chuyển giao quan trọng từ tăng trưởng dựa trên các lợi thế so sánh sẵn có sang tăng trưởng dựa trên việc nâng cấp năng lực cạnh tranh và xây dựng những lợi thế cạnh tranh mới ở trình độ cao hơn. "Đã tới lúc Việt Nam cần thảo luận xem mình muốn đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế toàn cầu, đâu là những ngành, lĩnh vực và thế mạnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam mà thế giới sẽ biết tới", GS Michael Porter nhấn mạnh. Khu vực Tư nhân là tài sản cực kỳ quan trọng Thừa nhận thực tế các DNNN vẫn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và sẽ vấn tiếp tục giữ vai trò này trong thời gian tới nhưng GS cho rằng cách tiếp cận chính sách hiện nay trong quản lý DNNN không tạo
- ra được các doanh nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh cao nhưng mong đợi ban đầu của các nhà hoạch định chính sách. "Cách tiếp cận chính sách mới cần tách biệt vai trò của Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu với vai trò quản lý điều tiết và ra quy định, cùng với đó phải xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiện đại đối với các DNNN", ông nhấn mạnh. Ngoài ra, GS cũng nói thêm rằng các DNNN cần phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về công bố thông tin như các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là thông tin về kết quả tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động, các mối liên hệ về tài chính với Chính phủ..." Cũng theo GS Michael Porter, Việt Nam cần thay đổi từ việc chỉ tập trung vào khu vực DNNN và FDI sang sự kết hợp do thị trường điều chỉnh giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước, FDI và các DNNN được cải cách. Theo đó, cần có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực, từ đó cho phép những doanh nghiệp có đóng góp nhiều nhất vào sự thịnh vượng và hiệu quả của nền kinh tế được phát triển. "Tôi tin Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu trong phát triển nền kinh tế, Nhà nước phải nhìn nhận nó như là một tài sản cực kỳ quan trọng để dẫn dắt và thúc đẩy sự cải thiện năng lực cạnh tranh", GS Michael Porter nhấn mạnh. Theo GS, thảo luận chính sách hiện nay của Việt Nam thường tập trung vào quan điểm chính trị về sở hữu nhưng thực ra cấu trúc thị trường, gồm những yếu tố như mức độ cạnh tranh, quan trọng hơn nhiều so với yếu tố sở hữu trong việc quyết định năng suất của một doanh nghiệp. Đề xuất lập Hội đồng năng lực cạnh tranh Dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác, GS Michael Porter và nhóm nghiên cứu đưa ra đề xuất thành lập Hội đồng năng lực cạnh tranh Việt Nam thì theo ông, đối với mỗi sáng kiến cải cách cụ thể cần có một cơ quan hay nhóm công tác chịu trách nhiệm chính về triển khai thực hiện sáng kiến đó.
- Chính điều này đòi hỏi phải có một cơ quan ở vị trí trung tâm của hệ thống nhằm quản lý toàn bộ các hoạt động, chương trình cải cách, để đảm bảo rằng những nhiệm vụ, hoạt động quan trọng nhất sẽ được ưu tiên thực hiện. Cụ thể hội đồng này sẽ làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ các cơ quan chính phủ. Hội đồng cũng sẽ giám sát và báo cáo với các cơ quan của Đảng và cộng đồng về tiến trình thực hiện chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng để thực hiện được các nhiệm vụ trên, GS cho rằng phải hội đủ được ba yếu tố quan trọng. Đầu tiên là vai trò lãnh đạo của Chính phủ, "những lãnh đạo cao nhất của Chính phủ phải thấy được sự hữu ích của Hội đồng này và tham gia cũng như lắng nghe một cách sâu sắc, không hình thức" Sau đó, Hội đồng phải tập hợp được những cá nhân xuất sắc, quan tâm đến lợi ích chung của đất nước chứ không phải chỉ lo cho lợi ích của chính họ hay nhóm của họ. Điều rất quan trọng không thể thiếu nữa là phải có một ban thư ký giúp việc tuyệt vời, làm vệc chuyên nghiệp, tận tụy và trách nhiệm. "Vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là hành động, chúng ta đã nói, đã bàn bạc rất nhiều, nhưng cần phải có những bước đi cụ thể và cương quyết, đó cũng chính là điều mà báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam lần này hướng đến", GS Michael Porter nhấn mạnh. Trao đổi tại phiên thảo luận sau đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng như Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rất cao những kiến nghị trong báo cáo nói chung cũng như về đề xuất thành lập Hội đồng năng lực cạnh tranh nói riêng. "Chúng tôi sẽ báo cáo lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và sẽ có những bàn bạc cụ thể đổi với những đề xuất này", ông Hoàng Trung Hải khẳng định. Cao Nhật - Phạm Huyền Trả lời câu hỏi của VietNamNet, theo GS đâu là những điểm yếu trong cạnh tranh của các Doanh nghiệp Trung Quốc, GS Michael Porter cho rằng
- câu hỏi này rất khó, Trung Quốc có một thị trường rất lớn đằng sau họ cũng đang cải thiện năng lực cạnh tranh một cách rất nhanh. Nhưng Trung Quốc vẫn thường có sự bóp méo về tiếp cận vốn, về các trợ cấp của nhà nước. Cho nên làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc là một câu hỏi lớn, tuy có được đề cập trong báo cáo này nhưng không nhiều. Doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc về mặt quy mô, mình không thể có quy mô như họ, nên mình phải khéo léo đặt vị thế chiến lược của mình và cần phải chọn ra được những phân đoạn thị trường khác mà mình có thể phát huy được lợi thế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giới thiệu tổng quan về kinh tế thế giới
326 p | 277 | 123
-
Chuyên đề kinh tế tư nhân
27 p | 324 | 110
-
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
99 p | 811 | 67
-
Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân - Khu vực kinh tế tư nhân mới nổi lênvà sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam
27 p | 719 | 44
-
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dưới góc nhìn sự cần thiết và chủ trương thực hiện của Đảng
6 p | 120 | 19
-
Luật và kinh tế học cho chính sách công
26 p | 71 | 11
-
Tư nhân là động lực chính của nền kinh tế
4 p | 113 | 11
-
Nhận diện và tháo gỡ các rào cản để kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam
13 p | 25 | 5
-
Kinh tế tư nhân - Một động lực quan trọng và cơ bản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam
15 p | 49 | 5
-
Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách
28 p | 60 | 4
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu một số biện pháp phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong khu vực p8
6 p | 67 | 4
-
Các lựa chọn và cơ hội: Các con đường mở ra trước Việt Nam
37 p | 68 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
6 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn