Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 9 - 13<br />
<br />
TỰ THỂ HIỆN – MỘT ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH THƠ XUÂN QUỲNH<br />
Mai Thị Nhung*<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ có phong cách và bản sắc<br />
riêng rõ nét. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản thơ thật đáng<br />
quý. Điều đáng nói là, nhiều bài thơ của chị đã được thử thách qua thời gian và đạt tới đỉnh cao<br />
nghệ thuật. Đọc thơ Xuân Quỳnh người đọc cảm nhận sâu sắc cuộc đời và tiếng nói của một tâm<br />
hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo; một trái tim nồng ấm, chân tình, bao dung, độ lượng.<br />
Đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Xuân Quỳnh là sự tự thể hiện. Khi sáng tạo nghệ thuật chị<br />
đã lấy nguồn cảm hứng từ chính cuộc đời, tâm trạng thực của mình. Vì thế khi đọc thơ chị, dấu ấn<br />
cuộc đời vất vả, khát khao hạnh phúc đời thường, mọi mối quan hệ gần gũi ruột thịt luôn hiện diện<br />
rõ nét. Sống hết mình giữa cuộc đời để tạo nên những vần thơ đầy cảm xúc, thơ chị đã đi vào trái<br />
tim của bao thế hệ bạn đọc hôm nay và mãi mãi về sau.<br />
Từ khoá: Phong cách thơ Xuân Quỳnh, Sự tự thể hiện<br />
<br />
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân<br />
Quỳnh là một nhà thơ nữ có phong cách và<br />
bản sắc riêng rõ nét. Tuy cuộc đời ngắn ngủi<br />
nhưng Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di<br />
sản thơ thật đáng quý. Điều đáng nói là, nhiều<br />
bài thơ của chị đã được thử thách qua thời<br />
gian và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Đọc thơ<br />
Xuân Quỳnh, người đọc cảm nhận sâu sắc<br />
cuộc đời và tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ<br />
thông minh, sắc sảo; một trái tim nồng ấm,<br />
chân tình, bao dung mà chị dành cho cuộc đời<br />
và con người.*<br />
Lâu nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu phê<br />
bình văn học nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh và<br />
có những nhận xét chí lý. Chu Nga trong Tạp<br />
chí Văn học số 1 năm 1973 đã gọi Xuân<br />
Quỳnh là “một chồi thơ sắc biếc”; Nguyễn<br />
Xuân Nam trong Thơ tìm hiểu và thưởng thức<br />
(NXB Tác phẩm mới- 1985) đã nhận xét:<br />
“Thơ Xuân Quỳnh có lối viết thoải mái,<br />
không gò bó trong cấu tứ, mềm mại và duyên<br />
dáng, thơ chị có bản sắc riêng đó là sự trẻ<br />
trung, chân thành”; Thiếu Mai, Vương Trí<br />
Nhàn, Lại Nguyên Ân, Lưu Khánh Thơ... cũng<br />
đã thống nhất xem Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ<br />
tài năng, là một tác giả nữ có phong cách.<br />
Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, chúng tôi<br />
xin đi sâu tìm hiểu và làm rõ một đặc điểm<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 660555<br />
<br />
phong cách thơ Xuân Quỳnh là sự tự thể hiện.<br />
Có lẽ trong nền văn học hiện đại nước nhà<br />
chưa có một nhà thơ nào sự tự thể hiện lại rõ<br />
nét như Xuân Quỳnh. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta<br />
thấy rõ cuộc đời chị, thấy rõ tâm trạng, cảm<br />
xúc qua những thăng trầm, buồn vui của<br />
chính cuộc đời người nghệ sĩ này.<br />
Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, nỗi buồn<br />
thương ấy cứ bám riết cả cuộc đời chị. Từ nhỏ<br />
không được sự che chở, nâng niu chăm sóc<br />
của mẹ, chị phải tự chăm lo cho bản thân.<br />
Những vần thơ chị lấy từ cảm xúc ấy nên khi<br />
đọc lên ta thấy thật xót xa:<br />
Bàn tay em ngón chẳng thon dài<br />
Vệt chai cũ đường gân xanh vất vả<br />
Em đánh chắt, chơi chuyền thuở nhỏ<br />
Hái rau rền, rau rệu nấu canh<br />
Tập vá may, tết tóc một mình<br />
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ<br />
(Bàn tay em)<br />
Sự bộc bạch tâm trạng thật của Xuân Quỳnh<br />
khiến nhiều thế hệ bạn đọc nhói lên niềm cảm<br />
thông sâu sắc. Dấu ấn tuổi thơ nhọc nhằn<br />
được Xuân Quỳnh thể hiện qua hình ảnh đôi<br />
bàn tay - một hình ảnh vừa cụ thể vừa mang<br />
ý nghĩa biểu tượng. Sự sáng tạo của Xuân<br />
Quỳnh xuất phát từ sự chân thực trong<br />
chính cuộc đời mình và trong cảm xúc của<br />
tâm hồn.<br />
9<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Các sáng tác của Xuân Quỳnh đều in đậm dấu<br />
vết trong cuộc đời, đặc biệt là tâm trạng của<br />
một người con gái trong lĩnh vực tình cảm.<br />
Trong gia tài của chị, những bài thơ tình yêu<br />
được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích, nhất là<br />
các bạn trẻ. Người đọc yêu thích thơ Xuân<br />
Quỳnh bởi thơ chị luôn hiện rõ sự chân thật<br />
nồng nàn từ chính tác giả. Trong bài thơ Ghét<br />
in trong tập thơ Chồi biếc- tập thơ in chung<br />
với Cẩm Lai- tập thơ đầu tay của Xuân<br />
Quỳnh, chị đã chân thật kể về mối tình trong<br />
sáng của chính bản thân. Mối tình của chị một diễn viên múa trong đoàn văn công<br />
Trung ương cùng chàng trai nhạc công đã trở<br />
thành nguồn cảm xúc thơ Xuân Quỳnh. Lời<br />
nói và tình cảm của cô gái thật trong sáng dễ<br />
thương. Từ “Hai người luôn xung khắc/<br />
Thường cố chấp lẫn nhau” lại là cầu nối tình<br />
cảm để cuối cùng cô gái nhận ra rằng “Ai biết<br />
đâu chữ ghét/ Là nhịp cầu nối duyên”.<br />
Trong cuộc đời mình, Xuân Quỳnh luôn sống<br />
trong niềm khao khát hạnh phúc, khao khát<br />
tình cảm chân thành, có lẽ vì thế mà trước<br />
Xuân Quỳnh chưa có người phụ nữ nào bộc<br />
lộ tình yêu bằng những lời tha thiết, nồng nàn<br />
và chân thật như chị: “Con sóng dưới lòng<br />
sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng<br />
nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em<br />
nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” (Sóng).<br />
Không những cháy bỏng trong tình yêu,<br />
người con gái trong thơ Xuân Quỳnh còn luôn<br />
mong ước một tình yêu bền chặt, vĩnh cửu.<br />
Sự đổ vỡ trong tình yêu quả thật là một nỗi<br />
đau quá sức chịu đựng của Xuân Quỳnh. Từ<br />
sự trải nghiệm của bản thân, Xuân Quỳnh<br />
luôn ước ao: “Làm sao được tan ra/ Thành<br />
trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/<br />
Để ngàn năm còn vỗ”.<br />
Năm tháng trôi đi, cuộc đời trải qua nhiều<br />
bước thăng trầm vui buồn đau khổ nên tình<br />
yêu trong thơ Xuân Quỳnh mang thêm nhiều<br />
cung bậc. Đọc thơ tình của Xuân Quỳnh lúc<br />
này, ta thường gặp tâm trạng lo âu, trăn trở<br />
của người con gái. Cái tôi của Xuân Quỳnh<br />
tuy đã nắm bắt được hạnh phúc bằng sự cố<br />
gắng nỗ lực của bản thân nhưng Xuân Quỳnh<br />
lại luôn sống trong trạng thái lo âu, xao động.<br />
Là người rất nhạy cảm, Xuân Quỳnh hiểu<br />
<br />
91(03): 9 - 13<br />
<br />
rằng năm tháng trôi đi, nhan sắc sẽ tàn phai<br />
lại cùng bệnh tim hành hạ khiến chị không thể<br />
không lo lắng trăn trở cho tổ ấm hạnh phúc<br />
của chính mình. Cái tôi của Xuân Quỳnh vẫn<br />
say đắm nhưng không còn rạo rực, sôi nổi<br />
như thuở ban đầu mà trầm tĩnh, sâu lắng hơn.<br />
Từ một cô gái sôi nổi, chị đã thể hiện muôn<br />
ngàn cảm xúc chiêm nghiệm trong tình yêu.<br />
Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh vẫn<br />
khát khao trong tình yêu nên trước cuộc đời<br />
đầy biến động, họ lại càng khắc khoải, lo âu.<br />
Tâm trạng ấy được nhà thơ giãi bày không<br />
giấu giếm:<br />
Em lo âu trước xa tắp đường mình<br />
Trái tim đập những điều không thể nói.<br />
(Tự hát)<br />
Đốt lòng em câu hỏi<br />
“Yêu em nhiều không anh?”<br />
(Mùa hoa roi)<br />
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói<br />
Ai biết lòng anh có đổi thay?<br />
(Hoa cỏ may)<br />
Mà em người đời thường<br />
Biết là anh có ở!<br />
(Anh)<br />
Từ sự cố gắng để xây dựng hạnh phúc cuộc<br />
đời, Xuân Quỳnh luôn nâng niu từng giây<br />
từng phút trong niềm hạnh phúc có thật.<br />
Chính vì thế, khi đọc những vần thơ mà chị giãi<br />
bày tâm trạng người đọc không khỏi xúc động:<br />
Chỉ riêng điều được sống cùng nhau<br />
Niềm vui sướng với em là lớn nhất<br />
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực<br />
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh.<br />
(Chỉ có sóng và em)<br />
Biết chắt chiu từng giây phút hiếm hoi cho<br />
hạnh phúc giản dị của cuộc đời, Xuân Quỳnh<br />
đã dành tất cả sự chăm sóc âu yếm ân cần của<br />
mình cho chồng. Mỗi khi anh vắng nhà, chị<br />
luôn dõi theo bước chân anh và lo lắng. Hãy<br />
nghe Xuân Quỳnh dịu dàng nhắc nhở chồng<br />
lúc thời tiết chuyển mùa: “Sao không cài<br />
khuy áo lại anh/ Trời lạnh đấy hôm nay trời<br />
trở rét” (Trời trở rét). Hơn thế, sau những lúc<br />
<br />
10<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giận hờn với chồng, chị lại cảm thấy mình có<br />
lỗi. Những vần thơ chị bộc lộ tâm trạng mới<br />
đáng trân trọng làm sao:<br />
Anh yêu ơi, hãy tha lỗi cho em<br />
Nếu đôi lúc giận hờn anh vô cớ<br />
Những bực dọc trong ngày vất vả<br />
Làm anh buồn mà em có vui đâu.<br />
(Chỉ có sóng và em)<br />
Cuộc đời Xuân Quỳnh vất vả nhọc nhằn<br />
không chỉ vì tuổi thơ của chị thiếu vắng mẹ,<br />
tình yêu trắc trở thăng trầm, mà còn những<br />
tháng năm đất nước thiếu thốn trăm bề, chị<br />
luôn phải gồng mình chăm lo cho tất cả mọi<br />
người trong gia đình. Chị hiểu trong những<br />
ngày vất vả có lúc bực dọc làm anh buồn, rồi<br />
khi trầm tĩnh lại chị thấy hối hận vô cùng.<br />
Những lời bộc bạch chân tình xuất phát từ trái<br />
tim nồng ấm yêu thương của Xuân Quỳnh<br />
khiến ta thực sự rung động. Bởi trái tim ấy<br />
qua chiệm nghiệm của cuộc đời đã “trở về<br />
đúng nghĩa” để “làm sống những hồng cầu đã<br />
chết”; để “biết khao khát những điều anh mơ<br />
ước”; để “biết yêu anh và biết được anh yêu”<br />
và để “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát).<br />
Xuân Quỳnh bị bệnh đau tim nặng. Những<br />
ngày bị bệnh tim hành hạ, Xuân Quỳnh không<br />
khỏi buồn khổ. Nỗi lo âu của chị hiện diện rõ<br />
qua những vần thơ mà khi đọc lên ai cũng<br />
thấy nhói lòng:<br />
Trái tim buồn sau lần áo mỏng<br />
Từng đập vì anh vì những trang thơ<br />
Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ<br />
Chỉ có đập cho mình em đau đớn<br />
Trái tim này chẳng còn có ích<br />
Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè.<br />
(Thời gian trắng)<br />
Và hiểu nỗi lòng của Xuân Quỳnh, người chị<br />
yêu thương đã mong mỏi điều thần kỳ sẽ đến<br />
với chị: “Có phải vì 15 năm yêu anh/ trái tim<br />
em đã mệt/ Trái tim hãy vì anh mà khoẻ<br />
mạnh/ Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che<br />
anh” (Lưu Quang Vũ).<br />
Cùng với tình yêu, thơ Xuân Quỳnh còn rất<br />
chân thực khi viết về những người thân yêu<br />
gần gũi với mình. Người đọc hẳn rất xúc động<br />
<br />
91(03): 9 - 13<br />
<br />
khi đọc những vần thơ mà chị tưởng nhớ mẹ<br />
trong làn khói hương thơm ngát: “Tháng xuân<br />
này mẹ có về?/ Con thắp nén hương thơm<br />
ngát”. Và trong ký ức của người con gái yêu,<br />
những lời ru của mẹ lại bay về: “Những lời ru<br />
vời vợi canh khuya/ Con vẫn nhớ”. Hơn thế,<br />
từ trong tâm thức, chị “nhắn gửi” mẹ để mẹ<br />
an lòng nơi chín suối: “Đứa con gái bé gầy/<br />
Đứa con nghèo của mẹ/ Như suối nhỏ đã ra<br />
sông ra bể/ Như cánh buồm đã tới bến bờ xa”<br />
(Gửi mẹ). Gia tài thơ Xuân Quỳnh viết về mẹ<br />
không chỉ là những vần thơ tưởng nhớ người<br />
mẹ của mình, mà chị còn bộc lộ lòng mình<br />
qua những vần thơ dành cho “mẹ của anh”.<br />
Trong thực tế, những ngày đầu Xuân Quỳnh<br />
không nhận được sự ủng hộ từ mẹ anh khi chị<br />
đem lòng yêu thương con trai bà. Người mẹ<br />
của anh lo lắng trăm bề cho hạnh phúc của<br />
con trai nên sự phản ứng của bà là lẽ thường<br />
tình. Trong thơ, Xuân Quỳnh đã đặt mình vào<br />
vị trí người mẹ mà hiểu cho bà. Xuất phát từ<br />
trái tim nhân hậu, chị đã xúc động bộc lộ<br />
tâm tình:<br />
Phải đâu mẹ của riêng anh<br />
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi<br />
Mẹ tuy không đẻ, không nuôi<br />
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong<br />
Là người thấu hiểu lẽ đời, nên chị biết<br />
rằng: “Mẹ sinh anh để bây giờ cho em”.<br />
(Mẹ của anh)<br />
Trong những người thân yêu ruột thịt, Xuân<br />
Quỳnh có một chị gái Đông Mai. Những ngày<br />
thơ ấu hai chị em nương tựa vào nhau và<br />
nương tựa vào bà nội. Tình cảm và sự chăm<br />
chút mà chị gái dành cho mình khiến Xuân<br />
Quỳnh vô cùng xúc động. Nhớ chị, Xuân<br />
Quỳnh nhớ từ những gì chị đã dành cho mình:<br />
“Áo chị thường mặc đó/ Chị để lại cho em/<br />
Cái xô nhựa, chậu men/ Mỗi khi dùng nhớ<br />
chị” đến từng lời chị căn dặn như Xuân<br />
Quỳnh còn bé bỏng lắm dù giờ Xuân Quỳnh<br />
“đã có hai cháu nhỏ”: “Thư chị hỏi cặn kẽ/ Từ<br />
cái mặc cái ăn/ Chị lại dặn “đi đường/ Quỳnh<br />
nhìn xe cẩn thận” (Tháng ba viết cho chị).<br />
Đặc biệt là người bà. Bà nội Xuân Quỳnh là<br />
chỗ dựa cả tinh thần và vật chất cho hai chị<br />
em. Nhớ những ngày còn nhỏ dại, mẹ không<br />
11<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
còn, cha đi bước nữa, hai chị em sống trong<br />
sự yêu thương che chở của bà. Trong tận đáy<br />
lòng mình, chị không bao giờ quên hình ảnh<br />
lam lũ, nhọc nhằn của bà nội. Bà chắt chiu<br />
từng quả trứng cho gà mái ấp, chắt chiu từ<br />
đồng tiền bán gà để “cháu được quần áo mới”<br />
- dù chỉ là “cái quần chéo go/ Ống rộng dài<br />
quét đất/ Cái áo cánh chúc bâu/ Đi qua nghe<br />
sột soạt” mà “Mang bao nhiêu hạnh phúc”<br />
(Tiếng gà trưa) cho tuổi thơ của Xuân Quỳnh.<br />
Chúng ta đã biết cuộc đời Xuân Quỳnh không<br />
mấy suôn sẻ, hạnh phúc mà chị có được là do<br />
sự nỗ lực không biết mệt mỏi của chính bản<br />
thân. Vì thế từ đáy lòng mình, hơn ai hết chị<br />
rất thương yêu những đứa trẻ. Hoàn cảnh<br />
khiến chị phải sống trong những mối quan hệ<br />
phức tạp nhưng trái tim giầu yêu thương<br />
khiến chị dễ dàng xoá nhoà khoảng cách mà<br />
người ta vẫn cho là khó khăn. Thơ viết cho<br />
con, Xuân Quỳnh ngọt ngào qua những lời ru,<br />
qua những lời căn dặn âu yếm của người mẹ.<br />
Trong Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ, đáng<br />
chú ý là bài thơ chị tặng cho Lưu Minh Vũ<br />
(con riêng của chồng). Yêu thương con, chị<br />
đã giải thích những điều đứa con bé bỏng<br />
chưa hiểu vừa nồng ấm, thiết tha vừa bao<br />
dung, độ lượng: “Con làm bằng yêu thương/<br />
Của cha và của mẹ/ Của bà và của ông/ Của<br />
má nữa biết không/ Con làm bằng tất cả”<br />
(Cắt nghĩa).<br />
Những vần thơ trong gia tài của Xuân Quỳnh<br />
không chỉ được lấy cảm xúc từ chính cuộc đời<br />
chị, từ chính tâm trạng và trái tim nhân hậu<br />
của chị, mà sự tự thể hiện còn được chị bộc lộ<br />
qua những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời:<br />
Dù cùng một thời gian, cùng một không gian<br />
Ngoài cánh cửa với em là quá khứ<br />
Còn hiện tại của em là nỗi nhớ<br />
Thời gian ơi sao không đổi sắc màu.<br />
(Thời gian trắng)<br />
<br />
91(03): 9 - 13<br />
<br />
Đọc những vần thơ này, chúng ta không khỏi<br />
xót xa, ngậm ngùi. Dù biết số phận thật nghiệt<br />
ngã với mình, những chị vẫn làm chủ mọi<br />
tình huống, vẫn giãi bày nỗi nhớ da diết<br />
“gương mặt anh, gương mặt các con yêu”.<br />
Cuộc đời Xuân Quỳnh nhiều đau thương,<br />
buồn khổ nhưng trong thơ chị, sự tự thể hiện<br />
không đắng đót mà rất điềm tĩnh ấm áp.<br />
Từ sự tự thể hiện mà giọng điệu thơ Xuân<br />
Quỳnh mang một sắc thái riêng, đó là “giọng<br />
điệu của tâm hồn” (Lưu Khánh Thơ). Giọng<br />
điệu ấy được tạo bởi từ cảm xúc chân thành,<br />
say đắm trước muôn ngàn tâm trạng của cái<br />
tôi trữ tình. Trong thơ mình, chị hay chọn lời<br />
ru (Lời ru, Hát ru, Lời ru trên mặt đất, Lời ru<br />
của mẹ, Hát ru chồng những đêm khó ngủ...).<br />
Đó là giọng điệu thích hợp nhất cho tiếng hát<br />
của tâm hồn chị - tâm hồn của một người mẹ<br />
nhân hậu, của một phụ nữ giầu đức hy sinh<br />
vút lên bay bổng.<br />
Thơ Xuân Quỳnh đến với bạn đọc không phải<br />
bằng sự cầu kỳ trong hình thức biểu hiện. Thơ<br />
chị được bạn đọc yêu thích chính là từ những<br />
cảm xúc thật. Cảm xúc ấy được thể hiện chân<br />
thành từ chính cuộc đời mình. Xuân Quỳnh<br />
đã sống giữa cuộc đời với tất cả sự nỗ lực<br />
kiên cường để kiếm tìm hạnh phúc. Trái tim<br />
nhân hậu của Xuân Quỳnh đã đem đến cho<br />
chị hạnh phúc đích thực. Khi đã có được hạnh<br />
phúc mà chị hằng ao ước, chị đã một lòng che<br />
chở, vun đắp. Sống hết mình giữa cuộc đời để<br />
tạo nên những vần thơ đầy cảm xúc, thơ chị<br />
đã đi vào trái tim của bao thế hệ bạn đọc hôm<br />
nay và mãi mãi về sau.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Xuân Nam, (1985), Thơ tìm hiểu và<br />
thưởng thức, Nxb Tác phẩm mới.<br />
[2]. Xuân Quỳnh không bao giờ là cuối, (2011),<br />
Tuyển thơ, Nxb Hội Nhà văn.<br />
[3]. Xuân Quỳnh, (1998), Thơ và đời, Nxb Văn hoá.<br />
[4]. Xuân Quỳnh, (2003), Cuộc đời và tác phẩm,<br />
Nxb Phụ nữ.<br />
<br />
12<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 9 - 13<br />
<br />
SUMMARY<br />
SELF-EXPRESSION - ONE FEATURE OF XUAN QUYNH’S POETIC STYLE<br />
Mai Thi Nhung*<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
In the modern Vietnamese literature, Xuan Quynh is a female poet creating identified features and<br />
style. In spite of her short life, Xuan Quynh has left a valuable legacy of poetry. Remarkably,<br />
many of her poems have been tested over time and reached the height of art. Reading Xuan Quynh<br />
poetry, readers have better insight into the life and the voice of a sharp and smart woman; and a<br />
heart of warm, sincere, tolerance, generosity.<br />
The typical feature in Xuan Quynh’s poetic style is self-expression. When creating verses, she<br />
takes the inspiration from her real life and mood. Therefore, the mark of hard daily life, the desire<br />
of happiness, and all the close relationships are clearly present in her poetry. Living with full of<br />
energy in life to create the emotional verses, Xuan Quynh makes her poems go into the hearts of<br />
readers today and ever after.<br />
Key words: Xuan Quynh’s poetic style, Self-expression.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 660555<br />
<br />
13<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />