intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tư tưởng biện chứng hồ chí minh trong phương pháp cách mạng

Chia sẻ: Dương Văn Lĩnh Lĩnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

96
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

tư tưởng biện chứng hồ chí minh trong phương pháp cách mạng trình bày các nội dung sau: cơ sở hình thành tư tưởng biện chứng hồ chí minh trong phương pháp cách mạng, nội dung tư tưởng biện chứng hồ chí minh trong phương pháp cách mạng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tư tưởng biện chứng hồ chí minh trong phương pháp cách mạng

TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH<br /> TRONG PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> DƯƠNG VĂN LĨNH (CHỦ BIÊN)<br /> NGUYỄN THỊ VÂN, ĐẶNG HOÀNG ANH, PHAN VĂN TIỂN,<br /> BÙI KHÁNH HÒA, KIỀU TIẾN LƯƠNG, CHIÊM THỐNG NHẤT<br /> <br /> TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH<br /> TRONG PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG<br /> <br /> NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC<br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải<br /> phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới với tư tưởng và đạo<br /> đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn<br /> của toàn thể nhân dân Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách mạng<br /> sôi nổi với tư tưởng biện chứng trong phương pháp cách mạng<br /> linh hoạt của Người mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ chúng<br /> ta học tập và noi theo.<br /> Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt<br /> Nam khẳng định, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân<br /> ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, là sự hun đúc, kết<br /> tinh từ những tinh hoa, ưu tú nhất của lịch sử tư tưởng dân tộc,<br /> thời đại và nhân loại, được trí tuệ, nhân cách và bản lĩnh Hồ Chí<br /> Minh làm cho thăng hoa, trở thành giá trị văn hóa Việt Nam hiện<br /> đại. Hồ Chí Minh không những nắm vững tinh thần, phương<br /> pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở đó Người<br /> đã vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để phát hiện, giải<br /> quyết những vấn đề của lịch sử cách mạng Việt Nam một cách<br /> đúng đắn, sáng tạo mà còn bổ sung mới, phát triển và làm phong<br /> phú hơn chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo nên những nét đặc trưng riêng<br /> đó chính là tư tưởng biện chứng trong phương pháp cách mạng<br /> Hồ Chí Minh.<br /> 5<br /> <br /> Sinh thời, Hồ Chí Minh không viết một tác phẩm kinh biện<br /> hoặc một chuyên luận nào về phép biện chứng. Tuy vậy, phương<br /> pháp biện chứng là phương pháp cơ bản nhất trong lý luận và<br /> trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Phương<br /> pháp biện chứng của Người không phải là phương pháp biện<br /> chứng nặng về học thuật bởi vì nó có cơ sở lý luận vững vàng và<br /> thể hiện trong thực tiễn nghệ thuật chỉ đạo cách mạng, là sự linh<br /> hoạt, mềm dẻo, ứng phó kịp thời đưa cách mạng đi tới thành công.<br /> Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể nhận thấy<br /> tư tưởng biện chứng trong phương pháp cách mạng của Người vô<br /> cùng khoa học, tinh tế và sâu sắc bởi nó chứa đựng những tinh hoa<br /> của lịch sử tư tưởng biện chứng nhân loại nhưng không hề kinh<br /> viện, máy móc mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong<br /> mọi hoàn cảnh cụ thể, ở mọi lĩnh vực và ngày càng phổ biến hơn.<br /> Nhằm để có thể cung cấp những tư liệu phục vụ cho việc<br /> nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí<br /> Minh, cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về nguồn gốc,<br /> quá trình hình thành và nội dung cơ bản tư tưởng biện chứng Hồ<br /> Chí Minh trong phương pháp cách mạng. Tuy nhiên, tư tưởng<br /> biện chứng Hồ Chí Minh trong phương pháp cách mạng có hàm<br /> lượng rất rộng, bao quát nhiều vấn đề, tác giả nhận thấy chưa giải<br /> quyết được một cách trọn vẹn nên vẫn còn nhiều nội dung cần<br /> tiếp tục được bổ sung và sửa đổi. Các tác giả rất mong nhận được<br /> nhiều góp ý xây dựng của các nhà khoa học, bạn đọc để cuốn<br /> sách được hoàn chỉnh hơn.<br /> Xin trân trọng cảm ơn!<br /> Dương Văn Lĩnh<br /> 6<br /> <br /> Chương 1<br /> <br /> CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH<br /> TRONG PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG<br /> <br /> Để xác định nội dung của một tư tưởng, hay bản chất của<br /> một sự vật, hiện tượng nào đó trong tự nhiên hay trong xã hội cần<br /> trở về với nguồn gốc của nó. Việc xác định nguồn gốc góp phần<br /> tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng biện<br /> chứng Hồ Chí Minh nói riêng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.<br /> Nguồn gốc hình thành tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh<br /> trong phương pháp cách mạng được hình thành từ những vấn đề<br /> chủ yếu sau: truyền thống văn hóa Việt Nam, truyền thống hiếu<br /> học của quê hương, gia đình; ý chí tự lực, tự cường và con đường<br /> hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh; ảnh hưởng sâu sắc tư<br /> tưởng biện chứng phương Đông và tinh hoa văn hóa nhân loại,<br /> đặc biệt là ngọn đuốc soi đường của chủ nghĩa Mác-Lênin.<br /> 1. Truyền thống yêu nước Việt Nam<br /> <br /> Việt Nam là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời. Nền văn<br /> hiến đó có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại, phát triển<br /> của đất nước và dân tộc ta. Trong mấy nghìn năm dựng nước và<br /> giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây đắp nên nhiều truyền thống<br /> 7<br /> <br /> tốt đẹp, đó là truyền thống kiên cường, bất khuất, cần cù, yêu hòa<br /> bình, tinh thần nhân ái, đoàn kết, gắn bó cộng đồng, làng nước;<br /> truyền thống hiếu học… Hồ Chí Minh là người đã tiếp thu từ rất<br /> sớm và rất sâu sắc những truyền thống tốt đẹp đó. Trong hành<br /> trang ra đi tìm đường cứu nước, những tinh hoa tri thức mà<br /> Người tiếp thu được khi bôn ba hoạt động ở nước ngoài và sau<br /> này khi trở thành vị lãnh tụ tối cao, cùng với Đảng Cộng sản Việt<br /> Nam lãnh đạo cách mạng, Người luôn luôn trân quý truyền thống<br /> văn hóa của dân tộc. Người khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta,<br /> sử dạy cho ta những bài học vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là<br /> con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam<br /> yên dân trị nước để muôn đời”1.<br /> Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và<br /> giữ nước. Nét nổi bật hơn cả trong truyền thống văn hóa Việt<br /> Nam là truyền thống yêu nước, không chỉ dừng lại ở đó mà<br /> truyền thống yêu nước phát triển đến đỉnh cao trở thành chủ<br /> nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là đặc tính cao quý riêng có<br /> của dân tộc Việt Nam, nó trở thành đạo lý, là truyền thống xuyên<br /> suốt lịch sử dân tộc, tạo nên sức mạnh để nhân dân ta phá tan mọi<br /> gông xiềng, áp bức chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Nội dung<br /> chủ đạo của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tình yêu quê hương<br /> đất nước, tinh thần đoàn kết gắn bó cộng đồng, ý thức bảo vệ chủ<br /> quyền quốc gia, độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, tinh<br /> thần bất khuất, tự cường, đạo lý uống nước nhớ nguồn... trên tinh<br /> thần nhân văn, nhân ái với các quốc gia lân cận.<br /> ____________<br /> 1<br /> <br /> 8<br /> <br /> Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, t.3, tr.255.<br /> <br /> Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hàm chứa những yếu tố biện<br /> chứng sâu sắc. Trong đó, một số yếu tố đã ảnh hưởng sâu sắc đến<br /> sự hình thành tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong phương<br /> pháp cách mạng:<br /> Một là, tư tưởng kết hợp dựng nước và giữ nước<br /> Từ thời Hùng Vương, khi dân tộc Việt Nam bắt đầu xây dựng<br /> đất nước cũng đồng thời với việc phải tiến hành công cuộc gìn<br /> giữ đất nước, chống lại những mưu đồ xâm lược và thôn tính của<br /> các nước phong kiến phương Bắc. Dựng nước và giữ nước có<br /> quan hệ biện chứng mật thiết với nhau, không tách rời nhau,<br /> đồng thời có tác động qua lại hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát<br /> triển. Xây dựng đất nước trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính<br /> trị, văn hóa, quốc phòng… làm cho đất nước ngày càng phát triển<br /> vững mạnh, đủ lực lượng vật chất và tinh thần để sự nghiệp giữ<br /> nước dành được thắng lợi. Mặt khác, giữ nước thắng lợi sẽ tạo<br /> điều kiện cho công cuộc xây dựng đất nước trên các lĩnh vực:<br /> kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng… ngày càng phát triển.<br /> Trải qua các triều đại phong kiến: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý,<br /> Trần, Lê… giang sơn, đất nước Việt Nam ngày càng cường thịnh,<br /> dân giàu, nước mạnh. Hai lần đánh Tống, ba lần đánh Nguyên<br /> Mông đều giành thắng lợi lớn.<br /> Kế thừa tư tưởng kết hợp giữa dựng nước và giữ nước của<br /> dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã phát triển thành “kháng chiến, kiến<br /> quốc”. Hai nhiệm cách mạng quan trọng quyết định sự tồn vong<br /> của nhà nước công nông non trẻ quan hệ chặt chẽ với nhau, tác<br /> động qua lại lẫn nhau, tiến hành kháng chiến để giải phóng dân<br /> tộc, thi đua kiến quốc để xây dựng đất nước, xây dựng chế độ xã<br /> 9<br /> <br /> hội chủ nghĩa. Vừa đánh giặc vừa tham gia sản xuất, đó là sách<br /> lược mà Hồ Chí Minh và chính quyền non trẻ phát huy mọi<br /> nguồn lực trong quần chúng nhân dân đưa sự nghiệp kháng chiến<br /> đến thắng lợi hoàn toàn. Trong điều kiện vừa giành được chính<br /> quyền, tiềm lực kinh tế, quốc phòng của đất nước còn nhiều khó<br /> khăn, thiếu thốn, chỉ có đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến<br /> lược là: quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và<br /> thi đua tăng gia sản xuất, nhân dân ta mới có thể bảo vệ, củng cố<br /> chính quyền cách mạng non trẻ, đồng thời có thể tăng cường<br /> được nguồn lực phục vụ kháng chiến, tiếp tục đưa cách mạng<br /> Việt Nam từng bước đi lên. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực<br /> dân Pháp đã toàn thắng, khi nói chuyện với cán bộ chiến sĩ trong<br /> lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:<br /> “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng<br /> nhau giữ lấy nước”1.<br /> Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí<br /> Minh, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, nhân<br /> dân miền Nam vừa sản xuất vừa chiến đấu, miền Bắc xây dựng<br /> chủ nghĩa xã hội, nhưng luôn là hậu phương vững chắc cho cách<br /> mạng miền Nam, với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả vì<br /> miền Nam ruột thịt”, “thóc không thiếu một cân, quân không<br /> thiếu một người”. Với sách lược đúng đắn cùng sự kết hợp khéo<br /> léo, nhuần nhuyễn đó dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh to<br /> lớn, đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.<br /> Có thể nói, truyền thống kết hợp giữa dựng nước và giữ nước<br /> ____________<br /> 1<br /> <br /> Lịch sử Việt Nam, Nxb.Khoa học xã hội, H.1971, t.1, tr.9.<br /> <br /> 10<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0