intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh - dưới góc độ kế thừa và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết vào Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đoàn kết không chỉ là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn là mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích những điểm giống (tương đồng) và phát triển sáng tạo (khác biệt) tư tưởng đoàn kết mà Hồ Chí Minh vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh - dưới góc độ kế thừa và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết vào Việt Nam

  1. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ ĐOÀN KẾT VÀO VIỆT NAM TS. Trần Thị Điểu* Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Đoàn kết không chỉ là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn là mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết luôn được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Với mục đích làm rõ sự kế thừa và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về tư tưởng đoàn kết trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, bài viết tập trung phân tích những điểm giống (tương đồng) và phát triển sáng tạo (khác biệt) tư tưởng đoàn kết mà Hồ Chí Minh vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Từ khóa: Hồ Chí Minh, đoàn kết, kế thừa, phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác - Lênin. I. MỞ ĐẦU Tƣ tƣởng về đại đoàn kết dân tộc là tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Là một lãnh tụ cộng sản và nhà hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống quan điểm về đại đoàn kết dân tộc, đó là một di sản quý của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết là tƣ tƣởng cơ bản, cốt lõi của Hồ Chí Minh, đƣợc thể hiện nhất quán từ lý luận đến thực tiễn. Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân Việt Nam, đƣợc hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử mà nó còn trở thành một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động giúp dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển bền vững. Trong mọi giai đoạn lịch sử, tƣ tƣởng về đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng, khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc, phát huy tinh thần tự lực, tự cƣờng, chấn hƣng đất nƣớc, từng bƣớc đƣa Việt Nam rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nƣớc * Khoa Triết học - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn |256
  2. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) phát triển trên thế giới. Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, làm rõ sự kế thừa, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ khẳng định, ghi nhận, biết ơn những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc mà còn góp phần chỉ ra cơ sở, nền tảng của tƣ tƣởng đoàn kết và sự cần thiết phải giữ gìn, phát triển sáng tạo trong giai đoạn hiện nay. II. NỘI DUNG 2.1. Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng đoàn kết của chủ nghĩa Mác - Lênin Thứ nhất, về mục đích của cách mạng. Học thuyết Mác - Lênin đã đƣa tới sự phát triển triệt để và hoàn bị nhất trong lịch sử phát triển của các hình thức của chủ nghĩa duy vật. Tính khoa học của học thuyết không chỉ ở việc chỉ ra đƣợc các quy luật chi phối toàn bộ sự vận động, biến đổi và phát triển của thế giới vật chất mà nó còn khẳng định giá trị lớn hơn là trở thành học thuyết về sự giải phóng triệt để con ngƣời, đƣa lại cuộc sống ấm no, tự do thực sự cho con ngƣời theo nghĩa làm ngƣời đích thực. Giá trị tƣ tƣởng vƣợt thời đại của Mác - Ăngghen không chỉ là lý luận về cách mạng vô sản mà còn là phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và nhận thức từ chủ nghĩa duy vật lịch sử. Với Hồ Chí Minh, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin “phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trƣờng, quan điểm và phƣơng pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin,… để giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng”1. Sự gặp gỡ của những bộ óc vĩ đại và nhân cách lớn lao đã giúp Mác - Lênin - Hồ Chí Minh tạo thành một dòng chảy lịch sử cho sự tƣơng đồng về mục tiêu giải phóng con ngƣời. Tùy theo điều kiện khác nhau mà Mác - Lênin - Hồ Chí Minh có những phƣơng cách phù hợp; tuy nhiên, họ đều gặp nhau ở tƣ tƣởng coi đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Từ quan điểm, cách mạng là sự nghiẹ p của quần chúng; sự thành co ng của phong trào co ng nha n trong mỗi nu ớc chỉ có thể đu ợc bảo đảm bằng sức mạnh của một tổ chức thống nhất, Mác - Lênin đều nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của sự đoàn kết. Với Mác, để đạt đƣợc mục đích vĩ đại mà nhân loại đang hƣớng tới nhất định phải nhớ nguyên tắc cơ bản: “... chúng ta hãy nhớ một nguyên tắc cơ bản của Quốc tế: sự đoàn kết”2. 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.95. 2 Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.212. 257 |
  3. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin đã kế thừa, tiếp thu và phát triển chủ nghĩa Mác về cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng nhà nƣớc ở một quốc gia chƣa kinh qua chủ nghĩa tƣ bản, đƣa tới sự thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Tháng Mƣời Nga và nhiều nƣớc thuộc địa, phụ thuộc trên toàn thế giới. Nói về tinh thần đoàn kết để thực hiện mục tiêu cách mạng, Lênin nhấn mạnh: “Thắng lợi của cách mạng vô sản thế giới đòi hỏi giai cấp công nhân các nƣớc tiên tiến phải hết sức tin cậy lẫn nhau, đoàn kết anh em hết sức chặt chẽ với nhau và phải hết sức nhất trí trong các hành động cách mạng”3. Với Hồ Chí Minh, trong bài “Con đƣờng dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” Ngƣời viết: “Lúc bấy giờ… tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một ngƣời yêu nƣớc vĩ đại đã giải phóng cho đồng bào mình,… dần dần tôi hiểu đƣợc rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đƣợc các dân tộc bị áp bức và những ngƣời lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”4. Nhấn mạnh đến vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng, “chủ nghĩa Mác - Lênin nhƣ cái cẩm nang thần kỳ”5, là mạ t trời soi sáng, là ngọn cờ đoàn kết, là co sở để vạch ra đu ờng lối chiến lu ợc, sách lu ợc cho cách mạng mà mỗi khi gặp khó khăn ngƣời ta mở cẩm nang ra có ngay cách giải quyết. Do đó, muốn thực hiện mục tiêu lớn lao của cách mạng thì phải có tinh thần đoàn kết, mà ở đó, nền tảng gốc của tƣ tƣởng đoàn kết Hồ Chí Minh là triết lý: dân là gốc. Chỉ cần thống kê trong Hồ Chí Minh toàn tập vấn đề đoàn kết dân tộc đƣợc thể hiện trong 839 bài viết, chiếm tỷ lệ 43%; sử dụng từ đoàn kết, đại đoàn kết tới 1.809 lần; đặc biệt, tƣ tƣởng đại đoàn kết dân tộc đƣợc nhắc lại 16 lần trong “Sửa đổi lối làm việc”, 17 lần trong “Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt”, 19 lần trong “Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh 2/9/1957”, 8 lần trong “Di chúc”,… những con số thống kê trên đã cho thấy, vai trò đặc biệt quan trọng của vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Thứ hai, xác định được vị trí, vai trò của đoàn kết trong cách mạng vô sản. Đoàn kết không chỉ là sức mạnh mà còn là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc, là nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng. Với Mác, “Cách mạng là phải đoàn kết”6, nếu làm cách mạng mà không có tinh thần đoàn kết thì không thể thành công. Nhấn mạnh điều này, 3 V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.132. 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.561. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.588. 6 C. Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.212. |258
  4. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Mác chỉ rõ: “Công xã Pari sở dĩ thất bại vì tất cả những trung tâm chính nhƣ Béc-lin, Ma- đrít,… đã không đồng thời bùng nổ một phong trào cách mạng to lớn tƣơng xứng với trình độ đấu tranh cao của giai cấp vô sản Pari”7. Còn với V.I. Lênin thì cho rằng: “đoàn kết là nguồn gốc, sức mạnh chủ yếu, vo tạ n và vo địch của Đảng”8. Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện mục tiêu giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, nhất thiết phải xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết đóng vai trò “là lực lƣợng mạnh nhất”, “là sức mạnh vô địch”, hơn thế nữa “đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Hồ Chí Minh khẳng định: “không đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nƣớc nhà”9. Hồ Chí Minh còn đúc kết thành triết lý hành động: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”10. Trong từng giai đoạn của cách mạng, trƣớc những yêu cầu và nhiệm vụ mới, phƣơng pháp đoàn kết dân tộc cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với những đối tƣợng khác nhau, nhƣng đoàn kết phải luôn luôn đƣợc nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng, là một chiến lƣợc bất di bất dịch. Theo Hồ Chí Minh, “Nhờ đại đoàn kết mà nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm Cách mạng Tháng Tám thành công và đã kháng chiến thắng lợi. Nhờ đại đoàn kết toàn dân mà nƣớc Việt Nam nhất định sẽ thống nhất”11. Vì vậy, phải đoàn kết mọi lực lƣợng có thể đoàn kết để đƣa cách mạng đến thành công. Tinh thần ấy luôn nhất quán, xuyên suốt trong tƣ tƣởng và hành động của Hồ Chí Minh từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đoàn kết là điểm xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, nhất quán trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và trong toàn bộ đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng. Để xây dựng đƣợc khối đại đoàn kết, nhiệm vụ đầu tiên của Đảng cách mạng là tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân ở trong nƣớc, nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới, hình thành nên khối đại đoàn kết to lớn, mạnh mẽ. Ngƣời chỉ rõ: “Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”12. Để đoàn kết toàn dân, phải có sự lãnh đạo của Đảng, do đó muốn xây dựng đƣợc tinh thần đại đoàn kết dân tộc, trƣớc 7 C. Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.212. 8 V.I. Le nin (1976), Toàn tạ p, tập 16, Nxb Tiến bọ , Mátxcơva, tr.705. 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.55. 10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.119. 11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.272. 12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.244. 259 |
  5. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam hết Đảng phải giữ gìn đƣợc sự đoàn kết. Đây là điều Hồ Chí Minh luôn trăn trở, trong Di chúc, Ngƣời đã viết “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân tộc ta”13, và hơn nữa, đoàn kết trong Đảng còn là cơ sở, là hạt nhân cốt lõi để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Trong mối quan hệ giữa Đảng với dân, nếu không có nhân dân thì Đảng không đủ lực lƣợng, nếu không có Đảng, thì nhân dân không ai dẫn đƣờng. Do đó, trong mọi hoàn cảnh Đảng và dân phải đoàn kết với nhau thành một khối. 2.2. Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo tư tưởng đoàn kết của chủ nghĩa Mác - Lênin Thứ nhất, về lực lượng tham gia cách mạng, Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin từ đoàn kết giai cấp tới đoàn kết dân tộc ở Việt Nam. Từ bản chất của giai cấp tƣ sản, từ mục đích xóa bỏ mọi hình thức sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất nhằm giải phóng con ngƣời, Mác nhận thấy vai trò to lớn của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Với Mác, sự đoàn kết, thống nhất về ý chí và đội ngũ của giai cấp công nhân chính là nội dung cơ bản, nguyên tắc hàng đầu. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăngghen thay mặt Liên đoàn những ngƣời cộng sản đƣợc công bố vào tháng 3/1848 có lời kết nhƣ lời kêu gọi hành động của tất cả những ngƣời vô sản trên thế giới: Vô sản tất cả các nƣớc đoàn kết lại! Lời kêu gọi đó nhƣ một khẩu hiệu công khai tuyên bố tính chất quốc tế của cuộc đấu tranh. C. Mác khẳng định: “Sự thống trị của tƣ bản là có tính chất quốc tế. Chính vì thế, cuộc đấu tranh của công nhân ở tất cả các nƣớc để tự giải phóng, chỉ có thể thành công đƣợc, nếu công nhân cùng nhau đấu tranh chống lại tƣ bản quốc tế”14. Sự liên minh của giai cấp công nhân toàn thế giới không chỉ là sự đồng cảm của những ngƣời cùng bị tƣ bản bóc lột, mà còn khẳng định sức mạnh, sự phát triển trí tuệ của giai cấp công nhân từ nhận thức về tƣ tƣởng trong đấu tranh nội bộ tới hành động. Sự phát triển lớn mạnh và thống nhất của giai cấp công nhân trên toàn thế giới là là kết quả của chính phƣơng thức sản xuất đại công nghiệp tạo ra. Sự thống nhất của giai cấp công nhân là nền tảng cho mối liên hệ bình đẳng về lợi ích, về tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp chung của giai cấp công nhân ở các quốc gia dân tộc. Mác nhấn mạnh: “Giai cấp vô sản chiến thắng giai cấp tƣ sản đồng thời còn có nghĩa là khắc phục tất cả những cuộc xung đột dân tộc và xung đột công nghiệp hiện nay đang sinh ra sự thù hằn giữa các dân tộc. Vì vậy mà thắng lợi của giai cấp vô sản đối với giai cấp tƣ sản đồng thời còn là dấu hiệu 13 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.611-612. 14 V.I.Le nin (1976), Toàn tạ p, tập 2, Nxb Tiến bọ , Mátxcơva, tr.115. |260
  6. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức”15. Khẳng định thêm điều này, trong lời tựa viết cho bản tiếng Đức của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, tái bản năm 1890, Ăngghen viết: “Để đạt tới thắng lợi cuối cùng của những nguyên lý đã đề ra trong “Tuyên ngôn”, Mác chỉ tin tƣởng vào sự phát triển trí tuệ của giai cấp công nhân, sự phát triển mà hành động chung và tranh luận chung nhất định sẽ mang lại”16. Phân tích những điều kiện mới trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, Lênin không chỉ nhấn mạnh đến sự liên minh giai cấp công nhân trên toàn thế giới mà còn đặc biệt nhấn mạnh đến sự gắn bó về lợi ích giữa giai cấp công nhân và mối quan hệ của các dân tộc bị áp bức: “công nhân đƣa ra một thế giới mới, một thế giới trong đó những ngƣời lao động thuộc mọi dân tộc đoàn kết với nhau, trong đó không có chỗ cho bất cứ một đặc quyền đặc lợi nào, cũng nhƣ không có chỗ cho bất cứ một sự áp bức nào giữa ngƣời với ngƣời”17. Sự thống nhất của giai cấp công nhân và mối quan hệ của giai cấp công nhân với các dân tộc bị áp bức là sự thống nhất từ chiều sâu của nhận thức về nhu cầu phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng mình và giải phóng nhân loại, đó còn là một nguyên tắc quốc tế nhƣ quan điểm của Mác “... đối lập với xã hội cũ cùng với sự bần cùng về kinh tế và sự điên rồ về chính trị của nó đang xuất hiện một xã hội mới mà nguyên tắc quốc tế phải là hòa bình, bởi vì cùng một nguyên tắc giống nhau ngự trị ở tất cả các dân tộc - lao động!”18. Trên cơ sở đó, Lênin đã phát triển khẩu hiệu vô sản tất cả các nƣớc đoàn kết lại thành khẩu hiệu hành động chiến lƣợc: Giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới hãy đoàn kết lại! Hồ Chí Minh phân tích các sự phân hóa giai cấp ở các nƣớc thuộc địa, phụ thuộc để thấy thực chất mâu thuẫn chủ yếu ở các nƣớc phƣơng Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản, còn ở xã hội thuộc địa phƣơng Đông mâu thuẫn chủ yếu lại là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân; do đó, đối tƣợng cách mạng mà các dân tộc thuộc địa cần tập trung đánh đổ trƣớc hết là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động chứ không phải là giai cấp tƣ sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung. Trên cơ sở phân tích đúng đắn đặc điểm xã hội Việt Nam, xác định đúng đối tƣợng chính của cách mạng, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp. Nếu nhƣ chủ nghĩa Mác - Lênin đề cao đấu 15 C. Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.526-527. 16 C. Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.524. 17 V.I. Le nin (1976), Toàn tạ p, tập 23, Nxb Tiến bọ , Mátxcơva, tr.194. 18 C. Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội,t.3, tr.64. 261 |
  7. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam tranh giai cấp thì Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc, giải quyết triệt để mối quan hệ hài hòa giữa giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, lấy mục tiêu độc lập dân tộc làm điểm tƣơng đồng để tập hợp đoàn kết toàn dân tộc. Không chỉ nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa cách mạng vô sản với cách mạng giải phóng dân tộc đã đƣợc Lênin nêu ra, Hồ Chí Minh còn nhận thấy sự liên minh giữa giai cấp vô sản chính quốc và các dân tộc thuộc địa bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tƣ bản là tất yếu. Ngoài việc nhận thấy giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức phải giúp đỡ nhau, sự giúp đỡ ấy đồng thời là sự tự cứu mình, là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên, Hồ Chí Minh còn nhận thấy một hình thức liên minh quan trọng nữa là liên minh giữa các dân tộc thuộc địa với nhau. Đây là một sáng tạo đặc biệt của Ngƣời. Nếu nhƣ với các nƣớc láng giềng, có cùng chung kẻ thù, chung nguyện vọng là độc lập, tự do cho mỗi dân tộc, Hồ Chí Minh lập Mặt trận Thống nhất các dân tộc Việt - Miên - Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc; ngƣợc lại, với các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em nhƣ Trung Quốc, Liên Xô, Cuba, Triều Tiên,... để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ đối với cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, vì hòa bình, chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, trên tinh thần “bốn phƣơng vô sản đều là anh em”, Hồ Chí Minh xây dựng Liên minh hữu nghị hợp tác và tƣơng trợ với các nƣớc. Ngoài ra, đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên thế giới, Hồ Chí Minh xây dựng Mặt trận đoàn kết với phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới nhƣ Mặt trận đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Á - Phi, Mỹ Latinh, Mặt trận thống nhất phản đế giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ... Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú ý đến việc xây dựng khối đoàn kết với các lực lƣợng cách mạng trên thế giới, tùy từng đối tƣợng để đề ra phƣơng pháp đoàn kết phù hợp: Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết trên tinh thần “bốn phƣơng vô sản đều là anh em”; đối với phong trào giải phóng dân tộc, đoàn kết với giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới, cùng chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân; đối với phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, đoàn kết vì hòa bình, ổn định và phát triển; coi trọng và xây dựng tình đoàn kết với các nƣớc láng giềng, trên tinh thần “giúp bạn tức là tự giúp mình”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Nếu nhƣ chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh vào vai trò của liên minh công - nông, lực lƣợng chính của cách mạng, xét vào điều kiện thực tế của Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng phải hƣớng tới ba mục tiêu là: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, cách mạng giải phóng dân tộc |262
  8. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai ngƣời”, vì vậy, lực lƣợng cách mạng không chỉ đơn thuần là liên minh công nông mà còn cần sự tham gia của nhiều giai tầng khác, làm nên “lực lƣợng toàn dân”. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại đoàn kết tức là trƣớc hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng nhƣ cái nền của nhà, gốc của cây. Nhƣng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”19. Với chủ trƣơng đoàn kết các dân tộc thành một khối thống nhất, bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, độc lập, dân chủ thì chúng ta đều thật thà đoàn kết với họ, không có sự phân biệt dân tộc hay tôn giáo. Đây là một phát hiện của Hồ Chí Minh về vai trò, sứ mệnh và khả năng thực thi nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc của giai cấp nông dân và công nhân ở các nƣớc thuộc địa nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Thứ hai, đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất là sự sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh. Với mục tiêu đƣa tới sự ra đời chính đảng của giai cấp công nhân, “Liên đoàn những ngƣời cộng sản” do Mác và Ăngghen xây dựng đã trở thành trung tâm quốc tế đầu tiên lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân các nƣớc, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (3/1848) đƣợc coi là “bản khai sinh” của tổ chức quốc tế đầu tiên này, là nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cùng với sự phát triển về mọi mặt của giai cấp công nhân và yêu cầu mới của cuộc đấu tranh giai cấp, giai cấp công nhân và những ngƣời cộng sản trên toàn thế giới đã có nhiều sáng tạo về hình thức tổ chức nhƣ Quốc tế I (1864 - 1889), Quốc tế II (1889 - 1914), Quốc tế III (Quốc tế cộng sản 1919 - 1943) sau này đến các hình thức tổ chức quốc tế tƣơng đƣơng nhƣ Cục Thông tin quốc tế, Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, Diễn đàn thƣờng niên của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế... Sự phối hợp hành động cách mạng không chỉ đƣợc hiểu là những biểu hiện, gần gũi nhất là sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp hành động giữa giai cấp công nhân của các dân tộc đã đƣợc đoàn kết lại nhƣ Lênin từng trao nhiệm vụ cho Quốc tế III: “Quốc tế cộng sản còn phải xác định và chứng minh trên lý luận cho một nguyên tắc là: với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nƣớc tiên tiến, các nƣớc lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa”20 mà sự phối hợp hành động 19 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.245. 20 V.I. Le nin (1976), Toàn tạ p, tập 41, Nxb Tiến bọ , Mátxcơva, tr. 294-295. 263 |
  9. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam ấy còn bao gồm cả sự kết hợp cuộc cách mạng của giai cấp công nhân chính quốc với các phong trào dân tộc, dân chủ. Với Hồ Chí Minh, Mặt trận là một liên minh chính trị nhằm đoàn kết rộng rãi các tổ chức yêu nƣớc vào một khối thống nhất, đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Mặt trận là phƣơng tiện để thực hiện mục đích đoàn kết. Mặt trận dân tộc thống nhất đƣợc xây dựng phải đảm bảo hai yêu cầu: Mặt trận phải lấy liên minh công - nông - trí làm nền tảng và phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Trong liên minh công - nông - trí phải lấy công - nông làm nòng cốt. Để đảm bảo mặt trận phát triển bền vững lâu dài, phải đảm bảo yếu tố cần là có Liên minh công - nông - trí vững chắc; mặt khác, Mặt trận phải đoàn kết với các tầng lớp yêu nƣớc khác để mở rộng tổ chức, mở rộng khối đại đoàn kết, đây là yếu tố đủ. Không những thế, phải có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm tăng cƣờng khối đại đoàn kết trong Mặt trận. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam, ở mỗi thời kỳ, Đảng đều tổ chức và xây dựng Mặt trận với nhiều tên gọi khác nhau, nhƣ: Hội Phản đế (1930), Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Liên Việt (1951), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955 ở miền Bắc), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960 ở miền Nam). Khi cả nƣớc thống nhất đến nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1976). Nhấn mạnh vai trò của Mặt trận với tƣ cách là một tổ chức để tập hợp lực lƣợng, Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng, hoàn toàn giải phóng miền Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành đƣợc thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”21. Thứ ba, Hồ Chí Minh xây dựng được nguyên tắc đoàn kết và phương pháp đoàn kết phù hợp với cách mạng Việt Nam. Về nguyên tắc đoàn kết, Hồ Chí Minh xây dựng bốn nguyên tắc cơ bản. Một là, đoàn kết phải đƣợc xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội; giữa lợi ích dân tộc và quốc tế. Ngƣời nhấn mạnh, tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do. Dân tộc Việt Nam có quyền đƣợc hƣởng tự do, độc lập: “Nƣớc độc lập mà dân không hƣởng hạnh phúc, tự do thì 21 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.452. |264
  10. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”22, mặt khác: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân đƣợc ăn no, mặc đủ”23. Với Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế là điều kiện đảm bảo, ổn định của đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, đoàn kết quốc tế phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm vào công việc nội bộ của nhau, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trƣớc hết, phấn đấu vì hòa bình, ổn định và phát triển. Hai là, nguyên tắc tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lƣợng đoàn kết của nhân dân”24. Tin vào dân, dựa vào dân vừa là sự kế thừa, nâng cao tƣ duy chính trị truyền thống dân tộc “lấy dân làm gốc”, “gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”25 vừa là sự quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Ba là, nguyên tắc đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nƣớc nhà”26. Đoàn kết phải là một tập hợp lâu dài dựa trên nền tảng là khối liên minh công - nông - trí, là khối bền vững của các lực lƣợng xã hội có định hƣớng, có tổ chức, có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Bốn là, đoàn kết phải đƣợc xây dựng trên nguyên tắc chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết phải gắn với tự phê bình và phê bình. Hai vấn đề Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm là đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo. Đoàn kết vừa phải có lòng nhân ái, khoan dung: “Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nƣớc cũng chứa đƣợc, vì độ lƣợng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nƣớc cũng đầy tràn, vì độ lƣợng của nó hẹp nhỏ...”27, vừa phải có đấu tranh, có phê bình, đó là cơ sở để củng cố đoàn kết: “Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trƣờng thân ái, vì nƣớc, vì dân”28. Tự phê bình và phê bình phải chân thành, thẳng thắn, thân ái, có lý, có tình, phê bình việc chứ 22 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.64. 23 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.175. 24 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.453. 25 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.502. 26 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.245. 27 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.130 28 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.362. 265 |
  11. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam không phê bình ngƣời, có nhƣ vậy mới khắc phục đƣợc khuyết điểm và phát huy đƣợc những ƣu điểm. Về phương pháp đoàn kết. Để xây dựng khối đại đoàn kết xã hội tạo động lực cho sự phát triển, theo Hồ Chí Minh, phải nắm vững ba phƣơng pháp cơ bản sau. Một là, phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục. Đây là phƣơng pháp đầu tiên, cơ bản nhằm thức tỉnh mọi ngƣời tự nguyện tự giác tham gia đoàn kết thành một khối. Tuy nhiên, để tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất cần phải chú ý tới nội dung tuyên truyền và phƣơng pháp tuyên truyền. Hai là, về phương pháp tổ chức, theo Hồ Chí Minh cần phải có phƣơng pháp tổ chức khoa học, củng cố, phát triển hệ thống chính trị, bao gồm: Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Trong đó, Đảng cộng sản: Là hạt nhân lãnh đạo khối đoàn kết, đề ra đƣợc đƣờng lối đoàn kết đúng đắn; Đảng phải đoàn kết, thống nhất cả trong tƣ tƣởng lẫn hành động, từ trên xuống dƣới; Đảng phải là một tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, tự giác, thực hiện tốt các nguyên tắc sinh hoạt Đảng kiểu mới; đảng viên “là ngƣời đày tớ thật trung thành của nhân dân”, “phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng nhƣ giữ gìn con ngƣơi của mắt mình”. Nhà nước: Nhà nƣớc là ngƣời tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội, mỗi chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc đều tác động trực tiếp đến cuộc sống, lợi ích, tâm tƣ, tình cảm của nhân dân. Phải xây dựng Nhà nƣớc thật sự là của dân, do dân, vì dân; không ngừng cải cách bộ máy hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cán bộ công chức nhà nƣớc phải tận tụy, trung thành phục vụ nhân dân, phải là “công bộc của dân”. Mặt trận và các đoàn thể quần chúng: Là sợi dây gắn kết Đảng với dân. Vì vậy, Cƣơng lĩnh đề ra phải thiết thực, ngắn gọn, rõ ràng; hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ nhận thức của quần chúng; Cán bộ phải óc nghĩ, chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm và đặc biệt, phải làm tốt công tác dân vận. Ba là, về phƣơng pháp xử lý và giải quyết các mối quan hệ. Trong cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp, tƣơng quan lực lƣợng bao giờ cũng đƣợc phân định thành ba tuyến: Cách mạng - trung gian - phản cách mạng. Với lực lượng cách mạng, phải xây dựng đƣợc khối đoàn kết, thống nhất, là điều kiện tiên quyết giúp cho việc thu hút, tập hợp lực lƣợng trung gian vào trận tuyến cách mạng, cô lập lực lƣợng thù địch cần khai thác. Muốn vậy, cần phát huy những điểm thống nhất, tƣơng đồng; hạn chế, khắc phục tiến tới xóa bỏ dần những khác biệt giữa các thành viên. Với lực lượng trung gian, cần xóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm, cổ vũ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nƣớc; chân thành hợp tác, trọng dụng những ngƣời có tài, có đức ra giúp dân, giúp nƣớc. Với lực lượng phản cách mạng, bên cạnh việc chủ động, kiên quyết đấu tranh trên cơ sở phân hóa cô lập cao độ cũng cần phải chú ý khai thác mâu thuẫn trong nội bộ |266
  12. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) kẻ thù, lôi kéo những ngƣời có thể tranh thủ đƣợc, đồng thời tạm hòa hoãn có nguyên tắc với những lực lƣợng, bộ phận có thể hòa hoãn đƣợc. III. KẾT LUẬN Đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc, nhân tố cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, từ khi Đảng ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh luôn kế thừa và phát triển sáng tạo tƣ tƣởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết, thi hành đƣờng lối đoàn kết nhất quán, đúng đắn, có hình thức tổ chức phù hợp, phát huy đƣợc truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết của dân tộc, của quốc tế tạo thành sức mạnh vô địch cho cách mạng. Công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế trong xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đƣa đến sự biến đổi sâu sắc về các giá trị truyền thống, giá trị liên kết cộng đồng trong xã hội. Do đó, việc nghiên cứu tƣ tƣởng đoàn kết của Hồ Chí Minh chỉ ra việc kế thừa, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, làm cơ sở cho sự phát triển xã hội có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đúng nhƣ Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (đƣợc bổ sung, phát triển năm 2011) đã đúc kết một trong những bài học lớn của cách mạng Việt Nam là: “Không ngừng củng cố, tăng cƣờng đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nƣớc ta”29. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C. Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, tập 3, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8, tập 9, tập 10, tập 11, tập 12, tập 13, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 2, tập 16, tập 23, tập 30, tập 38, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 29 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.66. 267 |
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2