intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuân thủ điều trị ở người nhiễm HIV tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả mức độ tuân thủ điều trị ARV và xác định một số yếu tố liên quan ở những người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 289 người nhiễm HIV đang điều trị ARV ngoại trú từ tháng 9/2022 đến tháng 01/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuân thủ điều trị ở người nhiễm HIV tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và một số yếu tố liên quan

  1. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 148 - 154 ADHERENCE TO ANTIRETROVIRAL THERAPY AMONG PEOPLE LIVING WITH HIV IN PHUNG HIEP DISTRICT, HAU GIANG PROVINCE AND RELATED FACTORS Ngo Huu Thua1,2, Vo Dac Quang1*, Pham Thi Tham2 1Tra Vinh University, 2Phung Hiep Health Center, Hau Giang province ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 21/9/2023 The study was conducted to describe the level of adherence to antiretroviral (ARV) treatment and identify some related factors Revised: 24/10/2023 among people living with HIV/AIDS in Phung Hiep district, Hau Published: 31/10/2023 Giang province. Cross-sectional study evaluated 289 patients with HIV/AIDS receiving outpatient ARV treatment from September 2022 KEYWORDS to January 2023. The adherence rates of the right dose was 94.5%, right medicine was 97.2%, on time was 95.5%, taking the medicine Adherence correctly was 100%, re-examination on time was 78.9%. Patient Antiretroviral adherence to ARV treatment was 78.2%. There is an association between non-adherence and smoking (OR=4.65, p
  2. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 148 - 154 1. Giới thiệu HIV/AIDS là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính có khoảng 39,0 triệu người nhiễm HIV/AIDS vào cuối năm 2022, trong đó có khoảng 1,3 triệu người nhiễm mới HIV và 630.000 người chết vì HIV/AIDS và các nguyên nhân liên quan đến HIV/AIDS [1]. Trong năm 2022, Việt Nam có khoảng 250.000 người nhiễm HIV, trong đó có gần 220.000 người nhiễm HIV đã được phát hiện và đang còn sống [2]. HIV không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn [1]. Tuy nhiên, sự thành công của các liệu pháp điều trị thuốc kháng virus HIV (antiretrovirus: ARV) giúp kiểm soát tải lượng HIV trong máu và biến căn bệnh chết người này thành một tình trạng sức khỏe mãn tính có thể kiểm soát được, giúp người nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh [1], [3], [4], đồng thời giúp làm giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng [5]. Tuy nhiên, việc tuân thủ của người nhiễm HIV trong điều trị thuốc ARV rất quan trọng trong điều trị thành công và làm giảm lây nhiễm HIV [6]. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ tuân thủ liều điều trị tối thiểu 95% đạt từ 74,1% - 97,2% [7]-[9]. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV (People living with HIV: PLH) tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Nhằm đánh giá tình hình tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV tại địa phương, cung cấp thông tin nhằm thiết kế chương trình can thiệp hữu hiệu, giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị bằng thuốc ARV, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả mức độ tuân thủ điều trị ARV của PLH đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và một số yếu tố liên quan. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 26/09/2022 đến 27/01/2023. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: Người nhiễm HIV đang điều trị ARV ngoại trú tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Người nhiễm HIV trên 18 tuổi và đồng ý tham gia nghiên cứu, không bị suy giảm nhận thức và có thời gian điều trị ARV tối thiểu 6 tháng. Tiêu chuẩn loại trừ: Người nhiễm HIV chuyển nơi điều trị. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ. Tổng cộng lấy mẫu được 289 đối tượng nghiên cứu. Thu thập dữ liệu: Phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi kết hợp tra cứu bệnh án. Đối tượng nghiên cứu đọc và tự điền vào bộ câu hỏi, có sự hỗ trợ và giám sát của nghiên cứu viên. Đối với những đối tượng nghiên cứu bị mù chữ, nghiên cứu viên sẽ đọc câu hỏi để đối tượng nghiên cứu trả lời, sau đó nghiên cứu viên sẽ ghi vào bộ câu hỏi dựa theo đáp án mà đối tượng nghiên cứu trả lời. Bộ câu hỏi bao gồm: (1) Thông tin chung, (2) tuân thủ điều trị ARV và (3) một số yếu tố liên quan đến điều trị ARV. Trong đó, đánh giá là tuân thủ điều trị khi đối tượng nghiên cứu thực hiện đúng cả 5 tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Y tế: Uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng cách, đúng thuốc và tái khám đúng hẹn [10]. Không tuân thủ điều trị là khi không đáp ứng 1 trong 5 tiêu chí nêu trên hoặc tự ý bỏ điều trị. Trong đó, tổng liều đạt ≥ 95% trong 30 ngày qua được xem là tuân thủ liều điều trị ARV [10]. Uống thuốc đúng cách là uống theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không tự ý bẻ, nghiền, phá hủy thuốc trước khi uống. Uống đúng giờ là uống thuốc đúng một thời điểm quy định trong ngày. Uống đúng thuốc là uống đúng thuốc theo hướng dẫn trong sổ, không tự ý thêm/giảm số loại thuốc và số viên thuốc ARV trong mỗi lần uống. Tiêu chí này được áp dụng trong một số nghiên cứu trước đó [7], [8], [11], [12]. Nhập dữ liệu và phân tích: Dữ liệu được nhập bằng EpiData 3.1 và phân tích bằng SPSS 16.0. Xác định tần số, tỷ lệ của đặc điểm chung và tuân thủ điều trị, xác định mối liên quan bằng kiểm định Chi bình phương, kiểm định Fisher's Exact và tỷ số chênh (OR), p
  3. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 148 - 154 Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được chấp thuận bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học, trường Đại học Trà Vinh, số 44/HĐĐĐ ngày 20/09/2022. Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu, ký phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu và có thể từ chối tham gia nghiên cứu bất cứ lúc nào. Thông tin thu thập được được đảm bảo bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. 3. Kết quả và bàn luận Nghiên cứu thu thập được thông tin của 289 người nhiễm HIV đang điều trị ARV ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thông tin về đặc điểm chung được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Đặc điểm Tần số Đặc điểm (%) số (%) Từ 18 – 29 tuổi 54 18,7 Tình Có gia đình 120 41,5 Tuổi Từ 30 – 39 tuổi 116 40,1 trạng hôn Ly dị/ly thân/Góa 75 26,0 ≥ 40 tuổi 119 41,2 nhân Độc thân 94 32,5 Giới Nam 163 56,4 Mù chữ 23 8,0 tính Nữ 126 43,6 Tiểu học 59 20,4 Trình độ Kinh 239 82,7 Trung học cơ sở 125 43,2 Dân tộc học vấn Khác 50 17,3 Trung học phổ thông 73 25,3 Thất nghiệp/Nội trợ 25 8,7 Trung cấp trở lên 9 3,1 Buôn bán 52 18,0 Khoảng ≤ 15 km 189 64,7 Nghề Nông dân 72 24,9 cách > 15 km 102 35,3 nghiệp Công nhân 46 15,9 Có 98 33,9 Đi làm xa Khác 94 32,5 Không 191 66,1 Một mình 21 7,3 1 lần/ngày 277 95,8 Sống với Với người thân 175 60,5 Liều ARV ai 2 lần/ngày 12 4,2 Với bạn bè 93 21,2 Nhận xét: Trong số 289 PLH tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nam giới là 56,4%. Nhóm tuổi từ 40 trở lên chiếm 41,2%. Dân tộc Kinh chiếm 82,7%. Nghề nghiệp buôn bán chiếm 18,0%, nông dân chiếm 24,9%, công nhân chiếm 15,9%. Có 60,5% sống với người thân và 21,2% sống với bạn bè, 41,5% có gia đình. Vẫn còn 8,0% mù chữ, 20,4% có trình độ tiểu học, 42,3% có trình độ trung học cơ sở (THCS), chỉ có 28,4% có trình độ từ trung học phổ thông (THPT) trở lên. Có 63,7% PLH có khoảng cách từ nhà đến địa điểm khám và điều trị ARV từ 15 km trở xuống. Có 33,9% PLH đi làm xa nhà. Hầu hết (95,8%) sử dụng chế độ liều điều trị ARV 1 lần/ngày. Kết quả về tuân thủ ARV và lý do quên thuốc được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Tuân thủ ARV và lý do quên thuốc Tiêu chí tuân thủ ARV (n=289) Tần số Tỷ lệ Tuân thủ uống đúng liều (≥ 95%) 273 94,5 Quên tối thiểu 1 liều trong 30 ngày qua 30 10,4 Tuân thủ uống đúng thuốc 281 97,2 Tuân thủ uống đúng giờ 276 95,5 Tuân thủ uống đúng cách 289 100,0 Tuân thủ tái khám đúng hẹn 228 78,9 Tuân thủ điều trị ARV 226 78,2 Lý do quên thuốc trong 30 ngày qua (n=30): Bận nhiều việc 12 40,0 Đi làm không mang theo thuốc 2 6,7 Quên, ngủ quên 6 20,0 Không ai nhắc nhở 3 10,0 Hết thuốc chưa kịp đi lấy 7 23,3 http://jst.tnu.edu.vn 150 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 148 - 154 Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ uống đúng liều (≥ 95%) là 94,5%, uống đúng thuốc là 97,2%, uống đúng giờ là 95,5%, uống đúng cách là 100,0%, tái khám đúng hẹn là 78,9%. Tỷ lệ tuân thủ ARV chung là 78,2%. Có 10,4% trường hợp quên tối thiểu 1 liều trong tháng, tương ứng với tỷ lệ 89,6% uống đủ 100% liều ARV trong 30 ngày qua. Lý do quên thuốc phổ biến nhất là bận nhiều việc (40,0%), tiếp đến là hết thuốc chưa kịp lấy (23,3%), quên, ngủ quên (20,0%), không ai nhắc nhở (10,0%), đi làm quên không mang theo thuốc (6,7%). Kết quả về hỗ trợ và cảm nhận về điều trị ARV được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Hỗ trợ và cảm nhận về điều trị ARV Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Tự nhớ 289 100 Người nhắc uống thuốc Vợ/chồng nhắc 1 0,4 Đồng hồ/chuông điện thoại 289 100 Công cụ hỗ trợ nhắc uống thuốc Ti vi 20 6,9 Hộp, lịch nhắc thuốc 9 3,1 Cảm thấy tốt hơn sau điều trị 289 100 Thuận tiện trong cấp phát thuốc ARV 288 99,6 Nhân viên y tế giải thích rõ về ARV 289 100 Nhận xét: Có 100% đối tượng nghiên cứu tự nhớ thời gian uống thuốc, có 1 trường hợp có sự hỗ trợ từ vợ. Công cụ nhắc thời điểm uống thuốc là đồng hồ và chuông điện thoại (100%), ngoài ra còn có Ti vi (6,9%) và hộp/lịch nhắc thuốc (3,1%). Tất cả PLH đều cảm thấy tốt hơn sau khi điều trị ARV, 100% đồng ý là nhân viên y tế có giải thích rõ về ARV, 99,6% đồng ý có sự thuận tiện trong cấp phát thuốc ARV. Kết quả về tác dụng phụ gặp phải khi điều trị ARV được trình bày trong bảng 4. Bảng 4. Tác dụng phụ gặp phải trong điều trị ARV Tác dụng phụ Tần số Tỷ lệ (%) Không có 263 91,00 Phát ban 3 1,04 Nôn 5 1,73 Đau bụng 4 1,38 Đau đầu 10 3,46 Tê tay chân 9 3,11 Tiêu chảy 1 0,35 Hoa mắt, chóng mặt 6 2,08 Nhận xét: Tỷ lệ gặp tác dụng phụ khi điều trị thuốc ARV là 9,0%, thường gặp nhất là đau đầu (3,46%), tê tay chân (3,11%), hoa mắt – chóng mặt (2,08%). Một số tình trạng khác là phát ban (1,04%), nôn (1,73%), đau bụng (1,38%), tiêu chảy (0,35%). Có 91,0% người không gặp tác dụng phụ khi điều trị ARV. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV được trình bày trong bảng 5. Bảng 5. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV Tuân thủ ARV Đặc điểm Không Có OR p n (%) n (%) Nam 41 (25,2) 122 (74,8) 1,59 Giới tính 0,116 Nữ 22 (17,5) 104 (82,5) (0,86 – 2,99) Có 15 (57,7) 11 (42,3) 6,11 Tác dụng phụ
  5. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 148 - 154 Tuân thủ ARV Đặc điểm Không Có OR p n (%) n (%) 6 tháng – 1 năm 17 (100) 0 (0) Số năm điều > 1 – 2 năm 24 (51,1) 23 (48,9) 2 – 4 năm 22 (9,8) 203 (90,2) Không 34 (97,1) 1 (2,9) Số buổi tư vấn 1 – 2 buổi 29 (15,7) 156 (84,3) 15 km 19 (18,6) 83 (81,4) Không 41 (21,5) 150 (78,5) Đi làm xa 0,94 (0,53 – 1,70) 0,848 Có 22 (22,5) 76 (77,5) Ghi chú: *Fisher's exact test Nhận xét: Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị ARV là gặp tác dụng phụ (OR=6,11, p
  6. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 148 - 154 việc sử dụng rượu bia với tuân thủ điều trị ARV (OR = 0,88, p = 0,695). Cần khuyến khích người nhiễm HIV từ bỏ thuốc lá, nhằm cải thiện sức khỏe và cải thiện tuân thủ điều trị ARV. Có 9,0% PLH gặp tác dụng phụ, ngang bằng với kết quả nghiên cứu của Đào Đức Giang là 9,0% [14]. Mặc dù vậy, kết quả này chỉ mang tính chất tham khảo do sự hạn chế của nghiên cứu cắt ngang và không có nhóm chứng. Với những PLH gặp tác dụng phụ, có đến 57,7% không tuân thủ điều trị và cao hơn so với nhóm không gặp tác dụng phụ là 18,3% (OR=6,11, p
  7. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 148 - 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] World Health Organization, "HIV and AIDS," July 13, 2023. [Online]. Available: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hiv-aids. [Accessed Sept. 19, 2023]. [2] Vietnam Administration of HIV/AIDS Control, Plan to organize National Action Month on HIV/AIDS in 2022 from November 10 to December 10, 2022, pp. 9-10, 2022. [3] E. J. Mills et al., "Life expectancy of persons receiving combination antiretroviral therapy in low- income countries: a cohort analysis from Uganda," Ann Intern Med, vol. 155, no. 4, pp. 209-216, Aug. 16, 2011. [4] G. Wandeler, L. F. Johnson, and M. Egger, "Trends in life expectancy of HIV-positive adults on antiretroviral therapy across the globe: comparisons with general population," Curr Opin HIV AIDS, vol. 11, no. 5, pp. 492-500, Sep. 2016. [5] R. S. McClelland et al., "A 15-year study of the impact of community antiretroviral therapy coverage on HIV incidence in Kenyan female sex workers," Aids, vol. 29, no. 17, pp. 2279-2286, Nov. 2015. [6] M. M. Milward de Azevedo Meiners, I. Araújo Cruz, and M. I. de Toledo, "Adherence to antiretroviral therapy and viral suppression: Analysis of three periods between 2011 and 2017 at an HIV-AIDS center, Brazil," Frontiers in Pharmacology, vol. 14, pp. 1-8, 2023. [7] P. M. Nguyen et al., "Prevalence and Determinants of Medication Adherence among Patients with HIV/AIDS in Southern Vietnam," Infect Dis Rep, vol. 13, no. 1, pp. 126-135, Feb. 2021. [8] T. H. T. Nguyen and P. L. Duong, "Research on ARV treatment adherence, related factors and assessment intervention results in HIV-infected patient in Ben Tre province 2019-2020," Cantho Journal of Medicine and Pharmacy, no. 30, pp. 108-114, 2020. [9] B. X. Tran, L. T. Nguyen, N. H. Nguyen, Q. V. Hoang, and J. Hwang, "Determinants of antiretroviral treatment adherence among HIV/AIDS patients: a multisite study," Glob Health Action, vol. 6, pp.19570, Mar. 2013. [10] Ministry of Health, "Guidelines for HIV/AIDS treatment and care," Issued together with Decision No. 5968/QD-BYT dated December 31, 2021 of the Ministry of Health, 2021. [11] N. A. Thach et al., "Patient adherence and it's related factors in ARV treatment for HIV/AIDS at Soc Trang general hospital," Can Tho Journal of Medicine and Pharmacy, no. 27, pp. 92-98, June 06, 2020. [12] M. T. Duong and P. L. Duong, "Treatment compliance, related factors of non compliance of ARV in HIV-infected patients and intervention results at Long Thanh district health center of Dong Nai province in 2018-2019," Can Tho Journal of Medicine and Pharmacy, vol. 21, no. 13, 2019. [Online]. Available: https://sti.vista.gov.vn/tw/Pages/tai-lieu-khcn.aspx?ItemID=308525. [Accessed Sept. 16, 2023]. [13] M. V. Dinh, B. N. Tran, T. T. Bui, and Q. T. Nguyen, "The fact and some related factors to ARV treatment adherence in HIV/AIDS people at outpatient clinic in Bac Ninh general hospitaL," TNU Journal of Science and Technology, vol. 171, no. 11, pp. 167-173, 2017. [14] D. G. Dao, “Current status of compliance with ARV treatment, some related factors and intervention effectiveness at some outpatient clinics in Ha Noi,” PhD. Thesis, National Institute of Hygiene and Epidemiology, Ha Noi, 2019, pp. 75-84. [15] G. Zhou, X. Li, S. Qiao, Z. Shen, and Y. Zhou, "Influence of Side Effects on ART Adherence Among PLWH in China: The Moderator Role of ART-Related Knowledge," AIDS and Behavior, vol. 22, no. 3, pp. 961-970, 2018. http://jst.tnu.edu.vn 154 Email: jst@tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0