intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuổi già theo y học cổ truyền

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

138
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuổi già theo y học cổ truyền Từ hàng ngàn năm nay, con người luôn có một ước mơ cháy bỏng là sống lâu, càng lâu càng tốt. Tần Thủy Hoàng đã từng sai người đi khắp nơi với một nhiệm vụ khó khăn là tìm cho ra thuốc trường sinh, nhưng cuối cùng họ cũng đành phải... trốn đi luôn vì biết không thể tìm ra được. Ngày nay, tuổi già luôn luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với đại đa số loài người, do đó ở nửa phần sau của thế kỷ này đã xuất hiện hai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuổi già theo y học cổ truyền

  1. Tuổi già theo y học cổ truyền Từ hàng ngàn năm nay, con người luôn có một ước mơ cháy bỏng là sống lâu, càng lâu càng tốt. Tần Thủy Hoàng đã từng sai người đi khắp nơi với một nhiệm vụ khó khăn là tìm cho ra thuốc trường sinh, nhưng cuối cùng họ cũng đành phải... trốn đi luôn vì biết không thể tìm ra được. Ngày nay, tuổi già luôn luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với đại đa số loài người, do đó ở nửa phần sau của thế kỷ này đã xuất hiện hai môn học chuyên nghiên cứu về tuổi già là Lão học (Gerontology) chuyên nghiên cứu về tuổi già và quá trình lão hóa và Y học tuổi già (Geriatrics) nghiên cứu về những bệnh tật phát sinh trong tuổi già. Có hai nguyên nhân chính để ngành lão khoa hình thành và phát triển ngày một nhanh chóng, đó là: - Số lượng người cao tuổi ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình đã được cải thiện nhiều buộc khoa học phải có những nghiên cứu về mọi vấn đề liên quan đến lứa tuổi này. - Ngành sinh học phát triển mạnh, nhất là sinh học phân tử, cho phép đi sâu nghiên cứu những bí ẩn của nguồn gốc loài người, trong đó có nguồn gốc của... sự già. Sinh lý lão khoa theo y học cổ truyền Sách Hoàng đế nội kinh đã viết về sự phát triển của tuổi già như một quy luật của thiên nhiên, là một quá trình tiếp diễn liên tục ngay từ thời thơ ấu. Tuy nhiên, theo sách này, sự già hóa, có nghĩa là sự suy thoái các chức năng sống, chỉ bắt đầu rõ rệt nhất ở tuổi 40 của nam và tuổi 35 của nữ. Sự suy thoái khi tuổi già theo y học cổ truyền liên quan chặt chẽ với những quy luật sinh lý của y học cổ truyền, đó là quy luật âm dương, được khái quát như sau: - Con gái 7 tuổi thận khí đầy đủ, răng thay, tóc dài ra; 14 tuổi thiên quý đến, mạch nhâm thông, có kinh nguyệt, có thể sinh con; 21 tuổi, thận khí thịnh vượng, mọc răng khôn, thân thể trưởng thành, cường tráng; 28 tuổi gân xương rắn chắc, tóc dài tối đa, thân thể cường tráng; đến 35 tuổi kinh mạch dương minh giảm sút, sắc mặt bắt đầu khô, nhăn nheo, kém tươi, tóc bắt đầu rụng; đến 42 tuổi, mạch của 3 kinh dương đều sút kém, toàn bộ sắc mặt tiều tụy, kém hồng hào, tóc bắt đầu hoa râm; đến 49 tuổi, mạch nhâm trống rỗng, mạch thái xung suy yếu, thiên quý khô kiệt, kinh nguyệt hết, thân thể già yếu mà không sinh đẻ được nữa. - Con trai 8 tuổi thận khí sung túc, lông tóc dài ra, thay răng. Ðến 16 tuổi, thận khí đầy
  2. đủ, thiên quý thành thục, tinh khí đầy đủ, và có thể có con. 24 tuổi, thận khí thịnh vượng, gân xương rắn chắc, mọc răng khôn, sinh trưởng phát dục đến cực độ. 32 tuổi, gân cốt, cơ bắp sung mãn nhất. Ðến 40 tuổi, thận khí bắt đầu suy, tóc bắt đầu rụng. 48 tuổi, dương khí ở phần trên suy kiệt, sắc mặt khô ráo, tiều tụy, tóc điểm bạc. 56 tuổi, can khí suy kém, gân mạch hoạt động kém, thiên quý kiệt, tinh thiếu, thận suy, thân thể mỏi mệt, răng rụng, tóc rụng. Bệnh lý lão khoa theo y học cổ truyền - Khí suy: bắt đầu biểu hiện ở tuổi 35 cho đến 42 tuổi. Các động tác cơ thể bắt đầu giảm linh hoạt, xu hướng thích ngồi, da dẻ bắt dầu kém tươi, tóc bắt đầu hoa râm, cơ thể nặng nề hơn, xuất hiện sự mệt mỏi, đoản khí, dễ bị ngoại cảm, tinh khí giảm sút, răng kém tươi, mắt bắt đầu nhìn kém. Tất cả những biểu hiện này xuất hiện với mức độ khác nhau. Xét về mặt bệnh lý là các mức độ hư chứng khác nhau của khí. - Can suy: bắt đầu biểu hiện ở 45-59 tuổi. Xuất hiện các triệu chứng của can huyết hư là mắt nhìn không rõ, mạch nhâm trống rỗng, mạch thái xung suy yếu nên kinh nguyệt giảm dần và hết, sắc mặt khô ráo, tiều tụy, tóc điểm bạc, gân mạch hoạt động kém, thiên quý kiệt, tinh suy giảm, thân thể mệt mỏi, vận động chậm dần. - Tâm khí suy: Biểu hiện rõ ở lứa tuổi 60. Tâm khí không đủ, do đó ảnh hưởng đến sự vận hành của huyết dịch nên hay bị bệnh lý về huyết như ăn ngủ kém, ngại vận động, hay buồn rầu, suy nghĩ. Giai đoạn này ứng vào thời kỳ con người bắt đầu thôi các hoạt động xã hội và giảm cường độ các hoạt động sống. - Tỳ khí hư: biểu hiện ở lứa tuổi 70, cơ bắp teo nhẽo, hay đầy bụng, khó tiêu. Ðàm thấp ứ đọng, cơ thể mệt mỏi, khí hư hạ hảm. Sức đề kháng với ngoại tà giảm sút. Da khô, nhăn nheo. - Phế khí hư: biểu hiện ở lứa tuổi 80, phế khí hư kém làm đoản khí, suyễn thở, chức năng tuyên phát và túc giảng của phế suy gây ủng trệ, phế không tàng được phách nên nói lẫn, bì mao thưa hở dễ bị trúng phong, hay nằm, ít nói, thường không tự chăm sóc bản thân được. - Thận hư: biểu hiện xương cốt mềm yếu, tinh tủy kém, kinh mạch trống rỗng. Mạch loạn, ngũ tạng lục phủ đều hư suy, chân tay lạnh, da bọc xương, khí hư thoát, không muốn ăn uống, rối loạn bài tiết. Giai đoạn tột cùng này biểu hiện rõ ở lứa tuổi 90. Nhìn chung, các biểu hiện của khí suy xuất hiện đầu tiên. Vì chân khí suy giảm nên làm yếu các tạng phủ. Chính khí của tạng cũng suy sẽ gây tổn thương thực thể cho các tạng
  3. và làm rối loạn hoạt động chức năng của tạng phủ. Do đó, phương hướng chính của y học cổ truyền trong việc đề phòng bệnh tật và chống lão hóa là điều chỉnh các rối loạn chức năng, đặc biệt chú ý phần khí, nguồn năng lượng sinh tồn của cơ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2