<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ <br />
<br />
Tương lai của tiền số và những đề xuất<br />
quản lý ở Việt Nam<br />
Phạm Quốc Khánh<br />
Ngày nhận: 05/12/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 20/12/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 26/12/2018<br />
<br />
Kinh tế số đã có sự phát triển nhanh và rộng khắp trên thế giới cũng<br />
như tại Việt Nam. Quá trình chuyển đổi số xuất hiện ở nhiều lĩnh vực<br />
kinh tế- xã hội. Hàng ngàn tài sản số- tài sản mã hoá đã xuất hiện<br />
và trong đó có phần không nhỏ đang được gọi là “tiền số- tiền mã<br />
hoá”. Theo thông lệ và luật pháp quốc tế hiện nay, những loại “tiền<br />
số” này chưa được công nhận là một loại tiền tệ. Tuy nhiên, trong<br />
tương lai không xa, việc xuất hiện các loại tiền số thực sự (do Chính<br />
phủ hoặc Ngân hàng Trung ương của một quốc gia/ nhóm quốc gia<br />
phát hành hay đảm bảo) là hoàn toàn không thể đảo ngược. Trong<br />
phạm vi bài viết này, tác giả tập trung làm rõ bản chất của “tiền số”,<br />
những điều kiện để phát hành “tiền số của ngân hàng trung ương”<br />
và đề xuất những giải pháp quản lý tiền số phục vụ các mục tiêu phát<br />
triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam.<br />
Từ khóa: Tài sản số/ mã hoá; Tiền số của ngân hàng trung ương;<br />
Công nghệ sổ cái phân tán<br />
<br />
1. Tiền số và xu thế phát<br />
triển của tiền số trên thế giới<br />
huật ngữ “Tiền<br />
số”1 (còn được<br />
gọi là tiền mã<br />
hoá- digital/<br />
crypto currency/<br />
Quan điểm của tác giả thì những gì<br />
đang được gọi là “Tiền số” chưa thực<br />
sự là tiền theo cả ý nghĩa về kinh tế<br />
và pháp lý quốc gia, quốc tế. Tuy<br />
nhiên, để thuận lợi cho các ý kiến chia<br />
1<br />
<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
money) đã và đang được phát<br />
triển trên thế giới với gần<br />
2.000 loại khác nhau do các<br />
cá nhân, tổ chức (không thuộc<br />
Chỉnh phủ, Nhà nước) tạo lập<br />
và phát hành. Ý kiến về thực<br />
tế và triển vọng ứng dụng rộng<br />
rãi loại tiền này là rất khác<br />
nhau. Theo tiêu chuẩn Thống<br />
kê tài chính và tiền tệ (MFS)<br />
sẻ trong đánh giá, khuyến nghị trong<br />
nghiên cứu này, tác giả vẫn sử dụng<br />
thuật ngữ “Tiền số” trong bài viết<br />
<br />
20<br />
<br />
của IMF thì hiện tại các loại<br />
tiền số này chưa được công<br />
nhận vì một số lí do: Chưa<br />
được Ngân hàng trung ương<br />
(NHTW) hay Chính phủ nào<br />
phát hành/ bảo đảm; Chưa<br />
được công nhận như là trung<br />
gian trong quá trình trao đổi<br />
một cách rộng rãi; Giá trị danh<br />
nghĩa còn biến động mạnh…<br />
Các quốc gia như Trung Quốc,<br />
Nga, Australia, Nhật Bản, Liên<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 199- Tháng 12. 2018<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
minh châu Âu, Hoa Kỳ… đều<br />
đã có các nghiên cứu (công<br />
bố hoặc không công bố chính<br />
thức) về tiền số nói chung và<br />
tiền số do NHTW phát hành.<br />
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà<br />
nước Việt Nam (NHNN)<br />
đã chính thức thông báo, từ<br />
ngày 01/01/2018, bitcoin và<br />
các loại tiền ảo vào nhóm<br />
các phương tiện thanh toán<br />
bất hợp pháp tại Việt Nam;<br />
việc phát hành, cung ứng, sử<br />
dụng bitcoin và các loại tiền<br />
ảo tương tự khác làm phương<br />
tiện thanh toán là hành vi bị<br />
cấm tại Việt Nam. Mặc dù<br />
vậy, để tận dụng cơ hội từ<br />
<br />
cuộc cách mạng công nghiệp<br />
4.0 cho chuyển đổi mô hình<br />
tăng trưởng, phát triển kinh<br />
tế số và hạn chế những rủi<br />
ro, hệ lụy cho xã hội, kịp thời<br />
phát hiện, ngăn chặn, xử lý<br />
các hành vi vi phạm pháp luật,<br />
ngày 21/8/2017, Thủ tướng<br />
Chính phủ đã ký Quyết định<br />
số 1255/QĐ-TTg phê duyệt<br />
Đề án Hoàn thiện khung pháp<br />
lý để quản lý, xử lý đối với<br />
các loại tài sản ảo, tiền điện<br />
tử, tiền mã hóa. Đây là định<br />
hướng rất quan trọng và phù<br />
hợp của Chính phủ trước yêu<br />
cầu phát triển của đất nước.<br />
Để hiểu rõ bản chất và điều<br />
<br />
kiện làm chủ tài sản số và tiền<br />
số, chúng ta cần hiểu rõ công<br />
nghệ chuỗi khối và các loại<br />
tiền số tư nhân (private digital<br />
currency).<br />
1.1. Công nghệ chuỗi khối<br />
(blockchain) và phạm vi ứng<br />
dụng trong các lĩnh vực kinh<br />
tế- xã hội<br />
Chuỗi khối (blockchain) là cơ<br />
sở dữ liệu (có tính cấu trúc,<br />
được quy định rõ về tiêu chí)<br />
được ghi nhận (recording),<br />
cập nhật (registering) và lưu<br />
trữ (storing) trên mạng thông<br />
tin (network, không phải trên<br />
<br />
Hình 1. Cơ chế vận hành của công nghệ chuỗi khối- blockchain<br />
<br />
Nguồn: Don & Alex Tapscott, 2016<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Số 199- Tháng 12. 2018<br />
<br />
21<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
Hình 2. Mô hình Công nghệ sổ cái phân tán DLT<br />
<br />
Nguồn: Don & Alex Tapscott, 2016<br />
<br />
một máy chủ/ nhóm máy chủ<br />
tập trung). Cơ sở dữ liệu này<br />
còn được gọi là một sổ cái/ sổ<br />
tổng hợp giao dịch kỹ thuật<br />
số (digital ledger), được quản<br />
lý, phân phối (distributing)<br />
và xác thực (validating) ở<br />
nhiều điểm trên mạng (nodes<br />
of network) với đặc điểm<br />
phi tập trung hoá thông tin<br />
(decentralising information).<br />
Chính việc phi tập trung hoá<br />
này giúp hạn chế việc xáo trộn<br />
các thông tin của hệ thống và<br />
mỗi blockchain trở thành duy<br />
nhất (unique). Những yếu tố<br />
căn bản tạo nên sự tin cậy của<br />
mỗi blockchain: một thuật<br />
toán mã hoá phải được giải mã<br />
(cryptographic puzzle); việc<br />
giải mã (proof-of-work) được<br />
lưu trữ trên toàn bộ mạng<br />
thông tin; toàn mạng thông tin<br />
sẽ xác nhận (verify/ validate)<br />
kết quả giải mã. “Một sổ cái<br />
kỹ thuật số không thể bị phá<br />
hỏng (permanent/ everlasting),<br />
có thể được lập trình để ghi<br />
lại không chỉ những giao dịch<br />
tài chính mà có thể ghi lại tất<br />
<br />
22 Số 199- Tháng 12. 2018<br />
<br />
cả mọi thứ có giá trị” (Don &<br />
Alex Tapscott, 2016).<br />
Ưu điểm nổi bật nhất là<br />
blockchain mang lại sự tin<br />
cậy cao nhất trong môi trường<br />
mạng hay internet. Sự vận<br />
hành của blockchain không<br />
cần có các trung gian. Công<br />
nghệ chuỗi khối (blockchain<br />
technology) về bản chất là<br />
việc ứng dụng những thành<br />
tựu mới nhất của công nghệ<br />
thông tin- truyền thông để<br />
quản lý sự vận hành và lưu<br />
giữ các chuỗi khối với nền<br />
tảng là công nghệ Sổ cái điện<br />
tử phân tán (DLT- Distributed<br />
Ledger Technology). Việc<br />
kiểm soát các dữ liệu và đảm<br />
bảo độ tin cậy dữ liệu chuỗi<br />
khối đòi hỏi năng lực thiết<br />
lập một chuỗi khối ngay từ<br />
đầu tiên với các quy định chặt<br />
chẽ, thống nhất (pre-agreed<br />
rules). Vì vậy, để ứng dụng<br />
blockchain thì trước hết chúng<br />
ta phải làm chủ được công<br />
nghệ DLT.<br />
Nhờ tính bảo mật và sự linh<br />
hoạt trong thiết kế hệ thống<br />
<br />
riêng hoặc chung (private<br />
blockchain hoặc public<br />
blockchain) nên phạm vi<br />
ứng dụng của công nghệ<br />
blockchain ở rất nhiều lĩnh<br />
vực: Chính phủ số, chuỗi sản<br />
xuất hoặc dịch vụ, dịch vụ tài<br />
chính... trong đó có lĩnh vực<br />
về tiền tệ, thanh toán.<br />
1.2. Những đặc điểm cơ bản<br />
ban đầu của tiền số<br />
Tiền tệ đã được phát triển<br />
cùng với sự tiến bộ của xã<br />
hội loài người. Ở những thời<br />
điểm có những điều kiện kinh<br />
tế- xã hội đặc biệt, các loại<br />
hình tiền tệ được điều chỉnh<br />
hoặc những loại hình tiền tệ<br />
mới ra đời. Hiện nay, tiền số<br />
được không ít giới công nhận<br />
như một loại tiền tương lai.<br />
Công nghệ blockchain sẽ giúp<br />
mở rộng các chức năng của<br />
mỗi loại hình tiền tệ trong<br />
lưu thông, đặc biệt, tiền số<br />
(tiền mã hoá, tên tiếng Anh là<br />
digital/ crypto currency hoặc<br />
digital/ crypto money) được<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
hình thành, phát triển và ứng<br />
dụng dựa trên nền tảng này.<br />
Tiền số tồn tại hoàn toàn ở<br />
dạng điện tử (electronical<br />
exists). Hiện tại thì tiền số<br />
chưa được các quốc gia, thể<br />
chế khu vực/ toàn cầu nào<br />
phát hành hoặc đảm bảo. Vì<br />
thế, tiền số hiện không có bất<br />
cứ tổ chức/ quốc gia nào quyết<br />
định khi nào cần tạo thêm, số<br />
lượng tiền số cần có, tiền số<br />
đang lưu thông ở đâu và điều<br />
tra về cách hành vi rửa tiền.<br />
Những đặc điểm căn bản của<br />
tiền số hiện nay:<br />
Thứ nhất, tiền số là một<br />
ứng dụng của công nghệ<br />
blockchain, do đó việc tạo<br />
giao dịch số, lưu giữ phân tán<br />
các khối (block), kiểm tra- đối<br />
sánh (dựa trên nguyên lý đồng<br />
bộ hoá)… thực hiện theo đúng<br />
nguyên lý đã đề cập ở trên về<br />
blockchain.<br />
Thứ hai, tiền số sử dụng Mật<br />
mã toán học (Mathematical<br />
cryptography), hiện được<br />
xem là liên kết mạnh nhất<br />
trong các chuỗi bảo mật/<br />
đảm bảo an toàn- yếu tố tạo<br />
sự tin tưởng khi mà tiền số<br />
chưa được một NHTW nào<br />
phát hành. Thuật toán được<br />
sử dụng có tên Thuật toán<br />
bảo mật SHA256 bit (secure<br />
HASH algorithm 256-bit)<br />
với nguyên tắc căn bản là đặt<br />
kết quả đầu ra (output) để sử<br />
dụng các phương pháp tính<br />
toán để có thể liệt kê hết các<br />
khả năng. Với một máy tính<br />
chuyên dụng để giải mã thì<br />
cũng phải mất ít nhất 10 phút<br />
để tìm ra một phương án đạt<br />
kết quả đầu ra đã đặt trước.<br />
Với đồng tiền số như bitcoin<br />
được giới hạn bởi 21.000<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
đồng thì với năng lực hiện tại<br />
phải đến năm 2140 thế giới<br />
mới giải mã hết (còn gọi là<br />
“đào” tiền ảo).<br />
Thứ ba, mỗi block lưu giữ<br />
đơn vị tiền số sẽ bao gồm hai<br />
“chìa khoá” (two keys- thực<br />
chất là hai khối dữ liệu) chính:<br />
Chìa khoá chung (public key)<br />
thuộc blockchain tham gia để<br />
có thể được giao dịch trong<br />
mạng và Chìa khoá riêng<br />
(private key) dùng để lưu giữ<br />
thông tin riêng của chủ sở hữu<br />
và tính chất giao dịch.<br />
Thứ tư, theo thống kê thì mỗi<br />
tháng xuất hiện cả chục loại<br />
tài sản mã hoá thông qua Cơ<br />
chế chào giá tiền tệ lần đầu<br />
(Initial coin offerings- ICOs).<br />
Lựa chọn thứ nhất của các<br />
ICOs đó là huy động vốn qua<br />
cổ phiếu chào hàng lần đầu<br />
với tính chất đầu tư cho một<br />
công ty khởi nghiệp. Lựa chọn<br />
thứ hai là một tài sản mã hoá<br />
mới được thiết lập dựa trên<br />
nền tảng một tổ chức quản lý<br />
ICOs thông qua việc mua một<br />
dịch vụ trên nền tảng đó.<br />
Những yếu tố công nghệ trên<br />
cho phép có nhiều đồng tiền<br />
số khác nhau như hiện nay.<br />
Chính điều này là một trong<br />
những cơ sở để nhiều NHTW<br />
trên thế giới đang chủ động<br />
tiếp cận nghiên cứu khả năng<br />
lưu hành đồng tiền số của<br />
riêng họ. Tuy nhiên, những<br />
vấn đề căn bản cần được giải<br />
quyết đối với những tài sản số<br />
được chính thức công nhận là<br />
tiền số để lưu hành rộng rãi<br />
bao gồm:<br />
- Tạo lập và duy trì uy tínsự tin tưởng, mỗi đồng tiền<br />
đều gắn liền với lòng tin của<br />
công chúng. Tiền giấy thông<br />
<br />
thường được lưu thông và<br />
chấp nhận rộng rãi: Tiền giấy<br />
được kiểm soát dễ dàng về<br />
quy mô, người chuyển, người<br />
nhận; Tiền giấy được giao<br />
dịch với sự bảo mật cá nhân<br />
rất cao; Tiền giấy rất khó bị<br />
làm giả với các công nghệ<br />
hiện đại về bảo an; Mọi người<br />
công nhận tiền giấy vì tin<br />
tưởng rằng những người khác<br />
cũng sẽ công nhận như mình;<br />
Tiền giấy có sức mua ổn định<br />
(trong đa số trường hợp) nhờ<br />
sự điều hành của NHTW.<br />
- Một số ý kiến ủng hộ tiền số<br />
cho rằng công chúng tại sao<br />
lại đi tin tưởng vào một cá<br />
nhân và một tổ chức (ám chỉ<br />
NHTW) cho các giao dịch tài<br />
sản của họ. Tuy nhiên, công<br />
chúng cũng sẽ đặt câu hỏi về<br />
sự tin cậy của công nghệ sử<br />
dụng trong việc tạo và lưu<br />
hành tiền số (về blockchain<br />
cũng như các bảo mật riêng<br />
của mỗi block/ đơn vị tiền số<br />
và thuật toán sử dụng).<br />
- Hiện nay, tiền số hình thành<br />
các đơn vị (unit) trong trao<br />
đổi nhưng chưa gắn- “neo”với một đồng tiền pháp định<br />
được công nhận rộng rãi nào.<br />
- Với việc áp dụng thuật toán<br />
mã hoá hiện tại dẫn tới việc<br />
cần thời gian để tạo đơn vị<br />
tiền tệ mới cũng như giới hạn<br />
năng lực của mỗi đồng tiền<br />
(SHA256) tạo nghi ngờ về khả<br />
năng đáp ứng yêu cầu đảm<br />
bảo cung- cầu tiền cho nền<br />
kinh tế một cách phù hợp.<br />
- Những thử nghiệm riêng của<br />
một số NHTW về ứng dụng<br />
giao dịch tựa như tiền số trong<br />
phạm vi họ với các ngân hàng<br />
thương mại (NHTM) hiện nay<br />
chưa cho thấy sự tiến bộ đủ<br />
<br />
Số 199- Tháng 12. 2018<br />
<br />
23<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
mạnh để mở rộng thêm hay<br />
thay mới hệ thống thanh toán<br />
liên ngân hàng hay bù trừ hiện<br />
tại- vấn đề của bài toán Chi<br />
phí- Lợi ích. Bên cạnh đó,<br />
những chi phí lớn hiện tại của<br />
tài sản số có tính đầu cơ cao<br />
như bitcoin sẽ rất lớn: Ước<br />
tính năm 2017, một giao dịch<br />
bitcoin phải chi trả số tiền<br />
phí khoảng 55 USD, nếu so<br />
với giao dịch gần như bằng 0<br />
của tiền mặt giữa người mua<br />
và người bán thì đây là một<br />
khoản chi phí giao dịch rất<br />
cao (Timothy Lane, 2018).<br />
Những mô hình tiền số có thể<br />
có trong tương lai phụ thuộc<br />
vào nhiều yếu tố nhưng quan<br />
trọng nhất đó vẫn là tạo nền<br />
tảng vững chắc để có được sự<br />
tin tưởng của xã hội, công cụ<br />
cho sự chủ động của các cơ<br />
quan chịu trách nhiệm về nền<br />
kinh tế- xã hội. Trong thời<br />
gian 3- 5 năm tới, việc xuất<br />
hiện những đồng tiền số thực<br />
sự, do một hoặc một nhóm<br />
NHTW phát hành sẽ là một<br />
thực tế: Cam kết mạnh mẽ từ<br />
NHTW Trung Quốc, Ấn Độ,<br />
<br />
Nga... hay dự án Stella của<br />
NHTW châu Âu và NHTW<br />
Nhật Bản. Đồng tiền số của<br />
NHTW phát hành (Central<br />
Bank Digital CurrencyCBDC) tuy chưa thể thay thế<br />
các loại tiền tệ truyền thống<br />
khác nhưng nếu xuất hiện sẽ<br />
có tác động không chỉ ở các<br />
quốc gia này mà đến nền kinh<br />
tế toàn cầu, trong đó chắc<br />
chắn có Việt Nam.<br />
2. Sự cần thiết trong chủ<br />
động tiếp cận, ứng dụng và<br />
quản lý tiền số ở Việt Nam<br />
2.1. Tiền số có ý nghĩa rất<br />
quan trọng đối với việc định<br />
hướng, đảm bảo năng lực<br />
cạnh tranh bền vững của nền<br />
kinh tế số hoá đã và đang<br />
hình thành ở Việt Nam<br />
Kinh tế số hoá (digital/<br />
digitalised economy) hay<br />
kinh tế số được công nhận<br />
như là một phần của nền kinh<br />
tế quốc gia, vận hành theo<br />
các nguyên tắc căn bản của<br />
kinh tế thị trường và dựa trên<br />
<br />
nền tảng ứng dụng mạnh mẽ<br />
công nghệ thông tin và truyền<br />
thông, thể hiện đặc biệt trong<br />
việc ứng dụng những nền tảng<br />
công nghệ mới của cuộc cách<br />
mạng công nghiệp lần thứ tư<br />
(CMCN 4.0). Hiện nay, trên<br />
thế giới và ở Việt Nam có<br />
nhiều quan điểm khác nhau<br />
về các chỉ tiêu phản ánh nền<br />
kinh tế số hoá. Liên minh<br />
Châu Âu có sử dụng bộ chỉ số<br />
DESI (Digital Economy and<br />
Sociaty Index, tạm dịch là Bộ<br />
chỉ số Kinh tế và xã hội số)<br />
bao gồm:<br />
(1) Connectivity- Kết nối:<br />
Năng lực đường truyền và<br />
giá dịch vụ internet (Fixed<br />
broadband) và di động<br />
(mobile broadband) tốc độ<br />
cao;<br />
(2) Human Capital- Nhân lực:<br />
Khả năng sử dụng internet<br />
(Internet use), kỹ năng sử<br />
dụng kỹ thuật số cơ bản và<br />
nâng cao basic and advanced<br />
digital skills);<br />
(3) Use of Internet ServicesSử dụng dịch vụ internet: Nội<br />
dung sử dụng, giao tiếp và các<br />
<br />
Biểu đồ 1. Chỉ số Kinh tế và xã hội số của một số quốc gia trên thế giới<br />
<br />
Nguồn: Uỷ ban châu Âu, 2017<br />
<br />
24 Số 199- Tháng 12. 2018<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />