Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
TƯƠNG QUAN GIỮA CHỤP MẠCH HUỲNH QUANG<br />
VÀ CHỤP CẮT LỚP VÕNG MẠC<br />
TRÊN PHÙ HOÀNG ĐIỂM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<br />
Nguyễn Thị Tú Uyên*, Võ Quang Minh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá tương quan giữa tổn thương trên chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp võng mạc<br />
trên bệnh nhân phù hoàng điểm đái tháo đường có ý nghĩa lâm sàng.<br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang và phân tích tương quan.<br />
Kết quả: tương quan giữa (1) rò khu trú với chụp cắt lớp võng mạc type 1, (2) rò lan tỏa với chụp cắt lớp<br />
võng mạc type 2, và (3) rò lan tỏa dạng nang với chụp cắt lớp võng mạc type 3. Fisher=15,0715, p=0,003 có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
Kết luận: Sự tương quan giữa chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp võng mạc trên phù hoàng điểm đái<br />
tháo đường có ý nghĩa thống kê.<br />
Từ khoá: chụp mạch huỳnh quang, phù hoàng điểm, chụp cắt lớp võng mạc, bệnh võng mạc đái tháo<br />
dường.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE CORRELATION BETWEEN FLUORESCEIN ANGIOGRAPHIC<br />
AND OPTICAL COHERENCE TOMOGRAPHIC IN DIABETIC MACULAR EDEMA<br />
Nguyen Thi Tu Uyen, Vo Quang Minh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 48 - 52<br />
Purpose: To assess the correlation between the features of fluorescein angiography (FA) and optical<br />
coherence tomography (OCT) in diabetic macular edema.<br />
Methods: Cross-section and correlate analysis.<br />
Results: The correlation between (1) focal leakeage type with OCT type 1, (2) diffuse leakage type with OCT<br />
type 2, and (3) diffuse cystoids leakage type with OCT type 3. Fisher=15.0715, p=0.003 significant.<br />
Conclusion: The correlation between fluorescein angiographic and optical coherence tomographic in diabetic<br />
macular edema is significant.<br />
Keywords: florescein angiography, optical coherence tomography, macular edema, diabetic retinopathy.<br />
dịch tễ học cho thấy ĐTĐ 10 năm tỉ lệ phù<br />
MỞ ĐẦU<br />
hoàng điểm ĐTĐ 13,9% đến 25,4%(9). Vì vậy,<br />
Bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ)<br />
việc nghiên cứu hình thái phù hoàng điểm đái<br />
là một trong những nguyên nhân chính gây mù<br />
tháo đường và sự hiểu biết về:”Tương quan<br />
ở các nước phát triển cũng như các nước đang<br />
giữa chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp<br />
phát triển(5). Trung bình sau 10 – 20 năm có<br />
võng mạc trên phù hoàng điểm đái tháo đường”<br />
khoảng 60% - 90% bệnh nhân đái tháo đường<br />
là cần thiết giúp ta ứng dụng cận lâm sàng hiệu<br />
(ĐTĐ) có biểu hiện bệnh lý võng mạc(1,3). Phù<br />
quả trong chẩn đoán và điều trị.<br />
hoàng điểm là một trong những biến chứng<br />
chính của bệnh hoàng điểm ĐTĐ. Nghiên cứu<br />
* Bệnh viện Mắt TP.HCM, ** Bộ môn Mắt ĐHYD TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Tú Uyên<br />
ĐT: 0983969096<br />
<br />
48<br />
<br />
Email: uyeny96@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá tương quan giữa tổn thương trên<br />
FA và OCT trên bệnh nhân phù hoàng điểm<br />
ĐTĐ có ý nghĩa lâm sàng.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
- Mô tả đặc điểm bệnh nhân phù hoàng<br />
điểm đái tháo đường.<br />
- Phân tích tương quan tổn thương trên FA<br />
và tổn thương trên OCT.<br />
- Phân tích tương quan tổn thương hoàng<br />
điểm trên FA và OCT với các giai đoạn<br />
BVMĐTĐ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân đái tháo đường đến khám và<br />
điều trị tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh<br />
được chẩn đoán phù hoàng điểm có ý nghĩa<br />
lâm sàng.<br />
<br />
Quy trình nghiên cứu<br />
Khai thác bệnh sử, tiền sử bản thân, tiền sử<br />
gia đinh về bệnh lý ĐTĐ<br />
Đo khúc xạ: chủ quan, khách quan.<br />
Khám mắt: phân loại BVMĐTĐ, phù hoàng<br />
điểm có ý nghĩa lâm sàng.<br />
Chụp mạch huỳnh quang (FA).<br />
Chụp cắt lớp võng mạc (OCT).<br />
Nhập dữ liệu và thống kê.<br />
<br />
Phân loại phù hoàng điểm đái tháo đường<br />
trên chụp mạch huỳnh quang:<br />
Type 1: Rò khu trú.<br />
Type 2: Rò lan tỏa.<br />
Type 3: Rò lan tỏa dạng nang.<br />
<br />
Phân loại phù hoàng điểm đái tháo đường<br />
trên chụp cắt lớp võng mạc:<br />
Type 1: dày hoàng điểm đồng nhất ở tất cả<br />
các lớp võng mạc.<br />
Type 2: dày hoàng điểm kèm tích tụ dịch<br />
trong võng mạc.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Type 3: dày hoàng điểm với tích tụ dịch<br />
dưới hoàng điểm kèm co kéo dịch kính –<br />
hoàng điểm.<br />
<br />
Thống kê và xử lý số liệu<br />
Các dữ kiện thu thập được mã hóa, và nhập<br />
vào máy tính, dùng phần mềm thống kê Epidata<br />
3.1, Stata 10.0(4), SPSS 16.0(7) để phân tích các test<br />
thông kê. Các phương pháp thống kê:<br />
- Các biến số biến tuổi, giới tính, thị lực<br />
logMAR, dày võng mạc, thời gian mắc bệnh<br />
ĐTĐ được mô tả giá trị trung bình (TB), độ lệch<br />
chuẩn (ĐLC).<br />
- Hệ số tương quan Spearman đánh giá sự<br />
tương quan.<br />
- Kiểm định giả thiết về mối tương quan<br />
dùng phép kiếm Fisher.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Từ ngày 05/10/2009 đến ngày 30/06/2010, đã<br />
nghiên cứu 39 bệnh nhân gồm 75 mắt (38 mắt<br />
phải vá 37 mắt trái). Trong mẫu nghiên cứu, có<br />
36 bệnh nhân tổn thương 2 mắt và có 03 bệnh<br />
nhân tổn thương 01 mắt.<br />
<br />
Mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu (Bảng 1)<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình của dân số trong nghiên cứu<br />
chúng tôi là 57,21±8,33 năm, tương đương với<br />
tác giả Nguyễn Ngọc Anh (2008)(10), tác giả<br />
Nguyễn Thị Tuyết Minh năm (1999)(11). Theo<br />
nghiên cứu của Việt Nam và thế giới, bệnh võng<br />
mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu<br />
gây mù ở độ tuổi lao động(6,15).<br />
Giới<br />
Nữ chiếm 62,67%, gần tương đương với<br />
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy(12),<br />
và Võ Thị Hoàng Lan(17).<br />
Thị lực logMAR<br />
Thị lực logMAR trung bình của mẫu<br />
nghiên cứu chúng tôi 0,48 ± 0,39 cao hơn thị<br />
lực logMAR trung bình 0,51 ± 0,38 của tác giả<br />
Se Woong Kang(8).<br />
<br />
49<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Dày võng mạc<br />
Trung bình 318,87 ± 146,88µm tương đương<br />
với tác giả Se Woong Kang(8), gần tương đương<br />
với nghiên cứu của Ozdek(14).<br />
<br />
Fisher=15,0715, p=0,003<br />
<br />
Thời gian đái tháo đường<br />
Trung bình trong nghiên cứu chúng tôi là<br />
8,52±4,84 năm, thấp hơn thời gian ĐTĐ trung<br />
bình của tác giả Se Woong Kang(8).<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi (TB±ĐLC)<br />
Giới (nam:nữ)<br />
Thị lực logMAR<br />
Dày võng mạc (µm)<br />
Thời gian ĐTĐ (năm)<br />
<br />
Tổng số mắt (n=75)<br />
57,21±8,33<br />
37,33%:62,67%<br />
0,48±0,39<br />
318,87±146,88<br />
8,52±4,84<br />
<br />
Tương quan giữa phân loại trên FA và trên<br />
OCT<br />
Bảng 3 cho thấy tương quan có ý nghĩa<br />
thống kê giữa (1) Rò khu trú trên FA có tổn<br />
thương trên OCT type 1, (2) Rò lan tỏa trên FA<br />
có tổn thương trên OCT type 2, và (3) Rò lan tỏa<br />
dạng nang trên FA có tổn thương trên OCT type<br />
3. Bảng 2 cho thấy Fisher test =15,0715, p=0,003<br />
có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu của Kang<br />
sự tương quan giữa tổn thương trên FA và OCT<br />
có ý nghĩa thống kê với p