Giám đốc điều hành (CEO) là những người có ảnh hưởng sống còn đến số phận của một công ty. Nhưng để tìm được một CEO tài ba và đầy uy lực không phải là chuyện dễ.
Bạn cần một mẫu nhà quản lý như thế nào?
Yếu tố chính trị: phải là người có định hướng chính trị vững vàng, chấp hành đúng đường lối, chính sách và pháp luật. Các quyết định và chính sách mà CEO đề ra cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty, tích cực góp phần nâng cao doanh thu và...
Nội dung Text: Tuyển giám đốc điều hành - khó hay dễ?
Tuyển giám đốc điều hành - khó hay dễ?
Giám đốc điều hành (CEO) là những người có ảnh
hưởng sống còn đến số phận của một công ty. Nhưng để
tìm được một CEO tài ba và đầy uy lực không phải là
chuyện dễ.
Bạn cần một mẫu nhà quản lý như thế nào?
Yếu tố chính trị: phải là người có định hướng chính trị vững vàng, chấp
hành đúng đường lối, chính sách và pháp luật. Các quyết định và chính sách mà
CEO đề ra cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty, tích cực góp phần
nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Tính cách: phải là những người trung thực, công bằng, nhiệt tình đối với
công việc, có cuộc sống lành mạnh và trong sáng, biết hoà đồng với tập thể, biết
quan tâm đến tình cảm và cuộc sống của người khác.
CEO phải luôn biết cách nâng cao uy tín cá nhân bằng tài năng và đạo đức
của mình trước tập thể. Đây là yếu tố tiên quyết để CEO có thể thành công trong
bước tạo tiền đề cho sự thành đạt sau này. Các công ty nên tìm hiểu về vấn đề
quản trị và những nguyên nhân khiến ứng viên ham muốn nghề này.
Năng lực: phải là người toàn diện, ngoài các yêu cầu về phẩm chất chính
trị, phẩm chất đạo đức, CEO cần có khả năng tổ chức và có trình độ chuyên môn
nhất định. Sự thông minh cũng yếu tố không thể thiếu. Tiêu chuẩn này được đánh
giá thông qua hồ sơ của ứng viên và kết hợp với nhận xét của những người có liên
quan. Khi cần có thể sử dụng thêm một số trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá trí tuệ
của ứng viên.
Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu khả năng phân tích và giao tiếp của ứng viên.
Bạn có thể đánh giá khả năng này thông qua bản phúc trình, thư từ, các cuộc thảo
luận, các đề nghị mới về một sự thay đổi chính sách hoặc một thể thức n ào đó, một
chương trình hành động nào đó. Bạn cần lưu ý thêm cách diễn đạt vấn đề của ứng
viên CEO.
Làm sao để tìm đúng CEO bạn cần?
Có thể "săn" CEO bằng cách tìm hiểu, tấn công, lôi kéo. Để tiếp cận đối
tượng, một trong các mẹo hay được sử dụng là gọi điện đến nơi đối tượng đang
làm việc và hỏi về một vấn đề thật đặc biệt, đôi khi thật khó, hoặc hứa hẹn một
thương vụ hay một hướng kinh doanh thật hấp dẫn. Khi đó nhân viên trực điện
thoại không thể không trả lời và sẽ tạo điều kiện để bạn liên hệ trực tiếp với đối
tượng.
Một CEO tài năng luôn là món "hàng" hiếm trên thị trường nhân sự. Để lôi
kéo được con người này, bạn phải biết cách thuyết phục, tìm hiểu và đánh đúng
vào những thứ mà đối tượng đang quan tâm nhất.
Đây là những trường hợp “săn đuổi CEO” đặc biệt. Còn thông thường, các
công ty sẽ tổ chức những đợt tuyển dụng CEO. Khi đó, ứng viên vào chức vụ CEO
thường là những người có kinh nghiệm quản trị, có những thành tích nhất định
trong công tác hoặc là những học viên xuất sắc được đào tạo ở các trường quản trị
kinh doanh. Quá trình tuyển chọn được tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng và chính xác.
Các ứng viên vào chức vụ CEO nên được yêu cầu giải quyết các tình huống
giả định. Họ thực hiện các nhiệm vụ quản trị dưới sự giám sát của hội đồng tuyển
chọn. Các câu trả lời của ứng viên phải được hội đồng tuyển chọn đánh giá và cho
điểm.
Một số công ty thường đề ra các bài tập kiểm tra CEO các dạng sau đây:
Bài tập tổng hợp: dạng này đòi hỏi các ứng viên CEO tìm cách tiếp cận,
giải quyết các bảng báo cáo, các bảng ghi nhớ, các loại th ư tín điện thoại, tổ chức
hội họp và rất nhiều vấn đề khác được thu thập từ thực tế công việc hàng ngày của
một CEO.
Hội thảo nhóm không có người đứng đầu: Các ứng viên vào chức vụ
CEO được tổ chức thành nhóm mà không có người đứng đầu. Hội đồng tuyển
chọn giao cho nhóm một số câu hỏi yêu cầu thảo luận. Các thành viên trong nhóm
phải thảo luận và ra quyết định chung của cả nhóm.
Hội đồng tuyển chọn sẽ đánh giá khả năng giao tiếp, khả năng thuyết phục
nhóm chấp nhận ý kiến, khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng cá nhân của các thành
viên trong nhóm.
Trò chơi quản trị: Trong trò chơi quản trị, các thành viên phải giải quyết
các vấn đề mang tính chất thực tiễn. Họ đóng vai các thành viên trong ban giám
đốc của hai hay nhiều công ty đối thủ đang cạnh tranh nhau tr ên thương trường.
Họ cần phải ra quyết định về các vấn đề như sản xuất ra sao, quảng cáo như thế
nào, kiểm soát bao nhiêu cổ phần...
Loại bài tập này nhằm đánh giá ứng viên về khả năng tổ chức, kế hoạch,
khả năng giao tiếp và khả năng giữ vai trò thủ lĩnh.
Trình diễn cá nhân: Phương thức này yêu cầu các ứng viên phải thuyết
trình hay phát biểu về một chủ đề nào đó. Thông qua việc thuyết trình, hội đồng
tuyển chọn đánh giá về khả năng xuất hiện của họ trước tập thể, cũng như cách
trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc.
Trắc nghiệm có mục đích: Trắc nghiệm có mục đích bao gồm tất cả các
loại kiểm tra, trắc nghiệm về cá nhân, về khả năng phản xạ của thần kinh, về sở
thích, hứng thú của ứng viên vào vị trí CEO.
Phỏng vấn kết luận: Lúc này, các ứng viên đến phỏng vấn trực tiếp tại hội
đồng tuyển chọn để ban lãnh đạo tìm hiểu kỹ hơn về sở thích, các kiến thức cơ bản
về công việc trước đây và động cơ của họ. Sau lần phỏng vấn này, hội đồng có thể
cho biết kết quả của từng ứng viên và công bố danh sách những người được tuyển
dụng.