intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Chia sẻ: ViHades2711 ViHades2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đái tháo đường thai kỳ là một rối loạn chuyển hóa thường gặp, chiếm tỷ lệ 2 - 20% trong thai kỳ, có xu hướng ngày càng nhiều tại Việt Nam. ĐTĐTK có liên quan đến việc gia tăng bệnh suất và tử suất ở cả thai phụ và thai nhi trong và sau sanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br /> <br /> <br /> TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN<br /> TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH<br /> Trương Thị Quỳnh Hoa*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ là một rối loạn chuyển hóa thường gặp, chiếm tỷ lệ 2 - 20% trong thai<br /> kỳ, co xu hướng ngày càng nhiều tại Việt Nam. ĐTĐTK có liên quan đến việc gia tăng bệnh suất và tử suất ở cả<br /> thai phụ và thai nhi trong và sau sanh.<br /> Phương pháp : Nghiên cứu cắt ngang trên 369 sản phụ đơn thai từ 24 - 28 tuần đến khám thai tại bệnh viện<br /> Đa khoa tỉnh Bình Định trong khoảng thời gian từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016. Tất cả sản phụ có làm xét<br /> nghiệm dung nạp 75 gam glucose – 2 giờ theo tiêu chí chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2015.<br /> Kết quả: Tỷ lệ ĐTĐTK của thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là 20,9%; KTC<br /> 95% (0,16 – 0,25). Các yếu tố độc lập liên quan đến nguy cơ ĐTĐTK, trong mẫu nghiên cứu ghi nhận là: (1)Tiền<br /> sử gia đình có người trực hệ bị ĐTĐ, làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK lên 2,08 lần, với OR = 2,0; KTC 95% (1,0 –<br /> 4,0); p= 0,03. (2) Tiền sử thai lưu làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK lên 15,1 lần, với OR = 15,1; KTC 95% (1,5 –<br /> 151,0); p= 0,02.<br /> Kết luận: ĐTĐTK cần được quan tâm nhiều hơn để có thể phát hiện sớm, từ đó có kế hoạch quản lý để giảm<br /> nguy cơ cho thai phụ và thai nhi.<br /> Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ, nghiên cứu cắt ngang, thử nghiệm dung nạp glucose đường uống.<br /> ABSTRACT<br /> PREVALENCE OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AND ITS RISK FACTORS<br /> AT GENERAL HOSPITAL IN BINH DINH PROVINCE<br /> Truong Thi Quynh Hoa, Huynh Nguyen Khanh Trang<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 74 - 79<br /> <br /> Objective: Gestational diabetes mellitus (GDM) is a common metabolic disorder, accounting for 2-20%<br /> during pregnancy. GDM can lead to adverse outcomes in pregnancy, associated with increased morbidity and<br /> mortality in both the mother and the fetus.<br /> Methods: cross-sectional study on 369 women with singleton pregnancies of 24-28 weeks to antenatal care at<br /> General Hospital in Binh Dinh province in the period from August 2015 to March 2016. All pregnant women<br /> have tested 75 grams of glucose intolerance - 2 hours according to diagnostic criteria of the American Diabetes<br /> Association, 2015.<br /> Results: The prevalence of GDM at the General Hospital in Binh Dinh Province 20.9%; 95% CI (0.16 to<br /> 0.25). In our study, independent factors related to risks of GDM were: (1) diabetes closed family member increases<br /> the risk of GDM up 2.08 times, with OR = 2, 0; 95% CI (1.0 to 4.0); p = 0.03. (2) A history of stillbirth increases<br /> the risk of GDM up 15.1 times, with OR = 15.1; 95% CI (1.5 to 151.0); p = 0.02.<br /> Conclusion: GDM should be paid more attention for early detection, from which health providers make<br /> management plans to reduce the risks of mothers and fetus.<br /> Keywords: Gestational diabetes mellitus, cross-sectional study, oral glucose tolerance test<br /> <br /> * Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh - BV Hùng Vương<br /> Tác giả liên lạc: PGS.Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: pgs.huynhnguyenkhanhtrang@gmail.com<br /> <br /> 74 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> ĐẶTVẤNĐỀ Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan<br /> ĐTĐTK: tiền sử gia đình ĐTĐ, tiền sử sinh con ≥<br /> Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) đang gia 4000 gram, sinh non, thai lưu, dị tật và thai kỳ<br /> tăng nhanh trên toàn cầu. Theo Galtier F. hiện tại: tuổi thai phụ, chỉ số khối cơ thể trước<br /> (2010)(6), trong một tổng quan từ các nghiên cứu<br /> khi mang thai.<br /> trên thế giới cho thấy tần suất ĐTĐTK thay đổi<br /> từ 2%- 20%. Có sự khác nhau ở các quốc gia về tỷ ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> lệ ĐTĐTK tùy thuộc vào quần thể dân cư nghiên Nghiên cứu cắt ngang.<br /> cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán và chiến lược tầm<br /> Chọn mẫu: Sản phụ khám thai tại bệnh viện<br /> soát được áp dụng. Theo Sacks (2012)(19) tỷ lệ<br /> ĐTĐTK ở Mỹ 24,3%, Thái Lan 23%, Úc 15,3%, đa khoa tỉnh Bình Định trong khoảng thời gian<br /> trong khi đó ở Nhật 1,6%, Trung Quốc 6,8% và từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016, thỏa các tiêu<br /> Ấn Độ 17,7%. chuẩn chọn mẫu.<br /> Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê đầy Cở mẫu tính theo công thức:<br /> đủ về tỷ lệ mắc ĐTĐTK trên toàn quốc, nhưng Z (21  / 2 ) P(1  P)<br /> N<br /> qua một số nghiên cứu từ 1997 đến nay cho thấy d2<br /> tỷ lệ ĐTĐTK có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ này Chúng tôi thực hiện nghiên cứu dẫn đường trong<br /> tăng từ 2,1% đến 39% tùy thuộc vào cách tầm 30 bệnh nhân, có 5 trường hợp ĐTĐTK do đó giá trị<br /> soát, tiêu chuẩn chẩn đoán và dân số nghiên cứu p = 16,7%. Với: α = 0,05, Z(1-α/2) = 1,96 (độ tin cậy<br /> khác nhau(14).<br /> 95%) với d = khoảng dao động chấp nhận được 4%<br /> Trong thời gian qua, mặc dù bệnh viện đã<br /> nên d = 0,04.<br /> thực hiện khá tốt công tác chăm sóc và quản lý<br /> thai, tuy nhiên việc sàng lọc ĐTĐTK cho các Tính ra N = 334.<br /> thai phụ cho đến nay vẫn chưa được thực Nghiên cứu được thực hiện trên 369 thai<br /> hiện. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định phụ. Dùng tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK sau<br /> hằng năm số thai phụ đến sinh khoảng 7000<br /> thử nghiệm dung nạp glucose 75 gr – 2 giờ đánh<br /> trường hợp, thực tế chúng tôi ghi nhận có một<br /> giá kết quả dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của<br /> tỷ lệ nhất định các thai phụ có mức đường<br /> huyết cao ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA- 2015)(2).<br /> Nhưng thật sự tỷ lệ ĐTĐTK tại bệnh viện là Tiêu chuẩn nhận : Nhớ rõ ngày kinh cuối<br /> bao nhiêu thì vẫn chưa có câu trả lời. hoặc được siêu âm trong 3 tháng đầu để xác<br /> Từ thực tế tại tỉnh Bình Định, chúng tôi tiến định tuổi thai. Tuổi thai từ 24 - 28 tuần. Đồng ý<br /> hành nghiên cứu đề tài: “Tỷ lệ đái tháo đường tham gia nghiên cứu.<br /> thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa<br /> Tiêu chuẩn loại trừ Thai phụ đã được chẩn<br /> khoa tỉnh Bình Định” với câu hỏi: tỷ lệ đái tháo<br /> đường thai kỳ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình đoán là ĐTĐ. Đang mắc các bệnh: cường giáp,<br /> Định là bao nhiêu? Các yếu tố tiền sử gia đình suy giáp, bệnh lý nội khoa nặng, sử dụng các<br /> đái tháo đường, các yếu tố tiền sử sản khoa (sinh thuốc: corticoid, salbutamol, estrogen, thiazide.<br /> con to, thai lưu, sinh non, sinh dị tật) và thai kỳ<br /> Thai phụ đủ tiêu chuẩn sẽ được làm thử<br /> hiện tại (tuổi mẹ, chỉ số khối cơ thể) có liên quan<br /> nghiệm 75 gram Glucose – 2 giờ. Tiêu chuẩn<br /> đến đái tháo đường thai kỳ như thế nào?<br /> chẩn đoán ĐTĐTK theo ADA 2105.<br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Kết quả được xử lý với phần mềm thống kê<br /> Xác định tỷ lệ ĐTĐTK tại Bệnh viện đa khoa<br /> tỉnh Bình Định. STATA 13.0<br /> <br /> <br /> Sản Phụ Khoa 75<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br /> <br /> KẾT QUẢ Bảng 3. Liên quan giữa số yếu tố nguy cơ với<br /> Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=369) ĐTĐTK<br /> Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số yếu tố ĐTĐTK<br /> OR KTC (95%) p<br /> < 25 tuổi 47 12,7 nguy cơ Có n (%) Không n (%)<br /> Nhóm tuổi 25 - 29 tuổi 162 43,9 Không 52 (18,2) 234 (81,8) 1<br /> ≥ 30 tuổi 160 43,4 1 yếu tố 20 (26,7) 55 (73,3) 1,6 (0,9 - 2,9) 0,1<br /> Nông thôn 104 28,2 ≥ 2 yếu tố 5 (62,5) 3 (37,5) 7,5 (1,7 - 32,3) 0,0<br /> Khu vực<br /> Thành thị 265 71,8 Bảng 4. Liên quan giữa ĐTĐTK và các yếu tố nguy<br /> Học vấn cấp 2 - 3 130 35,2<br /> cơ trong mô hình hồi quy đa biến<br /> Học vấn Cao đẳng 23 6,3<br /> Đái tháo đường thai kỳ OR (KTC 95%) p<br /> ĐH - SĐH 216 58,5<br /> < 25 1<br /> Công nhân viên chức 218 59,1<br /> Nhóm tuổi 25 - 29 1,20 (0,4 – 3,2) 0,7<br /> Nghề Công nhân 23 6,2<br /> nghiệp Nội trợ 58 15,7 ≥ 30 2,7 (0,9 – 7,7) 0,05<br /> Nghề khác 70 19,0 Tiền sử gia đình ĐTĐ 2,0 (1,0 – 4,0) 0,02<br /> Gia đình Có 56 15,2 Tiền sử thai lưu 15,1 (1,5 – 151,0) 0,02<br /> có ĐTĐ Không 313 84,8 BMI ≥ 25 1,3 (0,4- 3,5) 0,59<br /> Chưa sinh 206 55,8 1 lần 0,7 (0,4 - 1,5) 0,49<br /> Số lần sinh Số lần sinh<br /> Sinh 1 lần 125 33,9 ≥ 2 lần 1,2 (0,4 - 3,1) 0,64<br /> con<br /> Sinh ≥ 2 lần 38 10,3 Tiền sử sinh con ≥ 4000 gr 2,1 (0,5 - 8,0) 0,27<br /> Sinh con ≥ Có 11 3,0 Tiền sử sinh con dị tật 1,6 (0,2 - 11,4) 0,6<br /> 4000 gr Không 358 97,0 Tiền sử sinh non 0,5 (0,1 - 2,8) 0,51<br /> Có 12 3,2<br /> Sinh non BÀN LUẬN<br /> Không 357 96,8<br /> Sinh con dị Có 5 1,4 Thực hiện sàng lọc đại trà với tất cả các<br /> tật Không 364 98,6 thai phụ, bao gồm cả thai phụ có hay không có<br /> Tiền sử Có 1 0,3<br /> các yếu tố nguy cơ với ĐTĐTK. Nếu chỉ chọn<br /> ĐTĐTK Không 368 99,7<br /> Có 5 1,4<br /> đối tượng có yếu tố nguy cơ thì sẽ bỏ sót<br /> Tiền sử Không 364 98,6 khoảng 10% - 30% ĐTĐTK(4). Tổ chức Y tế Thế<br /> thai lưu Con so 206 55,8 giới cũng khuyến cáo nên sàng lọc đại trà cho<br /> Con rạ 163 44,2 các thai phụ(4). ADA dựa trên kết quả của<br /> Chỉ số BMI ≥ 25 23 6,2 HAPO nhấn mạnh rằng sàng lọc đại trà là<br /> 2<br /> (kg/m ) < 25 246 93,8<br /> phương pháp tốt nhất để cải thiện kết quả thai<br /> Không có 226 77,5<br /> Yếu tố<br /> Có 1 yếu tố 75 20,3 kỳ bởi vì sự tăng đường huyết có thể ảnh<br /> nguy cơ<br /> Có ≥ 2 yếu tố 8 2,2 hưởng đến thai nhi dù là thai phụ chưa tới<br /> Tỷ lệ ĐTĐTK trong nghiên cứu là 20,9%; ngưỡng chẩn đoán ĐTĐTK(3).<br /> KTC 95% (0,16- 0,25). Nghiên cứu chọn cách tiếp cận 1 bước theo<br /> Bảng 2. Tỷ lệ mắc ĐTĐTK của thai phụ trong nghiên tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA (2015). Kết quả<br /> cứu theo ADA - 2010 với ADA - 2015 (n=369) ghi nhận được tỷ lệ ĐTĐTK là 20,9%, còn nếu áp<br /> Tiêu chuẩn ĐTĐTK dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán cũ ADA (2010)<br /> đánh giá Số lượng (n) Tỷ lệ (%) KTC (95%) thì tỷ lệ này là 6,8%, qua đó cho thấy nếu chẩn<br /> ADA 2010 25 6,8 0,04 - 0,93 đoán theo tiêu chuẩn trước đây thì sẽ bỏ sót<br /> ADA 2015 77 20,9 0,16 - 0,25 14,1% ĐTĐTK trong cộng đồng.<br /> Thai phụ có ≥ 2 yếu tố nguy cơ có số chênh Tỷ lệ ĐTĐTK trong nghiên cứu của chúng<br /> mắc ĐTĐTK gấp 7,5 lần so với thai phụ không tôi 20,9% tương đồng với nghiên cứu của Trần<br /> có nguy cơ với p = 0,007; KTC 95% (1,73 - Sơn Thạch (2012), (20,4%)(9) tại bệnh viện Hùng<br /> 32,37). Vương, tầm soát đại trà. Tỷ lệ ĐTĐTK trong<br /> <br /> <br /> 76 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên chúng tôi lấy tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dành<br /> cứu của Nguyễn Thùy Trang và cộng sự (2012), cho người Châu Á. Kết quả trong nghiên cứu<br /> (18,6%)(15) tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, này cho thấy ĐTĐTK ở những thai phụ có chỉ số<br /> tầm soát đại trà. Tỷ lệ ĐTĐTK trong nghiên cứu BMI ≥ 25 cao hơn (26,1%) so với các thai phụ có<br /> của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của chỉ số BMI < 25 (20,5%). Tuy nhiên, mối liên<br /> Phạm Thị Mai và cộng sự (2011 - 2012), (30,3%)(1) quan này chưa ghi nhận có ý nghĩa thống kê.<br /> thực hiện sàng lọc đại trà, tại Bệnh viện Đại học Tiền sử gia đình trực hệ (cha mẹ, anh chị em<br /> Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu ruột) bị ĐTĐ được xem là yếu tố nguy cơ cao của<br /> của Nguyễn Khoa Diệu Vân và cộng sự (2011, ĐTĐ típ 2 và ĐTĐTK, chiếm 50%- 60% so với<br /> 2012), (39%)(14) tầm soát đại trà, thực hiện tại nhóm thai phụ không có tiền sử gia đình ĐTĐ.<br /> Bệnh viện Bạch Mai. Theo Sack và cộng sự<br /> Kết quả phân tích trong mô hình hồi qui đa<br /> (2012)(19) ghi nhận tỷ lệ ĐTĐTK theo tiêu chuẩn<br /> biến với OR sau hiệu chỉnh là 2,08; KTC 95%<br /> chẩn đoán mới của Thái Lan (23%), Singapore<br /> (1,08 - 4,00) và p = 0,03. Kết quả nghiên cứu của<br /> (25,1%) và ở Mỹ (24%).<br /> chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thị<br /> Trong nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ ĐTĐTK ở Kim Phụng (2004)(13), tỷ lệ mắc ĐTĐTK tăng 2,81<br /> các thai phụ tăng theo số yếu tố nguy cơ, có 2 lần ở các thai phụ có tiền sử gia đình ĐTĐ với<br /> yếu tố nguy cơ trở lên cao hơn (62,5%) so với OR = 2,81; KTC 95% (0,88-8,01)với p = 0,034. Tô<br /> nhóm thai phụ không có yếu tố nguy cơ (18,2%) Thị Minh Nguyệt (2009)(20), có sự gia tăng tỷ lệ<br /> và 1 yếu tố nguy cơ (26,7%). Nghiên cứu của ĐTĐTK ở nhóm thai phụ có tiền sử gia đình<br /> Nguyễn Hoa Ngần (2010) tại Bệnh viện A Thái ĐTĐ với OR = 3,84; KTC 95% (1,91 - 6,18) và p =<br /> Nguyên(12), cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK tăng lần lượt 0,001. Tương tự nghiên cứu của tác giả Saad Siti<br /> 0%; 6,5%; 12,5% và 100% ở các nhóm thai phụ có Rohana (2009)(18), nghiên cứu trên 674 thai phụ ở<br /> 0, 1, 2, 3 và lớn hơn 3 yếu tố nguy cơ cao theo thứ quận Gombak, Malaysia (2008) thì ghi nhận<br /> tự. Chính điều này lý giải tại sao tỷ lệ trong các nguy cơ này tăng cao hơn với OR = 3,62; KTC<br /> nghiên cứu có sự thay đổi từ 2 – 20%, là do đối 95% (2,44 - 5,36).<br /> tượng nghiên cứu với số yếu tố nguy cơ có tỷ lệ<br /> Trong nghiên cứu có ĐTĐTK ở những thai<br /> phân bố khác nhau trong các nghiên cứu.<br /> phụ có tiền sử sinh con to chiếm 45,5% cao<br /> Y văn ghi nhận các yếu tố liên quan đến hơn so với các thai phụ không có tiền sử sinh<br /> ĐTĐTK bao gồm: tuổi ≥ 25, béo phì, tiền sử gia con to (20,1%) nhưng sự khác biệt này không<br /> đình trực hệ có người đái tháo đường, tiền sử có có ý nghĩa thống kê và không có liên quan đến<br /> ĐTĐTK, tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang, ĐTĐTK với p = 0,057.<br /> tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu<br /> Sinh non là một bệnh lý sản khoa do nhiều<br /> không rõ lý do, thai dị dạng, thai to ≥ 4000 gr(7).<br /> nguyên nhân trong đó đái tháo đường cũng góp<br /> Ngoài ra có nhiều yếu tố khác đang bàn cãi như<br /> phần vào. Theo y văn, tỷ lệ sinh non ở thai phụ<br /> hút thuốc lá, sinh nhiều lần, tăng cân nhiều trong<br /> có ĐTĐTK là 26%(7). Trong nghiên cứu của<br /> thai kỳ, đường niệu dương tính, tình trạng kinh<br /> chúng tôi tỷ lệ ĐTĐTK ở thai phụ có tiền sử sinh<br /> tế, môi trường sống.<br /> non cao hơn (25%) so với các thai phụ không có<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa ghi tiền sử sinh non (20,7%) nhưng sự khác biệt này<br /> nhận tỷ lệ mắc ĐTĐTK liên quan tuổi thai phụ, không có ý nghĩa thống kê với p = 0,72 và chưa<br /> tuy nhiên xu hướng tuổi càng cao thì nguy cơ ghi nhận có liên quan đến ĐTĐTK.<br /> càng nhiều. Theo ACOG(1), tuổi thai phụ là 1 yếu<br /> Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự gia tăng<br /> tố nguy cơ đối với ĐTĐTK.<br /> tử suất của thai nhi là do sự kiểm soát đường<br /> ĐTĐ típ 2 có xu hướng gia tăng kéo theo sự huyết không tốt. Theo Lapolla A (2009)(10), tìm<br /> gia tăng của ĐTĐTK. Trong nghiên cứu này,<br /> <br /> <br /> Sản Phụ Khoa 77<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br /> <br /> thấy sự liên quan giữa mức độ tăng đường huyết 2. Các yếu tố độc lập liên quan đến nguy cơ<br /> đói với tử suất chu sinh 4% ở thai phụ có đái ĐTĐTK, trong mẫu nghiên cứu ghi nhận là:<br /> tháo đường thai kỳ với nồng độ glucose huyết (1) Tiền sử gia đình có người trực hệ bị ĐTĐ,<br /> thanh lúc đói nhỏ hơn 100mg/dl, 15% với nồng làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK lên 2,08 lần, với<br /> độ glucose huyết thanh > 100mg/dlvà < 150mg/dl OR = 2,0; KTC 95% (1,0 – 4,0); p= 0,03.<br /> và tử suất chu sinh là 24% với nồng độ glucose<br /> (2) Tiền sử thai lưu làm tăng nguy cơ mắc<br /> huyết thanh ≥ 150mg/dl.<br /> ĐTĐTK lên 15,1 lần, với OR = 15,1; KTC 95% (1,5<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy – 151,0); p= 0,02.<br /> ĐTĐTK ở những thai phụ có tiền sử thai lưu cao<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br /> hơn (80%) so với các thai phụ không có tiền sử<br /> 1. ACOG (2010), "Clinical management guideline for<br /> thai lưu (20,1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa Obstetrician - Gynecologists ". Obstet Gynecol, Number 30, pp 1<br /> thống kê với OR = 15,9; KTC 95% (1,5 - 787,7) và - 14.<br /> 2. American Diabetes Association (2015), "Standards of Medical<br /> p = 0,008, có liên quan với ĐTĐTK. Mối liên<br /> Care in Diabetes-2015". Diabetes Care, 38(Suppl 1), tr1-94.<br /> quan này vẫn giữ nguyên xu hướng khi đưa vào 3. Coustan DR, Lowe LP, Metzger BE, Dyer AR (2010), "The<br /> phân tích trong mô hình hồi qui đa biến, với OR Hyperglycemia and Adverse Pregnancy Outcome (HAPO)<br /> study: paving the way for new diagnostic criteria for<br /> sau hiệu chỉnh là 15,1 (1,5, 151,0) và p = 0,02. gestational diabetes mellitus". Am J Obstet Gynecol, 202(6),<br /> Điều này có nghĩa là nguy cơ mắc phải ĐTĐTK ở 654,e651-656.<br /> những thai phụ có tiền sử thai lưu 3 tháng cuối 4. Đỗ Trung Quân (2013), "Bệnh nội tiết chuyển hóa". NXBGD, tr.<br /> 274- 296; 527- 544.<br /> không rõ lý do cao gấp 15,15 lần so với những 5. Donald RC (2016), "Diabetes mellitus in pregnancy: Screen<br /> thai phụ không có tiền sử thai lưu 3 tháng cuối, and diagnosis". uptodate.<br /> 6. Galtier F (2010), "Definition, epidemiology, risk factors".<br /> với OR = 15,1; KTC 95% (1,5 – 151,0) và p = 0,02.<br /> Diabetes Metab, 36(6), 628-651.<br /> Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu 7. Gary FC (2014), "Diabetes Mellitus". Williams Obstetrics, 24th,<br /> của Ngô Thị Kim Phụng (2004)(13); Tô Thị Minh edition; Section XII, chapter 57.<br /> 8. Hillier TA (2008), "Screening for gestational diabetes mellitus:<br /> Nguyệt (2009)(20); Phạm Thị Minh Trang (2012)(16);<br /> a systematic review for the U.S. Preventive Services Task<br /> Maryam R (2010)(11). Force." Ann Intern Med., 148(10):766-75.<br /> 9. Hirst JE, Thach ST, My An TD (2012), "Consequence of<br /> Các yếu tố khác trong nghiên cứu chúng tôi gestational diabetes in an urban hospital in Viet Nam: A<br /> chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. prospective cohort study". Plod Med, 9 (7), e1001272.1001276.<br /> 10. Lapolla A, Dalfra MG, Fedele D (2009), "Management of<br /> Hạn chế gestational diabetes mellitus". Diabetes Metab Syndr Obes, 2,<br /> Do là nghiên cứu cắt ngang, không chỉ ra 73-82.<br /> 11. Maryam R (2010), "Incidence of gestational diabetes mellitus<br /> được mối liên quan nhân quả giữa ĐTĐTK và các in pregnant women". Iranian Journal of Reproductive Medicine,<br /> yếu tố nguy cơ. Tính đại diện cộng đồng cũng có 8(1), pp. 24-28<br /> 12. Ngô Thị Kim Phụng (2004), "Tầm soát đái tháo đường trong thai<br /> phần giới hạn do mẫu thực hiện chỉ trong bệnh<br /> kỳ tại quận 4 TP.Hồ Chí Minh". Luận án tiến sỹ Y học chuyên<br /> viện dù là bệnh viện đa khoa, để khắc phục chúng nghành Sản phụ khoa, tr. 101-110.<br /> tổ chức thực hiện việc lấy đủ mẫu. 13. Nguyễn Hoa Ngần, Nguyễn Kim Lương (2010), "Nghiên cứu<br /> thực trạng đái tháo glucose thai kỳ ở phụ nữ được khám tại<br /> KẾT LUẬN bệnh viện A Thái Nguyên". Y học thực hành, 379 (10), tr. 46-49.<br /> 14. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Thái Thị Thanh Thúy (2015),<br /> Qua nghiên cứu trên 369 thai phụ có tuổi thai "Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn<br /> 24– 28 tuần từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016 tại ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ". Tạp chí nghiên cứu y<br /> học 97 (5), tr 25 - 34.<br /> Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định với tiêu chuẩn 15. Nguyễn Thùy Trang, Đỗ Quan Hà (2012), "Tỷ lệ mắc Đái tháo<br /> chẩn đoán của ADA 2015, chúng tôi rút ra một đường thai nghén ở thai phụ quản lý tại BV Phụ sản Trung<br /> số kết luận: ương năm 2012 và các yếu tố liên quan ". Tạp chí phụ sản tập<br /> 11 số 02, tháng 5-2013.<br /> 1. Tỷ lệ ĐTĐTK của thai phụ đến khám thai 16. Phạm Thị Mai, Nguyễn Thị Vân Trang (2012), "Tỷ lệ đái tháo<br /> tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là 20,9%; đường trong thai kỳ ở thai phụ 24-39 tuần thai tại khoa phụ<br /> sản bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh năm 2011-<br /> KTC 95% (0,16 – 0,25). 2012." Y học thực hành (834), Số 7.<br /> <br /> <br /> 78 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 17. Phạm Thị Minh Trang, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2012), Consensus Panel Recommended Criteria: The Hyperglycemia<br /> Khảo sát các yếu tố nguy cơ ở thai phụ đái tháo đường tại and Adverse Pregnancy Outcome (HAPO) Study". Diabetes<br /> bệnh viện Hùng Vương. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Hội Care, 35(3), 526-528.<br /> nghị KHKT ĐHYD Tp HCM lần thứ 30. Phụ bản của tập 17. 20. Tô Thị Minh Nguyệt (2009), "Tỷ lệ đái tháo đường trong thai<br /> Số 1 năm 2013, trang 72-77. kỳ và các yếu tố liên quan ở những thai phụ có nguy cơ cao tại<br /> 18. Saad S R (2009), "Risk Factors of Gestational Diabetes Mellitus in BV Từ Dũ". Y học TP. Hồ Chí Minh, 13 (1), tr. 92-93.<br /> Gombak District, Selangor- A Case-control Study". 5th<br /> International Casemix Conference Malaysia 2010.Kuala<br /> Lumpur. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016<br /> 19. Sacks DA, Hadden DR, Maresh M, Deerochanawong C, Dyer<br /> AR, Metzger BE, et al. (2012), "Frequency of Gestational<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/12/2016<br /> Diabetes Mellitus at Collaborating Centers Based on IADPSG Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Sản Phụ Khoa 79<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2