intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa. Bài viết trình bày xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk năm 2018

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIỆN HẠNH, TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2018 Trịnh Ngọc Thảo Vy1, Phan Hoàng Thái Bảo1, Lâm Vĩnh Niên2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa tại bệnh viên đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 413 bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám bệnh và điều trị tại Khoa Nội có rối loạn tiêu hóa, được chỉ định làm xét nghiệm phân tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk từ tháng 03/2018 đến tháng 09/2018. Kết quả: Trong tổng số 413 bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột là 35,59%. Trong đó, nhiễm thể bào nang amip đơn thuần và nhiễm thể bào nang amip + thể hoạt động chiếm tỷ lệ 33,66%, giun móc/mỏ 0,48%, giun lươn 0,48%, trùng roi T. intestinalis 0,48%, G. lamblia 0,24%, giun kim 0,24%. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm đơn bào ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là E. histolytica/dispar rất phổ biến ở đối tượng trẻ em. Do đó, cần khảo sát thêm ở cộng đồng để đánh giá toàn diện về bệnh ký sinh nói chung và bệnh do nhiễm đơn bào ở trẻ em nói riêng. Từ khoá: ký sinh trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa ABSTRACT THE PREVALENCE OF INTESTINAL PARASITIC ON THE PATIENTS WITH DIGESTIVE DISODERS IN THIEN HANH GENERAL HOSPITAL, DAK LAK PROVINCE IN 2018 Trinh Ngoc Thao Vy, Phan Hoang Thai Bao, Lam Vinh Nien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 5 - 2021: 235 - 242 Background: Intestinal parasitic infection is one of the most common causes on patients with digestive disorders. Objective: To determine the prevalence of intestinal parasitic on the patients with digestive disorders in Thien Hanh general hospital, Dak Lak province. Method: A descriptive cross-sectional study on 413 patients who came to the Department of Examination, treated at the Department of Internal Medicine with digestive disorders and were assigned to do stool tests at the Laboratory Department, Thien Hanh General Hospital, Dak Lak province from March 2018 to September 2018. Results: In a total of 413 patients with digestive disorders, the rate of intestinal parasite infection was 35.59%. In which, forma cystica and forma cystical + forma magna account for 33.66%. The rate of Ancylostoma duodenale/Necator americanus and Strongyloides stercoralis infection were the same with 2.4%. The rate of T. intestinalis, G. lambilia and Enterobius vermicularis were 0.48%, 0,24% and 0,24% respectively. Bộ môn Xét nghiệm, Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên 1 Bộ môn Hoá sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2 Tác giả liên lạc: PGS.TS. Lâm Vĩnh Niên ĐT: 0988846972 Email: nien@ump.edu.vn Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học 235
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Conclusions: The rate of protozoan infections in patients with digestive disorders, especially E. histolytica /dispar, is very common among children. Therefore, it is necessary to have more surveys in the community to comprehensively assess parasitic diseases in general and protozoan diseases in children in particular. Keywords: intestinal parasitic infection, digestive disorders ĐẶT VẤN ĐỀ được chỉ định làm xét nghiệm phân tại khoa Xét nghiệm. Bệnh ký sinh trùng đường ruột (KSTĐR) là bệnh phổ biến khắp thế giới và đặc biệt ở những Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vùng có điều kiện khí hậu nóng ẩm, vệ sinh môi Bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa. trường kém, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, Được làm xét nghiệm tìm ký sinh trùng nền kinh tế nghèo nàn(1,2). Theo Quihui (2006), trong phân. nhiễm ký sinh trùng đường ruột trở thành một Đồng ý tham gia nghiên cứu (ký tên vào gánh nặng của y tế toàn cầu và là nguyên nhân phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu). gây ra bệnh lý lâm sàng ở 450 triệu người như Tiêu chuẩn loại trừ thiếu máu thiếu sắt, viêm ruột, rối loạn hấp thu, Bệnh phẩm của bệnh nhân không đạt yêu gây bệnh ở nội tạng,… nhiều trong số đó là phụ cầu (bệnh phẩm lẫn đất cát, nước tiểu, hóa chất nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em ở các nước đang hoặc để quá 2 giờ sau khi lấy mới chuyển tới phát triển(3). phòng xét nghiệm). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 10% dân số thế Vi phạm quy trình trong tiêu chuẩn từ chối giới nhiễm amip và 10% số đó phát triển thành mẫu của phòng xét nghiệm. bệnh. Trong khi tỷ lệ nhiễm amip ở Anh là 3% Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên thì ở châu Á, tỷ lệ nhiễm là 14%(2). cứu. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun, sán theo một Thời gian và địa điểm nghiên cứu số nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm đơn bào ở cộng đồng Khoa Khám bệnh và khoa Nội của bệnh viện chưa tới 3%. Tuy nhiên, ở bệnh viện, đơn bào là Đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk từ tháng một trong những nguyên nhân chính gây rối 03/2018 đến tháng 09/2018. loạn tiêu hóa trên bệnh nhân tới khám. Một số báo cáo cho thấy đứng đầu là E. histolytica với tỷ Phương pháp nghiên cứu lệ nhiễm 20,7%(2,4). Thiết kế nghiên cứu Đắk Lắk đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tỷ Nghiên cứu cắt ngang mô tả. lệ nhiễm ký sinh trùng ở cộng đồng nhưng Cỡ mẫu nghiên cứu trên đối tượng có triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh viện chưa nhiều, đặc biệt là do đơn bào gây nên. Mục tiêu Trong đó: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa đến khám n: Cỡ mẫu và điều trị tại bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh p: Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Bình năm 2018. Phương có p=0,42(2), nên chúng tôi chọn p=0,42. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α=0,05. d: độ sai lệch cho phép với độ tin cậy 95%, Đối tượng nghiên cứu d=0,05. 413 bệnh nhân đến khám tại Khoa khám bệnh và điều trị tại Khoa Nội có rối loạn tiêu hóa, Z 12  / 2 : Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng  236 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học với giá trị α được chọn, với α=0,05 thì: ống ly tâm khác hoặc cốc có mỏ. Z 12  / 2 = 1,962 = 3,8416.  Ly tâm 2000 vòng/phút trong 1-2 phút. Hút bỏ phần nước nổi. Có thể lặp lại nhiều lần cho Thay vào công thức, ta có cỡ mẫu là 374,3 đến khi phần nước nổi trong. người, lấy tròn là 375 bệnh nhân. Cho 10 ml dung dịch formol 10% và 3ml Để đảm bảo đủ cỡ mẫu yêu cầu tránh việc ether vào trong ống ly tâm. sai sót trong lấy, thu thập mẫu, mẫu không Đậy ống nghiệm bằng nút cao su, trộn đều đảm bảo chất lượng chúng tôi chọn thêm 10%, bằng cách lắc mạnh trong vòng 10 giây. vì vậy cỡ mẫu thực tế sẽ là 412,5 người, lấy Mở nắp cao su, cho ống nghiệm vào máy ly tròn là 413 người. tâm, quay 2000 vòng/phút trong 1 - 2 phút. Phương pháp nghiên cứu Lấy ống nghiệm ra khỏi máy ly tâm, chất Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp dịch trong ống nghiệm được chia thành 4 lớp: Lấy một tấm lam kính sạch, khô. Dùng viết - Lớp trên cùng: Ether. chì sáp chia lam kính ra làm 3 phần. Ghi tên - Lớp thứ 2: Một nút gồm các mảnh với chất bệnh nhân vào ô nhỏ ở đầu lam kính. béo dính vào thành ống. Nhỏ lên lam kính 1 giọt NaCl 0,85% vào ô - Lớp thứ 3: Formol. giữa, 1 giọt Lugol ở ô cuối. - Lớp thứ 4: Cặn chứa KST. Dùng que gỗ lấy một ít phân bằng đầu que Dùng que gỗ tách nhẹ nhàng lớp chất béo ra diêm, hòa tan phân vào giọt NaCl 0,85%. khỏi thành ống bằng cách xoáy theo hình xoắn. Lấy phân lần thứ hai rồi hòa tan phân vào Đổ bỏ 3 lớp dung dịch trên cùng bằng một giọt Lugol. động tác nhanh gọn, dốc ngược ống ly tâm. Bỏ que gỗ vào dung dịch sát trùng. Dùng pipette Pasteur lấy 1 giọt cặn nhỏ lên Đậy lá kính lên 2 giọt phân. lam kính và khảo sát dưới kính hiển vi (có thể Khảo sát tiêu bản dưới kính hiển vi(1). khảo sát cặn với dung dịch Lugol)(1). Kỹ thuật tập trung Formol - Ether Nhận định kết quả Dùng que gỗ lấy khoảng 5g phân cho vào Nhiễm: tìm thấy trứng và bào nang của KST trong ống ly tâm. đường ruột. Cho 7 ml dung dịch formol 10% vào ống ly Không nhiễm: không tìm thấy trứng và bào tâm. nang của KST đường ruột. Hòa tan phân và lọc phân qua lưới lọc vào Định nghĩa biến số Bảng 1. Biến số nghiên cứu Biến số Định nghĩa Phân loại Phương pháp Biến số nền Năm sinh Tròn tuổi theo năm dương lịch Định lượng Phỏng vấn Giới Nam/Nữ Nhị giá Phỏng vấn Nghề tạo ra thu nhập chính Nghề nghiệp Danh định Phỏng vấn Nông/Công nhân/Cán bộ viên chức/Đi học/Trẻ em/Khác Nơi ở Thành thị/Thị xã, thị trấn/Nông thôn Danh định Phỏng vấn Dân tộc Kinh/Ê Đê/Khác Danh định Phỏng vấn Biến số rối loạn tiêu hóa Đau bụng Có đau một trong những điểm vùng bụng (Có/Không) Nhị giá Phỏng vấn Tiêu chảy Đi tiêu phân lỏng không tạo khuôn (Có/Không) Nhị giá Phỏng vấn Táo bón Đi tiêu lâu, phân khô cứng (Có/Không) Nhị giá Phỏng vấn Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học 237
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Biến số Định nghĩa Phân loại Phương pháp Khó chịu bụng Ục ịch, cảm giác khó chịu vùng bụng (Có/Không) Nhị giá Phỏng vấn Cảm giác chưa muốn đi tiêu hết mặc dù không thể đi tiêu có phân Mót rặn Nhị giá Phỏng vấn (Có/Không) Đi tiêu nhiều > 3 lần/ ngày (Có/Không) Nhị giá Phỏng vấn Biến số tỷ lệ nhiễm Nhiễm giun đũa Tìm thấy trứng giun đũa trong phân (Có/Không) Nhị giá Nhiễm giun móc/mỏ Tìm thấy trứng giun móc trong phân (Có/Không) Nhị giá Nhiễm giun tóc Tìm thấy trứng giun tóc trong phân (Có/Không) Nhị giá Nhiễm giun kim Tìm thấy trứng giun kim trong phân (Có/Không) Nhị giá Tìm thấy trứng có ấu trùng hoặc ấu trùng giun lươn trong phân Nhiễm giun lươn Nhị giá Xét nghiệm phân (Có/Không) Nhiễm sán dải heo, bò Tìm thấy trứng hoặc đốt sán dải trong phân (Có/Không) Nhị giá Nhiễm Amip Có thể bào nang, thể hoạt động Amip trong phân (Có/Không) Nhị giá Nhiễm Giardia lamblia Có thể bào nang, thể hoạt động G. lamblia trong phân (Có/Không) Nhị giá Nhiễm T. intestinalis Có thể bào nang, thể hoạt động T. intestinalis trong phân (Có/Không) Nhị giá Xử lý số liệu >19 chiếm 29,06% và từ 8-9 chiếm 3,63%. Về giới tính, tỷ lệ nam giới và nữ giới tương đương Số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata nhau, không khác biệt đáng kể với 53,27% và 13.1, dùng kiểm định chi bình phương để so 46,73%. Dân tộc Kinh chiếm đa số với 88,13%. sánh sự khác biệt giữa các biến định tính. Mức ý Phần lớn đối tượng nghiên cứu là trẻ em (58,6%), nghĩa thống kê khi p 19 120 29,06 83,78% (Bảng 3). Thành thị 121 29,30 Tỷ lệ nhiễm KSTĐR chung Nơi ở Thị trấn, thị xã 31 7,51 Nông thôn 261 63,19 Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR chung Kinh 364 88,13 Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Dân tộc Ê đê 31 7,51 Nhiễm KSTĐR 147 35,59 Khác 18 4,36 Không nhiễm 266 64,41 Nông dân 63 15,25 Tổng 413 100 Công nhân 4 0,97 Tỷ lệ nhiễm chung KSTĐR ở bệnh nhân có Nghề CBVC 21 5,09 rối loạn tiêu hóa là 35,59% (Bảng 4). nghiệp Đi học 34 8,23 Trẻ em 242 58,60 Tỷ lệ nhiễm từng loại KSRĐR Khác 49 11,86 Nhiễm đơn bào amip chiếm tỷ lệ cao nhất Trong 413 đối tượng tham gia nghiên cứu, với 33,66 %, trong đó thể bào nang amip + thể nhóm tuổi từ 1-7 chiếm tỷ lệ cao nhất 67,31%; hoạt động chiếm tỷ lệ cao với 21,07%, tiếp theo là 238 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học nhiễm bào nang amip đơn thuần là 12,59%, và 8-19 chiếm lần lượt 26,67% và 20,0%, sự khác nhiễm các loại giun và đơn bào khác đều chiếm biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05. số (n) (%) Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở nhóm nghề nghiệp Âm tính 266 64,41 Trứng giun móc/mỏ 2 0,48 có sự khác biệt, cao nhất ở nhóm trẻ em Nhiễm giun Ấu trùng giun lươn 2 0,48 40,08%, đây là nhóm trẻ nhỏ chưa đi nhà trẻ Trứng/Ấu trùng giun kim 1 0,24 hay mẫu giáo, tiếp theo là nhóm nghề nghiệp Bào nang amip 52 12,59 khác với 36,73%, nông dân 31,75%, các nhóm Nhiễm đơn Bào nang amip + thể hoạt động 87 21,07 nghề còn lại đều dưới 27%. Tuy nhiên, sự khác bào G. lamblia 1 0,24 biệt giữa các nhóm cũng không có ý nghĩa T. intestinalis 2 0,48 Tổng 413 100 thống kê với p >0,05. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR theo một số yếu tố liên quan Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR theo nhóm tuổi Bảng 6. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR theo một số yếu tố liên Bảng 7. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR theo nhóm tuổi Nhóm 1-7 Nhóm 8-19 Nhóm >19 quan Đặc điểm XN Tỷ lệ XN Tỷ lệ XN Tỷ lệ Đặc điểm Số XN Nhiễm (n) Tỷ lệ (%) p (+) (%) (+) (%) (+) (%) Nam 220 71 32,27 Trứng giun móc 0 0 0 0 2 6,3 Giới 0,132 Nữ 193 76 39,38 Ấu trùng giun lươn 0 0 0 0 2 6,3 Kinh 364 131 35,99 Trứng/Ấu trùng giun kim 0 0 0 0 1 3,1 Dân tộc Ê Đê 31 11 35,48 0,777 Bào nang Amip 44 39,3 0 0 8 25,0 Khác 18 5 27,78 Bào nang Amip + HĐ 66 58,9 3 100 18 56,3 1-7 278 112 40,29 G. lamblia 0 0 0 0 1 3,13 Nhóm 8-19 15 3 20,0 0,015 T. intestinalis 2 1,8 0 0 0 0 tuổi >19 120 32 26,67 Tổng 112 100 3 100 32 100 Thành thị 121 41 33,88 Ở nhóm tuổi từ 1-7 với 112 trường hợp Nơi ở Thị trấn, thị xã 31 11 35,48 0,911 dương tính có tới 98,21% nhiễm thể bào nang Nông thôn 260 94 36,15 amip và thể bào nang + thể hoạt động, 1,79% là Nông dân 63 20 31,75 Công nhân 4 1 25,0 đơn bào khác. Ở nhóm tuổi từ 8-9 có 3 trường Nghề CBVC 21 2 9,52 hợp nhiễm bào nang amip + thể hoạt động. 0,069 nghiệp Đi học 34 9 26,47 Trong khi đó ở nhóm tuổi >19 chúng tôi nhận Trẻ em 242 97 40,08 thấy mặt dù tỷ lệ nhiễm bào nang amip và thể Khác 49 18 36,73 bào nang + thể hoạt động vẫn cao 81,25%. Tuy Nhiễm KSTĐR ở nữ giới 39,38% cao hơn nhiên, vẫn có tỷ lệ nhiễm các loại giun như giun nam giới 32,27%. Tuy nhiên sự khác biệt này móc/mỏ, giun lươn, giun kim và đơn bào khác không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. (Bảng 7). Nhiễm KSTĐR giữa hai nhóm dân tộc Kinh, BÀN LUẬN Ê Đê cho thấy tỷ lệ tương đương nhau là 35,99% Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột chung và 35,48%, cao hơn nhóm dân tộc khác với và từng loại 27,78%. Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý Ký sinh trùng đường ruột được tìm thấy ở nghĩa thống kê với p >0,05. 147 mẫu trong tổng số 413 mẫu chiếm tỷ lệ Trong các nhóm tuổi thì nhóm từ 1-7 tuổi có 35,59%. Trong đó, thể bào nang E. histolytica/dispar tỷ lệ nhiễm cao nhất với 40,29%, nhóm tuổi >19 đơn thuần và thể bào nang E. histolytica/dispar + Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học 239
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 thể hoạt động (33,66%) là đơn bào phổ biến nhất sinh trùng đường ruột ở nam cao hơn nữ(7). Vấn được tìm thấy ở những mẫu phân lỏng trên đề này có thể do việc lựa chọn đối tượng nghiên bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa, tiếp đó là đơn cứu và khu vực địa lý đã ảnh hưởng tới kết quả bào T. intestinalis 0,48%, ấu trùng S. stercoralis nói trên. 0,48%, giun A. duodenale/N. americanus 0,48%, Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở dân giun E. vermicularis 0,24%, G. lamblia 0,24%. tộc Kinh là 131 người (35,99%), Ê Đê là 11 người Kết quả tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường (35,48%), dân tộc khác là 5 người (27,78%). Tỷ lệ ruột trên bệnh nhân rối loạn tiêu hóa của chúng nhiễm ở các nhóm dân tộc không có sự khác biệt tôi tương đương nghiên cứu ở Limpopo, Nam có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Lý giải điều này, Phi là 34,2%(5), thấp hơn miền Nam Ethiopia là chúng tôi cho rằng ngoài vấn đề đối tượng 45,5%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm ký sinh nghiên cứu đa phần là trẻ em đến khám vì rối trùng ở Ấn Độ 79,2% ở nông thôn, 56% ở thành loạn tiêu hóa thì số lượng dân tộc Ê Đê và dân thị(6). Ở khu vực Đông Nam Á và một số vùng tộc khác trong nhóm nghiên cứu tương đối ít. Vì miền tại nước ta, nghiên cứu của chúng tôi cho vậy, để có thể so sánh chính xác cần có số lượng thấy tỷ lệ nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, sự khác mẫu lớn hơn ở hai nhóm dân tộc này. nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các nước trong khu Nhóm đối tượng nhiễm ký sinh trùng vực, cũng như giữa các vùng miền cho thấy sự đường ruột từ 1-7 tuổi là 112 người (40,29%), khác biệt tương đối lớn(2,7,8). Lý giải vấn đề này, nhóm 8-19 tuổi có 3 người (20%), nhóm >19 ngoài yếu tố đối tượng nghiên cứu là nguyên tuổi có 32 người (26,67%). Nghiên cứu của nhân chính thì vấn đề về địa lý, khí hậu, vệ sinh chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng môi trường, đời sống kinh tế từng vùng cũng đường ruột ở nhóm từ 1-7 tuổi cao hơn hai ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm. nhóm còn lại với p 0,05(9). Kết quả nghiên cứu của khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra. Trong chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các loại ký sinh trùng thì đơn bào là nguyên Lương Văn Định và cộng sự cũng như một số nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở người(12). Mặt nghiên cứu khác trên cộng đồng khi cho thấy khác, các nghiên cứu trên cộng đồng với đối không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tượng nghiên cứu là người khỏe mạnh và chủ hai giới(11). Tuy nhiên, một nghiên cứu trên cộng yếu là khảo sát tỷ lệ nhiễm giun sán, vì vậy có đồng tại Thái Lan lại cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sự khác biệt trên cũng là điều dễ hiểu. 240 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học Nhóm tuổi từ 8-19 là lứa tuổi đi học, điều nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, bao gồm vi kiện tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ít hơn và khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra. Trong các thường được tẩy giun ở nhà trường. Ở nhóm 1-7 loại ký sinh trùng thì đơn bào là nguyên nhân tuổi và >19 tuổi, nhất là đối tượng nhỏ tuổi và hàng đầu gây tiêu chảy ở người(12,13). Mặt khác, người cao tuổi thì ngoài vấn đề tiếp xúc với yếu các nghiên cứu trên cộng đồng với đối tượng tố nguy cơ còn có khả năng hệ miễn dịch chưa nghiên cứu là người khỏe mạnh và chủ yếu là đầy đủ hoặc suy giảm dẫn đến tăng tỷ lệ nhiễm khảo sát tỷ lệ nhiễm giun sán, vì vậy có sự khác ký sinh trùng đường ruột. biệt trên cũng là điều dễ hiểu. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở khu vực Ở nhóm từ 8-19 tuổi là lứa tuổi đi học, điều thành thị là 41 người (33,88%), khu vực thị trấn, kiện tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ít hơn và thị xã là 11 người (35,48%), nông thôn là 94 thường được tẩy giun ở nhà trường. Còn hai người (36,15%). Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng giữa nhóm trên, nhất là đối tượng nhỏ tuổi và người các khu vực cho thấy không có sự khác biệt có ý cao tuổi thì ngoài vấn đề tiếp xúc với yếu tố nghĩa thống kê (p >0,05). Kết quả của chúng tôi nguy cơ còn có khả năng hệ miễn dịch chưa đầy có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn đủ hoặc suy giảm dẫn đến tăng tỷ lệ nhiễm. Hồng Liên và cộng sự, tỷ lệ nhiễm đơn bào giữa KẾT LUẬN nhóm nội thành thấp hơn nhóm ngoại thành, sự Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khác biệt là có ý nghĩa thống kê(4). Chúng tôi cho tỷ lệ nhiễm đơn bào ở bệnh nhân rối loạn tiêu rằng vấn đề lựa chọn đối tượng nghiên cứu khác hóa, đặc biệt là E. histolytica/dispar rất phổ biến nhau dẫn đến có sự khác biệt. ở đối tượng trẻ em. Do đó, cần khảo sát thêm ở Về nghề nghiệp cũng cho thấy không có sự cộng đồng để đánh giá toàn diện về bệnh ký khác biệt với tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường sinh nói chung và bệnh do nhiễm đơn bào ở ruột ở bệnh nhân (p >0,05), cao nhất ở nhóm trẻ trẻ em nói riêng. em với 40,08%, có thể thói quen của trẻ như Cần có các nghiên cứu sâu hơn về lâm sàng, ngậm, mút tay, nghịch đất, cát với sự ô nhiễm mô hình bệnh tật để đánh giá tác động của các của môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ đơn bào này với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em để lệ nhiễm nói trên. có chính sách y tế hợp lý. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR theo nhóm tuổi TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ 1. Lê Thị Xuân (2013). Ký sinh trùng thực hành (Dùng cho đào nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở nhóm từ 1-7 tạo cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học), tái bản lần thứ nhất, tuổi cao hơn hai nhóm còn lại với (p
  8. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 7. Boonjaraspinyo S, Boonmars T, Kaewsamut B, et al (2013). A 12. Kotloff KL, Nataro JP, Blackwelder WC, et al (2013). Burden cross-sectional study on intestinal parasitic infections in rural and aetiology of diarrhoeal disease in infants and young communities, northeast Thailand. Korean J Parasitol, 51(6):727- children in developing countries (the Global Enteric 34. Multicenter Study, GEMS): a prospective, case-control study. 8. Kim MJ, Jung BK, Cho J, et al (2016). Prevalence of Intestinal Lancet, 382:209-222. Protozoans among Schoolchildren in Suburban Areas near 13. Wegayehu T, Tsalla T, Seifu B, Teklu T (2013). Prevalence of Yangon, Myanmar. Korean J Parasitol, 54(3):345-348 intestinal parasitic infections among highland and lowland 9. Lê Trần Anh, Nguyễn Khắc Lực (2013). Nhiễm giun sán động dwellers in Gamo area, South Ethiopia. BMC Public Health, vật sang người được chẩn đoán tại Bệnh viện 103 (2009-2012). 13(1):151. Y Dược Học Quân Sự, 4:38-43. 10. Lương Văn Định, Nguyễn Võ Hinh, Trương Quang Ánh Ngày nhận bài báo: 15/07/2021 (2007). Nghiên cứu tình hình nhiễm giun truyền qua đất và đánh giá sự tái nhiễm sau can thiệp bằng Mebendazole 500 mg Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 10/09/2021 ở trẻ em xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày bài báo được đăng: 15/10/2021 2005-2006. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 11(2):24 - 30. 11. Nguyễn Văn Sơn, Phạm Thị Chiến (2013). Tình hình nhiễm giun truyền qua đất tỉnh Sơn La. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 17(1):139-144. 242 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2