Nguyễn Văn Sơn và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01)/1: 179 - 182<br />
<br />
TỶ LỆ TỬ VONG SƠ SINH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2010<br />
Nguyễn Văn Sơn1,*, Bùi Thị Lan Thanh2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên,<br />
Trung tâm CS SKSS tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: xác đị nh tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010.<br />
Phƣơng pháp điều tra: mô tả cắt ngang trên 4394 trẻ sơ sinh sống.<br />
Kết quả: Tỷ lệ tử vong sơ sinh chung là 10,01‰, tỷ lệ tử vong sơ sinh ở khu vực miền núi là<br />
16,56‰, trung du là 6,93‰, thành thị là 3,25‰. Tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm là 8,4‰ và tử vong sơ<br />
sinh muộn là 1,6‰. Tử vong sơ sinh ở trẻ trai (11,86 ‰) cao hơn trẻ gái (7,87‰). Tỷ lệ tử vong sơ<br />
sinh tử vong tại nhà là cao nhất 186,0‰.<br />
Từ khóa: Tỷ lệ tử vong sơ sinh.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Theo công ƣớc về quyền trẻ em mọi trẻ em<br />
đều có quyền đƣợc sống, sinh tồn và phát<br />
triển. Mỗi năm trên thế giới có 130 triệu trẻ<br />
em ra đời, trong đó có 3,1 triệu trẻ sơ sinh tử<br />
vong. Tử vong trẻ sơ sinh (tử vong trong 28<br />
ngày đầu sau sinh) chiếm tới 40% số ca tử<br />
vong trẻ em dƣới 5 tuổi. Tỷ lệ tử vong sơ sinh<br />
tại 187 nƣớc năm 2010 là 23‰. Tỷ lệ tử vong<br />
sơ sinh có sự chênh lệch rất lớn giữa các<br />
nƣớc. Năm 2007, tỷ lệ tử vong sơ sinh chung<br />
trên toàn thế giới là 47‰, trong khi đó tỷ lệ<br />
này ở các nƣớc công nghiệp là 3‰, các nƣớc<br />
đang phát triển là 51‰ và các nƣớc kém phát<br />
triển là 84‰.<br />
Việt Nam là nƣớc đầu tiên ở Châu Á và là<br />
nƣớc thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công<br />
ƣớc Quyền trẻ em và cam kết thực hiện các<br />
mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu<br />
giảm 2/3 tỉ lệ tử vong của trẻ dƣới năm tuổi<br />
trong thời kỳ 1990-2015 (mục tiêu 4). Tỉ lệ tử<br />
vong sơ sinh giảm dần qua từng thập kỷ<br />
nhƣng vẫn còn cao chƣa tƣơng xứng với<br />
mong muốn đạt đƣợc. Năm 2005, tỷ lệ tử<br />
vong trẻ em ở Nghệ An là 26,67‰, tại Thanh<br />
Hóa là 14‰. Tỷ lệ tử vong sơ sinh tại Vĩnh<br />
Phúc là 8,7‰..<br />
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi còn nhiều<br />
khó khăn. Tỷ lệ tử vong sơ sinh ở đây ra sao?<br />
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành đề<br />
tài với mục tiêu xác đị nh tỷ lệ tử vong trẻ sơ<br />
sinh tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010.<br />
*<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
- Tất cả trẻ sơ sinh tử vong trong khoảng thời<br />
gian từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010<br />
trong địa bàn nghiên cứu.<br />
- Ngƣời mẹ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ sơ sinh<br />
tử vong.<br />
Địa điểm nghiên cứu: huyện Võ Nhai, Đại<br />
Từ, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên<br />
Cách chọn mẫu nghiên cứu theo phƣơng pháp<br />
chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn. Giai<br />
đoạn 1 chọn ngẫu nhiên 3 huyện, thị đại diện<br />
cho 3 vùng thành phố, miền núi và trung du.<br />
Giai đoạn 2 chọn ngẫu nhiên các phƣờng, xã<br />
theo tỷ lệ trẻ sơ sinh đẻ sống trong năm,<br />
Giai đoạn 3 là toàn bộ trẻ sơ sinh tử vong<br />
trong địa bàn nghiên cứu.<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2010<br />
đến hết ngày 31/12/2010.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Điều tra mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ tử<br />
vong sơ sinh. Các thông tin đƣợc lấy bằng<br />
phƣơng pháp điều tra trực tiếp tại nhà dựa<br />
theo bộ câu hỏi của Tổ chức Y tế Thế giới,<br />
kết hợp với việc thu thập thông tin từ số liệu<br />
báo cáo thống kê hồ sơ bệnh án của Bệnh<br />
viện Đa khoa trung ƣơng TN, 3 bệnh tuyến<br />
tỉnh của Thái Nguyên và trung tâm y tế 4<br />
huyện, thành cùng các trạm y tế của các xã<br />
thuộc 4 huyện, thành đƣợc chọn.<br />
Số liệu thu thập đƣợc nhập và xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
179<br />
<br />
Nguyễn Văn Sơn và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
Trên đƣờng đi<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1. Tỷ lệ tử vong sơ sinh theo địa bàn<br />
huyện/thị<br />
Số<br />
đẻ sống<br />
838<br />
1034<br />
1292<br />
1230<br />
4394<br />
<br />
Võ Nhai<br />
Đại Từ<br />
Phổ Yên<br />
TPTN<br />
Chung<br />
<br />
Số<br />
tử vong<br />
14<br />
17<br />
9<br />
4<br />
44<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(‰)<br />
16,70<br />
16,44<br />
6,97<br />
3,25<br />
10,01<br />
<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh chung là 10,01‰. Võ<br />
Nhai và Đại Từ là hai huyện có tỷ lệ tử vong<br />
sơ sinh cao.<br />
Bảng 2. Tử vong sơ sinh theo vùng, miền<br />
Nơi cư trú<br />
của trẻ<br />
Thành phố<br />
Miền núi<br />
Trung du<br />
Chung<br />
<br />
Số<br />
đẻ sống<br />
1230<br />
1872<br />
1292<br />
4394<br />
<br />
Số<br />
tử vong<br />
4<br />
31<br />
9<br />
44<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(‰)<br />
3,25<br />
16,56<br />
6,97<br />
10,01<br />
<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh ở miền núi cao nhất<br />
(16,5‰). Tỷ lệ tử vong sơ sinh ở thành phố<br />
thấp nhất (3,25‰).<br />
Bảng 3.Tử vong sơ sinh theo giới<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Số<br />
đẻ sống<br />
2361<br />
2033<br />
<br />
Số<br />
tử vong<br />
28<br />
16<br />
<br />
Tỷ lệ (‰)<br />
11,86<br />
7,87<br />
<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ.<br />
Bảng 4. Tử vong sơ sinh sớm và muộn theo địa<br />
bàn huyện/thị<br />
TVSS sớm<br />
(< 7 ngày)<br />
Số đẻ<br />
Huyện<br />
sống Số tử Tỷ lệ<br />
vong<br />
(‰)<br />
Võ Nhai 838<br />
13<br />
15,5<br />
Đại Từ 1034<br />
11<br />
10,6<br />
TPTN<br />
1292<br />
4<br />
3,1<br />
Phổ Yên 1230<br />
9<br />
7,3<br />
37<br />
8,4<br />
Chung 4394<br />
<br />
TVSS muộn<br />
(7 – 28 ngày)<br />
Số tử Tỷ lệ<br />
vong (‰)<br />
1<br />
1,2<br />
6<br />
5,8<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
7<br />
1,6<br />
<br />
Tử vong sơ sinh sớm (8,4‰) chiếm tỷ lệ cao<br />
hơn tử vong sơ sinh muộn (1,6‰).<br />
Bảng 5. Tử vong sơ sinh theo nơi tử vong<br />
Nơi tử vong<br />
Tại nhà<br />
Trạm y tế xã<br />
BV huyện<br />
BV tỉnh/TW<br />
<br />
Số<br />
đẻ sống<br />
86<br />
468<br />
2336<br />
1504<br />
<br />
Số<br />
tử vong<br />
16<br />
1<br />
7<br />
19<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(‰)<br />
186,0<br />
2,1<br />
3,0<br />
12,6<br />
<br />
89(01)/1: 179 - 182<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh tại nhà cao nhất<br />
(186‰).<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh tính trên 1000 trẻ sinh<br />
sống ở tỉnh Thái nguyên năm 2010 là<br />
10,01‰, cao nhất là tại hai huyện miền núi<br />
Võ Nhai 16,70‰ và Đại Từ 16,44‰.<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh chung của tỉnh Thái<br />
nguyên cao hơn nghiên cứu của Bùi Công<br />
Thắng tại Vĩnh Phúc năm 2005 (8,7‰), tƣơng<br />
đƣơng với tỷ lệ tử vong sơ sinh tại Trung<br />
Quốc năm 2008 (10,2‰). Tuy nhiên, tỷ lệ<br />
này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu năm<br />
2005 của Imtiaz Jehan và cs tại Pakistan<br />
(47,3‰), của Julie Knoll Rajaratnam và cs tại<br />
187 nƣớc năm 2010 (23‰) và thấp hơn so với<br />
tỷ lệ tử vong sơ sinh chung của cả nƣớc<br />
(16‰) theo báo cáo công tác công tác năm<br />
2009 của Bộ Y tế.<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh theo khu vực có sự khác<br />
biệt rõ rệt, ở miền núi (16,56‰) cao gấp 2 lần<br />
so với miền trung du (6,97‰), cao gấp 5 lần<br />
khu vực thành phố, thị xã (3,25‰). Các<br />
huyện miền núi, nhất là huyện Võ Nhai do có<br />
nhiều khó khăn về kinh tê, giao thông và điều<br />
kiện chăm sóc y tế nên tỷ lệ TVSS cao hơn<br />
các huyện ở trung du, thành thị. Trẻ em sống<br />
ở khu vực thành phố thƣờng đƣợc chăm sóc<br />
tốt hơn về các dịch vụ y tế nên tỷ lệ tử vong<br />
thƣờng thấp hơn. Kết quả này cũng phù hợp<br />
với các nghiên cứu của Md.Jamal Uddin và<br />
Md.Zakir Hossain ở các nƣớc đang phát triển<br />
năm 2008, theo đó tỷ lệ tử vong ở thành thị<br />
chiếm 22,6‰ trong khi ở khu vực nông thôn<br />
chiếm 77,4‰. Nghiên cứu của Igor Rudan và<br />
cs năm 2008 tại Trung Quốc cho thấy trẻ em<br />
ở vùng nông thôn có nguy cơ tử vong cao gấp<br />
3-6 lần trẻ em ở thành thị. Nghiên cứu của<br />
Bùi Công Thắng tại Vĩnh Phúc thấy rằng tỷ lệ<br />
TVSS ở miền núi gấp đôi ở thành thị (16,3‰<br />
và 6,8‰).<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh trong vòng 7 ngày đầu ở<br />
nghiên cứu của chúng tôi chiếm 8,4‰ trong<br />
tổng số tử vong sơ sinh, tử vong sơ sinh muộn<br />
chiếm tỷ lệ rất thấp (1,6‰). Tỷ lệ trên cho<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
180<br />
<br />
Nguyễn Văn Sơn và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thấy sơ sinh tử vong tập trung trong tuần lễ<br />
đầu tiên. Kết quả này phù hợp với tỷ lệ 73%<br />
trẻ sơ sinh tử vong sớm và 10,06% là tử vong<br />
sơ sinh muộn đƣợc nghiên cứu bởi Imtiaz<br />
Jehan và cs năm 2005 tại Pakistan. Nghiên<br />
cứu của Lƣơng Ngọc Trƣơng tại Thanh Hóa<br />
năm 2005 tử vong trong vòng 7 ngày đầu là<br />
76,8% trong tổng số trẻ sơ sinh tử vong.<br />
Tử vong sơ sinh ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ<br />
(11,86‰ và 7,87‰). Kết quả này phù hợp với<br />
báo cáo phân tích tình hình trẻ em Việt Nam<br />
2010 của Unicef, trong đó tỷ lệ tử vong ở trẻ<br />
nam cao hơn tỷ lệ tử vong ở trẻ nữ. Nghiên<br />
cứu của Nguyễn Thị Thái Hà năm 2008 tại<br />
bệnh viện Nhi trung ƣơng tỷ lệ tử vong cho<br />
nam và nữ là 68,54% và 31,46%.<br />
Tử vong của trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra tại nhà<br />
(186‰) do trẻ bệnh nặng hoặc bị dị tật không<br />
còn khả năng cứu chữa nên gia đình xin về.<br />
Tử vong sơ sinh tại bệnh viện rất ít, bệnh viện<br />
tuyến tỉnh/TW chiếm 12,6‰, bệnh viện<br />
huyện và trạm y tế xã là 3,0 ‰ và 2,10‰.<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh chung là 10,01‰, cao<br />
nhất là tại huyện Võ Nhai 16,70‰ và Đại Từ<br />
16,44‰. Tiếp theo là Phổ Yên (6,97‰), thấp<br />
nhất là tại Thành phố Thái Nguyên 3,25‰.<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh ở khu vực miền núi là<br />
16,56‰, trung du là 6,97‰, thành thị là<br />
3,25‰.<br />
<br />
89(01)/1: 179 - 182<br />
<br />
[2]. Nguyễn Thị Thái Hà (2008), “Nghiên cứu<br />
tình hình và nguyên nhân tử vong ở trẻ em tại<br />
bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 9/20068/2008”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Đại<br />
học y Hà Nội.<br />
[3]. Nguyễn Văn Minh (2007), “ Kết quả điều tra<br />
về tình hình tử vong trẻ tại tỉnh Nghệ An”, Tạp chí<br />
Y học Việt Nam, tập 331, tr 75-79.<br />
[4]. Bùi Công Thắng (2005), “Nghiên cứu tỷ lệ và<br />
một số yếu tố nguy cơ tử vong sơ sinh tại tỉnh Vĩnh<br />
Phúc năm 2003-2004”, Luận văn tốt nghiệp bác<br />
sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học y Hà Nội.<br />
[5]. Tăng Chí Thƣợng, Võ Đức Trí, Cam Ngọc<br />
Phƣợng và cộng sự (2006), “Nguyên nhân và các<br />
yếu tố ảnh hƣởng tử vong sơ sinh tại 6 tỉnh phía<br />
nam Việt Nam”, Tạp chí Y học TP. HồChí Minh,<br />
tập 10, số 4-2006.<br />
[6]. Lƣơng Ngọc Trƣơng (2005), “Nghiên cứu tỷ<br />
lệ tử vong sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại<br />
Thanh Hóa”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XVII,<br />
số 7 (92) 2007, tr 46-55.<br />
[7]. Unicef (2010), “Báo cáo phân tích tình hình<br />
trẻ em tại Việt Nam 2010”.<br />
[8]. Julie Knoll Rajaratnam, Jake R Marcus,<br />
Abraham D Flaxman, (2010), “Neonatal,<br />
postneonatal, childhood, and under-5 mortality for<br />
187 countries, 1970–2010: a systematic analysis<br />
of progress towards Millennium Development<br />
Goal 4”, The lancet, Vol 375, June 5, 2010, pp<br />
1998-2000.<br />
[9]. Imtiaz Jehan et al., (2009) “Neonatal<br />
mortality, risk factors and causes: a prospective<br />
population-based cohort study in urban Pakistan”,<br />
Bull World Health Organ 2009;87:130–138<br />
[10]. Igor Rudan (2010) “Causes of deaths in<br />
children younger than 5 years in China in 2008”,<br />
Lancet Vol 375<br />
<br />
Tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm là 8,4‰ , tử vong<br />
sơ sinh muộn là 1,6‰.<br />
Tử vong sơ sinh ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ<br />
(11,86‰ và 7,87‰).<br />
Tử vong sơ sinh chủ yếu xảy ra tại gia đình<br />
(186‰).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ Y Tế (2009), “Báo cáo công tác y tế 2009<br />
và nhiệm vụ 2010”, Tạp chí Y học thực hành (704)<br />
- số 2/2010<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
181<br />
<br />
Nguyễn Văn Sơn và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01)/1: 179 - 182<br />
<br />
ABSTRACT<br />
NEONATAL MORTALITY RATE IN THAI NGUYEN PROVINCE IN 2010<br />
Nguyen Van Son1,*, Bui Thi Lan Thanh2<br />
1<br />
<br />
Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy<br />
Center for Reproductive Health Care of Thai Nguyen Province<br />
<br />
2<br />
<br />
Objectives: Identifying neonatal mortality rate of Thainguyen Province in 2010<br />
Method: Cross-sectional description of 4394 livebirths<br />
Results: Neonatal mortality rate in general was 10,01‰, in mountainous areas was 16,56‰, in<br />
midland area was 6,93‰, in urban areas was 3,25‰. Early neonatal mortality rate 8,4‰ and late<br />
neonatal mortality rate 1,6‰. The all-cause neonatal mortality rate in male newborn (11,86 ‰)<br />
was higher in female newborn (7,87‰). Neonatal mortality rate of children born at home was<br />
highest, 186,0‰.<br />
KeywordS: Neonatal mortality rate<br />
<br />
*<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
182<br />
<br />